Re:ACCORD CLUP-HỘI NGHỊ BÀN LUẬN LUẬT GIAO THÔNG

Để xe không né đường cao tốc
TT - Mấy ngày qua, một trong những câu chuyện gây sự chú ý đặc biệt của dư luận là đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương bắt đầu thu phí.
Sở dĩ nó được chú ý là vì có nhiều chuyện bất thường: mức thu quá cao, thời gian thu kéo dài tới 25 năm, số lượng phương tiện lưu thông trên đường cao tốc ngày càng ít đi và người ta sắp xây dựng một trạm thu phí trên quốc lộ 1A đoạn giáp ranh tỉnh Long An và Tiền Giang để thu của xe “né” đường cao tốc.
Kể từ khi đường cao tốc rục rịch thu phí, giới tài xế, nhà xe, thậm chí những người có ôtô riêng cũng đều lên tiếng cho rằng mức thu phí đường cao tốc quá cao, gấp bốn lần phí trên quốc lộ 1A và cầu Mỹ Thuận.
Ông Trần Thanh Hùng, chủ doanh nghiệp ở TP Mỹ Tho (Tiền Giang), nói đoàn ôtô chạy hợp đồng của ông đều đã chuyển qua quốc lộ 1A từ ngày thu phí với lý do không chịu nổi phí đường cao tốc. Ông tính toán: “Giá hợp đồng cho thuê xe 5-7 chỗ từ Tiền Giang đi TP.HCM là 750.000 đồng/ngày. Sau khi trừ hết chi phí thì còn được 300.000 đồng, chưa kể khấu hao. Nếu chạy đường cao tốc sẽ mất 80.000 đồng phí/hai lượt thì không còn lời nữa”.
Còn anh Hoàng Quốc Thắng, tài xế xe tải 11 tấn tuyến Phan Thiết - Cần Thơ, cho biết mức cước vận chuyển trung bình nhà xe hợp đồng với khách hàng khoảng 4 triệu đồng/chuyến. Nếu chỉ đi quốc lộ 1A thì nhà xe còn lời gần 1 triệu đồng. Còn đi đường cao tốc phải nộp phí 320.000 đồng/lượt thì coi như nhà xe trắng tay. Mấy hôm nay anh và rất nhiều tài xế xe tải khác đã chuyển qua quốc lộ 1A.
Cũng vì mức thu quá cao khiến phần lớn tài xế xe khách, xe tải đều chuyển sang chạy quốc lộ 1A. Theo thống kê của Tổng công ty Cửu Long, lượng xe qua đường cao tốc đã giảm tới 40-50% so với trước ngày thu phí. Chính vì vậy cơ quan này đã bắt đầu xúc tiến việc xây dựng trạm thu phí phụ trên quốc lộ 1A đoạn giáp ranh địa phận tỉnh Long An và Tiền Giang. Mục đích của trạm này là hỗ trợ thu phí đường cao tốc. Nói dễ hiểu là để thu phí xe nào né đường cao tốc.
Việc làm này tiếp tục vấp phải sự phản ứng của người dân. Luật sư Cao Minh Triết (Đoàn luật sư Tiền Giang) cho rằng theo quy định tại điều 2 pháp lệnh phí và lệ phí năm 2001, thì sự ra đời của trạm thu phí này là không phù hợp. Ngoài ra, thông tư 90 của Bộ Tài chính năm 2004 quy định khoảng cách tối thiểu giữa hai trạm thu phí là 70km. Còn quãng đường từ trạm thu phí An Lạc (huyện Bình Chánh, TP.HCM) đến trạm thu phí sắp xây trên quốc lộ 1A chỉ khoảng 50km mà thôi.
Đường cao tốc là công trình giao thông, cũng là một loại hình dịch vụ. Người dân có quyền lựa chọn dịch vụ theo nhu cầu và khả năng tài chính của mình. Thật vô lý khi họ không chọn đường cao tốc để đi mà bắt họ phải trả phí đi đường cao tốc!
Người dân ai cũng muốn được ngồi ôtô bon bon trên đường cao tốc vì vừa nhanh, vừa không bị dằn xóc, dồn ứ như đi trên quốc lộ 1A. Các chủ xe, tài xế và cả những người dân bình thường nói rằng nếu mức phí đường cao tốc giảm 50% thì họ sẽ rất vui vẻ chọn đường này mà không cần phải lẩm nhẩm tính toán thiệt hơn. Chứ chi phí vận chuyển tăng, thể nào giá cả hàng hóa cũng lao theo và khi ấy lại cũng là người dân lãnh đủ.
nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-t...-ne-duong-cao-toc.html
 
Re:ACCORD CLUP-HỘI NGHỊ BÀN LUẬN LUẬT GIAO THÔNG

Mức thu phí lưu hành phải tương ứng thu nhập thực tế</h1> Ở Mỹ, với thu nhập bình quân trên 47.000 USD/năm thì dân phải đóng phí lưu hành khoảng 150 USD/năm, tương đương 0,21 - 0,32% GDP. Theo tỷ lệ này thì ở Việt Nam chỉ phải đóng 57.000 - 87.000 VNĐ/năm/đầu xe.</h2> Tôi đồng ý thu phí ôtô đi vào trung tâm thành phố (chỉ thu những thành phố có ùn tắc) giờ cao điểm, còn mức phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ được dự kiến thu theo đầu xe ở mức cao ngất ngưởng, cao nhất 50 triệu đồng/năm, thấp nhất 20 triệu đồng/năm đối với ôtô.
Đối với môtô tại các TP Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng, cao nhất 1 triệu đồng/năm và thấp nhất là 500.000 đồng/năm trong khi các phương tiện đã phải đóng nhiều loại phí như: phí trước bạ, phí môi trường, phí bảo trì đường bộ… là không hợp lý.
Tôi và rất nhiều người hoàn toàn không nhất trí với đề xuất thu phí lưu hành trên đầu xe vì như vậy là không công bằng do đánh đồng xe đi nhiều, đi ít hay thậm chí không đi cũng đều nộp như nhau?!
Ngoài ra mức thu phí cũng phải nghiên cứu cho hợp lý, phù hợp với thu nhập của người dân. Mức phí như đề xuất của Bộ GTVT là quá cao so với khả năng thực tế của người dân và không hiểu xuất phát từ cơ sở nào?
Ví dụ như ở Mỹ với thu nhập bình quân theo đầu người (GDP) trên 47.000 USD/năm với cơ sở hạ tầng giao thông cực tốt, người ta cũng chỉ thu phí lưu hành từ 100 - 150USD/năm cho mỗi đầu xe, tức là khoảng 2.000.000VNĐ -3.000.000 VNĐ, chiếm 0,21% - 0,32% GDP/đầu người hàng năm.
Theo tỷ lệ này thì mức thu phí lưu hành hàng năm/đầu xe nếu ở Việt Nam (có GDP/người là 1300 USD) là từ 57.000 - 87.000VNĐ/năm. Còn các nước khác như Singapore, Indonesia, Thụy Điển, Anh….người ta chỉ thu một loại phí giao thông đường bộ, tức là xe nào lưu hành thì thu (qua trạm thu phí tự động), còn xe không lưu hành thì không thu, như thế là công bằng.
Còn ở Việt Nam, Bộ GTVT lại đề xuất thu cùng lúc 2 loại phí là không có cơ sở và không công bằng, chưa kể mức phí đề xuất lại cao ngất ngưởng không phù hợp với thu nhập của người dân.
Theo tôi, không nên lợi dụng nhu cầu bất khả kháng đó của người dân để ra các quyết định thu phí có tính chất ép buộc người dân phải chấp nhận.
Có thể thấy 3 hậu quả nếu đề xuất thu phí lưu hành của bộ GTVT được chấp nhận:
- Giảm sút niềm tin của nhân dân
- Mất ổn định về kinh tế, mất trật tự xã hội, giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng cao không thể kiểm soát, đời sống nhân dân đi xuống
- Nền công nghiệp ô tô non trẻ của nước ta sẽ đình trệ sản xuất. Một loạt các doanh nghiệp sẽ phá sản. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ dần rút vốn khỏi thị trường Việt Nam.
Tôi cho rằng các cơ quan chức năng cần nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc và có trách nhiệm.
 
Hạng D
22/7/11
2.369
6
38
46
NoWhere
Re:ACCORD CLUP-HỘI NGHỊ BÀN LUẬN LUẬT GIAO THÔNG

Bác Hải nóng tánh quá, chuyện đâu còn có đó mừ... thế nào rồi cháo cũng nhừ à.
 
Re:ACCORD CLUP-HỘI NGHỊ BÀN LUẬN LUẬT GIAO THÔNG

<h2>http://vef.vn/2012-02-28-...n-tang-gia-dau-thang-3
Khó chịu lỗ thêm: Xăng muốn tăng giá đầu tháng 3</h2> (VEF.VN) - Giảm 0% thuế xăng vẫn không ăn thua với đà tăng phi mã của giá xăng dầu thế giới. Nhiều ý kiến đang lo ngại giá xăng dầu có thể sẽ lại tăng vào tháng 3 và vì thuế xăng đã hết đường lùi còn quỹ bình ổn thì không đáng bao nhiêu.
Giảm thuế về 0%, lỗ vẫn hoàn lỗ
Ông Vương Thái Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) giãi bày: "Tình hình đang rất căng. Việc giảm thuế vừa rồi của Bộ Tài chính chỉ giúp giá thành xăng dầu giảm bớt đi chứ chưa thể đủ bù lỗ được."
Theo ông Dũng, tại thời điểm hiện nay, chênh lệch giá cơ sở vẫn cao cách biệt so với giá bán lẻ hiện hành. Cụ thể, nếu như trước đây, khi thuế nhập khẩu xăng A92 là 4%, giá cơ sở xăng A92 cao hơn hẳn 2.500 đồng/lít nhưng sau khi thuế giảm kịch đáy về 0%, khoảng chêch lệch này vẫn không co lại là bao, với mức chêch tới 2.005 đồng/lít.
Mức chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán lẻ đối với các mặt hàng cũng đang duy trì ở mức rất cao. Dầu Diezel có giá cơ sở chênh tới 1.600 đồng/lít, dầu hỏa 1.200 đồng/lít và dầu madut chênh cao hơn 2.000 đồng/lít. Do đó, mặc dù Bộ Tài chính đã lùi thuế để hỗ trợ cho doanh nghiệp song, tỷ lệ chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán lẻ vẫn không suy chuyển gì nhiều. Lần lượt, tỷ lệ này ở xăng A92 là 9,6%, 7,8% và 5,9%.
xang-dau_1330424999.jpg
Sức ép tăng giá xăng dầu trong nước lên cao (ảnh minh họa: P.H) Trong khi đó, điểm lại tình hình diễn biến xăng dầu thế giới 7 ngày qua, các doanh nghiệp xăng dầu đều than thở, giá thế giới vẫn không hạ nhiệt mà còn tăng khủng khiếp. Vào thời điểm ngày 21/2, khi thuế suất xăng dầu giảm, trung bình giá thành phẩm trong 30 ngày đối với xăng A92 mới chỉ là 123,74 USD/thùng thì nay, đã tăng lên xấp xỉ 128 USD/thùng.
Riêng giá xăng A92 thành phẩm trên thị trường Singapore ngày 27/2 đã vọt lên tới suýt soát 134 USD/thùng. Đối với dầu diesel thành phẩm, hiện đã tăng tới gần 138 USD/thùng trong khi giá bình quân 30 ngày ở thời điểm 21/2 mới chỉ là 131,26 USD/thùng.
Thị trường xăng dầu vốn diễn biến phức tạp và khó lường. Những cú lập đỉnh liên tiếp của giá thành phẩm trên thị trường thế giới trong tuần qua đã làm nhạt nhòa đi tác dụng lùi thuế, hỗ trợ bù lỗ cho doanh nghiệp của Bộ Tài chính.
Đại diện SaigonPetro cho hay, ngay trước ngày 21/2, chúng tôi đã gửi văn bản xin Bộ cho tăng giá từ từ 1.000- 1.500 đồng/lít các mặt hàng xăng dầu. Tuy nhiên, Bộ lại không chấp thuận mà thay vào đó ngày hôm sau điều chỉnh thuế. Mức giảm thúe này chỉ đủ bù lại được khoảng 600-700 đồng/lít trong khi số lỗ thực tế của doanh nghiệp là lớn hơn.
Theo phân tích của vị chuyên gia kinh doanh xăng dầu này, với tính toán của Bộ Tài chính thời điểm đó, giảm thuế cộng với việc xả Quỹ bình ổn tới 1.400 đồng/lít xăng, các doanh nghiệp hòa vốn, nhưng trên thực tế thì không được như vậy.
Với riêng SaigonPetro, Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã cạn kiệt từ lâu. Mức trích lập chỉ 300 đồng/lít trong khi mức xả Quỹ như ở xăng đã gấp tới 2,5 lần thì có thể hiễu, các doanh nghiệp chỉ được "hưởng" mức bù 1.100 đồng/lít xăng. Nhưng khi Quỹ đã tiêu dùng hết cho việc bình ổn thì nghĩa là thời gian qua, các doanh nghiệp buộc phải trích âm Quỹ, ăn cả vào vốn của doanh nghiệp nên doanh nghiệp càng lỗ thêm.
Đầu tháng 3 sẽ tính chuyện xin tăng giá
Có thể thấy, riêng mặt hàng xăng, mức xả bù từ Quỹ đã tăng rất cao, thuế đã lùi đến giới hạn 0%, nếu giá thế giới tiếp tục tăng như 7 ngày qua thì khả năng, sức ép giá xăng dầu bị điều chỉnh tăng là khó tránh khỏi.
Không ít ý kiến trong giới kinh doanh xăng dầu cho rằng, động thái giảm thuế của Bộ Tài chính vừa qua sẽ tiềm ẩn rủi ro về sau, khó hơn cho điều hành thị trường.
Vì lẽ, Bộ trông chờ vào công cụ Quỹ bình ổn nhưng nguồn này chưa bao giờ là cứu cánh hữu hiệu. Quan sát thời gian qua, cứ trích lập Quỹ bình ổn được 5 tháng nhưng chỉ cần xả trong 1 tháng là Quỹ đã hết sạch, tiếp tục xả Quỹ là "đẽo" vào vốn của doanh nghiệp.
Các kênh thông tin quốc tế cũng đã dự báo giá xăng dầu thế giới còn có thể tăng cao hơn nữa vào tháng 3, tháng 4 do bất ổn chính trị tại Trung Đông, quan hệ căng thẳng giữa châu Âu và nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, Iran vẫn leo thang. Đây cũng là thời điểm nhu cầu về xăng dầu của Mỹ gia tăng cao do rơi vào mùa lễ hội.
Một cách khách quan, các nhà bán lẻ xăng dầu cho rằng, thà cơ quan quản lý cho tăng giá xăng dầu ở mức nhẹ, 500-1000 đồng/lít thay vì giảm thuế như hôm 21/2. Sau đó, dư địa thuế 4-5% sẽ để "dành" ứng phó cho biến động thị trường giai đoạn 30 ngày sau.
Tuy nhiên, khi thuế là giải pháp được lựa chọn trước, tình hình này khiến nhiều vị chuyên gia lo ngại, thị trường xăng dầu tháng 3 của Việt Nam sẽ quay trở lại kịch bản như hồi tháng 2-3/2011 vì quá níu giữ, đến khi tăng lại tăng sốc tới 3000-5.000 đồng/lít.
Ông Vương Thái Dũng, Phó Tổng Giám đốc Petrolimex chỉ bày tỏ: "Tình hình lỗ xăng dầu đã kéo dài hơn 2 tháng rồi. Chúng tôi chỉ kiến nghị là Nhà nước hãy cho doanh nghiệp vận hành theo đúng Nghị định 84. Nếu được như vậy, chúng tôi mới tính toán cụ thể xem xét trên cơ sở giá vốn thực tế tại doanh nghiệp chênh lệch với giá bán lẻ ra sao thì mới có đủ cơ sở kiến nghị cụ thể."
Ông Dũng không quên nhấn mạnh: "Hiện, giá xăng dầu do Nhà nước vận hành, doanh nghiệp không có quyền định giá gì cả. Petrolimex chỉ làm việc là báo cáo đầy đủ tình hình biến động chi phí lên liên bộ, còn xin điều chỉnh tăng giảm ra sao là doanh nghiệp không có ý kiến".
Tuy nhiên, đại diện SaigonPetro thẳng thắn hơn, cho biết: "Nếu giá thế giới vẫn tiếp tục tăng mạnh như hiện nay, đầu tháng 3 chúng tôi sẽ phải tín toán lại và chắc, phải xin tăng giá thôi. Để giữ giá như hiện nay thì không ổn. Nếu cứ trích Quỹ âm nữa thì rất kẹt và khó xử cho doanh nghiệp".
Từ ngày 10/10/2011 đến nay, giá bán lẻ xăng A92: 20.800 đồng/lít, dầu diezen 0,05S 20.400 đồng/lít, dầu hỏa: 20.200 đồng/lít, dầu FO 3%: 17.100 đồng/kg.
Ngày 19/1/2012 , các doanh nghiệp xăng dầu được tăng mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá để bù lỗ, trong đó xăng bù 1.400 đồng/lít; điezen: 1.240 đồng/lít; dầu hoả: 780 đồng/lít; madut: 1.610 đồng/kg.
Ngày 21/2/2012, thuế suất thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng xăng giảm từ 4% xuống 0%, đối với dầu diesel và dầu hỏa giảm từ 5% xuống 3%
 
Re:ACCORD CLUP-HỘI NGHỊ BÀN LUẬN LUẬT GIAO THÔNG

Phí cao, lãng phí đường cao tốc
TT - Trong những ý kiến phản hồi việc thu phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương dẫn đến chuyện “Vắng xe bất thường(Tuổi Trẻ ngày 26-2), rất nhiều ý kiến cho rằng mức thu phí ở đường cao tốc là chưa phù hợp.
>> Thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương: lo ùn tắc
>> Ngày đầu thu phí đường cao tốc: xe tải nặng... "né"!

Ôtô né đường cao tốc đi vào quốc lộ 1A - Ảnh: THUẬN THẮNG
Không đi đường cao tốc nữa
Tôi vừa đi Cần Thơ về, hai chiều đi về cho xe bảy chỗ là 80.000 đồng. Mức phí này quá cao và vì thế đường cao tốc vắng tanh. Tôi nghĩ với mức thu phí này chắc chắn lần sau tôi không đi vào đường cao tốc nữa. Nguyen Dung
Lãng phí
Lý do khiến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương trở nên vắng vẻ quá dễ hiểu: người dân không đồng tình việc thu phí quá cao. Con đường đó đã thật sự góp phần làm thông thoáng giao thông, giải tỏa gánh nặng trên quốc lộ 1A... Nay quốc lộ 1A lại phải oằn mình chịu nhận sự dồn dập của những chuyến xe, trong khi đường cao tốc song song đó lại không phát huy hiệu quả cho sự đi lại, thật là lãng phí. Hoàng
Quốc lộ sẽ xuống cấp
Tôi thường hay về thăm người thân ở Bến Tre vào chiều thứ bảy. Thông thường đoạn quốc lộ 1A từ huyện Bình Chánh - Long An- Tiền Giang chỉ xe máy lưu thông về quê giống như tôi là nhiều, còn xe tải, xe khách, xe container rất ít. Nhưng đột nhiên chiều thứ bảy 25-2 xuất hiện rất nhiều ôtô, xe khách, xe container... nối đuôi nhau chạy. Tôi cũng thấy lạ lạ, nhưng tối về xem tin tức mới biết là do đường cao tốc thu phí nên các xe né trạm. Với tình hình này, quốc lộ 1A đoạn Bình Chánh - Long An - Tiền Giang lâu nay đã xuống cấp nay gặp xe né thu phí như thế này, tôi nghĩ hết mùa mưa đoạn đường này lại càng tệ hơn. hoanhphanytc@...
Giảm phí để thu hút xe
Tôi từng nghe một người có xe hơi nói “tranh thủ đi Châu Đốc chứ không đến ngày 25-2 là thu phí cao lắm, phải đi quốc lộ 1A lâu và kẹt xe...”. Chủ nhân của xe bảy chỗ mà không dám đi đường cao tốc nữa huống hồ xe tải, xe khách, xe container... Tình hình kinh tế thời buổi khó khăn mà tính toán thu phí quá cao như vậy, theo tôi, là không thực tế. Vậy mà còn xin làm trạm thu phí trên quốc lộ 1A để ép người đi xe nữa! Sao không giảm phí để có nguồn thu lâu hơn, đó là bài toán mà ai cũng tính ra mà. Đức Cảnh
Xe ít, vẫn chờ lâu
Hôm 26-2, theo như báo nói là vắng xe trên đường cao tốc. Vậy mà lúc 18g tôi về đến trạm thu phí Chợ Đệm (cuối cao tốc vào TP.HCM) phải đợi 30 phút mới qua được trạm vì xe đợi quá đông do thủ tục thu thẻ, thu tiền quá chậm. Nếu đủ xe để thu phí như mong muốn chắc phải đợi vài giờ, những ngày lễ tết thì không biết làm sao nữa? Hà Ngọc Long
Ngạc nhiên
Đọc thông tin lập trạm thu phí quốc lộ 1A tôi hết sức ngạc nhiên. Hiện quốc lộ 1A đang trong giai đoạn xây dựng nâng cấp, nếu xây trạm thu phí sau khi công trình hoàn thành thì có thể hiểu được. Đằng này đường cao tốc vừa bắt đầu thu phí thì lại thu luôn quốc lộ 1A. Không khéo, người dân lại hiểu lầm là đang bị “lùa” vào các trạm thu phí. lht1982@...
 
Chi Hội Trưởng HFC
19/12/08
18.851
3.970
113
56
chắc cà đao
Re:ACCORD CLUP-HỘI NGHỊ BÀN LUẬN LUẬT GIAO THÔNG

cái gì cũng lên.....vậy mà có cái cần lên.......thì hỏng chịu lên