Re:ACCORD CLUP-HỘI NGHỊ BÀN LUẬN LUẬT GIAO THÔNG


Ôtô là phương tiện giao thông an toàn</h1> Ba mươi mấy năm, tích cóp mãi tôi mới mua được chiếc xe chạy cho an toàn bản thân. Đi xe của mình, tự mình chạy thấy rất yên tâm, không còn lo sợ cánh tài xế mua bằng, lái ẩu, say hay phê thuốc.</h2> >
Tôi là một bác sĩ sắp về hưu. Với kinh nghiệm hơn ba mươi sáu năm hành nghề, tôi biết quá rõ những nguy hiểm mà người sử dụng xe gắn máy phải gánh chịu.
Có rất nhiều đồng nghiệp của tôi chết và thương tật vì sử dụng xe gắn máy nên nhiều người bạn tôi ở thành phố đều sử dụng xe hơi khi đi lại. Một chị bạn của tôi công tác tại BV Chợ Rẫy cũng như một Giáo sư khác của ĐHYD cũng chết vì va quẹt xe hai bánh.
Tôi thì kém may mắn hơn các bạn khi mình ở quê xa xôi, nông dân nghèo, và mình thì không bao giờ nhận phong bì của một ai, chỉ sống bằng lương và chút thu nhập từ phòng mạch ngoài giờ. Các con cháu tôi đều ở TPHCM, chỉ có hai vợ chồng già ở Đồng Tháp, mỗi tháng nhớ con cháu lại lên thăm.
Nhà tôi ở khá xa vùng ven, cách trạm xe hơn hai mươi cây số, nên khi lên tới TP HCM phải cưỡi xe ôm về. Tôi rất sợ cánh xe ôm của trạm xe, toàn là những kẻ phóng bạt mạng, chuyên vượt đèn đỏ, vượt xe tải. Nếu đi taxi thì tiền còn cao hơn tiền xe từ quê mình lên TPHCM.
Mấy người bạn bên Mỹ sang thăm đều chê xe VN mắc gấp ba lần bên Mỹ vì thuế má gấp hai lần giá thành của xe (thế mà có người lại nói rằng người dùng ôtô đóng góp ít cho xã hội).
Nhưng tôi nghĩ rằng chỉ tốn tiền mua xe ban đầu còn nếu đi ít mỗi tháng một lần thì có thể chịu đựng được. Xem ra tuy mua xe có tốn ban đầu nhưng phí tổn mỗi chuyến đi thăm con cháu cũng ngang bằng với đi xe công cộng. Như thế thì chiếc xe của tôi chỉ chạy mỗi tháng một lần có góp phần làm kẹt xe không so với các chiếc taxi chạy suốt ngày?
Ba mươi mấy năm, tích cóp mãi tôi mới mua được chiếc xe chạy cho an toàn bản thân. Đi xe của mình, tự mình chạy thấy rất an toàn không còn lo sợ cánh tài xế mua bằng, lái ẩu, say hay phê thuốc.
Thật tình khi lái xe hơi, tôi chạy còn chậm hơn xe máy và không bao giờ nghĩ mình là sang hơn lúc chạy xe máy. Lý luận cho rằng tất cả người có xe hơi là giàu có là sai vì sau nhiều năm cặm cụi làm việc, không chơi bời, rượu chè thuốc lá tôi không có quyền dành dụm một số tài sản để mua xe hơi hay sao?
Trong khi đó tôi còn phải bán căn nhà cũ để thêm tiền tiết kiệm đủ mua một chiếc xe bình dân giá rẻ. Vì bản thân mình cũng có một số bệnh tật và nghĩ rằng sống cũng không bao lâu nên không muốn tích cóp nữa mà dùng đồng tiền dành dụm để phục vụ mình.
Bây giờ lại phát sinh ra cái gọi là phí lưu hành thu trên đầu xe bất kể xe đó có chạy nhiều hay ít, có chạy được hay không, có kinh doanh hay chỉ là xe lưu niệm, sưu tầm (xe cổ) hay xe hỏng bán không ai mua chất ở xó nhà.
Rõ ràng trong tương lai những người dành dụm cả đời để mua xe như tôi phải bán xe thôi, nhưng lúc đó có ai dám mua hay không? Mua một chiếc xe mười mấy ngàn đô cũng bị xem ngang hàng với chuyện mua siêu xe mấy triệu đô, công bằng ở đâu?
 
Chi Hội Trưởng HFC
19/12/08
18.851
3.970
113
56
chắc cà đao
Re:ACCORD CLUP-HỘI NGHỊ BÀN LUẬN LUẬT GIAO THÔNG

http://dantri.com.vn/c728...that-thoat-thua-lo.htm


Với những điểm còn tồn tại, Ban Thanh tra PVN đang nghiên cứu các điểm mà Thanh tra Chính phủ đã nêu để xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân nào vi phạm, có khuyết điểm để kiểm điểm, xử lý. PVN cũng đang tiếp tục chỉ đạo các Ban chức năng và các đơn vị từng bước thực hiện một cách nghiêm túc tinh thần kết luận của Thanh tra Chính phủ và định kỳ 2 tháng một lần sẽ báo cáo kết quả thực hiện với Văn phòng Chính phủ và Thanh tra Chính phủ.
Hiện tại, PVN cũng đã có công văn gửi Văn phòng Chính phủ và Thanh tra Chính phủ để báo cáo về việc chấn chỉnh, khắc phục tồn tại nêu tại kết luận thanh tra (KLTT).

Nguyễn Hiền - Lan Hương​
 
Re:ACCORD CLUP-HỘI NGHỊ BÀN LUẬN LUẬT GIAO THÔNG

http://dantri.com.vn/c76/s76-586693/giam-30-phi-cao-toc-tphcm-trung-luong.htm
Giảm 30% phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương
(Dân trí) - Việc điều chỉnh giảm phí này được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) thực hiện theo đề nghị của Hiệp hội Vận tải TP.HCM và An Giang. Tuy nhiên, mức giảm chỉ áp dụng đối với nhóm phương tiện có tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng container 40fít.
>> Chính phủ yêu cầu xem xét phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương
>> Vì sao việc thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương bị phản ứng?
>> Doanh nghiệp "cầu cứu" Chính phủ về phí cao tốc TPHCM - Trung Lương
Theo kết luận xử lý kiến nghị của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, cao tốc TP.HCM - Trung Lương bắt đầu thu phí từ 25/2/2012, đây là tuyến đường đầu tiên thu theo phức thức thu kín.

Cao tốc này có 4 trạm thu phí ra - vào, gồm: Chợ Đêm, Bến Lức, Tân An, Thân Cửu Nghĩa. Mức phí cụ thể cho từng loại phương tiện phụ thuộc vào trọng tải và độ dãn cách giữa các trạm, dao động từ 1.000 - 8.000 đồng/xe/km.

Caotoc80e0907fd3_da60c.jpg
Trạm thu phí cao tốc TP.HCM-Trung Lương​
Tuy nhiên, với mức phí cao nhất áp dụng đối với nhóm xe có trọng tải từ 10 tấn đến dưới 18 tấn và xe chở hàng bằng container 20fit có mức cao nhất là 16.000 đồng/xe/lượt; xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng Container 40fit nhân với số km chạy trên cao tốc tối đa là 320.000 đồng/xe/lượt đồng loạt bị Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM và An Giang cho là quá cao trong điều kiện kinh tế khó khăn. Hai đơn vị này đã gửi kiến nghị giảm 50% mức phí lên Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan về vấn đề này.
Theo lý giải của Hiệp hội Vận Tải hàng hóa TP.HCM, hiện nay chủ yếu các doanh nghiệp vận tải hàng hóa tại TP.HCM đi các Tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long và ngược lại đang sử dụng xe vận tải có tải trọng lớn ( trên 10 tấn ) hoặc xe đầu kéo kéo sở mi rơ moóc chở container. Vì thế, nếu trạm thu phí hiện hành áp dụng mức thu phí đối với xe trên 18 tấn hoặc xe chở hàng bằng container 40 fit với mức giá 8000 đồng/km thì với chiều dài 40 km, doanh nghiệp phải trả mức phí là 320,000 đồng/lượt, tương ứng với 640,000 đồng/chuyến là quá cao so với lợi nhuận từ một chuyến hàng mang lại.
Do xe chở hàng hóa qua tuyến đường này thường chỉ chạy được một chiều có hàng, chiều về còn lại xe chạy không có hàng, nên một chuyến xe chở hàng trong bán kính khoảng 100 km thì chủ xe chỉ lãi ròng khoảng 300.000-400.000 đồng. Nếu các chủ hàng không chấp nhận tăng cước vận tải tương ứng với mức thu phí giao thông thì lợi nhuận một chuyến hàng chưa đủ để đóng phí sử dụng đường cao tốc, vì thế các chủ xe và lái xe chắc chắn sẽ chọn Quốc lộ 1A để duy trì lợi nhuận đang ở mức tối thiểu.
Về phía Bộ GTVT, sau khi nhận được ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải về việc xem xét kiến nghị, Bộ GTVT đã cùng họp bàn với Bộ Tài chính và Bộ Công thương, nghe báo cáo của đơn vị được ủy quyền thu phí trên cao tốc này là Tổng Công ty Đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long, đi đến thống nhất thực hiện điều chỉnh phí.
Theo đó, Bộ GTVT giao Vụ Tài chính soạn thảo văn bản gửi sang Bộ Tài chính đề nghị trước mắt giảm từ 25-30% mức phí thu đối với nhóm 5, tức là nhóm có tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng container 40fit.
Cũng trong văn bản phản hồi các Hiệp hồi nói trên, việc lập trạm thu phí trên Quốc lộ 1, đoạn Bình Chánh - Trung Lương được Bộ GTVT cho biết do có Nghị định của Chính phủ về Qũy bảo trì đường bộ nên trước mắt thống nhất đề nghị tạm thời chưa thu phí và Bộ này đang soạn thảo văn bản báo cáo xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.
Trong một diễn biến khác liên quan đến các loại phí giao thông, Bộ GTVT “bác” kiến nghị giảm 60% phí bảo trì đường bộ và lùi thời gian thu tới 1/1/2013 của Hiệp hội Vận tải Hà Nội với lí do loại phí này đã có trong Luật, có trong danh mục phí và lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Phí sử dụng đường bộ được xây dựng theo quy trình, thủ tục, không có yếu tố bất ngờ và đã được Chính phủ ra Nghị định, trong đó ấn định thời hạn thu là 1/6/2012. Hiện Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư hướng dẫn và sẽ lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương liên quan trước khi ban hành.
Về loại phí Hạn chế phương tiện cá nhân và phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điể, Bộ GTVT khẳng định mới ở giai đoạn đầu đề xuất bổ sung tên vào danh mục phí, lệ phí, nếu được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận thì cũng cần được thực hiện theo quy trình và thời gian triển khai phù hợp. Hiện Bộ GTVT cũng chưa đề xuất thời gian thu 2 loại phí này, việc thu sẽ được xem xét cụ thể cho phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước.
Với đề án quản lý taxi, Bộ GTVT cho biết hiện chỉ có xe buýt là phương tiện được xem xét ưu tiên phát triển, còn taxi là loại hình kinh doanh công cộng có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách, cước phí tính theo đồng hồ và km, đối tượng phục vụ của taxi là cá nhân chứ không thuộc diện ưu đãi và được phát triển như các loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô khác, vì thế Bộ GTVT đề nghị Hiệp hội Vận tải Hà Nội kiến nghị việc thuê đất để đỗ xe taxi với UBND TP.Hà Nội xem xét quyết định.
Quỳnh Anh​
 
Re:ACCORD CLUP-HỘI NGHỊ BÀN LUẬN LUẬT GIAO THÔNG

http://hcm.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/de-xuat-moi-cam-oto-ca-nhan-5-ngay-tuan-c46a449509.html
Đề xuất mới: Cấm ôtô cá nhân 5 ngày/tuần
Thứ Hai, 23/04/2012, 06:30 AM (GMT+7)
(Tin tuc) - UBND thành phố Hà Nội vừa giao Sở Giao thông vận tải nghiên cứu đề xuất của ông Mai Trọng Tuấn về việc chống ùn tắc giao thông tại hai thành phố lớn. Đề xuất có tên là 5x5, tức là cấm ô tô cá nhân vào trung tâm thành phố 5 ngày trong tuần (từ thứ 2 đến thứ 6) và mỗi ngày 5 giờ (sáng và chiều).
Trong Đề xuất được gửi lên Thủ tướng, Bộ GTVT, lãnh đạo 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, ông Mai Trọng Tuấn cho biết, để đạt mục tiêu lâu dài là không có xe cá nhân (xe hơi và xe máy) lưu thông trong khu vực trung tâm thành phố, cần có một bước đi đầu tiên. Đó là giải pháp 5x5.
Giải pháp này có nghĩa là 5 giờ trong 1 ngày (sáng và chiều); 5 ngày trong 1 tuần (từ thứ 2 đến thứ 6): Không có xe hơi cá nhân lưu thông trong khu vực trung tâm thành phố.

Trả lời câu hỏi “Tại sao không cho xe hơi cá nhân lưu thông trong khu vực tâm thành phố mà lại cho xe máy lưu thông, như vậy phải chăng chúng ta đã đi ngược so với nhiều nước tiên tiến?”, ông Tuấn giải thích: Việt Nam có hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, vì trong quá khứ với nhiều lý do, chúng ta đã đang đi ngược. Cụ thể: đường xá chưa mở được bao nhiêu, mới chỉ là cấp số cộng trong khi đó xe máy, xe hơi tăng lên đột biến theo cấp số nhân. “Có nên chăng trước mắt vì lợi ích lâu dài của toàn xã hội mà chúng ta chấp nhận một bước đi ngược để tìm ra sự thuận chiều”?
1335117196-han-che-o-to-1.jpg

Lượng xe hơi bằng 10% xe máy. Trong thi đó diện tích chiếm mặt đường khi lưu thông của xe hơi là 55%; diện tích chiếm chỗ đỗ là 65% và là nguyên nhân gây tắc đường.

Giải thích về lý do cho rằng không có xe hơi cá nhân 5 giờ mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần (5x5) sẽ khắc phục được nạn ùn tắc giao thông tại 2 thành phố lớn, ông Tuấn lập luận: Theo số liệu của cơ quan có trách nhiệm, tại TP Hồ Chí Minh, tính đến 31/01/2012, xe hơi các loại là 497040 chiếc, trong đó 11.000 xe taxi (bằng 2,2 %); xe máy là 5.064.382 chiếc.

“Như vậy, lượng xe hơi bằng 10% xe máy. Trong thi đó diện tích chiếm mặt đường khi lưu thông của xe hơi là 55%; diện tích chiếm chỗ đỗ là 65%. Vậy trước mắt xe hơi cá nhân hãy nhường đường cho xe máy 5 giờ trong 1 ngày (sáng và chiều), 5 ngày trong 1 tuần (từ thứ 2 đến thứ 6)” – ông Tuấn phân tích.

Ông Tuấn còn chứng minh: Thông thường mỗi khi ùn tắc giao thông, thậm chí dẫn đến rối loạn thường là lúc 4-5 chiếc ô tô đối đầu nhau giữa giao điểm, rồi tất cả các hướng đều kẹt và dẫn đến rối loạn.

Với băn khoăn rằng, những người thường ngày vẫn sử dụng xe hơi cá nhân để đi làm, đưa con cái đi học v.v… thì giải quyết thế nào, ông Tuấn cho biết, thực tế số lượng những người có xe con không nhiều, chỉ chiếm 2-3% dân lao động. “Khác với các nước mà từ lâu phương tiện chủ yếu đi lại là xe hơi, ở Việt Nam, phần lớn những người có xe hơi cũng chỉ mới mươi năm trở lại, và cách đây chưa lâu vốn họ cũng đã từng đi xe máy là chính. Thực tế những nhà có xe hơi thường cũng có xe máy, thậm chí là xe máy loại xịn. Vì vậy, họ vẫn có thể dùng xe máy trong giờ cao điểm như mọi người. Ngoài thời gian 25 giờ (5x5) cho mỗi tuần, còn lại bao nhiêu thời gian khác họ vẫn sử dụng xe hơi mà không ảnh hưởng gì đến sinh hoạt và đời sống” – ông Tuấn giải thích.

“Nếu họ không sử dụng xe hơi cá nhân trong thời gian 5x5, họ có thể đi taxi, tính ra chắc chắn còn rẻ hơn nhiều so với dự kiến sẽ phải nộp các loại phí mà Bộ GTVT nêu ra, cộng với tiền xăng, gửi xe, hao mòn, sửa chữa... chưa kể tiền phạt nếu vi phạm giao thông“, ông Tuấn thuyết phục.
Ông Tuấn cũng dự đoán rằng, với những người vốn trước đây đi xe gắn máy mà mới “lên đời” bằng ô tô, “nếu có phải hy sinh một chút thói quan (chưa ăn sâu bám rễ) để nhường đường cho xe máy, chắc chắn số ít này sẽ vui lòng. Còn nếu có ai không đồng tình thì đó cũng chỉ là số rất ít, và có thể là đại gia lắm tiền nhiều của”.

Ông Tuấn khẳng định, nếu thực hiện được bước đi đầu tiên này, sau vài năm, khi thành phố tổ chức tốt mạng lưới giao thông công cộng với nhiều loại hình, phục vụ mọi người đi lại tiện lợi dễ dàng thì khi đó đề xuất không có xe gắn máy trong khu vực trung tâm chắc chắn sẽ được người dân đồng thuận.

Về thời gian chuẩn bị thực hiện dự án này, ông Tuấn cho biết, nếu được lãnh đạo thành phố chấp nhận thì có thể làm ngay. Để có cơ sở chứng minh, ông Tuấn đề xuất có thể thử nghiệm trong vòng 1 tuần là có thể thấy ngay kết quả. “Hà Nội vừa qua cũng thử đổi giờ học, giờ làm, cấm đỗ xe v.v... mà vẫn chưa rút ra được kết luận chính xác. Nhưng thử thực hiện giải pháp 5x5, chắc chắn chỉ trong 1 tuần là đã có thể kết luận được. Nếu không hiệu quả thì trở về như trước mà không ảnh hưởng gì" - ông Tuấn khẳng định.

Với băn khoăn về bãi đỗ xe và phương tiện vận chuyển cho khách từ ngoại tỉnh đến, ông Tuấn đề xuất nên làm các bãi đỗ xe ở vùng ven, bờ kè, bờ sông, các khu đất quy hoạch chưa sử dụng. “Khách ngoại tỉnh vào có thể gửi xe rồi đi taxi vào thành phố” – ông Tuấn đề xuất.

Ông Tuấn cũng đề nghị coi xe taxi là phương tiện giao thông công cộng.
1335117196-han-che-o-to-2.jpg

Ông Tuấn đề xuất coi xe taxi là phương tiện giao thông công cộng
Đặc biệt, ông Mai Trọng Tuấn cho rằng, nên vận động các xe hơi con biển xanh cùng thực hiện giải pháp. “Mong cán bộ có chức có quyền cùng tham gia – tất nhiên là trừ xe công vụ đặc biệt, xe đưa đón phái đoàn v.v… người có tiêu chuẩn dùng xe hơi công nếu tự nguyện, cơ quan nhà nước nên trả tiền cho họ để họ đi taxi, chắc chắn là tiết kiệm được cả chi phí và lao động, tiết kiệm được 2 chiều đường đưa đi và đón về. Đồng thời, cán bộ thể hiện sự gương mẫu hòa đồng với quần chúng, cũng là một việc làm cụ thể để thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa 11. Cán bộ càng cao càng nên gương mẫu thì sẽ được quần chúng ủng hộ và noi theo” – ông Tuấn tin tưởng.

Về lý do đề xuất cấm ô tô cá nhân mà không cấm xe máy, ông Tuấn giải thích: Nhìn ra các nước tiên tiến, ngoài đường chỉ có ô tô con hoặc hai bên rìa đường là xe đạp, gần như không có xe máy. Vì thế, không ít người muốn rằng bằng cách nào đó phải hạn chế, thậm chí là cấm không có xe máy lưu thông trong trung tâm thành phố. Tuy nhiên, trong thời điểm này, nếu cấm xe máy là đánh thẳng vào đời sống trên 95% người dân lao động hiện đang sống và làm việc trong khu vực trung tâm thành phố.

Ngày 2/2/2012, ông Mai Trọng Tuấn đã gửi bản đề xuất nói trên lên Chính phủ, Bộ GTVT và lãnh hai thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Ngày 11/4, Văn phòng Chính phủ tiếp tục có phiếu chuyển số 574/PC-VPCP đến UBND TP Hà Nội và UBND TP. HCM, đề nghị nghiên cứu và trả lời ông Mai Trọng Tuấn.

Ngày 19/4, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã giao Sở Giao thông Vận tải nghiên cứu, đề xuất và báo cáo UBND Thành phố trước ngày 15/5/2012.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
20/5/11
4.747
1.520
113
48
TP Biên Hòa
Re:ACCORD CLUP-HỘI NGHỊ BÀN LUẬN LUẬT GIAO THÔNG

Taxi biết "bay" hay sao mà không kẹt, xe cá nhân lại bị kẹt. Sao ông này giải thích ngu thế
bash.gif
bash.gif
bash.gif

Vào TP thấy tòan taxi và xe máy...Ông này chắc chắn có hùn vốn vào Cty Taxi Mai linh ...
 
Hạng B1
9/4/12
97
0
0
Re:ACCORD CLUP-HỘI NGHỊ BÀN LUẬN LUẬT GIAO THÔNG

Chắc sợ cấm xe taxi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các hãng taxi , gây rối loạn không nhỏ , chắc chắn sẽ vấp phản đối, cấm xe cá nhân thì dễ xử lý hơn
 
Hạng B2
25/2/12
346
1
18
Nắng gió Sài Thành
Re:ACCORD CLUP-HỘI NGHỊ BÀN LUẬN LUẬT GIAO THÔNG

Giải pháp tư duy lùn,kẹt dòng tư duy đáng sợ hơn kẹt xe.Thay vì lo làm cầu vượt cho bớt kẹt xe ,mấy lão rảnh mồm cứ bù lu bù loa lên làm tàu cao tốc trên cao cho hiện đại cho đẹp,em ít khi nào nói nhưng càng lúc càng bực.Cả đời em chỉ phấn đấu để có được những cái thuận tiện nhất,(ăn,mặc,ngỉ ngơi,đi lại.Ấy vậy mà tối ngày cứ bị ba cái trò cấm đò ,cách sông thấy phát mệt ( Mai mốt đây bà con đi ngựa hết đến lúc đó phát sinh thuế hốt phân ngựa,ai ngèo ngèo đi xe bò thì mắc thuế hốt phân bò,chắc tranh nhau mà làm )
 
Hạng C
15/8/10
797
107
43
Re:ACCORD CLUP-HỘI NGHỊ BÀN LUẬN LUẬT GIAO THÔNG

TÔI CHẢ BIẾT CÁC VỊ CÓ LÀM ĐƯỢC GÌ KHÔNG CHỨ VIỆC THAY ĐỔI GIỜ HỌC NHƯ VẬY LÀ TOÀN ĐƯA CON EM RA LÀM THÍ ĐIỂM, ĐƯỢC THÌ KHOE KHOANG CON KHÔNG ĐƯỢC THÌ BẢO THÍ ĐIỂM THÔI MÀ, COI NHƯ HÒA CẢ LÀNG, CHỈ CÓ NGƯỜI DÂN VÀ CON E CHÚNG TA LÃNH HẾT
THỬ HỎI TÔI CŨNG CÓ 1 ĐỨA CON ĐANG ĐI HỌC NẾU GIỜ HỌC CỦA NÓ TRÙNG VỚI GIỜ LÀM CỦA TÔI THÌ 2 CHA CON ĐI 1 XE TỚI TRƯỜNG VÀ TỚI CHỖ LÀM, CÒN KHAC GIỜ THÌ SAO LẠI 1 XE TÔI ĐI LÀM VÀ 1 XE CHỞ CON ĐI HỌC VẬY LÀ TỐN THÊM 1 KHOẢN CHI TIÊU TRONG KHI THỜI BÃO GIÁ CẦN TIẾT KIỆM VÀ TRÊN MẶT ĐƯỜNG LẠI CÓ 2 XE LƯU THÔNG THAY VÌ 1, CHƯA HẾT GIỜ GIẤC THAY ĐỔI LÀM TOÀN BỘ CUỘC SỐNG CŨNG THAY ĐỔI, CON ĐI HỌC VỄ TRỄ THÌ PHẢI NHỜ HOẶC BẰNG CÁCH NÀO ĐÓ ĐÓN CON VỀ ( NHỜ VÀO PHƯƠNG TIỆN CÔNG CỘNG NHƯ HIỆN NAY THÌ BÓ TAY), CÁC CHÁU ĐI HỌC TRỄ THÌ PHẢI CẦN CÓ ĐIỆN THẮP SÁNG ĐỂ HỌC, THỜI GIAN MỆT MỎI NHẤT LẠI PHẢI HỌC LÀM SAO TIẾP THU BÀI ĐƯỢC ..........THÔI NÓI RA THÌ NHIỀU LẮM, TRƯỚC KHI LÀM VIỆC GÌ CŨNG NÊN SUY NGHĨ ĐỪNG PHÁN LUNG TUNG, ÔNG BÀ TA XƯA CÓ CÂU: "CHÓ BA QUANH MỚI NẰM, NGƯỜI BA NĂM MỚI NÓI"
 
Last edited by a moderator:
Re:ACCORD CLUP-HỘI NGHỊ BÀN LUẬN LUẬT GIAO THÔNG

HOCTIN80 nói:
TÔI CHẢ BIẾT CÁC VỊ CÓ LÀM ĐƯỢC GÌ KHÔNG CHỨ VIỆC THAY ĐỔI GIỜ HỌC NHƯ VẬY LÀ TOÀN <span style=""color: #ff0000;"">ĐƯA CON EM RA LÀM THÍ ĐIỂM</span>, ĐƯỢC THÌ KHOE KHOANG CON KHÔNG ĐƯỢC THÌ BẢO THÍ ĐIỂM THÔI MÀ, COI NHƯ HÒA CẢ LÀNG, CHỈ CÓ NGƯỜI DÂN VÀ CON E CHÚNG TA LÃNH HẾT
THỬ HỎI TÔI CŨNG CÓ 1 ĐỨA CON ĐANG ĐI HỌC NẾU GIỜ HỌC CỦA NÓ TRÙNG VỚI GIỜ LÀM CỦA TÔI THÌ 2 CHA CON ĐI 1 XE TỚI TRƯỜNG VÀ TỚI CHỖ LÀM, CÒN KHAC GIỜ THÌ SAO LẠI 1 XE TÔI ĐI LÀM VÀ 1 XE CHỞ CON ĐI HỌC VẬY LÀ TỐN THÊM 1 KHOẢN CHI TIÊU TRONG KHI THỜI BÃO GIÁ CẦN TIẾT KIỆM VÀ TRÊN MẶT ĐƯỜNG LẠI CÓ 2 XE LƯU THÔNG THAY VÌ 1, CHƯA HẾT GIỜ GIẤC THAY ĐỔI LÀM TOÀN BỘ CUỘC SỐNG CŨNG THAY ĐỔI, CON ĐI HỌC VỄ TRỄ THÌ PHẢI NHỜ HOẶC BẰNG CÁCH NÀO ĐÓ ĐÓN CON VỀ ( NHỜ VÀO PHƯƠNG TIỆN CÔNG CỘNG NHƯ HIỆN NAY THÌ BÓ TAY), CÁC CHÁU ĐI HỌC TRỄ THÌ PHẢI CẦN CÓ ĐIỆN THẮP SÁNG ĐỂ HỌC, THỜI GIAN MỆT MỎI NHẤT LẠI PHẢI HỌC LÀM SAO TIẾP THU BÀI ĐƯỢC ..........THÔI NÓI RA THÌ NHIỀU LẮM, TRƯỚC KHI LÀM VIỆC GÌ CŨNG NÊN SUY NGHĨ ĐỪNG PHÁN LUNG TUNG, ÔNG BÀ TA XƯA CÓ CÂU: "CHÓ BA QUANH MỚI NẰM, NGƯỜI BA NĂM MỚI NÓI"

Thì bản thân chúng ta luôn là vật thí điểm cho mọi thí điểm mà!
Hồi xưa em có nghe câu: "mất mùa thì tại thiên tai, được mùa thì do thiên tài Đãng ta".
Cứ thí điểm đi, nếu sau thời gian thí điểm mà không có kết quả tốt thì... do cái này, cái nọ hoặc cùng lắm là "mong mọi người thông cảm", còn khéo léo hơn một chút xíu là..... trả lời phóng viên một cách cố tình lạc đề và nói lung tung lan tan cho qua.