Chi Hội Trưởng HFC
19/12/08
18.851
3.970
113
56
chắc cà đao
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ


CÁC HƯ HỎNG THÔNG THƯỜNG Ở GẦM Ô TÔ</h1>
1- Nếu xe của bạn xuất hiện những dấu hiệu sau:
- Máy hoạt động không ổn định hoặc có tiếng kêu lạ
- Động cơ giảm hẳn công suất, sức ì lớn
- Gầm xe rò rỉ nước
- Hệ thống xả khí kêu bất thường
- Lốp xe rít mạnh khi dừng hoặc đỗ xe
- Xe lệch về một bên dù đang đi trên đường bằng phẳng
- Phanh nhẹ, mất hiệu quả
- Nhiệt độ của nước làm mát động cơ cao hơn bình thường
Bạn hãy kiểm tra và sửa chữa ngay. Tuy nhiên, trước khi sửa chữa tại gara, bạn có thể kiểm tra mức độ hư hỏng bằng kinh nghiệm:
- Để xe vẫn nổ máy, bạn có thể quan sát màu khí xả. Nếu khí xả có mầu đen hoặc trắng đều không tốt. Khí xả mầu đen là do hỗn hợp khí quá đậm hoặc dầu bôi trơn lọt lên buồng cháy. Khí xả mầu trắng là do xăng có lẫn nước hoặc đệm nắp máy bị cháy.
- Bạn có thể xem màu sắc của chân nến điện: Nếu chân nến điện có màu đen hoặc màu sang đều không tốt. Vì hiện tượng sục dầu lên buồng cháy hoặc bỏ lửa đều làm chân nến điện có màu đen: còn màu sang là do chân nến điện bị cháy vì động cơ làm việc quá nóng.
2- Một số hư hỏng thông thường và cách khắc phục
a. Tay lái nặng
Nguyên nhân:
- Xếp hàng quá nhiều về phía trước
- Lốp non
- Thiếu dầu trợ lực tay lái
Cách khắc phục:
- Điều chỉnh lại cách xếp hang
- Bơm lốp đủ áp suất quy định
- Bổ sung đủ dầu cho trợ lực tay lái
b. Tay lái khó trở về vị trí thẳng (cân bằng)
Nguyên nhân:
- Thiếu dầu bơi trơn ở các khớp nối của hệ thống lái
- Bạc lái xiết quá chặt
- Vít vô tân (bánh răng vít và thanh răng) chỉnh không đúng
- Góc đặt bánh xe không đúng
Cách khắc phục:
- Tra dầu mỡ vào các khớp nối
- Nới lỏng bạc lái cho chuẩn (chú ý nếu lỏng quá sẽ bị dơ)
- Chỉnh lại vít vô tân (thanh răng và vít răng)
- Chỉnh lại góc đặt bánh xe
c. Tay lái bị rung
Nguyên nhân:
- Đai ốc bắt chặt bánh xe bị lỏng
- Các khớp nối của hệ thống bánh lái chưa chặt
- Mòn bạc trụ lái
- Mòn bạc thanh rằng thước lái
- Giàn cân bằng lái bị cong hay cao su phần cân bằng bị thoái hoá
- Bánh xe không cân bằng
- Do lốp bị vặn hay lốp chửa
- Lốp non hoặc các lốp bơm căng không đều
- Lốp mòn không đều
- Khi lọt vào đường dầu của hệ thống trợ lực lái
Cách khắc phục :
- Xiết chặt các đai ốc
- Xiết chặt lại các khớp nối
- Thay, tiện lại bạc mới
- Chỉnh lại bạc tỳ thước lái
- Thay bạc tròn hay căn lại cho khe hở hợp lý
- Cân bằng lại các bánh xe
- Thay thế cao su phần cân bằng, kiểm tra lốp hoặc bơm lại lốp
- Bơm lốp đủ áp suất quy định
- Thay lốp
- Xả khí trong hệ thống trợ lực lái
d. Tay lái nhao (sang trái hoặc sang phải)
Nguyên nhân:
- Ap suất lốp không đều
- Cao su tay lái bị thoái hoá
- Góc đặt vô lăng không đúng
- Độ chụm bánh và song hành bánh xe sai
- Bị dơ táo lái
- Rôtuyn lái hỏng do làm việc lâu ngày
Cách khắc phục:
- Bơm lốp đúng áp suất quy định
- Thay thế cao su tay lái
- Chỉnh lại góc đặt vô lăng, độ chụm và độ song hành bánh xe.
- Thay thế táo lái
- Thay thế rôtuyn
e. Phanh không ăn
Nguyên nhân:
- Hành trình của bàn phanh không đúng
- Đường dầu hoặc khí của hệ thống phanh bị rò rỉ
- Piston bánh trước bị bó thường ở phanh đĩa
- Bầu trợ lực hơi và phớt giữa tổng trên bị hỏng
- Cúp pen phanh bị hỏng
- Dây phanh tay bị đứt hoặc bị bó
- Má phanh quá mòn
Cách khắc phục:
- Chỉnh lại hành trình bàn đạp phanh
- Xiết chặt lại các đầu khớp nối, thay thế các đệm
- Xả khí lẫn trong dầu phanh
- Tháo ra lấy giấy ráp mịn và dầu đánh lại
- Thay thế bầu trợ lực và phớt giữa tổng trên
- Thay cúp ben, dây phanh, má phanh mới
f. Bó phanh
Nguyên nhân:
- Hành trình của bàn phanh không đúng
- Phanh tay điều chỉnh sai
- Lò xo kéo hoặc lò so hồi vị má phanh bị hỏng
- Xy lanh bánh xe bị kẹt
- Xy lanh phanh chính bị hỏng
- Khi bị nước ngập do khớp nối tang trống phanh tay bị sét gỉ dẫn đến bó phanh
- Ăc phanh bị bó do khô dầu hay nước vào
Cách khắc phục:
- Điều chỉnh lại hành trình bàn phanh
- Điều chỉnh lại phanh tay
- Thay lò xo kéo ở cơ cấu phanh
- Thay thế xi lanh bánh xe
- Thay thế xi lanh bánh chính
- Tháo khớp nối và bảo dưỡng bằng cách đánh rỉ sét phần khớp tang trống
- Đánh sạch và cho thêm mỡ
j. Phanh bị ăn lệch một bên
Nguyên nhân:
- Cúp ben dưới xi lanh chia bị hỏng
- Ap suât hơi lốp không đủ hoặc áp xuất hơi lốp ở các bánh xe không đều
- Xếp hang lệch một bên
- Lốp mòn không đều
- Tang trống phanh bị méo
- Má phanh bị dính dầu
Cách khắc phục:
- Thay thế cúp ben
- Bơm lốp đúng áp suất quy định
- Xếp lại hàng trên xe
- Thay lốp mới nếu cần thiết
- Sửa chữa lại tang trống phanh
- Làm sạch ở má phanh
g. Ap suất của khí nén không đủ
Nguyên nhân:
- Đường dẫn khí nén bị hở
- Dây đai bơm khí nén bị chùng
Cách khắc phục:
- Xiết chặt lại các đầu nối của đường ống
- Điều chỉnh lại độ căng của dây đai
Nguồn: Cẩm nang dành cho người điều khiển xe ô tô (NXB Giao thông vận tải)
 
Hạng D
8/1/10
4.960
2.063
113
Quận 8
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

Nguyên nhân xe không khởi động

Động cơ nổ khi các điều kiện đồng thời thỏa mãn như tốc độ quay trục khuỷu đủ lớn, tỷ số nén tốt, nhiên liệu phù hợp, bu-gi đánh lửa đủ mạnh và đúng thời điểm.</h2> Trục khuỷu không quay do ắc-quy quá yếu</h3> Nếu trục khuỷu không quay hãy kiểm tra ắc-quy đầu tiên. Máy khởi động sẽ không thể làm việc khi điện áp ác quy dưới 10 V. Ắc-quy yếu đôi khi không phải do chính bản thân nó. Năng lượng dự trữ tụt giảm sau mỗi lần bạn cố gắng khởi động. Dù nguyên nhân là gì bạn vẫn nên kiểm tra và nạp lại.
Trong trường hợp điện áp quá thấp, hãy sử dụng một bình điện khác để khởi động. Nếu động cơ chạy bình thường, bạn có thể giả định rằng lỗi khởi động là do ắc-quy hoặc hệ thống nạp. Nếu kiểm tra cho thấy bình điện vẫn còn tốt hãy tiếp tục kiểm tra hệ thống nạp.
Dien-ap-nap.jpg
Điện áp nạp cho ác quy khoảng 13,9 - 14,4 V trong điều kiện bình thường Hệ thống nạp bổ sung điện cho ắc-quy bất cứ khi nào điệp áp máy phát khoảng 14V ở chế độ không tải - các thiết bị phụ tải tắt. Động cơ khởi động thành công, điên áp máy phát nhanh chóng tăng cao hơn 2 V so với điện áp bình điện.
Quá trình nạp bắt đầu diễn ra, dấu hiệu mà bạn dễ nhận thấy là đèn báo nạp tắt. Điện áp nạp thay đổi theo trạng thái nạp của ắc-quy, phụ tải và nhiệt độ. Nhiệt độ thấp điện áp nạp cao và ngược lại. Ở 26 độ C, điên áp sẽ là 13,9 - 14,4 V, nhưng sẽ tăng lên 14,9 - 15,8 V khi nhiệt độ âm. Nếu hệ thống nạp không có điện áp ra, hãy kiểm tra bộ điều chỉnh điện và máy phát.
Trục khuỷu không quay hoặc quay dù bình điện đầy</h3> Sử dụng bình đầy điện để khởi động lại. Nếu trục khủy quay yếu hoặc không quay hãy tập trung vào dòng điện khởi động.
Bật đèn pha. Nếu đèn tắt khi đang khởi động chứng tỏ các kết nối với ắc-quy đã hút hết dòng điện. Hãy kiểm tra và làm sạch tất cả các dây cáp nối.
Điện trở cao trong mạch khởi động làm sụt giảm điện áp đặt lên máy đề. Trên xe con, điện áp tụt giảm sẽ không quá 0,4 V cho toàn bộ mạch khởi động. Dây cáp rẻ tiền, lõi nhỏ, vỏ cách điện mỏng hoặc kết nối quá bẩn có thể là nguyên nhân phát sinh vấn đề này.
Nếu đèn pha sáng rõ liên tục, trục khuỷu vẫn không quay có khả năng điện áp đã không đặt vào máy khởi động mà nguyên nhân do công tắc an toàn khởi động, khóa điện kém, rơ-le khởi động. Cầu chì cũng nên kiểm tra vì chúng có thể bị cháy khi bạn đẩy hoặc kích nổ.
May-khoi-dong.jpg
Cụm máy khởi động và rơ-le. Nối tắt máy khởi động, không qua rơ-le. Nếu củ đề quay tốt nguyên nhân ở đây là do rơ-le hỏng.
Hầu hết động cơ cần phải đạt tốc độ 200 - 300 vòng/phút để có thể khởi động. Bởi vậy, nếu máy khởi động yếu không tạo ra sức nén đủ lớn, động cơ sẽ không nổ.
Củ đề yếu đôi khi vẫn có thể làm quay động cơ tới vận tốc cần thiết nhưng sẽ ngốn hết điện của bình điện, và không còn đủ năng lượng cung cấp cho hệ thống phun nhiên liệu và hệ thống đánh lửa.
Máy khởi động sẽ tiêu thụ dòng điện 60 - 150 A khi chạy không không tải, 200 A hoặc nhiều hơn khi kéo động cơ quay. Dòng không tải phụ thuộc vào loại động cơ, dòng có tải phụ thuộc vào sự dịch chuyển và sự nén của động cơ. Ví dụ, củ đề của động cơ Toyota 4 xi-lanh sử dụng dòng 130 - 150 A khi không tải, nhưng sẽ là 175 A nếu là động cơ 6 xi-lanh.
Dòng điện cao hơn mức bình thường và tốc độ quay tự do hoặc tốc độ quay trục khuỷu thấp là dấu hiệu đặc trưng cho biết phần ứng điện bị ngắn, phần ứng hoặc cuộn kích từ chạm mát, ma sát quá lớn bên trong máy khởi động (Do khô, mòn hoặc dính ổ bi, chổi than). Đôi khi nam châm vĩnh cửu trong máy phát bị nứt hoặc tách khỏi vỏ. Một nguyên nhân khác, máy khởi động tốt nhưng không thể làm quay động cơ vì động cơ đã bị kẹt chặt. Trước khi khởi động hãy thử quay trục khuỷu.
Máy khởi động không quay và dòng điện kéo bằng không, mạch phần ứng hở. Chổi than hoặc cuộn dây đã bị lỗi. Nếu tốc độ không tải thấp, dòng điện kéo nhỏ là dấu hiện cho thấy điện trở trong lớn (kết nối xấu, chổi than kém chất lượng, cuộn kích từ hở mạch hoặc phần ứng bị vênh).
Nếu củ đề quay nhưng không ăn khớp với bánh đà, lý do có thể là nam châm điện trong rơ-le làm việc yếu, truyền động của máy khởi động hỏng hoặc răng trên bánh đà hỏng.

2. Phần quan trọng của hệ thống khởi động là bugi và xăng gió. Nếu các yếu tố này không đảm bảo, xe sẽ không thể nổ máy. Hư hỏng liên quan đến hệ thống đánh lửa Động cơ quay bình thường nhưng không khởi động, vấn đề có thể thuộc về hệ thống đánh lửa, nhiên liệu hoặc độ nén. Bạn có thể kiểm tra dễ dàng bằng bu-gi nối ngoài hoặc chỉ bằng dây cao áp ở gần điểm mối mát tốt.
Nếu chỉ có một vài bugi đánh lửa, vấn đề do bộ chia điện hoặc cảm biến trục khủy kém. Trong trường hợp tất cả các bu-gi đều không đánh lửa, có thể bô-bin đánh lửa hỏng. Hãy kiểm tra điện trở cuộn dây sơ cấp và thứ cấp để biết liệu đây có phải là nguyên nhân.
490_He-thong-danh-lua.jpg
Vỏ (Housing), Mô-đun điều khiển đánh lửa (Ignition Control Module), Bu-gi (Spark Plugs), Bộ chia điện (Distributor), Mô-đun điều khiển động cơ (Module Control Engine) Đôi khi, nguyên nhân chẳng ở đâu xa, chỉ do một dây dẫn nào đó đã bị đứt, liên kết lỏng làm điện áp không đến được bu-gi. Sau khi thử khởi động một vài lần, tháo và kiểm tra nhiệt độ bu-gi. Nếu thấy chúng nóng đều, nhưng máy không khởi động được, đây là lúc bạn lên tìm nguyên nhân ở hệ thống cung cấp nhiên liệu. Hư hỏng phổ biến nhất là bơm làm việc kém hiệu quả.
Những vấn đề của hệ thống cung cấp nhiên liệu Trên các động cơ sử dụng chế hòa khí, xăng không vào họng hút do bơm cơ khí kém, van kim bị kẹt, lọc xăng hoặc đường nhiên liệu bị tắc.
Ở những dòng xe mới hơn, sử dụng hệ thống phun xăng điện tử. Hãy dùng áp kế đo áp suất nhiên liệu. Nếu không có áp suất khi khóa điện ở chế độ ON, cần kiểm tra bơm nhiên liệu, rơ-le bơm, cầu chì và dây dẫn. Trên xe Ford đừng quên kiểm tra công tắc an toàn nằm ẩn dưới cốp xe hoặc bảng điều khiển. Công tắc này sẽ tắt bơm khi xảy ra tai nan. Bởi thế, bạn cần kiểm tra nó và Reset lại nếu cần. Thiếu nhiên liệu còn do đường ống bị tắc hoặc thiết bị chống sốc trong bình chứa. Bạn cũng đừng quên kiểm tra đồng hồ đo mức nhiên liệu. Một số trường hợp xe không khởi động được đơn giản vì hết nhiên liệu.
Chất lượng xăng kém, nhiễm nước hay alcohol quá nhiều cũng khiến máy không khởi động được.
Dù có áp suất trong hệ thống cung cấp nhiên liệu nhưng chưa chắc xăng đã được phun vào buồng đốt. Sử dụng ống nghe đặt gần kim phun. Kim phun là việc tốt sẽ phát ra tiếng động trong quá trình đóng mở. Bằng không hãy kiểm tra điện áp đặt vào kim phun. ECM bị sai không thể điều khiển vòi phun, hoặc rơ-le nguồn của EFI đã ngừng làm việc.
Một yếu tố quan trọng khác quyết định đến liệu động cơ có thể khởi động được hay không chính là tỷ lệ hòa trộn xăng/không khí. Khe hở lớn trên đường ống nạp khiến tỷ lệ xăng/không khí giảm quá giới hạn có thể cháy, kết cục là máy không thể khởi động được. Hãy kiểm tra tất cả các khe hở tại khu vực áp suất chân không sau bướm ga và làm kín chúng.
Tỷ số nén của hỗn hợp thấp Nhiên liệu cung cấp đủ, bu-gi đánh lửa tốt, không có không có các khe hở nghiêm trọng trên đường ống nạp, trục khuỷu quay bình thường, động cơ vẫn không khởi động được. Vấn đề còn lại liên quan tới tỷ số nén.
490_Dong-co-su-dung-dai--rang-t.jpg
Động cơ sử dụng đai cam bằng cao su Với động cơ sử dụng đai cam bằng cao su. Các hãng yêu cầu thay đai cam OHC sau khi xe chạy 100.000 km trong hoạt động bảo dưỡng dự phòng. Nhiều đai cam không bao giờ được thay cho đến khi bị đứt, các van xả và nạp không đóng mở đúng thời điểm, tỷ số nén không đảm bảo cho quá trình cháy diễn ra. Động cơ không khởi động.
Cam đặt trên đỉnh cũng có thể bị kẹt chặt và đứt nếu nắp máy bị cong vênh do nóng dữ dội, hoặc bi cam thiếu dầu bôi trơn. Cam bị kẹt có thể xuất hiện trong khi khởi động lạnh ở nhiệt độ âm. Dầu trong các-te quá mỏng và thấp để ảnh hưởng tới trục cam.
Với loại xích cam có thể phát sinh hiện tượng đứt hoặc trượt. Trong trường hợp này hãy tháo nắp bảo vệ và quan sát chúng hoạt động.
Kiểm tra dầu máy, nếu phát hiện chúng lẫn nước, rất có thể gioăng quy-láp đã bị thổi bay, động cơ không thể khởi động.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
8/1/10
4.960
2.063
113
Quận 8
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

9 vật dụng đơn giản và cần thiết khi ban đi xe hơi
Ngoài những đồ thường thấy trên xe cho những trường hợp bất khả kháng như hộp đồ nghề nhỏ, lốp dự phòng theo xe, bạn nên có những vật dụng sau nhằm “cầm cự” nếu xe gặp sự cố.

Đây là những vật dụng đơn giản và rẻ tiền. Tuy nhiên, những vật dụng này chỉ giúp bạn xử lý hỏng hóc tạm thời để bạn có thể về xưởng sửa chữa một cách nhanh chóng và an toàn nhất
1. Băng dính vải

Đây là loại băng dính dẻo dai và rất chắc chắn do có kết cấu bằng sợi tổng hợp. Loại băng dính này tỏ ra hữu ích trong hầu hết các trường hợp.
Bạn có thể dùng nó để cách điện, hay thậm chí là quấn quanh ống nước làm mát động cơ, thậm chí cả khi két mát bị rò rỉ nhỏ.
Tại Việt Nam có thể lựa chọn băng dính vải nhãn hiệu 3M của Mỹ tại các cửa hàng phụ tùng ô tô.
2. Bơm hơi mini
Một vật dụng không thể thiếu trong các chuyến đi xa là một chiếc bơm hơi mini chạy điện 12V lấy nguồn từ ổ châm thuốc lá trên xe.
Các loại bơm điện này do Trung quốc sản xuất đã có bán tại các cửa hàng "đồ chơi" xe hơi tại Việt Nam.




3. Bộ vá rút lốp
Bộ vá rút lốp rất có ích cho những lỗ thủng nhỏ trên lốp xe. Kiểu vá rút này rất đơn giản, bạn chỉ cần tước một sợi cao su trong bộ vá và dùng kim rút đi kèm bộ vá để nhét vào lỗ thủng.
Bộ vá xe này có hướng dẫn khá kỹ càng nên không khó để sử dụng. Ngay sau đó, hãy đến gara sửa chữa một cách nhanh nhất có thể.
Và cũng đừng quên nói với thợ sửa chữa rằng bạn đã sử dụng bộ vá xe tạm thời.
4. Keo silicon hoặc epoxy
Loại keo này có tính linh hoạt cao, phù hợp với hầu hết mọi bề mặt.
Bạn có thể sử dụng nó để sửa chữa chân ga bị gẫy, gắn đèn hoặc xi-nhan bị vỡ hay thậm chỉ cả khi két mát rò.
Hãy chọn loại nhanh khô để tiết kiệm thời gian.
5. Hộp cầu chì các loại và bóng đèn
Ở tất cả các gara sửa chữa đều có bán loại thiết bị này với các kích cỡ khác nhau. Bạn cũng nên mua thêm hộp bóng đèn sơ-cua cho xe.
Và chỉ cần nhớ là thay đúng công suất của cầu chì.
6. Một vài đoạn dây kim loại
Với điều kiện đường Việt Nam, những xe gầm thấp luôn có nguy cơ bị chạm gầm; khi xe bị chạm, phần có nguy cơ bị tác động nhiều nhất là hệ thống xả và các tấm chắn gầm.
Trong trường hợp ống xả bị tuột, đứt (ống xả luôn có cơ chế treo "mềm" với các đai cao su nên dễ đứt), hãy dùng các đoạn dây này để treo, buộc tạm trước khi đưa xe về gara sửa chữa.
7. Dây câu bình điện
Một chiếc xe mới không có nghĩa sẽ không đột nhiên "dở chứng", hệ thống điện trục trặc, máy phát hỏng, đỗ xe không nổ máy để nghe nhạc, bật quạt gió...vv, tất cả có thể khiến bình "cạn" điện. Lúc này một cặp dây câu bình sẽ giải quyết được vấn đề.
8. Đèn pin
Một chiếc đèn pin thật sự cần thiết cho các chuyến đi xa (với cả những xe mới).
Không quen đường, cần xuống để kiểm tra; có tiếng động lạ ở gầm hay khoang động cơ, một chiếc đèn pin sẽ giúp bạn dễ dàng.
9. Hộp thuốc sơ cứu
Trong xe nên có một hộp thuốc sơ cứu đơn giản với những đồ sơ cứu như bông, gạc, băng dính y tế, ô-xy già, kháng sinh...vv.
Có thể những vật dụng trên chưa đầy đủ cho mọi trường hợp. Nhưng đó là những vật dụng đơn giản nhất dùng để “sơ cứu cấp tốc” cho các hư hỏng, trục trặc thường xảy ra trên đường.
Theo Autopro
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
13/9/11
12
0
0
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

Như thế xem sao nhớ hết nỗi trời?Phải save lại cho chắc.
080402cool_prv.gif
cám ơn bác nhiều nha!
 
Tập Lái
13/9/11
12
0
0
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

chú thích kỉ càng rồi!!good !!!!
 
Hạng D
8/1/10
4.960
2.063
113
Quận 8
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

Phân hạng các dòng ôtô
Không khó để xếp một chiếc xe hơi vào đúng phân khúc trên thị trường, ngoại trừ vài trường hợp cho vào phân khúc nào cũng thấy băn khoăn. Thực chất, xe hơi có thể được xếp loại theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Nhưng kiểu phân hạng dưới đây được sử dụng phổ biến nhất, theo Wikipedia. Cách phân chia nào cũng có những đan xen hoặc không phổ quát hết. Mỗi thế hệ xe mới, các hãng lại nới thêm kích thước để đáp ứng người tiêu dùng. Vì thế những dữ kiện dưới đây mang tính chung nhất và dĩ nhiên vẫn có những ngoại lệ.
Phân khúc A - xe mini, xe gia đình cỡ nhỏ Xe mini thường sử dụng động cơ dung tích dưới một lít với 2 chỗ ngồi. Tiêu biểu là Smart Fortwo. Xe gia đình cỡ nhỏ hay xe nội thị thuộc phân khúc này có tốc độ nhanh hơn xe mini, công năng sử dụng cũng thuận tiện hơn. Trên cao tốc, nếu muốn, xe vẫn có thể đi nhanh hơn các "đàn anh" nhưng do kích thước nên phân khúc A luôn thiệt thòi hơn nếu xảy ra va chạm.
Kia-Morning.jpg
Kia Morning, dòng xe hạng nhỏ ăn khách tại Việt Nam. Khách hàng chủ yếu ở Việt Nam là những người mới mua xe lần đầu, đặc biệt là phụ nữ. Ưu điểm của phân khúc A là khả năng thích nghi trên phố. Với chiều dài dưới 3.400 mm, bạn sẽ thấy "dễ thở" như thế nào khi quay đầu trong ngõ hẹp. Những cái tên tiêu biểu là Fiat 500, Daewoo Matiz, Kia Morning, Toyota iQ hay Tata Nano.
Phân khúc B - xe gia đình cỡ nhỏ Đó là những Ford Fiesta, Hyundai i20 hay Toyota Yaris quen thuộc trên thị trường Việt Nam. Xe thuộc phân khúc này có 3, 4 hoặc 5 cửa và thiết kế với 4 ghế và đăng ký chở 5 người. Những mẫu hatchback hiện hành có chiều dài tối đa 3.900 mm, trong khi kiểu sedan dài khoảng 4.200 mm. Phân khúc B duy trì tốt lợi thế đi trên phố nhưng cải tiến đáng kể tốc độ trên xa lộ. Động cơ từ 1.4 đến 1.6 nên đạt vận tốc cao hơn.
Toyota-Yaris.jpg
Toyota Yaris - xe được phái nữ ưa chuộng. Phụ nữ cùng là khách hàng quen thuộc trong phân khúc này. Họ đã từng sở hữu xe, hoặc mua lần đầu.
Phân khúc C - bình dân hạng trung Chiều dài tối đa 4.250 mm với kiểu hatchback và 4.500 mm với sedan, xe compact đủ chỗ cho 5 người lớn và thường trang bị động cơ từ 1.4 đến 2.2, đôi khi lên tới 2.5. Đây là loại xe phổ biến nhất trên thế giới bởi nó "vừa đủ" cho tất cả các nhu cầu từ trên phố, xa lộ hay nông thôn.
Honda-Civic.jpg
Honda Civic - đối thủ của Toyota Corolla. Trong danh mục xe bán chạy nhất thế giới có tên Toyota Corolla, thuộc phân khúc C, với danh số 35 triệu chiếc, tính đến 2007. Trong 40 năm tồn tại, cứ 40 giây lại có một chiếc Corolla được bán ra. Ngoài ra, có thể nhắc tới Ford Focus, Honda Civic và những sản phẩm mới nổi như Kia Forte hay Chevrolet Cruze.
Phân khúc D - xe bình dân cỡ lớn Đủ chỗ cho 5 người lớn và một khoang chứa đồ rộng, động cơ mạnh hơn xe compact và và phiên cao cấp nhất thường là loại 6 xi-lanh. Kích thước xe tùy theo khu vực: ở châu Âu hiếm khi dài hơn 4.700 mm, trong khi ở Bắc Mỹ, Trung Đông và Australia lại thường dài hơn 4.800 mm.
Ford-Mondeo.jpg
Ford Mondeo cùng phân khúc với Camry. Nhưng số phận hai mẫu xe này ở Việt Nam lại trái ngược. Ví dụ có Ford Mondeo, Toyota Camry, Honda Accord. Ở Mỹ, do thị hiếu mà phân khúc này lại được ưa chuộng. Chiếc Camry là xe bán chạy nhất của Toyota ở Mỹ chứ không phải Corolla.
Phân khúc E - xe hạng sang Ở châu Âu và một số thị trường, phân hạng E dành cho những mẫu xe được đưa lên hàng sang trọng, bắt đầu từ Audi A4, Mercedes C-class, BMW serie 3 hay Lexus IS. Giữa hạng E và hạng D, khái niệm về chiều dài tổng thể không còn được sử dụng. Trên thị trường sẽ chỉ so các dòng xe hạng sang với nhau. Ít ai so sánh Toyota Camry với Mercedes C-class bởi một điều chúng "không cùng đẳng cấp", dù kích thước có thể ở cùng một hạng.
Audi-A4.jpg
Audi A4 cùng phân khúc với serie 3, C-class. Những chiếc A4, serie 3 hay C-class có thể coi là dòng thấp nhất của phân khúc hạng sang. Nhưng do nhu cầu thị trường, các hãng ngày tung ra các mẫu nhỏ hơn như A-class của Mercedes, A1 của Audi hay serie 1 của BMW. Chưa có cách nào để phân loại những dòng xe mới này.
Phân khúc F - xe hạng sang cỡ lớn Từ Audi A6, Mercedes E-class, BMW serie 5 hay Jaguar XF có thể thấy xe thuộc phân khúc này thường rộng rãi, có sức mạnh (dung tích động cơ trên 2.000 phân khối) và trang thiết bị sang trọng. Ở hạng sang, những chiếc A6, E-class hay serie 5 được ví như Corolla trong dòng bình dân. Trang bị đầy đủ hơn A4, C-class hay serie 3. Động cơ cũng lớn hơn.
BMW-serie-7.jpg
BMW 750Li thuộc phân khúc "hạng sang cao cấp". Nhưng phân khúc này còn ngăn cách một bậc so với các đàn anh A8, S-class, LS hoặc serie 7 vốn thường được gọi là "hạng sang cao cấp". Nằm chung phân hạng F nhưng các mẫu "hạng sang cao cấp" dài hơn, động cơ với 6, 8 hoặc 12 xi-lanh và trang bị tốt hơn xe sang hạng trung. Chúng là những mẫu sản xuất trên dây chuyền hàng loạt cao cấp nhất. Tất cả những công nghệ mới nhất, trang bị tốt nhất và chất lượng phục vụ tốt nhất đều được Mercedes, Audi, BMW, Lexus ưu tiên cho phân khúc này.
Cao hơn hạng F là những mẫu xe "ngoại hạng" hay còn gọi là "siêu sang" như các sản phẩm của Rolls-Royce, Maybach và một vài loại của Bentley. Sản lượng của dòng siêu sang thấp do đối tượng mà chúng nhắm tới là những triệu phú, tỷ phú đô-la và có mức giá rất đắt. Các công đoạn lắp ráp thường làm bằng tay và có những chế độ đặt hàng trực tiếp từ khách hàng tới nhà máy.
Phân khúc S - xe coupe thể thao Xe thể thao, grand tourer (thể thao hạng sang với kiểu coupe 2 cửa, 2 ghế phía trước và 2 ghế nhỏ hơn phía sau), xe mui trần, roadster (mui trần 2 chỗ) và siêu xe đều thuộc phân khúc này. Có thể kể đến BMW serie 6, Mercedes CLK, Audi TT, Mazda MX-5, Porsche 911, Ferrari 458 Italia, Lamborghini Gallardo, Jaguar XK, Maserati GranTurismo, Bugatti Veyron, Pagani Zonda...
Phân khúc M - xe MPV hay minivan
Toyota-Sienna.jpg
Toyota Sienna. Những chiếc MPV có thể chở tới 8 người. Cao hơn xe gia đình, xe MPV còn tạo tầm quan sát tốt hơn cho tài xế như Toyota Sienna hay Honda Odyssey.
Phân khúc J - xe SUV
Hyundai-Tucson-1.jpg
Hyundai Tucson. Có thể vượt qua những địa hình khó với hệ dẫn động 2 cầu, xe SUV thường có khoảng sáng gầm cao với thiết kế thân xe có thế đứng thẳng và kiểu hình hộp vuông vức. Những người thích xe SUV có thể chọn Ford Explorer, BMW X5, Toyota RAV4, Volkswagen Touareg hay Cadillac Escalade EXT.
Đây chỉ là phân loại chung. Trong dòng này còn chia ra có loại như hạng nhỏ, hạng trung và cỡ lớn. Xe bình dân và xe sang.
Xe bán tải Là những mẫu xe hạng nhẹ có khoang chở hàng hóa lộ thiên. Thành viên của gia đình bán tải gồm Mitsubishi Triton, Ford Ranger hay Toyota Tundra.
Mỹ Anh
 
Hạng D
8/2/11
1.827
20
38
49
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

Quan điểm sai lầm về phanh ABS</h1> Suy nghĩ xe có ABS an toàn hơn dễ tạo ra sự chủ quan và có thể gây ra những tai nạn đáng tiếc.</h2> Hệ thống chống bó cứng phanh (Anti-lock Braking System) có tên thường gọi ABS. “Xe này có ABS không?” đã trở thành câu hỏi cửa miệng của người mua. Ở một số thị trường, ABS trở thành trang bị tiêu chuẩn. Bởi thế, cụm từ ABS thường đi kèm với quan niệm phanh tốt hơn. Khi đi trên phố đông hay đường cao tốc, một số lái xe ít kinh nghiệm thường chủ quan bám sát đuôi xe trước và đi với tốc độ cao hơn vì nghĩ rằng hệ thống phanh xe mình tốt hơn xe khác.
Trên thực tế, bạn sẽ mất 2 đến 3 giây để nhận biết và đạp phanh. Một khoảng thời gian dài hơn thế để xe dừng hẳn kể từ lúc phanh bắt đầu làm việc. Khoảng thời gian này phụ thuộc vào vận tốc, hệ thống phanh. Khoảng cách quá gần khiến bạn đâm vào xe trước, nhẹ là móp đầu, nặng thì hỏng máy, thậm chí cướp đi sinh mệnh của ai đó.
490_Quan-diem-sai-lam-ve-he.jpg
Hệ thống phanh ABS giúp lái xe kiểm soát tốt hướng chuyển động khi phanh. Với xe có ABS, lái xe có thể đánh lái tránh chướng ngại vật. Trong khi xe không có ABS (Non ABS), bánh lái bị bó nên không thể điều khiển được nên bị đâm. Tại vị trí tiếp xúc giữa lốp xe với mặt đường xuất hiện lực bám dọc và lực bám ngang. Lực bám dọc trùng với phương chuyển động của mỗi bánh xe, thường dọc theo xe. Lực bám dọc lớn giúp xe tăng tốc và phanh tốt hơn. Lực bám ngang vuông góc với lực bám dọc, giúp xe chuyển động ổn định, không bị lắc hay vẫy đuôi cá. Khi bánh xe bị trượt, lực bám dọc đạt đến giới hạn, còn lực bám ngang bằng không, người lái mất khả năng điều khiển hướng chuyển động của xe.
Hệ thống chống bó cứng khi phanh ra đời nhằm ngăn chặn bánh bị trượt gây mất lực bám ngang. Lái xe có thể điều hướng chuyển động xe, tránh chướng ngại vật khi phanh. Máy tính điều khiển giảm áp lực dầu tác động lên xi-lanh phanh, sau đó áp lực dầu lại tăng lại. Cơ chế này được thực hiện liên tiếp giúp duy trì lực bám dọc cao mà vẫn có lực bám ngang. Khi ABS kích hoạt, tốc độ bóp-nhả má phanh vào khoảng 15 lẫn mỗi giây. Về nguyên lý, ABS không làm tăng lực phanh nên quãng đường phanh không giảm.
Người lái dễ nhận thấy sự khác biệt sự làm việc của ABS khi xe đi ở tốc độ cao và phanh gấp. Bởi vậy, nhiều người quan niệm rằng hệ thống chống bó cứng phanh chỉ làm việc ở tốc độ cao, đây là một quan điểm sai lầm. ABS sẽ làm việc khi bánh xe bị bó cứng hoặc có nguy cơ bó cứng, cho dù xe ở tốc độ nào.
Bạn có thể kiểm chứng được vấn đề này khi lái xe ở tốc độ 50 - 60 km/h trên đường trơn trượt (đường ướt hoặc có băng tuyết) và phanh gấp, Những kiểu đường này có lực bám thấp, bánh xe dễ bị bó cứng. Đạp mạnh và giữ phanh, bạn sẽ cảm nhận được lực tác dụng ngược trở lại từ bàn đạp phanh lúc thì nặng khi lại nhẹ, điều đó chứng tỏ ABS đang làm việc.
Cho dù trang bị ABS hay không thì việc nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm khi tham gia giao thông mới là biện pháp tốt nhất để phòng tránh tai nạn.
Thế H
 
Hạng D
8/1/10
4.960
2.063
113
Quận 8
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

Nguy cơ tai nạn khi hệ thống lái bị rơ
Hãy thử hình dùng khi đang chạy trên đường, xe mất lái? Điều gì sẽ xảy ra lúc đó! Đúng như tên gọi, hệ thống lái làm nhiệm vụ đổi hướng chuyển động theo sự điều khiển của tài xế. Sẽ là cơn ác mộng cho dù với một quái xế, chiếc vô-lăng trở nên vô dụng, quay mà xe chẳng phản ứng. Tai nạn có thể xảy ra. Va chạm với xe khác hoặc bạn không thể tránh chướng ngại vật, vẫn còn may mắn hơn chuyện chiếc xe lao phăng phăng xuống vực khi đang đổ đèo. Tất cả những gì có thể làm lúc đó là gắng sức phanh để dừng xe.
490_He-thong-lai_0.jpg

Khi mất lái hãy bật đèn báo khẩn cấp và cố gắng phanh dừng xe. Nhưng sẽ chẳng bao giờ gặp phải tình huống đó nếu bạn chú ý chăm sóc hệ thống lái, sớm nhận ra hư hỏng ngay từ khi nó bị rơ. Nếu không được khắc phục sớm, hiện tượng này gây ra những hư hỏng trầm trọng khác, và có thể dẫn đến việc mất lái.
Đối với hệ thống lái còn tốt, góc dơ khi xe đứng yên trong tư thế đi thẳng sẽ không quá 10 - 15 độ về mỗi phía. Ở trạng thái đó, chỉ cần lực nhẹ làm để làm quay vô-lăng. Để quay tiếp, bạn sẽ cần lực mạnh hơn và khi đó trước sẽ đổi hướng theo. Nhưng nếu góc quay tự do quá lớn, hệ thống lái đã bị rơ. Điều khiển hướng xe không còn chính xác như trước, có thể phát ra tiếng lạch cạch khi lái. Nếu không khắc phục sớm, hiện tượng này có thể gây ra những hư hỏng trầm trọng khác, và dẫn đến mất lái.
490_He-thong-lai.jpg
Hệ thống lái bánh răng - thanh răng, trợ lực thủy lực trên xe sedan Trên những dòng xe sedan hay hatchback thường sử dụng hệ thống treo trước Mc Pherson kết hợp với hệ thống lái kiểu bánh răng - thanh răng, trợ lực điện hoặc thủy lực. Chúng tạo ra những liên kết đơn giản, hiệu suất cao. Trong trường hợp này, hệ thống bị rơ thường do mòn hoặc liên kết lỏng lẻo giữa các phần tử, phổ biến nhất là rô-tuyn mòn hoặc hỏng. Kiểm tra rô-tuyn khá đơn giản, tự bạn cũng làm tốt việc này. Nếu nhận thấy đệm cao su bị mòn, nứt hoặc vỡ. Dùng tay lắc, khớp nối cần phải thay thế nếu bị rơ.
490_Ro-tuyn.jpg
Cần phải thay rô-tuyn bị rơ. Sử dụng lâu ngày, cơ cấu bánh răng - thanh răng bị mòn cũng phát sinh rơ, cần điều chỉnh ốc trên cơ cấu lái để khắc phục hiện tượng này. Xiết chặt ốc thêm một chút và kiểm tra lại góc quay rơ, thực hiện tuần tự hai bước này cho đến khi hệ thống tốt trở lại. Lưu ý: chỉ điều chỉnh lại cơ cấu lái khi chắc chắn tất cả các quả rô-tuyn đã tốt.
Thế Hoàng
 
Hạng D
8/1/10
4.960
2.063
113
Quận 8
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

Nên hay không sử dụng van hằng nhiệt ?
(thegioioto) Hiện nay rất nhiều người cho rằng, do nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ môi trường thường ở mức cao nên không cần sử dụng van hằng nhiệt. Quan niệm đó có thực sự đúng không?
1.jpg

Van hằng nhiệt là một bộ phận trong hệ thống làm mát của xe, nó đóng vai trò điều chỉnh nhiệt độ nước làm mát, khi máy hoạt động đảm bảo nhiệt độ nước trên đường ra luôn nằm trong khoảng từ 80[sup]o-[/sup]95[sup]o[/sup]C (mức nhiệt độ động cơ làm việc với hiệu quả cao nhất). Khi nhiệt độ nước làm mát thấp (khoảng dưới 70[sup]o[/sup]C ) thì van vẫn đóng, nước chỉ lưu thông bên trong máy và không ra két làm mát. Khi nhiệt độ của nước vượt quá 70[sup]o[/sup]C, chất sáp bên trong van sẽ giãn nở, làm mở van và nước được lưu thông tuần hoàn qua két làm mát.

Nếu không sử dụng van hằng nhiệt, thời gian làm nóng động cơ sẽ kéo dài, nhiệt lượng sẽ bị mất nhiều do nước làm mát lấy đi, nhiên liệu bốc hơi kém và cháy không hoàn toàn, đồng thời hơi nhiên liệu sẽ bám vào các chi tiết và thành vách xi lanh làm bôi trơn kém, kết quả làm giảm công suất động cơ và các chi tiết bị mài mòn nhanh. Ngoài ra, đối với các động cơ sử dụng phun xăng điện tử, khi động cơ làm việc ở nhiệt độ thấp, ECU sẽ điều khiển phun xăng đậm, do đó sẽ làm tốn nhiên liệu và ô nhiễm môi trường.
2.jpg

Tuy nhiên, khi sử dụng van hằng nhiệt, chúng ta hay gặp phải trường hợp van bị kẹt (do sau một thời gian làm việc sáp giãn nở kém) làm động cơ nóng quá mức, dẫn tới giảm khe hở giữa piston và xecmăng, gây ra bó kẹt piston. Thậm chí còn gây ra cháy đệm mặt máy, khiến nước lọt vào trong xi lanh và xuống cacte.

Chúng ta có thể tự kiểm tra quá trình làm việc của van hằng nhiệt bằng cách: cho động cơ nổ, sau đó theo dõi trong bảng táp lô. Đến khi nhiệt độ của nước làm mát đạt khoảng 70[sup]o[/sup]-80[sup]o[/sup], sờ tay vào đường ống phía trên van, nếu đường ống ấm dần lên (có thể cảm nhận được) có nghĩa là van vẫn làm việc tốt. Chúng ta có thể tháo ra để kiểm tra mức độ làm việc của van: cho van vào nước và đun nóng từ từ, khi nhiệt độ nước đạt khoảng 95[sup]o[/sup]C, đo độ nâng của van lớn hơn 8 mm là được.

Theo thegioioto, sau khi đi được khoảng 15.000-20.000 km, chúng ta nên tháo ra để kiểm tra mức độ làm việc của van, nhằm đảm bảo động cơ làm việc với hiệu quả cao nhất.

Nguyễn Sang
 
Last edited by a moderator: