Hạng D
22/5/08
1.680
1.297
113
--> tức là quy định về tốc độ trước biển không được áp dụng sau biển ? ví dụ : đang chạy tối đa 60km/h gặp 127 40km/h thì quy định 60 km/h này không được áp dụng sau biển.


- Trong quy định của luật gtdb cũng như QC41 về 127 hoàn toàn không có nêu "gặp biển mới tuân theo biển mới, hết biển mới tuân theo biển cũ" và cũng không có tính "tạm dừng hiệu lực trong khoảng hiệu lực của 127 mới" ---> biển 127 quy định rất đơn giản : tốc độ tối đa từ vị trí biển báo về sau phải thực hiện --> tốc độ trước biển báo (cao hơn) không được áp dụng sau biển báo --> không được áp dụng tức là mất hiệu lực, nếu không phải như vậy bác có từ nào khác chỉ giúp ?


- Bác chứng minh ví dụ về TT hướng dẫn thuế TNCN là chưa đúng bản chất cũng như nguyên tắc áp dụng VBQPPL theo Luật ban hành VBQPPL, bác muốn chứng minh thì phải đưa ví dụ cùng bản chất :
+ Hiệu lực TT hướng dẫn thuế TNCN thì tương đương với hiệu lực về biển 127 cố định --> không có giới hạn không gian, thời gian cụ thể về hiệu lực
+ Hiệu lực TT hướng dẫn thuế TNCN tạm thời thì tương đương với hiệu lực biển 127 tạm thời (di dộng) --> có giới hạn không gian, thời gian cụ thể về hiệu lực
- Ví dụ : TT A về thuế TNCN quy định 5 tr/tháng phải dóng thuế và áp dụng từ 1/1/2016. Sau 1/1/2016 có 1 TT B về thuế TNCN quy định 10tr/tháng mới phải đóng thuế và áp dụng kể từ ngày ký, cả 2 TT này không có thời gian hết hiệu lực --> vậy TT A có còn hiệu lực không hay chỉ tạm hết hiệu lực sau khi có TT B ?
Tương tự như vậy : có biển 127 A tại đầu đường, sau đó 500m có biển 127B. Giữa 2 biển 127 không có 134, 135, giao lộ; sau biển 127B cũng không có 134,135. Vậy biển 127 A có còn hiệu lực sau biển 127B không hay chỉ tạm hết hiệu lực?
Thôi, tranh luận sẽ không có kết được nếu bắt bẻ theo chữ. Chỉ đơn giản biển 127 trước vẫn hiệu lực theo quy định ghi rõ trong phụ lục B qcvn41. Còn bác bảo hết thì cứ cho quy định nào ghi rõ biển 127 sẽ hết hiệu lực khi có 127 khác cắm sau đó thì dẫn giúp em.
 
Hạng D
22/5/08
1.680
1.297
113
Ông chú diệt teo không sai.
Thực tế cho thấy xxx đã phạt trường hợp cụ thể này, vậy bác thử hỗ trợ xem quan điểm của bác có được tòa chấp nhận?
 
Hạng F
23/3/12
9.236
19.442
113
TP. HCM
Đu.. các thánh luật đã vào tư vấn :)

Và nếu đi theo phương án an toàn nhất
1. gặp biển báo 127 trước 421 thì chấp hành 127 đến khi có giao lộ hoặc bb xóa
2. 127 trước 420 thì đi theo 420 :)
Mịa, 127 trước 420, mà 127 là 40 hay 50, vô 420 chạy 60 cũng tèo với mấy xxx.
Loạn gồi, loạn gồi!!
 
Hạng D
8/6/12
1.193
1.762
113
Thôi, tranh luận sẽ không có kết được nếu bắt bẻ theo chữ. Chỉ đơn giản biển 127 trước vẫn hiệu lực theo quy định ghi rõ trong phụ lục B qcvn41.
EM không bắt bẻ theo chữ gì cả VÌ ĐÓ LÀ YÊU CẦU CỦA BÁC KHI NÓI EM SUY DIỄN --> phải chứng minh bằng điều luật chứ không được tự hiểu, tự suy diễn ra.Tóm lại :
- Quan điểm của em : biển 127 bị hết hiệu lực bởi biển 134,135 và cả biển 127, 420,421 --> bản thân nội dung biển 127 luật cho phép quyền tự hủy quy định tốc độ trước biển báo khi áp dụng --> em đưa điều luật cụ thể biển 127 tại phụ lục B QC để xác định nội dung trên --> biển 127 là một trong những biển thể hiện quy định về tốc độ cho nên nếu đặt các biển 127 liên tiếp thì biển 127 sau đã tự hủy quy định tốc độ biển 127 trước --> do đã được mặc nhiên luật định nên không cần quy định lại tại điều khác --> chính vì 127 có hiệu lực tự hủy quy định tốc độ trước biển nên việc tuân thủ hiệu lực các biển 127 liên tiếp mà không cần 134, 135 vẫn được xem có giá trị ; các biển 420,421 có nội dung luật định tương tự biển 127 --> bác cho rằng em suy diễn
- Quan điểm của bác : biển 127 chỉ hết hiệu lực theo điều 27.5 --> biển 127 chỉ hết hiệu lực khi có biển 134, 135 mà không có biển báo nào khác làm mất hiệu lực --> mặc dù biển 127 không làm mất hiệu lực biển 127 nhưng khi gặp các biển 127 được đặt liên tiếp thì phải tuân thủ biển sau vì biển sau "tạm dừng hiệu lực" biển 127 trước --> không đưa ra điều luật nào quy định : khi gặp các biển 127 liên tiếp thì phải tuân theo biển sau cũng như biển 127 sau chỉ "tạm dừng hiệu lực" biển 127 trước --> cho rằng yêu cầu chứng minh bằng điều luật quy định "gặp biển sau phải tuân thủ biển sau, biển 127 sau chỉ tạm dừng hiệu lực biển 127 trước " là bắt bẻ theo chữ
==> vậy thì quan điểm của ai là suy diễn xin để mọi người đánh giá.

Còn bác bảo hết thì cứ cho quy định nào ghi rõ biển 127 sẽ hết hiệu lực khi có 127 khác cắm sau đó thì dẫn giúp em.
Quy định cụ thể nào ghi rõ về hiệu lực em đã trích dẫn ở phần trên và bác cũng đã xác nhận biển 127 có nội dung : quy định tốc độ có hiệu lực từ vị trí biển báo, quy định tốc độ trước biển báo không được áp dụng sau biển báo.
Một quy định không được áp dụng nữa bởi một quy định khác và cũng không biết khi nào được áp dụng lại thì được gọi là gì nếu không phải là mất hiệu lực ?
 
  • Like
Reactions: hungpg and ntt61
Hạng D
8/6/12
1.193
1.762
113
Thực tế cho thấy xxx đã phạt trường hợp cụ thể này, vậy bác thử hỗ trợ xem quan điểm của bác có được tòa chấp nhận?
- Ông chú diệt teo của bác ngotpro hoàn toàn có thể lấy quan điểm của em để làm cơ sở bảo vệ quyền lợi của mình nếu bác ấy muốn. Nếu lấy để làm cơ sở bảo vệ quyền lợi thì sẽ có cơ hội chứng minh những nội dung đó được các cơ quan thẩm quyền nhìn nhận như thế nào --> rút ra kết luận để áp dụng thực tiễn.
- Nếu chỉ dựa vào kết quả phạt hay không phạt, tòa chấp nhận hay hay không chấp nhận quan điểm bảo vệ của người bị phạt, người khởi kiện rồi kết luận quan điểm đó là đúng hay sai quy định pháp luật thì kết luận đó chưa chính xác, vì quyền phạt hay không phạt, chấp nhận hay không chấp nhận thuộc quyền của người có thẩm quyền khi xem xét đánh giá quan điểm đó cũng như có những yếu tố khác tác động, thực tiễn không phải tất cả quan điểm gì phù hợp pháp luật khi đưa ra tranh luận đều được chấp nhận nhất là với các vụ việc hành chính.
 
  • Like
Reactions: ntt61
Hạng F
23/3/12
9.236
19.442
113
TP. HCM
- Ông chú diệt teo của bác ngotpro hoàn toàn có thể lấy quan điểm của em để làm cơ sở bảo vệ quyền lợi của mình nếu bác ấy muốn. Nếu lấy để làm cơ sở bảo vệ quyền lợi thì sẽ có cơ hội chứng minh những nội dung đó được các cơ quan thẩm quyền nhìn nhận như thế nào --> rút ra kết luận để áp dụng thực tiễn.
- Nếu chỉ dựa vào kết quả phạt hay không phạt, tòa chấp nhận hay hay không chấp nhận quan điểm bảo vệ của người bị phạt, người khởi kiện rồi kết luận quan điểm đó là đúng hay sai quy định pháp luật thì kết luận đó chưa chính xác, vì quyền phạt hay không phạt, chấp nhận hay không chấp nhận thuộc quyền của người có thẩm quyền khi xem xét đánh giá quan điểm đó cũng như có những yếu tố khác tác động, thực tiễn không phải tất cả quan điểm gì phù hợp pháp luật khi đưa ra tranh luận đều được chấp nhận nhất là với các vụ việc hành chính.
E thích lập luận của bác. Rất logic, ko mâu thuẫn.