Hạng F
7/8/14
8.552
7.356
113
59
Đúng là e nhầm. Nó có loại trừ những trường hợp vi phạm về tốc độ.
Quy định như vậy vừa thừa vừa thiếu. Chỉ cần loại trừ những hành vi có quy định riêng là đủ.
Vi phạm tốc độ, vi phạm tải trọng hay như hành vi đi ngược chiều cũng là quy định riêng (hành vi này trước đây gộp chung vào hành vi đi vào đường cấm).
biển báo để xác định ta vi phạm hành vi nào, càng k có chuyện gộp nhiều hành vi trên 1 biển báo.

Còn theo suy luận của bác. Vi phạm tốc độ trên 20km/h thì tất nhiên phải vi phạm tốc độ từ 10-20km/h.
Đây cũng chỉ là 1 hành vi vi phạm quá tốc độ thôi, nhưng quy ra các mức phạt khác nhau vì mức độ nguy hiểm khác nhau.

Biển báo cấm tải trọng là quy định riêng, k gộp với hành vi đi vào đường cấm, trừ khi ở đó có 2 biển báo hiệu thì vi phạm 2 lỗi
Bác vẫn không chịu đọc bài phân tích mà cứ còm theo cảm tính, nội dung chính của biển này là Biển ĐƯỜNG CẤM nhé
B.15. Biển số P.115 "Hạn chế tải trọng toàn bộ xe"

Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có tải trọng toàn bộ xe (tải trọng bản thân xe cộng với khối lượng chuyên chở) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua, phải đặt biển số P.115 "Hạn chế tải trọng toàn bộ xe".

Như vậy với các trích dẫn trên theo định nghĩa trong quy chuẩn 41 thì chúng ta thấy rằng Biển P115 là biển đường cấm thuộc nhóm biển báo cấm của Biển báo hiệu đường bộ.

Hơn nữa vì đầu câu định nghĩa là …”Để báo đường cấm các loại xe…. Nên chúng ta xác định biển P115 này nội dung giống như những biển từ P101 đến P 120 là biển đường cấm, loại xe bị cấm đi vào đường có biển này là xe có tổng tải trọng vượt quá trị số ghi trên biển.
 
Hạng D
19/5/15
1.544
1.764
113
31
Đây cũng chỉ là 1 hành vi vi phạm quá tốc độ thôi, nhưng quy ra các mức phạt khác nhau vì mức độ nguy hiểm khác nhau.


Bác vẫn không chịu đọc bài phân tích mà cứ còm theo cảm tính, nội dung chính của biển này là Biển ĐƯỜNG CẤM nhé
B.15. Biển số P.115 "Hạn chế tải trọng toàn bộ xe"

Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có tải trọng toàn bộ xe (tải trọng bản thân xe cộng với khối lượng chuyên chở) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua, phải đặt biển số P.115 "Hạn chế tải trọng toàn bộ xe".

Như vậy với các trích dẫn trên theo định nghĩa trong quy chuẩn 41 thì chúng ta thấy rằng Biển P115 là biển đường cấm thuộc nhóm biển báo cấm của Biển báo hiệu đường bộ.

Hơn nữa vì đầu câu định nghĩa là …”Để báo đường cấm các loại xe…. Nên chúng ta xác định biển P115 này nội dung giống như những biển từ P101 đến P 120 là biển đường cấm, loại xe bị cấm đi vào đường có biển này là xe có tổng tải trọng vượt quá trị số ghi trên biển.
Bác lại cãi.
Em hỏi bác Biển cấm đi ngược chiều có phải là biến "đường cấm" k?
Tại sao nó lại k xử phạt hành vi "đi vào đường cấm" mà lại xử phạt hành vi "đi ngược chiều"?
Nó là biển "đường cấm" nhưng khi đã có quy định riêng, thì tất nhiên phải loại trừ hành vi "đi vào đường cấm", dù có quy định hay k có quy định rõ ràng.
Ai cho bác gộp vào? Quy định ở đâu cho bác gộp?
 
  • Like
Reactions: thietbiloc
Hạng F
7/8/14
8.552
7.356
113
59
Bác lại cãi.
Em hỏi bác Biển cấm đi ngược chiều có phải là biến "đường cấm" k?
Tại sao nó lại k xử phạt hành vi "đi vào đường cấm" mà lại xử phạt hành vi "đi ngược chiều"?
Nó là biển "đường cấm" nhưng khi đã có quy định riêng, thì tất nhiên phải loại trừ hành vi "đi vào đường cấm", dù có quy định hay k có quy định rõ ràng.
Ai cho bác gộp vào? Quy định ở đâu cho bác gộp?
Đúng, nó là biển đường cấm, hiệu lệnh của nó là đường này cấm đi ngược chiều.

Còn tại sao phải làm quy định riêng cho biển này vì nó cấm tất cả các loại xe đi ngược chiều vào đường này.
Và vì nó có quy định riêng nên phải phạt đúng lỗi của quy định riêng này là đi ngược chiều trên đường có biển đi ngược chiều mà không phạt lỗi đi vào đường cấm.
Mức phạt cũng tương đương lỗi đi vào đường cấm.

4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”,

Còn biển P.115 về nội dung chính của nó là biển đường cấm, còn mức phạt quá tải trọng là mức phạt riêng (có thể không liên quan đến biển đường cấm).
Hơn nữa mức phạt này chỉ áp dụng cho xe vi phạm có tổng tải trọng vượt quá 10%, còn biển đường cấm thì cấm tất cả các xe trong quy định của nó cho nên dù vượt dưới 10% hay trên 10% đều vẫn là vi phạm hiệu lệnh của biển P.115 là đi vào đường cấm xe có tải trọng vượt quá trị số ghi trên biển.
 
Hạng B2
31/5/07
334
255
63
Bác có đọc hết bài chưa?
Bác hiểu thế nào là lỗi đi vào đường cấm?
Lỗi quá tải trọng khác với lỗi đi vào đường cấm nhé.
Trích dẫn nhiều mà không liên quan gì đến phân tích của bài.
Bác phản biện các phân tích của mình nếu không đồng ý câu chữ nào chứ đừng lái ra ngoài.
Nếu có tính sai số gì đó như bác nói thì dưới hay trên 10% thì cũng phải có sai số chứ, né tránh gì, bác không trả lời câu hỏi này mới là né tránh đó chứ.

Em đọc cả bài về biển hạn chế tốc độ và biển hạn chế tải trọng của bác rồi !
Bác vẫn chưa hiểu khái niệm loại trừ sự kiện bất ngờ trong quy định của Luật khi mà những người xây dựng Nghị định đã xem xét đưa nó vào ẩn trong quy định, cái ngưỡng 10% và 5km/h đã quy định chính là ngưỡng để xem xét loại trừ tình huống này trong xử phạt. Nói nôm na như thế này cho dễ hiểu hơn nhé

Nếu bác chạy xe trên đường mà đồng hồ xe báo 50km/h (tạm chưa bàn đến sai số của chính đồng hồ xe) thì thực tế cái máy bắn tốc độ của công an với sai số 2km/h có thể hiện lên là 52km/h. Việc vi phạm này là sự kiện không thể thấy trước hành vi "được cho là vi phạm" của mình nên không bị xem xét xử lý. Với trường hợp bác chạy với đồng hồ 53km/h mà bị bắn thành 55km/h thì bản thân hành vi 53km/h là hành vi đã vi phạm rồi và người điều khiển đã biết trước về sự vi phạm mức 50km/h của mình - loại trừ sự kiện bất ngờ là sai số của máy bắn. (Thực tế sai số máy bắn có thể dương hoặc âm trong phạm vi cho phép).

Đối với tải trọng nếu người điều khiển phương tiện bằng một cái cân xe (đã được kiểm định đàng hoàng nhé) ở cổng cảng với trị số cân tổng tải trọng là 19.990kg dưới mức quy định. Thực tế cái xe có thể có tổng tải trọng thực tế là 19.990kg + 50kg sai số của cái cân thành 20.040kg mà người điều khiển không thể thấy trước được điều đó thì đến lúc cân xe ở trạm của CSGT mà xui xẻo lại gặp cái cân sai số dương 100kg nó sẽ báo là 20.140kg, cứ cho là trạm cân của CSGT chủ động xem xét hiệu chỉnh giảm số cân của chính họ (qua mức chất lượng kiểm định đã được dán tem) để làm cơ sở xem xét xử phạt đi nữa thì tổng tải trọng sẽ vẫn vượt quá quy định 20T. Đây là tình huống hoàn toàn không thể thấy trước đối với người điều khiển phương tiện và không bị xem xét rơi vào trường hợp phải xử lý vi phạm hành chính về tổng tải trọng.

Ở đây các cụ cần hiểu chuẩn xác rằng việc chạy quá một chút hay chở quá một chút so với quy định của biển báo vẫn là hành vi vi phạm tuy nhiên đối với vi phạm ở mức độ đủ nhỏ thì do một số nguyên nhân khách quan về dung sai thiết bị, dụng cụ đo của người điều khiển với người xử lý vi phạm nó có thể rơi vào tình huống "sự kiện bất ngờ" theo Luật nên không xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 3 điều 11 của Luật xử lý VPHC. Đây là quan điểm xuyên suốt qua tất cả các nội dung xử phạt tại nghị định 100 có liên quan đến sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính.

Nhưng em lưu ý rằng chính ở đặc điểm sai số này, nếu các cụ xác định không bị xử phạt với tốc độ 53km/h khi chạy trên các đoạn đường giới hạn 50km/h (set tốc độ 53km/h qua cruise control chẳng hạn) thì các cụ có thể gặp quả máy bắn sai số 2km/h và nhận được hình ảnh 55km/h và bị xử lý vi phạm ở mức thấp nhất. Vụ này không oan vì các cụ thực tế đã chạy quá tốc độ cho phép kha khá mất rồi.
 
  • Like
Reactions: ntt61
Hạng F
7/8/14
8.552
7.356
113
59
Em đọc cả bài về biển hạn chế tốc độ và biển hạn chế tải trọng của bác rồi !
Bác vẫn chưa hiểu khái niệm loại trừ sự kiện bất ngờ trong quy định của Luật khi mà những người xây dựng Nghị định đã xem xét đưa nó vào ẩn trong quy định, cái ngưỡng 10% và 5km/h đã quy định chính là ngưỡng để xem xét loại trừ tình huống này trong xử phạt. Nói nôm na như thế này cho dễ hiểu hơn nhé

Nếu bác chạy xe trên đường mà đồng hồ xe báo 50km/h (tạm chưa bàn đến sai số của chính đồng hồ xe) thì thực tế cái máy bắn tốc độ của công an với sai số 2km/h có thể hiện lên là 52km/h. Việc vi phạm này là sự kiện không thể thấy trước hành vi "được cho là vi phạm" của mình nên không bị xem xét xử lý. Với trường hợp bác chạy với đồng hồ 53km/h mà bị bắn thành 55km/h thì bản thân hành vi 53km/h là hành vi đã vi phạm rồi và người điều khiển đã biết trước về sự vi phạm mức 50km/h của mình - loại trừ sự kiện bất ngờ là sai số của máy bắn. (Thực tế sai số máy bắn có thể dương hoặc âm trong phạm vi cho phép).

Đối với tải trọng nếu người điều khiển phương tiện bằng một cái cân xe (đã được kiểm định đàng hoàng nhé) ở cổng cảng với trị số cân tổng tải trọng là 19.990kg dưới mức quy định. Thực tế cái xe có thể có tổng tải trọng thực tế là 19.990kg + 50kg sai số của cái cân thành 20.040kg mà người điều khiển không thể thấy trước được điều đó thì đến lúc cân xe ở trạm của CSGT mà xui xẻo lại gặp cái cân sai số dương 100kg nó sẽ báo là 20.140kg, cứ cho là trạm cân của CSGT chủ động xem xét hiệu chỉnh giảm số cân của chính họ (qua mức chất lượng kiểm định đã được dán tem) để làm cơ sở xem xét xử phạt đi nữa thì tổng tải trọng sẽ vẫn vượt quá quy định 20T. Đây là tình huống hoàn toàn không thể thấy trước đối với người điều khiển phương tiện và không bị xem xét rơi vào trường hợp phải xử lý vi phạm hành chính về tổng tải trọng.
Sư kiện bất ngờ như bác nói trong trường hợp này là không đúng, bất ngờ là nếu bác hoàn toàn không lường trước và không trở tay kịp khi gặp tình huống xảy ra và đành phải vi phạm…
Còn trường hợp này bác hoàn toàn có thể điều chỉnh được để không vi phạm như giảm bớt số hàng trên xe xuống nhiều hơn tí, chủ động giảm tốc độ xuống dưới trị số cấm trên biển nhiều hơn tí, hoặc chủ động nhất là không đi vào khi thấy có biển cấm P.115 này, cho nên nếu bác vẫn vi phạm mà không chủ động điều chỉnh hành vi của mình thì không thể gọi là bất ngờ được.

Sai số vẫn là cái nhiều bác hay bàn đến, nhưng nhắc lại SỐ GHI NHẬN trên máy bắn tốc độ là số PHẢI CHẤP NHẬN, vì nó đã được dán tem kiểm định nên không quan tâm gì đến số đó thực tế là đúng hay sai.

Tương tự, kết quả cân cuối cùng trong biên bản là số PHẢI CHẤP NHẬN.

Và theo Nghị định thì cứ theo số của máy bắn, của trạm cân mà áp vào lỗi vi phạm thôi.

Ở đây các cụ cần hiểu chuẩn xác rằng việc chạy quá một chút hay chở quá một chút so với quy định của biển báo vẫn là hành vi vi phạm tuy nhiên đối với vi phạm ở mức độ đủ nhỏ thì do một số nguyên nhân khách quan về dung sai thiết bị, dụng cụ đo của người điều khiển với người xử lý vi phạm nó có thể rơi vào tình huống "sự kiện bất ngờ" theo Luật nên không xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 3 điều 11 của Luật xử lý VPHC. Đây là quan điểm xuyên suốt qua tất cả các nội dung xử phạt tại nghị định 100 có liên quan đến sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính.

Nhưng em lưu ý rằng chính ở đặc điểm sai số này, nếu các cụ xác định không bị xử phạt với tốc độ 53km/h khi chạy trên các đoạn đường giới hạn 50km/h (set tốc độ 53km/h qua cruise control chẳng hạn) thì các cụ có thể gặp quả máy bắn sai số 2km/h và nhận được hình ảnh 55km/h và bị xử lý vi phạm ở mức thấp nhất. Vụ này không oan vì các cụ thực tế đã chạy quá tốc độ cho phép kha khá mất rồi.
Lại tiếp tục suy diễn, nhắc lại, không có gì để đảm bảo đồng hồ xe của bác là chính xác nên bác có chủ động chạy 53 km/h, và dù có sai số gì đó thì máy bắn tốc độ của CSGT là con số được pháp luật công nhận để xử phạt, nên số 55km/h là con số cuối cùng mà bác phải nhận biên bản.

Quá một chút hay nhiều chút thì cũng là quá, và đã quá trị số ghi trên biển là đủ để áp vào khung phạt, và nhắc lại sự kiện bất ngờ gì đó không thể là hành vi vi phạm tốc độ hoặc đi vào đường cấm mà bác hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh được để không vi phạm.
 
Hạng B2
31/5/07
334
255
63
Sư kiện bất ngờ như bác nói trong trường hợp này là không đúng, bất ngờ là nếu bác hoàn toàn không lường trước và không trở tay kịp khi gặp tình huống xảy ra và đành phải vi phạm…
Còn trường hợp này bác hoàn toàn có thể điều chỉnh được để không vi phạm như giảm bớt số hàng trên xe xuống nhiều hơn tí, chủ động giảm tốc độ xuống dưới trị số cấm trên biển nhiều hơn tí, hoặc chủ động nhất là không đi vào khi thấy có biển cấm P.115 này, cho nên nếu bác vẫn vi phạm mà không chủ động điều chỉnh hành vi của mình thì không thể gọi là bất ngờ được.

Sai số vẫn là cái nhiều bác hay bàn đến, nhưng nhắc lại SỐ GHI NHẬN trên máy bắn tốc độ là số PHẢI CHẤP NHẬN, vì nó đã được dán tem kiểm định nên không quan tâm gì đến số đó thực tế là đúng hay sai.

Tương tự, kết quả cân cuối cùng trong biên bản là số PHẢI CHẤP NHẬN.

Và theo Nghị định thì cứ theo số của máy bắn, của trạm cân mà áp vào lỗi vi phạm thôi.


Lại tiếp tục suy diễn, nhắc lại, không có gì để đảm bảo đồng hồ xe của bác là chính xác nên bác có chủ động chạy 53 km/h, và dù có sai số gì đó thì máy bắn tốc độ của CSGT là con số được pháp luật công nhận để xử phạt, nên số 55km/h là con số cuối cùng mà bác phải nhận biên bản.

Quá một chút hay nhiều chút thì cũng là quá, và đã quá trị số ghi trên biển là đủ để áp vào khung phạt, và nhắc lại sự kiện bất ngờ gì đó không thể là hành vi vi phạm tốc độ hoặc đi vào đường cấm mà bác hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh được để không vi phạm.

Cụ chưa hiểu đúng khái niệm "sự kiện bất ngờ" của Luật XLVPHC mà cứ hiểu theo chữ nghĩa đời thường ! Đây là cái mà chúng ta hay mắc khi áp dụng quy định pháp luật. Không trở tay kịp và buộc phải vi phạm theo Luật XLVPHC lại là "sự kiện bất khả kháng" cơ :)

Nếu như chúng ta chủ động giảm tải trọng quá đi nhiều hoặc chạy chậm hơn so với quy định thì làm biến dạng ý nghĩa quy định giới hạn của pháp luật mất rồi !
 
Hạng F
7/8/14
8.552
7.356
113
59
Cụ chưa hiểu đúng khái niệm "sự kiện bất ngờ" của Luật mà cứ hiểu theo chữ nghĩa đời thường ! Đây là cái mà chúng ta hay mắc khi áp dụng quy định pháp luật.

Nếu như chúng ta chủ động giảm tải trọng quá đi nhiều hoặc chạy chậm hơn so với quy định thì làm biến dạng ý nghĩa quy định giới hạn của pháp luật mất rồi !
Có chắc là bác hiểu? Bác đưa ví dụ không chính xác mà cứ cho đó là sự kiện bất ngờ.
Giảm tải hoặc giảm tốc độ là hành vi để chủ động phòng tránh vi phạm, và hoàn toàn không thể gọi là bất ngờ nếu sự kiện đó bác chủ động phòng tránh được,,
Biến dạng ý nghĩa quy định giới hạn của PL là gì? nhờ bác nói rõ hơn?
 
Hạng F
23/3/12
9.247
19.451
113
TP. HCM
Em đọc cả bài về biển hạn chế tốc độ và biển hạn chế tải trọng của bác rồi !
Bác vẫn chưa hiểu khái niệm loại trừ sự kiện bất ngờ trong quy định của Luật khi mà những người xây dựng Nghị định đã xem xét đưa nó vào ẩn trong quy định, cái ngưỡng 10% và 5km/h đã quy định chính là ngưỡng để xem xét loại trừ tình huống này trong xử phạt. Nói nôm na như thế này cho dễ hiểu hơn nhé

Nếu bác chạy xe trên đường mà đồng hồ xe báo 50km/h (tạm chưa bàn đến sai số của chính đồng hồ xe) thì thực tế cái máy bắn tốc độ của công an với sai số 2km/h có thể hiện lên là 52km/h. Việc vi phạm này là sự kiện không thể thấy trước hành vi "được cho là vi phạm" của mình nên không bị xem xét xử lý. Với trường hợp bác chạy với đồng hồ 53km/h mà bị bắn thành 55km/h thì bản thân hành vi 53km/h là hành vi đã vi phạm rồi và người điều khiển đã biết trước về sự vi phạm mức 50km/h của mình - loại trừ sự kiện bất ngờ là sai số của máy bắn. (Thực tế sai số máy bắn có thể dương hoặc âm trong phạm vi cho phép).

Đối với tải trọng nếu người điều khiển phương tiện bằng một cái cân xe (đã được kiểm định đàng hoàng nhé) ở cổng cảng với trị số cân tổng tải trọng là 19.990kg dưới mức quy định. Thực tế cái xe có thể có tổng tải trọng thực tế là 19.990kg + 50kg sai số của cái cân thành 20.040kg mà người điều khiển không thể thấy trước được điều đó thì đến lúc cân xe ở trạm của CSGT mà xui xẻo lại gặp cái cân sai số dương 100kg nó sẽ báo là 20.140kg, cứ cho là trạm cân của CSGT chủ động xem xét hiệu chỉnh giảm số cân của chính họ (qua mức chất lượng kiểm định đã được dán tem) để làm cơ sở xem xét xử phạt đi nữa thì tổng tải trọng sẽ vẫn vượt quá quy định 20T. Đây là tình huống hoàn toàn không thể thấy trước đối với người điều khiển phương tiện và không bị xem xét rơi vào trường hợp phải xử lý vi phạm hành chính về tổng tải trọng.

Ở đây các cụ cần hiểu chuẩn xác rằng việc chạy quá một chút hay chở quá một chút so với quy định của biển báo vẫn là hành vi vi phạm tuy nhiên đối với vi phạm ở mức độ đủ nhỏ thì do một số nguyên nhân khách quan về dung sai thiết bị, dụng cụ đo của người điều khiển với người xử lý vi phạm nó có thể rơi vào tình huống "sự kiện bất ngờ" theo Luật nên không xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 3 điều 11 của Luật xử lý VPHC. Đây là quan điểm xuyên suốt qua tất cả các nội dung xử phạt tại nghị định 100 có liên quan đến sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính.

Nhưng em lưu ý rằng chính ở đặc điểm sai số này, nếu các cụ xác định không bị xử phạt với tốc độ 53km/h khi chạy trên các đoạn đường giới hạn 50km/h (set tốc độ 53km/h qua cruise control chẳng hạn) thì các cụ có thể gặp quả máy bắn sai số 2km/h và nhận được hình ảnh 55km/h và bị xử lý vi phạm ở mức thấp nhất. Vụ này không oan vì các cụ thực tế đã chạy quá tốc độ cho phép kha khá mất rồi.
Mình có dạy ảnh 1 bài toán về sai số, sử dụng đúng các số liệu TCVN về biên độ sai số cho phép khi kiểm định thiết biị . Nhưng, ảnh ko hiểu, chỉ nằng nặc đòi cho bằng được câu nào trong luật GTĐB hay QC 41 mới chịu.
Cuối cùng mình hiểu ra vấn đề:
Mình liền dẫn cho ảnh 1 bài về RLTT, triệu chứng biểu hiện y chang như ảnh thể hiện trong thớt, nhưng ảnh cũng ko đọc hoặc đọc mà ko hiểu.
Monh người nhà ảnh đọc, vì người bịnh này ko biết mình bị bịnh.
Bó tay!
 
Hạng F
7/8/14
8.552
7.356
113
59
Mình có dạy ảnh 1 bài toán về sai số, sử dụng đúng các số liệu TCVN về biên độ sai số cho phép khi kiểm định thiết biị . Nhưng, ảnh ko hiểu, chỉ nằng nặc đòi cho bằng được câu nào trong luật GTĐB hay QC 41 mới chịu.
Cuối cùng mình hiểu ra vấn đề:
Mình liền dẫn cho ảnh 1 bài về RLTT, triệu chứng biểu hiện y chang như ảnh thể hiện trong thớt, nhưng ảnh cũng ko đọc hoặc đọc mà ko hiểu.
Monh người nhà ảnh đọc, vì người bịnh này ko biết mình bị bịnh.
Bó tay!
Không trích dẫn được bất kỳ quy định nào nói về sai số cho phép trong Luật GTĐB, quy chuẩn.... mà cứ tự nhiên tự tiện áp vào.
Tranh luận thì toàn là suy diễn, các số liệu TCVN thì để áp dụng khi kiểm định các thiết bị kỷ thuật...có liên quan gì đến Quy chuẩn 41, nghị định 46... mà cứ nhai đi nhai lại hoài.

Bác bịnh quá nặng rồi nhé, cần uống thuốc liều cao hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng F
23/3/12
9.247
19.451
113
TP. HCM
Không trích dẫn được bất kỳ quy định nào nói về sai số cho phép trong Luật GTĐB, quy chuẩn.... mà cứ tự nhiên tự tiện áp vào.
Tranh luận thì toàn là suy diễn, các số liệu TCVN thì để áp dụng khi kiểm định các thiết bị kỷ thuật...có liên quan gì đến Quy chuẩn, nghị định mà cứ nhai đi nhai lại hoài.

Bác bịnh quá nặng rồi nhé, cần uống thuốc liều cao hơn.
Thôi được, bây giờ nếu anh trả lời được thắc mắc bày thì mình chịu thua anh.
Anh lái xe với tốc độ 49km/g thể hiện trên đồng hồ odo xe của anh.
Đến đoạn có biển hạn chế tốc độ 50.
Anh bị CSGT vẫy với tốc độ đo được trên máy là 52 km/g. Máy đã được kiểm định.
Anh có đồng ý với tốc độ đó chịu đóng phạt lỗi ko tuân thủ biển báo?????