Hạng B2
15/8/17
291
46
28
Quận 2, Tp.hô chí minh
Hệ thống lái có chức năng dẫn hướng cho xe khi hoạt động. Trên hầu hết các xe ô tô con hiện nay đều được trang bị hệ thống lái trợ lực thủy lực, trợ lực thủy lực – điện hoặc trợ lực điện hoàn toàn. Trong bài viết này tôi sẽ đề cập đến hệ thống lái phổ biến nhất được trang bị trên các xe con đó là hệ thống lái trợ lực thủy lực (trợ lực dầu) và những hư hỏng thường gặp.
Mục lục
I. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống lái thuỷ lực
II. Các hư hỏng thường gặp ở hệ thống lái thuỷ lực

1. Tay lái nặng
2. Vô lăng bị rơ

Trợ lực lái thủy lực gồm bình chứa dầu, bơm trợ lực dẫn động đai thường bố trí chung với một số phụ tải khác như máy nén điều hòa, máy phát điện. Bơm kết nối với van phân phối thông qua đường cấp dầu cao áp. Đường hồi dầu nối van với bình chứa. Hai đường ống khác dẫn dầu từ van phân phối xuống xi lanh chấp hành được tích hợp với thước lái.
Nh%E1%BB%AFng-h%C6%B0-h%E1%BB%8Fng-th%C6%B0%E1%BB%9Dng-g%E1%BA%B7p-tr%C3%AAn-h%E1%BB%87-th%E1%BB%91ng-l%C3%A1i-thu%E1%BB%B7-l%E1%BB%B1c-c%E1%BB%A7a-%C3%B4-t%C3%B4-1.jpg

Van phân phối kết nối động với cơ cấu lái. Khi quay vô-lăng, van xoay tương ứng theo chiều đánh lái, một phía xi-lanh thông với dòng dầu áp suất cao, đẩy pít-tông lệch về một phía, dầu trong xi-lanh còn lại hồi về bình chứa. Chênh lệch áp suất giữa hai bên pít-tông tạo ra lực đẩy hỗ trợ bánh xe quay vòng.
Trong quá trình chúng ta sử dụng xe, các chi tiết trong hệ thống lái sẽ chịu tác dụng của các lực làm cho chúng có thể hao mòn, biến dạng, hoặc gây ra hư hỏng… may mắn thay là chúng ta sẽ cảm nhận được các dấu hiệu trước khi hệ thống lái của xe bạn mất kiểm soát.
II. Các hư hỏng thường gặp ở hệ thống lái thuỷ lực
1. Tay lái nặng

Vấn đề đầu tiên chủ xe cần quan tâm khi đánh lái thấy nặng là thiếu dầu trợ lực lái. Trước khi mở nắp bình hãy làm sạch xung quanh tránh để bụi bẩn lọt vào hệ thống. Thước đo dầu thường liền nắp.
Có thể dầu trợ lực lái của xe bạn thấp hơn mức low hoặc bơm trợ lực của bạn bị hư hỏng dẫn đến điều này. Trường hợp này có thể do bơm trợ lực bị mòn cánh bơm, hở đường dầu tới thước lái hoặc bị xước bề mặt bơm.
2. Vô lăng bị rơ
Độ rơ vô lăng lái sẽ phản ánh độ rơ của hệ thống lái. Tình trạng này do quá trình sử dụng lâu ngày nên các khớp nối như khớp trục trung gian, khớp cầu, trục các đăng lái bị mòn làm gia tăng độ trễ khi lái xe. Khi độ rơ vô lăng nhiều, bạn cần đưa xe đến các gara để kỹ thuật viên kiểm tra và khắc phục sớm.
3. Tiếng kêu bất thường ở hệ thống lái
Nếu bạn đánh hết lái sang trái hay sang phải mà nghe tiếng kêu “xẹt xẹt” thì thường do dây đai truyền động đã bị chùng, bị mòn quá dẫn đến bị trượt gây ra tiếng kêu khó chịu. Còn khi xuất hiện tiếng kêu “re re” là do mức dầu đã xuống thấp hoặc bơm trợ lực kém.
Căng lại dây đai truyền động để hạn chế tiếng kêu
Khi đánh lái nhẹ mà có tiếng kêu lục khục dưới gầm thì có thể là do bạc lái bị mòn, bị rơ. Lúc này bạn nên đi kiểm tra và sữa chữa sớm nếu không sẽ làm hỏng hoàn toàn thước lái không khắc phục được.
4. Chảy dầu hao dầu
Đây là hiện tượng thường gặp ở hệ thống lái trợ lực thủy lực. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do phớt thước lái bị chảy dầu, tuổi thọ của phớt thước lái thấp nên sau một thời gian sử dụng gây ra chảy dầu.
Một trường hợp khác là do chụp bụi lái bị rách làm cho nước, bụi xâm nhập phá hỏng phớt thước lái gây ra hiên tượng trên hoặc đai siết hai đầu thước lái không chặt làm rỗ ti, phá hỏng phớt.
III. Kinh nghiệm kiểm tra & bảo dưỡng hệ thống lái thuỷ lực
Hằng ngày khi bạn lái xe bạn cần kiểm tra tay lái xe có bị rơ hay bị kẹt hoặc có tiếng kêu bất thường không, việc này là rất quan trọng vì nếu đang đi mà xe mất lái sẽ dễ dẫn đến tai nạn giao thông.
Khi đến kỳ bảo dưỡng xe bạn cũng cần phải yêu cầu kỹ thuật viên kiểm tra kỹ hệ thống lái ở các hạng mục sau:
Kiểm tra độ kín khít của hộp tay lái, giá đỡ trục, các đăng tay lái, hệ thống trợ lực tay lái thuỷ lực. Nếu rò rỉ phải làm kín, nếu thiếu phải bổ sung.
  • Kiểm tra độ rơ các đăng tay lái. Hành trình tự do vành tay lái. Nếu vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải điều chỉnh lại.
Hệ thống lái cũng như các hệ thống khác, kết hợp với nhau để làm nên chiếc xe hoạt động hoàn hảo và an toàn cho bạn. Hãy luôn chăm sóc và kiểm tra chúng thường xuyên để xe của bạn luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy và thoải mái. MITSUBISHI TẠI THÁI NGUYÊN - wWw.mitsubishithainguyen.com.vn