Hạng D
28/3/15
1.924
9.320
113
49
Các bác cho em hỏi là xe em chỉ có nút start/stop thôi, khi em lên xe thì nhấn nút đó là xe nổ máy điện tự bật hết ráo. Đến khi dừng xe mà không gài số P, lại nhấn stop thì động cơ tắt nhưng nguồn điện vẫn còn.

Vậy làm thế nào em bật nguồn điện mà không khởi động động cơ?

Vài lần em phải đề máy lên, chuyển N, rồi tắt máy xe để xài phần điện thôi, vì cái cần số ban đầu chưa khởi động điện bị khoá cứng lại không chuyển số được.
Bác nhấn 1 cái mở Điện # AC.
Nhấn thêm 1 cái # ON (các đèn taplo sáng).
Đạp thắng nhấn Lần 3 Nổ máy. ...
Xe tôi toyota nó Vậy đó.
 
Hạng C
19/12/14
759
917
93
Bác nhấn 1 cái mở Điện # AC.
Nhấn thêm 1 cái # ON (các đèn taplo sáng).
Đạp thắng nhấn Lần 3 Nổ máy. ...
Xe tôi toyota nó Vậy đó.
Thế quái nào xe em City nhấn 1 phát đề luôn.
Đạp thắng hay không đạp thắng gì cũng đề máy tuốt luốt. :(
 
Hạng C
12/1/15
671
456
63
29
Ho Chi Minh City, Vietnam
Các bác cho em hỏi là xe em chỉ có nút start/stop thôi, khi em lên xe thì nhấn nút đó là xe nổ máy điện tự bật hết ráo. Đến khi dừng xe mà không gài số P, lại nhấn stop thì động cơ tắt nhưng nguồn điện vẫn còn.

Vậy làm thế nào em bật nguồn điện mà không khởi động động cơ?

Vài lần em phải đề máy lên, chuyển N, rồi tắt máy xe để xài phần điện thôi, vì cái cần số ban đầu chưa khởi động điện bị khoá cứng lại không chuyển số được.
bấm nút đề nhưng ko đạp phanh nhé, bấm 1 lần nghe đc dvd, bấm cái nữa lên xuống kiếng, bật đèn lái, bật gạt mưa,...
 
  • Like
Reactions: 270mph
Hạng B2
17/9/18
122
21
18
30
Thế quái nào xe em City nhấn 1 phát đề luôn.
Đạp thắng hay không đạp thắng gì cũng đề máy tuốt luốt. :(
city không đạp phanh thì làm sao nhấn 1 phát đề luôn được bác :D
bác gài cần số ở P, kéo phanh tay, chân ko đạp phanh rồi nhấn start stop lần 1 rồi xem như thế nào, tiếp theo nhấn cái nữa rồi cảm nhận :D, cuối cùng đạp phanh chân nhấn thêm cái nữa hạ phanh tay gài số D và dzọt nhé bác :D
 
  • Like
Reactions: 270mph
VTP confirmed
Hạng B2
Thao tác của bác như vậy là thừa nhé. Tất cả các xe đều ngắt toàn bộ hệ thống phụ tải như máy lạnh, đèn, ... để tập trung toàn bộ năng lượng cho việc khởi động.
Vậy nên, khi bác lên xe: đạp phanh (thắng) rồi để nổ.
Em k nghĩ hãng không tạo quy trình khởi động lại phức tạp đến vậy, và cũng k hề thấy trong manual hướng dẫn, và e nghĩ chắc cũng chẳng có hãng nào làm phức tạp thế thời điểm này. E lên xe là đạp phanh và ấn, các thiết bị khác như đèn pha e thấy nó tự off trước khi xe khởi động, xong thì đèn sáng lại, các phần khác chắc cũng auto như vậy(máy lạnh chẳng hạn, nó chắc cũng sẽ ngắt 1 vài giây để ưu tiên cho khởi đồng mà mình k biết). Em cũng từng thử vừa chạy vừa nhấn nút khởi động, kết quả là tốc độ trên 20km/h thì k có tác dụng gì, dưới 15 km/h thì xe tắt máy và dừng luôn.
 
  • Like
Reactions: Minhox
Hạng D
17/7/15
1.343
1.527
113
Bình Dương
Thế quái nào xe em City nhấn 1 phát đề luôn.
Đạp thắng hay không đạp thắng gì cũng đề máy tuốt luốt. :(
Theo em biết thì hiện nay xe số tự động thiết kế rất an toàn về vấn đề bắt đầu di chuyển của xe. Khi muốn đề nổ máy xe thì bắt buộc phải vừa đạp phanh vừa bấm nút đề xe mới nổ máy được.
Vấn đề xe City của bác không cần đạp phanh mà vẫn đề nổ máy được thì em thấy lạ quá. Mới nghe lần đầu. Không lẽ xe Nhật mà thiết kế kém an toàn như vậy hả ta? Em không tin được bác ơi.
 
  • Like
Reactions: 270mph
Hạng D
17/7/15
1.343
1.527
113
Bình Dương
View attachment 1728354
Thói quen của em là lên xe khởi động điện, tắt máy lạnh, chờ vài giây cho các đèn báo trên bảng đồng hồ tắt đi thì em mới đạp phanh và đề nổ xe. Thật sự về mặt kỹ thuật, em không rõ liệu làm như vậy thì có tốt gì cho xe hay không nhưng mà thói quen này em đã duy trì từ lúc mới mua xe đến giờ. Em nghĩ nó cũng có mặt tốt, vì khi khởi động điện thì một số hệ thống sẽ bắt đầu vận hành và chuẩn bị cho việc đề nổ động cơ. Ngoài ra, tắt máy lạnh trước khi đề nổ cũng sẽ tốt cho ắc-quy hơn.[pagebreak][/pagebreak]

Nhờ một số bác có kinh nghiệm về kỹ thuật ô tô lý giải rõ hơn về vấn đề này để mọi người nắm kỹ hơn và sử dụng xe tốt hơn. Cảm ơn các bác.
Ổ khóa xe hơi thì hiện giờ có 2 loại phổ biến: (01) loại ổ cắm chìa khóa truyền thống(02) loại nút bấm kết hợp với cục remote.
Như hình sau (Nút bấm [Kia Optima 2017] / Ổ cắm chìa khóa [Hyundai HD800 tải 2018]):
Các bác lên xe là đạp phanh đề nổ luôn hay khởi động điện rồi chờ vài giây?

Về tính năng thì cả 2 loại ổ khóa đều như nhau với 3 chế độ lần lượt là ACC (chỉ cấp điện cho đầu CD/DVD để nghe nhạc, radio), ON (cấp điện cho hết các tính năng sử dụng điện của xe: đèn, quạt, đầu CD, kính điện...) và START (khởi động máy xe).
Với ổ cắm chìa khóa thì chỉ cần đút chìa khóa vào và vặn theo từng nấc để mở từng chế độ. Còn với loại nút bấm thì cũng tương tự như vậy nhưng thay vì vặn thì sẽ chuyển thành bấm, cứ bấm vào một cái là tương ứng với một nấc vặn ở ổ cắm chìa khóa.
Loại nút bấm thì có ưu điểm hơn loại ổ cắm chìa khóa là nhanh và gọn. Chỉ cần cục remote nằm ở bất kỳ vị trí nào trong xe thì chỉ cần bấm nút là mở được từng nấc của ổ khóa và khởi động máy xe. Em thường bỏ cục remote trong quần rồi vào xe khởi động máy xe rất nhanh gọn :)

Về vấn đề của bác chủ thớt ThinhLe thì làm như bác cũng tốt, vì khi bác để ổ khóa ở chế độ ON - khởi động điện thì mặt đồng hồ (hoặc màn hình) sẽ báo đang kiểm tra hết các hệ thống của xe xem có hệ thống nào bị trục trặc không và đồng thời cho mình thấy quạt gió và đèn có đang mở không (ở hình trên em có chụp lại mặt đồng hồ lúc vừa khởi động điện của cả 2 xe dùng 2 loại ổ khóa khác nhau). Sau đó bác có thể tắt hết đèn, quạt gió... rồi xem có hệ thống nào báo lỗi không và khởi động máy xe.

Nhưng làm như bác thì chắc hiếm ai làm, vì ai cũng muốn nhanh gọn nên vừa vào xe là khởi động máy liền, bỏ qua bước khởi động điện*. Nếu có hệ thống nào bị lỗi thì sau khi khởi động máy xe xong thì trên đồng hồ vẫn báo nha bác.

Với em khi xe để khoảng 6 tiếng không nổ máy (máy nguội ngắt) thì em vào xe là khởi động máy xe ngay, sau đó hạ hết kính ở 4 cửa sổ và mở cửa sổ trời ra để không khí tù trong xe thoát ra ngoài hết, đồng thời để cho nhớt được bơm đều lên hết các hệ thống. Đây là một bước rất quan trọng mà nhiều bác bỏ qua, xe nào sử dụng động cơ cũng cần khởi động cho nóng máy với thời gian ngắn trước khi chính thức cho vận hành xe (đối với xe máy cũng vậy). Em thấy xe nào khi khởi động thì tiếng máy cũng đều nổ rất lớn và dịu lại từ từ cho đến khi êm ru (vòng tua máy lên cao và xuống thấp tương ứng với tiếng máy). Bỏ qua bước này thì ít nhiều cũng ảnh hưởng đến độ bền của xe. Sau khoảng 3 - 5 phút thì em mới lên xe chạy đi và lên kính, đóng cửa sổ trời, mở điều hòa.

*Một số xe tải có chức năng tự động xông bình ắc-quy, với loại xe này thì không thể khởi động máy xe ngay được (nếu cố tình khởi động xe thì sẽ nghe tiếng đề rét.. rét.. rét.. liên tục và không khởi động máy xe được), phải khởi động điện và trên đồng hồ có đèn báo xông bình, khi nào đèn này tắt đi (khoảng 5 giây) thì mới khởi động máy xe được.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
17/7/15
1.343
1.527
113
Bình Dương
Em thì nghĩ giống chủ thớt, vì về nguyên lý em cho là thế này:
1. Khi bật chìa, hệ thống điện (đèn báo) sẽ check toàn bộ các hệ thống của xe, nên mình chờ nó tắt các đèn báo (engine bình thường) thì mới đề máy.
2. Sau khi đề máy, vòng tua lên tầm 1200rpm, mình chờ nó xuống đến 800rpm (là vòng tua garenti bình thường của xe) thì bắt đầu vào số lăn bánh.
Trong thời gian chờ vòng tua máy ổn định thì em đi kiểm tra vòng quanh thân xe và lắng nghe tiếng máy có gì lạ không, tất cả đều ổn thì em vào xe và đạp ga...vọt.
Hết!
:)
Bước 2 của bác là quá đúng luôn. Vừa mới đề máy xe vòng tua máy lên cao (máy xe chưa ổn định và các hệ thống chưa được bôi trơn), cần có thời gian (khoảng 3 - 5 phút) để máy xe được ổn định, vòng tua máy xuống thấp sau đó mới vô số đạp ga phóng đi.
 
  • Like
Reactions: atomlife