View attachment 553191
Nghe có vẻ ngược đời nhưng đây hoàn toàn là sự thật. Sau một thời gian thi nhau "downsize engine", tức là tăng áp hóa để giảm dung tích động cơ nhằm thỏa mãn các tiêu chuẩn khí thải ngày càng khắt khe, các hãng xe nhận ra rằng hướng đi này càng ngày càng bế tắc. Lý do là những động cơ tăng áp dung tích nhỏ có thể thỏa mãn những bài test khí thải trong điều kiện lý tưởng, nhưng ở những bài test thực tế thì không.[pagebreak][/pagebreak]
Những tập đoàn xe lớn như VW, General Motors và Renault sẽ từ bỏ xu hướng "downsize engine" thu nhỏ dung tích cho cả động cơ xăng và động cơ diesel trong vòng 3 năm tới để trở lại với những dòng động cơ dung tích lớn. Dự kiến nhiều hãng xe khác cũng sẽ theo bước những anh lớn trong giới xe hơi này. Các nhà phân tích cũng chỉ ra rằng với tiêu chuẩn khí thải mới thì những động cơ xăng tăng áp dưới 1,2 lít và động cơ diesel dưới 1,5 lít sẽ không còn được các hãng sử dụng.
View attachment 553328
Cụm từ "downsize engine" trước đây thường được các hãng xe sử dụng như thuật ngữ ám chỉ việc chuyển từ động cơ hút khí tự nhiên dung tích lớn sang các động cơ tăng áp dung tích nhỏ hơn với mục tiêu là giảm khí thải, cải thiện khả năng tiết kiệm, nhưng vẫn giữ được công suất tương đương. Tuy nhiên, đó chỉ là mớ lý thuyết các hãng xe đánh vào tâm lý khách hàng để marketing cho sản phẩm của mình.
Sự thật là động cơ tăng áp chỉ thật sự tiết kiệm trong điều kiện test lý tưởng của phòng thí nghiệm, còn ngoài đời thực thì mức tiêu hao nhiên liệu của động cơ tăng áp chấm nhỏ vẫn tương đương những động cơ hút khí tự nhiên chấm lớn hơn có cùng công suất. Nếu các bác muốn tìm hiều chi tiết vấn đề này thì đọc tiếp bài
"Những sự thật chưa biết về động cơ tăng áp". Em có giải thích rất dễ hiểu ở mục Tiết kiệm nhiên liệu hơn? ...Không hẳn!
Những báo cáo gần đây chỉ ra rằng những động cơ xăng tăng áp dung tích nhỏ không thể thỏa mãn tiêu chuẩn về lượng CO2 và các chất tiêu cực được phép thải ra. Còn động cơ diesel tăng áp dung tích nhỏ thì có hàm lượng NOx vượt mức cho phép 15 lần. Báo cáo cũng chỉ rõ ra động cơ xăng tăng áp 0,9 lít của Renault test thực tế có nồng độ phát thải rất cao do động cơ phải phun bù xăng "làm mát" máy trong điều kiện tải nặng.
Động cơ tăng áp chỉ phát huy hiệu quả tiết kiệm và phát thải thấp nếu "ép" mức công suất/dung tích động cơ ở mức vừa phải. Đối với động cơ tăng áp thì chúng ta không thể nhìn số chấm động cơ mà đoán mức tiêu hao nhiên liệu thực tế được. Thay vào đó chúng ta phải nhìn vào mức công suất mà đó tạo ra. Ví dụ, một chiếc xe động cơ tăng áp 2,0 lít cho công suất 184 mã lực thì nó sẽ ít hao hơn một chiếc xe tăng áp 2,0 lít cho công suất 245 mã lực hay 360 mã lực.
* Bản thân em đã từng test mức nhiên liệu của một chiếc xe hiệu năng cao sử dụng động cơ xăng tăng áp 2,0 lít cho công suất hơn 360 mã lực. Kết quả thực tế của nó cao hơn nhiều mức nhà sản xuất công bố và có thể nói là tương đương với một chiếc xe xăng hút khí tự nhiên động cơ dung tích 3,5 - 4,0 lit.