Mấy bác ném đá bác SGV kinh quá, kiểu này em đang trung lập chắc cũng thành pro Nga quá.
Đầu tiên em xin phép tự bạch tý "em không phải pro Nga"hehe, nhưng mà em rất thích tìm hiểu hệ thống vũ khí của VN mình, Khổ 1 cái VN xài toàn hàng Nga nên 1 cách tự nhiên em biết nhiều về VK Nga.
Đầu tiên em xin phép nói về GPS Nga, nó tên là Glonass. Có bác hỏi Glonass có tồn tại không ???!!!
em xin dẫn chứng bài
Sony Ericsson và Huawei chế tạo smartphone định vị GLONASS
http://www.pcworld.com.vn/articles/san-pham/dien-thoai-di-dong/2011/02/1223736/sony-ericsson-va-huawei-che-tao-smartphone-dinh-vi-glonass/


hehe nếu Glonass mà không có thì thằng Sony và Huawei chắc không rảnh hơi để chế ra cái điện thoại kia...
từ từ em rảnh sẽ làm tiếp, mấy bác ném đá nhẹ tay tý...
 
Tiếp nữa em xin nói về Klub-K, lý giải tại sao nó lại tấn công được như trong clip :Club-K có nhiều biến thể, biến thể tấn công mục tiêu cố định thì nó tựa như tomahawk. Biến thể khác của Club-K là tấn công mục tiêu di động, biến thể này thì nó có radar ở đầu tên lửa ( tầm khoảng 30 km) dùng để xác định mục tiêu di động. Pha đầu tiên tên lửa sẽ nạp toạ độ mục tiêu từ vệ tinh hoặc radar mẹ, khi bay tới gần mục tiêu nó sẽ bật radar của nó lên và cứ thế đuổi theo mục tiêu và... bùm.

Quay trở lại đoạn clip trên Club-K tấn công sân bay của phía bên kia, đầu tiên vệ tinh nó nạp toạ độ sân bay cho tên lửa, tên lửa cứ bay tới nơi và ...bùm (cái này giống tomahawk khỏi bàn nhiều)
Cái thứ hai là tấn công mục tiêu di động có hai kiểu :

Kiểu 1 là có radar mẹ update toạ độ của mục tiêu liên tục cho tên lửa, khi tên lửa tới gần được mục tiêu nó bật radar của nó lên đuổi theo và... bùm. theo cách này tên lửa Klub-K sẽ bắn được max-range khoảng 300km gì đó em không nhớ lắm.

Kiểu thứ 2 : là vệ tinh sẽ nạp toạ độ mục tiêu vào tên lửa tên lửa bay tới toạ độ ban đầu của mục tiêu và đồng thời dùng radar của bản thân nó tìm mục tiêu, khi bắt được mục tiêu bằng radar của mình nó sẽ đuổi theo và... bùm. Nếu đánh theo kiều này thì theo em chỉ khoảng 150 km- 200 km, tức là không max-range. Nếu bắn từ khoảng cách xa hơn thì sác xuất trúng sẽ giảm nhiều.

Tiện thể em làm luôn 1 ví dụ nhỏ để dễ hình dung:
Vệ tinh phát hiện ra 1 tàu chiến địch đang chạy với vận tốc 90km/h và cách chiếc tàu chở Container Club-K 150km. Vệ tinh nạp toạ độ cho tên lửa Club-K và tàu container phóng tên lửa. Tên lửa Club-K vơi tốc độ 2M (tức là khoảng 2400km/h) bay đến chổ tàu chiến địch hết 3.75 phút. Trong 3.75 phút này chiêc tàu chiến chỉ chạy được gần 6km so với toạ độ ban đầu mà vệ tinh cung cấp. Co nghĩa là nó vẫn nằm trong tầm radar của Club-K (30km lận mà). Như vậy radar Club-K phát hiện ra tàu, đuổi theo và... bùm.
Trên đây em chỉ nói về nguyên lý để bắn Club-K.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
sinhviengià nói:
Bac Magic cu che Nga va TQ :D
Nga co he thong dinh vi rieng, phu song toan lanh tho tu lau, nhung khong biet phu ra ngoai duoc bao xa?
http://www.khoahoc.com.vn/cong-trinh/22384_He-thong-dinh-vi-toan-cau-cua-Nga.aspx

Con TQ da phu song trong lanh tho va vung bien Dai Loan roi. Co le vung bien Dong nua?

Con he thong dinh vi cua Club K thi bac tuansaigon noi roi day. Khi nao viet co dau em se phan bien hen :D
Cái tin này cũ rồi bác ơi. Trước khi phóng thì quảng cáo rầm rộ, nhưng ngay sau đó thì:

http://www.gpsdaily.com/reports/Program_Error_Caused_Russian_Glonass_Satellite_Loss_999.html
"Russia currently has a total of 26 Glonass satellites in orbit, and all but three are operational. The three lost Glonass-M satellites would have allowed Russia to operate a complete Glonass network of 24 operational satellites and have several satellites in reserve."

3 cái vệ tinh cuối cùng có thể giúp hoàn thiện hệ thống Glonass đã bị nổ tan tành. Gần đây thì nổ tiếp một cái vệ tinh truyền thông đắt gía nữa:

http://www.physorg.com/news/2011-08-satellite-loss-severe-russia-experts.html
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Có bài báo đăng vụ này đây.

Các chuyên gia vũ trụ Nga thừa nhận vụ rơi 3 vệ tinh của hệ thống Glonass không chỉ "đốt" 500 triệu USD mà còn là một cú đánh đau vào hy vọng và uy tín quốc gia.

Những nỗ lực của Nga để có một hệ định vị của riêng mình để cạnh tranh với GPS của Mỹ đã gặp một trở ngại lớn khi 3 vệ tinh cuối cùng của hệ thống rơi xuống Thái Bình Dương vào ngày 5/11.

Theo báo cáo thì một lỗi chương trình là nguyên nhân dẫn đến việc tên lửa đẩy Protocon-M của Nga mang theo 3 vệ tinh Glonass-M bay chệch khỏi đường đi sau khi được phóng đi từ trung tâm vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan. Nhiệm vụ phải hủy bỏ và tên lửa đâm xuống biển cách Hawai 1000 dặm về phía tây bắc.

Các chuyên gia vũ trụ Nga cho rằng thiệt hại ước tính khoảng 500 triệu USD nhưng cũng phải thừa nhận rằng đây là một cú đánh đau vào hy vọng và uy tín quốc gia.
http://baodatviet.vn/Uplo...linh/khcnglognass2.jpg
Vệ tinh Glonass được ghép vào tên lửa đẩy.

Tuần trước tổng thống Dmitry Medvedev đã ca ngợi việc sắp hoàn thành dự án Glonass như một bước tiến lớn trong những nỗ lực của Nga nhằm hiện đại hóa nền kinh tế, gia nhập hàng ngũ có nền khoa học vũ trụ tiên tiến và kết thúc nhận thức phổ biến rằng, các chương trình không gian hậu Xô Viết của Nga không hơn gì một “tầu vũ trụ taxi” chuyên đưa vật tư và khách du lịch quanh quỹ đạo. “Trước cuối năm nay, những chiếc vệ tinh còn lại của hệ thống Glonass sẽ được phóng lên và 2 năm tới một bản đồ định vị kỹ thuật số sẽ được hoàn thành đầy đủ, hệ thống sẽ được đưa vào sử dụng”, tổng thống Medvedev lạc quan phát biểu vào tuần trước.

Hệ thống đinh vị Glonass là câu trả lời của người Nga cho hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ. Glonass thực chất là một phiên bản phục hồi và nâng cấp đáng kể một mạng vệ tinh quân sự cũ của Liên Xô đã bị tạm dừng năm 1995 do thiếu kinh phí.

Hệ thống Glonass mới được thiết kế nhằm phục vụ cho cả mục tiêu quân sự và dân sự, được đánh giá là cạnh tranh tốt với hệGPS của Mỹ, Bắc Đẩu của Trung Quốc hay Galileo của Liên minh Châu Âu trong tương lai.
Mô hình vệ tinh định vị của Glonass.

Ba vệ tinh mới bị rơi chính là những vệ tinh cuối cùng hoàn thành việc phủ sóng toàn cầu trước khi dự kiến ra mắt hệ thống vào đầu năm tới.

Ông Alexander Vorobyov, phát ngôn viên báo chí của Cơ quan vũ trụ Roskosmos Nga cho rằng việc mất 3 vệ tinh mới đây sẽ không gây trở ngại nhiều: “Glonass đã phủ sóng toàn bộ lãnh thổ Nga và khoảng 95% của thế giới. Hệ thống đã làm việc tương đối tốt như GPS, nhưng từ 2 năm trước việc xử lý tín hiệu của Glonass đã nhanh hơn nhiều. Chúng tôi hy vọng hệ thống sẽ phủ sóng toàn cầu vào tháng 3/2011”, ông cho biết thêm.

Một số chuyên gia vũ trụ độc lập thì cho rằng sau sự cố này hệ thống Glonass sẽ gặp trở ngại một thời gian dài trước khi đi vào hoạt động, một số khác thì cho rằng nó sẽ dự án sẽ trễ lại khoảng 1 năm.

Đến năm 2011, hệ thống Glonass mới hy vọng đi vào hoạt động đầy đủ.

Đối với nhiều người Nga, việc hoàn thành hệ thống định vị quốc gia sẽ là một bước đi tượng trưng trong chặng đường chinh phục không gian bị lãng quên gần một thập kỷ, tìm lại vị thế của cường quốc không gian một lần nữa.

Ngoài dự án Glonass, Nga còn ấp ủ ý tưởng gồm các nghiên cứu chế tạo một tàu vũ trụ chạy bằng năng lượng hạt nhân có thể mang các phi hành gia lên sao Hỏa và một kế hoạch 2 tỷ USD vào việc chế tạo tên lửa Energiya chạy bằng một lò hạt nhân khổng lồ để có thể bay vào không gian một cách nhanh chóng và an toàn sau khi thoát khỏi quỹ đạo.
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
Loại tên lửa Club-K chẳng có gì là mới mẻ. Thực ra nó đã có mặt trên thị trường từ năm năm qua mà chẳng bán được cho khách hàng nào. Mãi cho đến khi công ty chủ quản tung ra cái clip animation hoành tráng “siêu phàm hóa” khả năng đánh bất ngờ và chính xác một chiếc tàu có vẻ giống như… tuần dương hạm lớp Ticonderoga của Mỹ, thì nhiều người mới biết đến nó như một thứ vũ khí ghê gớm cho chiến tranh phi đối xứng. Thực chất là một số tên lửa của Liên Xô cũ cũng có khả năng lắp trên container và họ đã tiến hành thử nghiệm như thế. Tuy nhiên, khác với tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình cần phải có hệ thống dẫn ngoài đường chân trời và vệ tinh cảnh báo đối với mục tiêu đang di động. Đối với các nước nhỏ thiếu phương tiện vệ tinh dẫn thì điều này không thực tế.

Nếu phải nhờ vào sóng GPS thì coi như vô hiệu rồi, bởi vì khi có chiến tranh thì quân đội Mỹ sẽ phong tỏa và chiếm quyền sử dụng hệ thống này. (Trong chiến tranh xung đột năm 2008 tại Nam Ossetia, Gruzia, phía Mỹ đã khóa sóng GPS trong toàn vùng.) Vì lý do quan trọng đó mà Nga mới cật lực phát triển để hoàn thiện hệ thống GLONASS để sử dụng cho riêng mình. Tuy nhiên, đến năm 2010 thì hệ thống GLONASS của Nga chỉ mới phủ sóng toàn bộ lãnh thổ của Nga. Ý tưởng nới rộng vùng phủ sóng liên tục trên toàn cầu bằng 24 vệ tinh đã bị đình trệ do sự cố 3 vệ tinh vừa qua.

Cho nên, không phải là không có lý do tại sao với gía tiền 10-20 triệu USD thì cũng có thể “tỏ ra nguy hiểm” nhưng lại chưa có nước nào mua cả. Điều này cũng còn tuỳ vào gía trị thật của hệ thống (chính xác hay không nên hỏi quân của Gaddafi) và khả năng áp chế radar, nhiễu sóng của đối phương. Nếu chỉ là quân khủng bố, bất ngờ làm một quả rồi trốn tiệt khiến cho bên bị hại tức điên người thì có thể. Nhưng một khi đã sử dụng nó thì phải biết lường hậu quả. Như mình đã nhấn mạnh ở trên đây và một vài bạn đã không tán thành ý kiến, nhưng đối với một nước như “nước lạ” chẳng hạn, thì khi cho họ có lý do đánh vào khu dân sự thì chúng ta cứ thử hỏi ai đã sống ở các vùng biên giới phía bắc năm 1979 sẽ biết nó ghê gớm như thế nào.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Xem trên trang web của Nga thì họ nói cần có 24 vệ tinh trong 3 quỹ đạo, Không thấy nói về dự phòng thế nào, nhưng có lẽ tương tự GPS, nghĩa là cần 21 cái chính thức, 3 cái dự phòng. khi đó sẽ phủ hết toàn trái đất. nay thiếu thì họ hy sinh vài vùng chưa phủ. Lâu nay em cứ nghĩ Nga chỉ mới phủ nội bộ nước Nga, ai ngờ cũng triển khai rộng rồi.

Nói tý về hệ thống TQ- Bắc Đẩu. Ngồi đếm thấy họ có 12 cái rồi. Như vậy thêm 12 cái nửa thì hoàn thiện. Nhưng hệ thống TQ phát triển tổng cộng 35 vệ tinh. Chẳng biết họ làm gì mà nhiều vậy?

Châu Âu có hệ thống galileo, cần 27 vệ tinh chính thức và 3 dự phòng. Bác nào rành kỹ thuật có thể giải thích vì sao họ lại có con số khác nhau như vậy? Hay là hiện nay 1 bộ thu cần ít nhất 4 vệ tinh, mà họ phòng nhiều thì số lượng vệ tinh được thu sẽ nhiều? vậy thì cũng không cần thiết lắm.

Hệ thống của TQ. Với 12 vệ tinh thì em đoán vùng nội địa và Biển Đông sẽ được phủ rồi.
http://www.astronautix.com/craft/beidou.htm
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
@sinhviengià: Bác có thể giải thích tại sao vệ tinh truyền thông đầu tiên của Việt Nam, VINASAT-1 lại do công ty Lockheed Martin của Mỹ thiết kế và Pháp phóng lên quỹ đạo không vậy? Hầu hết ai quan tâm cũng ngỡ là Nga sẽ giúp VN làm chuyện đó nên khi có tin này không khỏi bất ngờ:

http://www.pcworld.com/businesscenter/article/144864/vietnam_launches_its_first_satellite.html

Và VINASAT-2 cũng sẽ do Lockheed làm nốt:

http://www.prnewswire.com/news-releases/lockheed-martin-awarded-contract-to-deliver-vinasat-2-for-nation-of-vietnam-93417489.html
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Quay về cái Club K. Không nghe quảng cáo gì về vụ dẫn đường. Có cái ảnh chụp phần đầu của cái thùng, có lẽ để điều khiển khai hỏa...chứ không thấy radar.
Hiện nay lui tới cũng chỉ vài loại dân đường. Active, Semiactive và IR. Ir thì không có khả năng, Semiactive thì cần nguồn phát mạnh. Do đó có thể đoán cái Club K này dẫn bằng active radar.

Tuy nhiên cái đầu tên lửa khá nhỏ. Do đó không thể quét xa. Ban đầu vẫn cần nạp tọa độ để hệ thống quán tính dẫn bay. Ngày xưa dẫn quán tính kém chính xác, nhưng nay nghe nói tiến bộ lắm rồi, ứng dụng hệ thống laser gì đó.
Còn nói về GPS thì thực sự nó đóng vai trò khá nhỏ. Những tên lửa có GPS của Mỹ đều dùng để cập nhật vị trí cho tên lửa, thay vì hệ thống quán tính làm cho tên lửa sai số, đi lạc đường, nay dùng GPS để đưa tọa độ của tên lửa, so sánh tọa độ mục tiêu để canh chỉnh. Còn việc định vị thẳng mục tiêu, nó có rủi ro là bị phá sóng, do đó Mỹ không bao giờ đề GPS hoạt động 1 mình.
Một ứng dụng khác là dùng vệ tinh chụp ảnh, sau đó nạp vào tên lửa. Khi tên lửa gần mục tiêu, nó chụp ảnh để xem với cái ảnh vệ tinh kia có trùng không?

Ngày trước thì dùng ảnh hồng ngoại. Hiện nay coi như có 3 lựa chọn, bị nhiễu laọi nào thì có cái thay thế.
Túm lại thì GPS vẫn có rủi ro bị nhiễu nên nó chưa bao giờ đứng 1 mình để định vị, chủ yếu vẫn là cập nhật vị trí. và dẫn cho những tên lửa đạn đạo.

Cái Club K này nếu bán cho Iran, BH thì em đoán nó cần 1 hệ thống định vị tọa độ để xác định hành trình bay ban đầu, sau đó thì tự động sài active radar thôi.

Part553.jpg
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Vụ vệ tinh của VN thì em không biết. Chẳng hạn Hàn Quốc tự làm 1 tên lửa theo tư vấn kỹ thuật của Nga mà không phải của Mỹ. tên lửa phóng Vệ tinh này bị rớt. Thiên hạ đoán chắc Mỹ không chuyển giao công nghệ.

Cho nên TQ phóng nhiều vệ tinh thành công cũng rất đáng khen, ta cứ chê hàng tàu dỏm, nhưng làm dỏm được như họ cũng khoái lắm rồi.
Cái link này thống kê tên lửa phóng từ vài chục năm nay. Mỗi cột 10 năm. Từ 2000-2010 thì DF của TQ có số thành công nganh ngửa với Nga. Mỹ thì 10 năm nay thành công nhiều nhất. Hơn Châu Âu.
http://www.spacelaunchreport.com/logdec.html#1990s

VN thì khả năng nào cũng có thể xảy ra cả. Chẳng hạn Mỹ kéo mối quan hệ bằng việc viện trợ tiền.
Nói Nga giúp Vn thì chỉ đúng hồi còn LX, chứ sau này Nga hết tiền để giúp rồi. lâu nay VN mua vũ khí Nga, có phải Nga giúp đâu, tại VN không biết chọn ai, không mua của Nga thì chỉ còn TQ.
Nga giúp TQ nhiều hơn, cụ thể cũng là bán công nghệ cũ cho TQ. Ấn Dộ cũng chơi với Nga nhiều do Nga chia cho ít kỹ thuật. Còn Mỹ thì khó nhai quá. Nga bây giờ ai có tiền đều chơi được, trừ Iran , BH bị Mỹ ép quá, chứ không họ cũng bán tuốt hết.

Vn phóng vệ tinh, họ đều mua bảo hiểm cả rồi. Nên họ mướn Nga hay TQ phóng cũng ok thôi, nhở nổ phát thì làm cái mới thôi. Vì Mỹ cũng không bảo đảm phóng an toàn, cái nào cũng mua bảo hiểm cả.