Hạng B2
4/7/11
427
2
0
sinhviengià nói:
Áp dụng cho anh Kim BH thì hoàn toàn lý tưởng. Anh này nền kinh tế không có gì. Nếu Mỹ không đổ bộ, chỉ ném bom thì anh Kim chả sợ đâu.
Đối với Bắc Hàn thì Mỹ chẳng có lý do gì để đánh cả. Chuyện lo Mỹ đánh là cũng chính anh Kim tuyên truyền để hù dân tộc thôi, bởi vì nếu xét lại lịch sử thì phe anh Kim đã từng... đánh trước:D. Ngày nay, Mỹ chủ yếu là răn đe để cho BH không dám tràn xuống NH lần nữa. Nếu chuyện này xảy ra thì có thể Mỹ sẽ chơi luôn vũ khí hạt nhân chiến thuật. Nghe đâu BH có tới hơn 10.000 khẩu pháo đủ loại nhắm vào Seoul và có thể san bằng thủ đô của NH trong vòng một tuần.

Có điều khá phi lý là cho đến bây giờ Mỹ vẫn là nước viện trợ nhân đạo nhiều nhất cho Bắc Hàn. Vậy mà anh Kim vẫn cứ ghét Mỹ mới thật là kỳ lạ.

sinhviengià nói:
Nếu kịch bản này xảy ra, Mỹ làm sao sử lý được? Chỉ có cách ném bom tùm lum. Nói họ giàu họ không tiếc cũng chưa hẳn, không ít đế chế lớn bị xụp đổ vì tham chiến. Nền kinh tế sẽ chịu 1 mức độ nào đó thôi, chứ lãng phí ở bất kể lĩnh vực nào cũng đều nguy hiểm cả.
1 tên lửa 1 triệu, tạo bao nhiêu lợi nhuận cho nền kinh tế. Chủ yếu chúng ta nói kinh tế được lợi nhờ chiến tranh, đó là những cuộc chiến chiếm tài nguyên, chiếm thị trường. Kiểu như WW II, khi tham chiến có thể nợ tùm lum, nhưng đánh xong chia của bù lại.
Còn VN War Mỹ đã khủng hoảng. TBN, BĐN từng là đế quốc, nhưng vì chiến tranh mà tụt tới hôm nay, ngóc không nổi.

Kinh tế học họ cũng nghi ngờ sự bào chữa nhờ chiến tranh mà công nghệ cao ứng dụng vào dân sự. Họ nói chưa có bằng chứng 1 số tiền tương ứng đầu tư cho dân sự liệu có kém kết quả hơn là đầu tư quân sự?
Đặc thù của Mỹ nên họ gây chiến khắp nơi. Chứ ngoài ra không ai dám triển khai cuộc chiến diện rộng. Anh, Pháp gì cũng không dám đơn phương gây chiến vì nền kinh tế chịu không nổi. Mỹ sẽ đến lúc chịu không nổi chi phí quân sự, chưa biết lâu hay mau thôi.
Tín dụng Mỹ bị hạ 1 bậc lần đầu tiên là dấu hiệu ban đầu của vấn đề.
http://www.joshuagoldstein.com/jgeconhi.htm
Khi đã đánh phủ đầu bằng tên lửa hành trình, tiêu diệt các dàn radar và các phương tiện quân sự cố định thì đâu có cần dùng nó để đánh mấy cái container làm gì? 1 quả bom "thông minh" JDAM 2000 lbs chỉ có 61.000 USD thôi (tính luôn bộ dẫn và bom). Và 1 quả Hellfire cũng chỉ có giá 68.000 USD. Tương lai Mỹ sẽ cho máy bay không người lái "tàng hình" trang bị từ 4 đến 8 quả Hellfire bay dạo khắp nơi săn lùng những thứ này... Khái niệm "ngồi từ xa - đánh chuẩn xác" đã và đang dần được hoàn thiện ở chiến trường Afghanistan.

Sau WWII, cả Châu Âu bị tan tác, thế giới nhiều nơi bị kiệt quệ, kinh tế Mỹ bùng lên là nhờ biết chuyển hướng từ chỗ chế tạo hàng quân sự sang cung cấp hàng dân sự cho cả thế giới. Cho nên, nếu bảo rằng chiến tranh không tạo nên kinh tế cũng đúng... nhưng đó là khi mà đất nước đang bị hứng chịu trực tiếp tàn phá của chiến tranh thôi. Nước Mỹ thắng trong cuộc chạy đua KHKT với Liên Xô cũng là nhờ bộ máy kinh tế thị trường tư bản khổng lồ có khả năng đổi mới, cải tiến, thay thế và tiêu thụ hàng hóa khủng. Còn Liên Xô thì chỉ cắm đầu cắm cổ chế bằng nguồn kinh phí chính phủ cho đến khi không còn sức để làm chuyện đó nữa.

Riêng đối với Mỹ, họ đã có chiều dài và sâu trong việc ứng dụng công nghệ quân sự cao sang dân sự. Điển hình nhất là cái World Wide Web, phương tiện mà cả thế giới ngày nay đang trao đổi giao lưu là một tác phẩm của bộ quốc phòng Mỹ dùng để liên lạc nội bộ. Kế nữa là GPS, cũng được thiết lập cho quân sự rồi sau đó mở rộng cho dân sự. Hàng loạt các công nghệ thông tin, hóa chất, cơ khí ngày nay phổ biến trong xã hội cũng là kết quả nghiên cứu của ngành khoa học không gian NASA.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
@Bác Rong Bay: nói về vũ khí thì không chỉ riêng dành để chống MỸ. Cho nên Mỹ là 1 nước đặc thù, luôn đi gây chiến và họ đủ sức để chiến thắng. Họ hơi ngoại lệ.
Vì vậy về lý thuyết mọi vũ khí đều không có vị trí nào trước con mắt của Mỹ, nhưng không phải vì vậy mà ta không phát triển vũ khí. Cũng chỉ Mỹ là nước duy nhất dám gây chiến đơn phương, có LHQ ủng hộ thì tốt, mà không thì cũng chẳng ai cản nổi. Ngoài ra những nước khác, đều không đủ lực tự gây chiến.

Còn chuyện bom đạn thông minh thì cuộc chiến Nam Tư là dễ thấy ảnh hưởng nhất. Phe đồng minh thống kê diệt 90% tiềm lực quân sự đối phương, đến khi thõa hiệp ngừng bắn thì mới thấy quân của Milosevic ùn ùn kéo ra. Cho nên thay vì để đầu trần chịu bom, ta có cách ngụy trang khác thì vẫn hay hơn nhiều.
Có lẽ đối đầu với Mỹ sẽ có chung 1 kết quả, nhưng không vì vậy mà các nước từ bỏ nền quốc phòng của họ.
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
@sinhviengià: Đồng ý với bác. Hiện nay Mỹ và Việt đang đứng trước ngưỡng cửa hợp tác quân sự thì chuyện "chống Mỹ" cũng chỉ là đề tài... thuở ấy xa xưa thôi... Thực ra thì không phải mình không muốn thấy có sự phát triển quốc phòng, nhưng điều tối ưu là phải tự lực tự cường và cố gắng chế tạo, ngay cả sao chép (trắng trợn nếu cần) phiên bản của nước ngoài để học hỏi, nghiên cứu và từng bước phát triển. Những ý kiến đưa ra có thể là khó nghe, nhưng nó cũng nằm trong pros and cons đối với những người có quyền phủ quyết.

Việc phương Tây tuyên bố đánh bại 90% "tiềm lực" quân sự của Nam Tư không phải là không có lý. Bởi vì trong suốt cuộc chiến, Nam Tư không dám đem chúng ra để sử dụng, dẫn tới đầu hàng vô điều kiện hoặc có điều kiện chút chút. Như vậy tức là bất chiến tự nhiên thành rồi. Có hàng mà không xài được, đó mới là sức mạnh kềm chế đối phương quá tốt rồi còn gì nữa?
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.499
113
Rồng Bay nói:
@sinhviengià: Đồng ý với bác. Hiện nay Mỹ và Việt đang đứng trước ngưỡng cửa hợp tác quân sự thì chuyện "chống Mỹ" cũng chỉ là đề tài... thuở ấy xa xưa thôi... Thực ra thì không phải mình không muốn thấy có sự phát triển quốc phòng, nhưng điều tối ưu là phải tự lực tự cường và cố gắng chế tạo, ngay cả sao chép (trắng trợn nếu cần) phiên bản của nước ngoài để học hỏi, nghiên cứu và từng bước phát triển. Những ý kiến đưa ra có thể là khó nghe, nhưng nó cũng nằm trong pros and cons đối với những người có quyền phủ quyết.

Việc phương Tây tuyên bố đánh bại 90% "tiềm lực" quân sự của Nam Tư không phải là không có lý. Bởi vì trong suốt cuộc chiến, Nam Tư không dám đem chúng ra để sử dụng, dẫn tới đầu hàng vô điều kiện hoặc có điều kiện chút chút. Như vậy tức là bất chiến tự nhiên thành rồi. Có hàng mà không xài được, đó mới là sức mạnh kềm chế đối phương quá tốt rồi còn gì nữa?

vụ Nam Tư, giống hồi Mỹ quánh Irắc, Irắc đem máy bay sang Irăn để tránh hoả lực Mỹ, rồi mất luôn. Một số em Mig 25 thì đem chôn dấu trong sa mạc..
 
Hạng F
30/3/09
6.126
20.150
113
Tin này mới à, lập luận còn trời ơi hơn

sinhviengià nói:
Cũng khó nói kinh tế Mỹ down ai sợ. Không chừng khi Mỹ giảm uy tín, USD giảm, thiên hạ bắt đầu ít mua trái phiếu Mỹ mà chuyển sang Euro. TQ sẽ bán tháo khoản trái phiếu họ nắm, chịu lỗ 1 ít nhưng sẽ kéo nền KT MỸ xuống luôn.
Nói vậy chứ TQ cần Mỹ làm người tiêu thụ. Họ sẽ không làm gì quá đà nhưng họ cũng không giúp Mỹ phục hồi.
vấn đề của Mỹ là khi nào thì thiên hạ sẽ nghĩ chịu không nổi những khoản nợ? Lúc ấy Mỹ sẽ tăng lãi suất mới vay được.

bác xem đồng hồ ghi nợ chơi, số nhảy tới ...thiên thu :D
http://www.usdebtclock.org/
Hy vọng mấy ông học giả và học thiệt có biện pháp.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
tonyhao nói:
Tin này mới à, lập luận còn trời ơi hơn

sinhviengià nói:
Cũng khó nói kinh tế Mỹ down ai sợ. Không chừng khi Mỹ giảm uy tín, USD giảm, thiên hạ bắt đầu ít mua trái phiếu Mỹ mà chuyển sang Euro. TQ sẽ bán tháo khoản trái phiếu họ nắm, chịu lỗ 1 ít nhưng sẽ kéo nền KT MỸ xuống luôn.
Nói vậy chứ TQ cần Mỹ làm người tiêu thụ. Họ sẽ không làm gì quá đà nhưng họ cũng không giúp Mỹ phục hồi.
vấn đề của Mỹ là khi nào thì thiên hạ sẽ nghĩ chịu không nổi những khoản nợ? Lúc ấy Mỹ sẽ tăng lãi suất mới vay được.

bác xem đồng hồ ghi nợ chơi, số nhảy tới ...thiên thu :D
http://www.usdebtclock.org/
Hy vọng mấy ông học giả và học thiệt có biện pháp.

Xin duoc chi giao vi sao lap luan ay troi oi, impossible? :D
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
sinhviengià nói:
tonyhao nói:
Tin này mới à, lập luận còn trời ơi hơn

sinhviengià nói:
Cũng khó nói kinh tế Mỹ down ai sợ. Không chừng khi Mỹ giảm uy tín, USD giảm, thiên hạ bắt đầu ít mua trái phiếu Mỹ mà chuyển sang Euro. TQ sẽ bán tháo khoản trái phiếu họ nắm, chịu lỗ 1 ít nhưng sẽ kéo nền KT MỸ xuống luôn.
Nói vậy chứ TQ cần Mỹ làm người tiêu thụ. Họ sẽ không làm gì quá đà nhưng họ cũng không giúp Mỹ phục hồi.
vấn đề của Mỹ là khi nào thì thiên hạ sẽ nghĩ chịu không nổi những khoản nợ? Lúc ấy Mỹ sẽ tăng lãi suất mới vay được.

bác xem đồng hồ ghi nợ chơi, số nhảy tới ...thiên thu :D
http://www.usdebtclock.org/
Hy vọng mấy ông học giả và học thiệt có biện pháp.

Xin duoc chi giao vi sao lap luan ay troi oi, impossible? :D
Có hai vấn đề không đúng với hiện tại:

1) Chưa có dấu hiệu nào cho thấy 'thiên hạ bắt đầu ít mua trái phiếu Mỹ mà chuyển sang Euro' cả. Gần đây, dẫu cho nền kinh tế Mỹ có bị đánh sụt hạng (sự cố tình có chủ đích thiên về chính trị nội bộ) nhưng nó vẫn là nền kinh tế mạnh mẽ và đáng tin cậy nhất thế giới. Nhiều nước đã từng tuyên bố dõng dạc rằng sẽ từ bỏ đồng USD để mong thoát khỏi vòng ảnh hưởng của kinh tế Mỹ, nhưng đó chỉ là cách bào chữa, tự sướng và vỗ về dân tộc của họ. Có thể nói tất cả các ngân hàng lớn trên thế giới và ngay cả chính phủ của những nước không mấy ưa gì Mỹ vẫn phải ký cóp thu gom USD như thường. Ngay cả Trung Quốc là nước có số lượng ngoại tệ nhiều nhất, trị gía gần 3000 tỷ USD, nhưng chỉ có 700 tỷ là Euro, còn lại là... USD.

2) Trung Quốc trong mấy tháng đầu năm nay có cố ý 'bán tháo khoản trái phiếu họ nắm, chịu lỗ 1 ít' nhưng kết quả đã không 'kéo nền KT MỸ xuống luôn'. Trái lại, việc TQ bán tháo một số lượng lớn trái phiếu Mỹ lại khiến cho các nước khác nhảy vào mua lại, điển hình nhất là Nhật Bản, đã nhân thời cơ tăng cường số trái phiếu nợ công của Mỹ. Lý do đơn giản là đồng USD vẫn là thứ ngoại tệ mạnh nhất và nền kinh tế của Mỹ cũng vẫn là thị trường ổn định nhất.

Mặc dù nhiều nguồn tin cố tình hay vô ý vẽ ra viễn cảnh Trung Quốc đang làm chủ nợ khổng lồ của Mỹ và do đó Mỹ chịu nhiều ảnh hưởng từ Trung Quốc. Sự thật không phải là thế. TQ chỉ là chủ nợ lớn nhất trong một danh sách dài lê thê gồm nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nói là "chủ nợ" cho xôm nhưng thật ra cũng chỉ là "nhà đầu tư" vào thị trường Mỹ để kiếm lời từ sự bảo đảm của chính phủ Mỹ. Theo thống kê cập nhật chính xác nhất thì TQ đang ôm khoảng 1173 tỷ USD trái phiếu Mỹ, trong tổng số 4470 tỷ USD mà nước ngoài đã đầu tư vào Mỹ. Trong khi đó, tổng số nợ của nước Mỹ là 14500 tỷ USD. So ra, TQ chỉ làm chủ khoảng 8% tổng số nợ đó và thực tế cho thấy chính công dân Mỹ mới là chủ nợ lớn nhất của chính phủ Mỹ.

Danh sách các "chủ nợ" nước ngoài lớn nhất của Mỹ:
http://www.treasury.gov/resource-center/data-chart-center/tic/Documents/mfh.txt

Danh sách các "chủ nợ" trên toàn thế giới (trong đó có Việt Nam):
http://www.treasury.gov/resource-center/data-chart-center/tic/documents/shlptab1.html

Danh sách trên cho thấy hầu hết các nước trên thế giới đều tin tưởng, đầu tư vào nợ công của Mỹ. Đấy là chưa nói đến bao nhiêu nước đang thiếu nợ trực tiếp từ Mỹ và bao nhiêu nước hàng năm vẫn còn nhận viện trợ từ Mỹ.

- - Có một điều cay đắng mà Trung Quốc phải nhận ra rằng, tuy mang tiếng là nước đang "giàu" nhất thế giới nhờ số lượng ngoại tệ sẵn có và là "chủ nợ" lớn nhất của Mỹ, nhưng đồng Yuan của TQ chẳng mấy ai mặn nồng cho lắm. Nhìn vào kho dự trữ của hầu hết các ngân hàng lớn và ngân hàng quốc gia (nhà nước) trên thế giới, số lượng tiền Yuan hầu như là không có, hoặc có rất ít. Đó là lý do chính khiến TQ phải thu nhập dự trữ ngoại tệ bằng USD và Euro, để dùng đó là cán cân chi trả cho việc xuất/nhập khẩu hàng hóa với thế giới. Tại sao một nền kinh tế công nghiệp hàng đầu thế giới lại không có tiếng nói tài chính mạnh mẽ (thua xa đồng Yen của Nhật luôn) là một điều khiến các nhà lãnh đạo TQ đứng ngồi không yên.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Ý bác Rồng Bay đúng rồi, không chỉ bây giờ, mà ít nhất 20 năm nửa, tiền USD vẫn còn có khả năng là đồng tiền dự trữ.

Chuyện ở trên kia là em giả sử 1 khi nền kinh tế Mỹ khủng hoảng nặng như thập niên 30, liệu Trung Quốc đang nắm giữ 3000 tỷ, trong đó 1/2 là tiền mặt trái phiếu. Họ có ném đá xuống giếng không?
Nhiều người nghĩ họ ngu gì làm vậy? Bởi khi đó tiền Mỹ tụt càng thê thảm, TQ sẽ mất vốn.
Tuy nhiên ở đây không phải chỉ có 1 con đường.

Mỹ vẫn là Mỹ, cho dù đại khủng hoảng thì nó sẽ hồi phục. Giá trị Mỹ không đứng số 1 thì cũng nằm top 5.
Cho nên 1/2 thặng dư TQ nằm ở những tài sản dính với đồng tiền Mỹ, họ sẽ giữ im. 1/2 còn lại, chấp nhận thua lỗ bán tháo. Đẩy kinh tế Mỹ tụt thê thảm, và khi TTCK tụt thảm hại, liệu còn ai dư tiền để nhảy vô thâu tóm thị trường? TQ có khả năng đó. Lý do chủ yếu nhất, tiền của các nước Tb nằm trong tay cá nhân, tiền của nước TQ, nằm trong tay CP.
Thêm 1 lý mà TQ không ngại nhiều lắm khi khủng hoảng do TQ xuất khẩu hàng tiêu dùng lớn nhất, mà không phải hàng xa xỉ. Cho nên nhu yếu phẩm, không phân biệt giàu hay nghèo, ta phải mua. Khi họ được gọi là công xưởng của thế giới, họ có 1 vài vị thế mạnh nhất định.

Tuy nhiên ai cũng biết, TQ không cần phải đánh nhau sống chết với MỸ. 100% số liệu đều chứng minh chậm nhất là 10-15 năm nửa, sức mạnh kinh tế TQ vưột qua MỸ.
Trong cuốn sách "sống dưới bóng nền kinh tế TQ" họ tính toán các số liệu và dự đoán trong 20 năm tới, dù nhiều bất ổn, TQ tăng trưởng 7%. Và giữ mức này, họ sẽ chiếm 20%GDP toàn cầu.
Với MỸ, kha năng tăng trưởng lạc quan nhất khoảng 2.5%, Giống 3 thập niên gần đây, thì họ chỉ chiếm 15% GDP toàn cầu.
TQ khi đó đã nâng tỷ giá đồng tệ và mức thu nhập vào 2030 khoảng 30,000 USD. Dự trữ ngoại tệ có thể lên 4000 tỷ.

Hiện nay TQ là nước dẫn đầu làn sóng mua lại cty Mỹ, kế đến là mua cty Úc. Họ đa dạng hóa dự trữ chứ không nắm nhiều trái phiếu. Tuy nhiên con số mua lại vẫn chưa bằng Nhật thâu tóm cty Mỹ thập niên 80.
Vậy Mỹ hất cằng Nhật ra sao?
Mỹ dùng sức ép kinh tế, quân sự để buộc Nhật nâng giá trị đồng Yên. Chấm dứt thâm hụt thương mại. Thập niên 90 Mỹ dẫn đầu làn sóng công nghệ cao, dẫn tới tăng trưởng, thặng dư thương mại. Nhật xụp đổ thị trường nhà đất. Vậy là nguy cơ từ Nhật chấm dứt.

Người ta nghĩ Mỹ có thể áp dụng bài học với TQ. Nhưng thời thế đổi thay.
Thứ nhất yếu tố quân sự của Mỹ không ép được TQ như từng ép Nhật.
Thứ 2 quan trọng hơn: Thập niên 90, các tổ chức nước ngoài chỉ nắm khoảng 15% trái phiếu MỸ, nợ của Mỹ chừng 40% GDP. Ngày nay nước ngoài nắm hơn 1/3 lượng trái phiếu MỸ. Nợ Mỹ chiếm gần 100% GDP. Kinh tế Mỹ tăng mạnh dưới thời Clinton nên cân bằng cán cân so với Nhật.
Ngày nay có điểm quan trọng hơn là chất xúc tác cho sự tăng trưởng ở Mỹ đã mòn. Mối lo tiền hưu trí chưa có lời giải, giới giàu có, trung lưu và bình dân ngày càng cách xa.
Thiên đường cho người già Mỹ đã chấm dứt. Nó nói lên mối nguy tiềm năng trong chính sách kinh tế Mỹ. Nói tóm lại là Mỹ không thể đá TQ như từng đá Nhật.

Cho nên nếu TQ không xảy ra khủng hoảng bất ngờ, họ sẽ vượt Mỹ. Nên đánh nhau sống chết với Mỹ không có lợi, mà làm sao kiểm soát MỸ.

Với con số tăng trưởng tầm 2.5% của Mỹ. Và chính sách chi tiêu như hôm nay. Mỹ sẽ đi đến 1 ngưỡng nợ làm nản lòng nhà đầu tư. Cộng với nền kinh tế TQ vẫn giữ mức tăng trưởng, họ sẽ nâng dần đồng Tệ, (nay Nam Mỹ và vài khu vực châu Á đã giao dịch bằng đồng Tệ).

Chỉ cần 1 cuộc khủng hoảng như hôm nay để làm lung lay nền kinh tế vài nước (trong đó có MỸ). TQ sẽ ném vài viên đá xuống giếng, để đẩy giá trị đồng tiền Mỹ tụt lui, khi đó buộc Mỹ phải tăng lãi xuất để thu hút người mua. Trong khi tăng trưởng kinh tế lại kém xa để trang trải con số nợ. Họ buộc phải đi tìm nguồn vay giá rẻ từ nước ngoài, không khỏi tìm IMF hỗ trợ. (hiện nay Mỹ vẫn là cổ đông lớn nhất IMF). Nhưng khi nợ bao vây, rất nhiều khả năng cổ đông lớn chuyển qua TQ.

Và lúc này TQ ra tay để thu mua nợ Mỹ, với đk Mỹ rút khỏi biển Đông hay TBD chẳng hạn.
Nếu TQ không xụp trước Mỹ, họ hòan toàn có khả năng làm điều này. Lúc này mới biết lợi thế của việc nắm giữ giấy nợ. Không phải nắm nhiều giấy nợ thì sợ con nợ, TQ chỉ sợ con nợ khi Mỹ nền KT họ quá kém.

Nói chút chuyện xưa:
Năm 1956 bộ trưởng tài chính Anh phán 1 câu thấm thía "the last gasp of a declining power"- cơn thở dốc cuối cùng của 1 đế chế. Ông thốt câu này khi Anh đưa quân chống Ai cập đang kiểm soát kênh đào Suez. Mỹ đang cố tìm 1 giải pháp hòa bình nên cảnh cáo nếu Anh không rút quân, họ sẽ cắt các khoản cho vay. Anh là 1 đế quốc còn mạnh hơn Mỹ. Nhưng sau WW II vì tiêu tốn chiến phí nên đã bán hết vàng dự trữ, đâm ra nợ cả Mỹ.
Cho nên khi Mỹ đe nẹt Anh rút quân khỏi Suez, người Anh torng cơn hấp hối của 1 đế quốc phải nhịn mà bỏ đi.
Ông bộ trưởng còn tiên đoán: "perhaps in 200 years the United States would know how we felt." (có lẽ 200 năm nửa, người Mỹ cũng sẽ biết cảm giác chúng tôi lúc này - cảm giác 1 đế chế suy tàn)
http://www.thetrumpet.com/?page=read_comments&q=8286

Xa hơn Anh, pháp thì có TBN, BĐN. Thời thế đổi thay, chúng ta cũng chẳng ngạc nhiên vì những chuyện này.
Mỹ có lẽ không cần 200 năm, họ vẫn mạnh, vẫn là 1 nước giàu, nhưng họ sẽ không còn là Mỹ ngày xưa, có thể gây chiến với bất kỳ ai.
Cái thời Mỹ hùng mạnh, lãnh đạo TB chống lại Liên Xô, chúng ta thấy Mỹ nợ rất ít, tăng trưởng cao. Hôm nay đảo lộn tất cả.

Nhớ Obama thời tranh cử, ông hứa sẽ chấm dứt sự mất cân đối thương mại với TQ, chấm dứt sự thua thiệt trên thị trường. vậy mà hôm nay vẫn chưa làm gì được, không phải ông không muốn, mà bất lực. Ông thừa kế ngai vàng vào thời suy thoái, cái thời mà TQ nắm đằng cán.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Rồng Bay nói:
Có một điều cay đắng mà Trung Quốc phải nhận ra rằng, tuy mang tiếng là nước đang "giàu" nhất thế giới nhờ số lượng ngoại tệ sẵn có và là "chủ nợ" lớn nhất của Mỹ, nhưng đồng Yuan của TQ chẳng mấy ai mặn nồng cho lắm. Nhìn vào kho dự trữ của hầu hết các ngân hàng lớn và ngân hàng quốc gia (nhà nước) trên thế giới, số lượng tiền Yuan hầu như là không có, hoặc có rất ít. Đó là lý do chính khiến TQ phải thu nhập dự trữ ngoại tệ bằng USD và Euro, để dùng đó là cán cân chi trả cho việc xuất/nhập khẩu hàng hóa với thế giới. Tại sao một nền kinh tế công nghiệp hàng đầu thế giới lại không có tiếng nói tài chính mạnh mẽ (thua xa đồng Yen của Nhật luôn) là một điều khiến các nhà lãnh đạo TQ đứng ngồi không yên.

Người ta dự báo TQ sẽ không giữ tỷ giá thấp này mãi. Chưa biết họ nâng khi nào?
Nhưng hôm nay, họ sẽ không nâng giá, vì họ còn muốn khống chế thị trường thế giới. KHi nền kinh tế họ mạnh hơn, thu nhập cao hơn, đồng Tệ sẽ định giá lại.

Hiện nay 1 đồng đô la thu từ nước ngoài, CP TQ sẽ thu lại bằng 1 chính sách lãi xuất cao, ví dụ 3%. Sau đó CP lấy đồng đô la này, đi mua trái phiếu Mỹ, với lãi xuất 2%. CP chịu lỗ để thúc đẩy kinh tế trong nước, một mặt tiếp tục nuôi MỸ. Họ cứ xoay vòng như vậy, và Mỹ muốn thoát ra.
Hiện tại thì TQ không hy vọng Mỹ sẽ tụt xuống, bởi TQ vẫn chưa đủ lực thay Mỹ. Và Mỹ cũng đủ lực để cầm cự. Cho nên TQ sẽ lập vòng tròn mua bán này ít nhất 20 năm nửa. Tùy thời mà trọng tâm của họ chú trọng vào đâu. Chẳng hạn gần đây TQ muốn mua nợ của Châu Âu. Tức mua trái phiếu của mấy nước ngập trong nợ. TBN đã khen TQ là bạn thân thiết nhất của họ.
Còn CP Canada thì trải thảm đỏ, khen TQ là đối tác quan trọng hôm nay và tương lai. Chúng ta để ý thì sẽ thấy TQ mỗi năm lại tiến 1 chút.

TQ hay Mỹ đều có những vấn đề riêng, vấn đề của TQ là không để tụt lùi, vấn đề của Mỹ là không để vỡ nợ. Từ vị thế này, chúng ta thấy Mỹ khó khăn để thoát ra hơn.