Automatic nói:8. Xe đi lâu sẽ bị "nóng máy", cần nghỉ ngơi và nước máy càng mát càng tốt:
Đây là quan niệm chỉ đúng với những xe trục trặc về hệ thống làm mát. Thường thì sau khi khởi động, động cơ sẽ gia nhiệt rất nhanh do bản thân NSX muốn vậy, nhưng khi đạt đến nhiệt độ vận hành mong muốn thì việc tăng nhiệt độ ngừng lại. Một động cơ chuẩn thì dù trời nắng hay mưa, ngày hay đêm, leo dốc hay đổ đèo, xe chở hàng ...lậu hay chỉ 1 người lái, đi 2km hay 700km..... thì nhiệt độ cũng vẫn ổn định ở một mức. Nếu động cơ xe bạn thay đổi nhiệt độ theo từng điều kiện khách quan thì có nghĩa là đã đến lúc bạn kiểm tra tổng quát em nó rồi đó. Cũng chính vì vậy, đôi khi không cần lo lắng thái quá khi bạn phải dùng xe chạy số thấp trong một quãng đường khá dài ( đèo, núi...), hãy tập trung vào việc điều khiển xe và chọn mức số sao cho xe chạy mạnh và chủ động tốc độ. Máy xe bạn đâu dễ sôi nuớc thế!
Ngòai ra, nếu xe bạn đang họat động tốt thì bạn sẽ thấy rằng nước máy sẽ rất mau chóng đạt đến một mức nhiệt độ nào đó. Điều đó chứng tỏ là Nhà Sản Xuất đã tìm thấy một nhiệt độ cho động cơ họat động hiệu quả nhất và cố gắng thiết kế sao cho động cơ được họat động ở nhiệt đó. Vậy nên việc làm sao cho động cơ "mát" hơn như 1 số anh thợ khuyên bạn là không cần thiết và phản tác dụng. Bạn sẽ phải trả nhiều tiền xăng hơn, bực bội hơn vì xe "lực xực" và về lâu dài, có thể sẽ mau phải đại tu máy hơn đó ![&:]
Bác sĩ ơi , nếu nói như vậy thì xe thì xe chạy trong điều kiện thời tiết mưa hay trời lạnh thì hao xăng hơn không Bác sĩ. Vì khi chạy trong điều kiện thời tiết này em thấy nhiệt độ két nước thấp hơn bình thường nhiều.
Nến nhiệt độ động cơ thay đổi tùy theo thời tiết thì cơ chế ổ định nhiệt độ đông cơ đã gặp vấn đề rồi đó bác, bác nên xem lại thermotstat, cảm biến quạt.... để nhiệt độ động cơ ổn định hơn.
Có một vấn đề này mà em còn lăn tăn lắm! Nhờ Bác Sỹ và các bác giúp.
Lực ma sát không phụ thuộc vào diện tích bề mặt tiếp xúc. (sách giáo khoa và học sinh lớp 10 có làm thí nghiệm để kiểm chứng, BS cũng có nói). Em có 2 vấn đề còn gà quá, nhờ Bác Sỹ giúp tháo gỡ:
1> Trong thực tế thì các xe trợ lực cơm, khi thay bánh béo (cùng đường kính) thì rất nặng khi đánh lái. Em chưa hiểu cặn kẽ nguyên nhân.
2> Trong các thiết kế hiện đại thì luôn xài bánh béo. (Em tạm hiểu: tác dụng khí động học và giảm áp lực tác dụng lên thành vỏ xe).
Em cảm ơn Bác sỹ nhiều vì cái thớt này!
Lực ma sát không phụ thuộc vào diện tích bề mặt tiếp xúc. (sách giáo khoa và học sinh lớp 10 có làm thí nghiệm để kiểm chứng, BS cũng có nói). Em có 2 vấn đề còn gà quá, nhờ Bác Sỹ giúp tháo gỡ:
1> Trong thực tế thì các xe trợ lực cơm, khi thay bánh béo (cùng đường kính) thì rất nặng khi đánh lái. Em chưa hiểu cặn kẽ nguyên nhân.
2> Trong các thiết kế hiện đại thì luôn xài bánh béo. (Em tạm hiểu: tác dụng khí động học và giảm áp lực tác dụng lên thành vỏ xe).
Em cảm ơn Bác sỹ nhiều vì cái thớt này!
Sweety nói:Có một vấn đề này mà em còn lăn tăn lắm! Nhờ Bác Sỹ và các bác giúp.
Lực ma sát không phụ thuộc vào diện tích bề mặt tiếp xúc. (sách giáo khoa và học sinh lớp 10 có làm thí nghiệm để kiểm chứng, BS cũng có nói). Em có 2 vấn đề còn gà quá, nhờ Bác Sỹ giúp tháo gỡ:
1> Trong thực tế thì các xe trợ lực cơm, khi thay bánh béo (cùng đường kính) thì rất nặng khi đánh lái. Em chưa hiểu cặn kẽ nguyên nhân.
2> Trong các thiết kế hiện đại thì luôn xài bánh béo. (Em tạm hiểu: tác dụng khí động học và giảm áp lực tác dụng lên thành vỏ xe).
Em cảm ơn Bác sỹ nhiều vì cái thớt này!
1- Đánh lái nặng không đồng nghĩa với việc tăng lực bám đường , bạn xóay một cái đế giày con nít nhỏ trên mặt đất nhẹ nhàng hơn là xóay nguyên một cái đế giày của người lớn , đấy chính là lực cản vô công , chỉ có tác hại làm hao mòn cao su lốp mà thôi ! Lốp càng rộng , tay đòn tính từ tâm xoay tới bìa lốp càng lớn ,Moment tạo bởi hợp lực cản do ma sát lốp -mặt đường càng lớn ,tay lái càng nặng hơn , khi ta chay xe, lực ma sát bám đường được phân tích theo một phương thức khác hẳn so với khi xem xét lực cản khi quay vo lăng đã nói trên .
2-Thíet kế hiện đại không luôn xài bánh béo , mà bánh béo hay gặp ở những lọai xe thể thao , công suất hay gia tốc lớn , điều kiện chịu lực chịu nhiệt của lốp khắc nghiệt , bản rộng để gia tăng sức bền hay là phân phối ứng suất tốt nhằm tăng tuổi thọ và hạn chế biến dạng cao su trong các tình huống khác nhau . Lốp to cũng gia giảm sự xóc nảy cho người lái trong xe do khả năng san lấp những biến dạng nhỏ của mặt đường , nhưng đó cũng là cái giá mà người chơi lốp to phải trả bằng tiền .
LEXUS GS nói:Xe em AT, khi vận hành ở chế độ D,bắt đầu đề-pa em mớm ga lên 20km/g rồi
nhả nhẹ chân ga xe tự động chuyển sang số 2 và cứ thế cho đến 4. Như vậy có hại cho xe nói
chung hay hộp số nói riêng không Bác Sĩ ? cám ơn.
Bác đọc trong topic "Khởi động bằng số D, 2, L: có giống nhau ko?" ở trang 2 phòng K Thuật.