T
TamPhan
Guest
RE: Cấu hình chữ V của động cơ

Ah!!!
Bây giờ em mới hiểu tại sao thằng BMW lại chơi động cơ I6 mà không chơi máy V6....
Bác sĩ đúng là bác sĩ-----> kiến thức uyên thâm quá!
Bác có nhận đệ tử không ạ? Em xin đi theo bác học hỏi!!!

Mà các bác cho em hỏi về cái W16 của thằng Veyon nhé! em nghĩ mãi mà chẳng hiểu tại sao nó xếp được hình chữ W???
 
T
TamPhan
Guest
RE: Cấu hình chữ V của động cơ

Em xin được tiếp lời là hiện nay trên thị trường, hầu hết các động cơ được sử dụng hiện nay đều có bánh đà đặt lệch so với trục của pítong như ở động cơ ngày xưa.
Nếu bánh đà đc đặt lệch---->trục khủy sẽ nằm ở vị trí 2-3h khi piston ở điểm chết trên---->tăng Momen và công suất---->giảm mức độ tiêu hao nhiên liệu: tránh nổ ngay tử điểm(khi thanh truyền thẳng đứng)--->tăng độ bền của động cơ.
Điểm đặt biệt là nó vô cùng lợi vì ở kỳ nén và xả piston sẽ được đẩy nhanh hơn bthường--->lực nén cao hơn và thải khí nhanh hơn.
Ở kỳ nổ và nạp,piston sẽ đi chậm----->nạp nhiều hơn và thời gian cháy nhiều hơn---->hiệu suất cao hơn!
Ở xe gắn máy cũng đã có lấp loại động cơ này rồi---->Honda Future II,vì vậy bác nào mún tìm hiểu sâu hơn về loại này thì có thể lấy info từ hãng Honda!!!
 
T
TamPhan
Guest
RE: Cấu hình chữ V của động cơ

Em xin được đóng góp chút ý kiến về số xylanh lẻ ạ!
Ưu điểm: vd ở động cơ 4 xi lanh sẽ xuất hiện thời điểm (thời điểm chết) có 2 xylanh nằm ở điểm chết trên và có 2 xylanh nằm ở điểm chết dưới---> khi có piston nào sinh công (piston ở điểm chết trên) sẽ làm cho máy bị rung(vì thanh truyền của xylanh đó đang ở trạng thái nằm thẳng đứng---->công sinh ra sẽ bị truyền trực tiếp lên cốt máy !)
Trong khi đó nếu có thêm 1 xylanh (xylanh thứ 5) nổ trước thời điểm đó thì sẽ giúp động cơ hoạt động trơn tru hơn ạ!!!
Khuyết điểm: thì em hổng biết ạ!!!
 
T
TamPhan
Guest
RE: Cấu hình chữ V của động cơ

Cho em hỏi cái này tí, nếu không phải mong các bác đừng buồn em!
Em nghĩ động cơ I và V đều có những ưu và khuyết điểm,
phụ thuộc vào số xylanh (vì ở số lượng xylanh khác nhau góc chia sẽ khác nhau) mà ưu và khuyết điểm của từng loại sẽ phát huy.
Ví dụ như ở động cơ 6 xylanh, em (nghe nói) sử dụng động cơ xếp thẳng hàng sẽ cho công suất cao hơn động cơ xếp hình chữ V nhưng ở động cơ có 8,10 hay 12 xylanh thì sẽ ngược lại!
Có thể ở số xylanh lớn (8,10,12) người ta sử dụng động cơ chữ V để nhỏ và nhẹ!
 
Hạng C
12/5/06
763
4
18
RE: Cấu hình chữ V của động cơ

77.gif
77.gif
77.gif
... bác sĩ rút kiếm rùi kìa.....kakakaka
 
Bác sĩ
20/4/04
3.488
325
83
Sai gon,Vietnam
RE: Cấu hình chữ V của động cơ

Lưu ý 1 số quan niệm chưa đúng của các bác nhá, đặc biệt là bác Tamphan :
1. Việc đặt lệch trục đối xứng Xilanh với tâm quay trục khủyu là việc đã được làm từ rất lâu rồi các bác ạ. Nhưng tác dụng chính của nó không phải là để tăng được moment hay giảm áp lực lên tay biên đâu nhé. Xét về vấn đề công suất, nếu độ lệch tâm tạo ra 1 lợi thế nào đó về mặt moment thì sẽ mất lại tương ứng ở thì nén, khi đó trục khuỷu sẽ dẫn động Piston mà ! Hơn nữa, việc lệch tâm như thế sẽ tạo ra các áp lực phụ vuông góc vào thân Piston và vách Xilanh, áp lực này tăng lực ma sát cản trở chuyển động, tăng độ mài mòn và dĩ nhiên là làm giảm tuổi thọ động cơ. Chính vì vậy người ta chỉ lợi dụng sự lệch tâm này để bù trừ tương đối với những lực phát sinh trong vận hành hay trọng lực do cách bố trí xilanh ( nằm ngang hay V...) để áp lực lên 2 thành Piston được giảm thiểu.
Ở các động cơ xe đời cũ lắm, dù buồng đốt cấu tạo khá đơn giản, đầu Piston không có biên dạng bất đối xứng thì NSX vẫn chỉ định CHIỀU LẮP của Piston rất nghiêm ngặt. Ấy là bởi vì Piston từ xưa đã rất ít khi đối xứng, nếu lỗ trục (ắc!) không lệch tí chút thì phần đuôi cũng có bên lớn bên nhỏ cho thích ứng với độ tròn của "má dên". Nếu lắp ngược có thể sẽ gây va đập hư hỏng ngay khi quay máy đó.
Hãng HONDA quảng cáo vậy là đánh vào tâm lý NTD không am hiểu KT thui nhằm cứu vớt doanh số đang giảm đáng kể trước sự cạnh tranh của quá nhiều đối thủ khác. Bác nào đã đi thử hay có tham gia các 4rum xe máy thì biết ngay Fu 125 chạy "mạnh" tới cỡ nào.[&:]
2. Tay biên ( dên) thì chỉ suốt đời chịu NÉN thui bác Tamphan ạ, 2 đầu của nó là khớp xoay thì làm sao có Moment lớn được. Nên Việc bác nghĩ là đặt lệch tâm nó đi sẽ là làm nó giảm tải là không có cơ sở đâu vì :
* Hệ đang xét không phải là hệ tĩnh.
* Áp lực khí sinh ra do cháy nổ không phải là 1 xung lực va chạm, mà là 1 lực biến thiên có biểu đồ nổ dãn đặc trưng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tỉ lệ hòa khí, chất lượng nhiên liệu, nhiệt độ buồng đốt và khí nạp, chất lượng tia lửa điện.... Sự cháy nổ của nhiên liệu là đòi hỏi thời gian tương đối chứ đâu phải như ....cái búa gõ vào đầu Piston đâu bác.:D Từ hồi có cái xe hơi chạy bì bạch tới nay, muốn động cơ nổ được thì đa phần người ta còn phải hiệu chỉnh thời điểm đánh lửa SỚM hơn TĐT (5-10 độ) nữa kìa. Động cơ quay càng nhanh thì tầm đánh lửa sớm càng xa, có khi lên tới 40 độ lun đó bác. Lúc đó thì sự lệch tâm cho tầm lửa tránh TĐT liệu có ý nghĩa gì nữa;)
3. Nếu các bác đọc kỹ bài viết ở trên, thì thấy là càng nhiều xilanh thì động cơ sẽ dễ vận hành êm ái hơn, số động cơ chẵn hay lẻ không quan trọng nữa. Nhưng rõ là động cơ dù chỉ có 1 xilanh cũng có thể vận hành êm ái và hiệu quả nếu cân bằng và phân bổ khối lượng hợp lý. Sự kết hợp chung nhất giữa nhiều yếu tố ( kỹ thuật, công nghệ, giá thành, kích thước...) vẫn là 4 xilanh các bác ạ.:)
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
19/9/05
25
0
1
RE: Cấu hình chữ V của động cơ

Theo em thì Công suất động cơ chắc chắn tỷ lệ thuận với số lượng xy-lanh: Cùng 1 dung tích công tác, đ/c càng nhiều xy-lanh thì dĩ nhiên công suất càng lớn, và công suất đ/c không có phụ thuộc vào cách bố trí xy-lanh.
 
Bác sĩ
20/4/04
3.488
325
83
Sai gon,Vietnam
RE: Cấu hình chữ V của động cơ

Trích đoạn: Royce
công suất đ/c không có phụ thuộc vào cách bố trí xy-lanh.
Cái này cơ bản là bác nói đúng !:D
Nhưng :
Công suất động cơ chắc chắn tỷ lệ thuận với số lượng xy-lanh: Cùng 1 dung tích công tác, đ/c càng nhiều xy-lanh thì dĩ nhiên công suất càng lớn
thì còn thiếu nhiều yếu tố lắm....! Ngòai dung tích làm việc ra, còn bao nhiu thứ hầm bà lằng nữa cơ, như Hệ số nạp, tỉ số nén, cơ cấu tăng áp, phun nhiên liệu, tỉ số hành trình.v.v... và v.v.... mới kết luận được bác ạ!;)
 
Hạng D
15/9/03
1.231
5
0
50
Vietnam
RE: Cấu hình chữ V của động cơ

Bác sĩ ui ... thế nói thế này có đúng không:

- cùng một dung tích công tác ... số vòng quay (RPM) càng lớn thì công suất càng lớn ?

RPM chính là một đại lượng biểu hiện công ... và để thay đổi RPM thì có thể tăng áp, giảm độ dài xylanh + chia nhiều xy lanh vv

thế có đúng không bác ? :D
 
Bác sĩ
20/4/04
3.488
325
83
Sai gon,Vietnam
RE: Cấu hình chữ V của động cơ

Trích đoạn: ptson
- cùng một dung tích công tác ... số vòng quay (RPM) càng lớn thì công suất càng lớn ?
Thường thì công suất là đại lượng có được bởi tích số 2 giá trị là Moment xoắn và vận tốc góc. Nhưng ác nỗi trong động cơ đốt trong, khi tới 1 ngưỡng vận tốc góc (vòng quay) nào đó thì giá trị Moment bắt đầu giảm nhanh và tới 1 lúc nào đó thì công suất sẽ giảm khi số vòng quay tăng![&:]
Sự suy giảm moment ở tua máy cao là do nhiều nguyên nhân, cụ thể là do tổn hao cơ khí của các cơ phận tịnh tiến, động năng nổ dãn của hòa khí không được tận dụng....Vậy nên mỗi động cơ sẽ có 1 đặc tuyến riêng và công suất đỉnh sẽ rơi vào 1 giá trị vòng quay tương ứng nào đó mà không phải là giới hạn "kịch kim" đâu.