Tập Lái
7/2/07
4
0
0
tamtany nói:
OK!
Hôm rồi anh Tài bên Việt Empire có qua em chơi nhân tiện tham khảo cách làm composit amateur của em! :D. Dân SX mâm ôtô bên Mẽo chắc biết Việt Empire nhiều vì bác í chuyên sản xuất máy đúc mâm xe cho bên đó! Chắc hôm nào có việc em có thể mượn xài thử cái CNC bự bên đó: Phay được tới 3,5x2,4 m2! Bên đó cũng chuyên chế thử ôtô điện (nghe kể có mấy chiếc lận!). Hay là hôm nào rảnh bác và em qua đó chơi?
Ok bác, anh Tài bên Việt Empire cũng có rủ em qua nghía mấy cái máy đúc nhôm bác í chuẩn bị xuất. Em cũng chưa thấy mấy cái máy này nên cũng định ghé qua chơi coi cho biết. Bác thích qua thì cuối tuần bác hú em tiếng. Chỗ em qua bác Tài khoảng 15p.

Vụ hộp số em thấy các bác bàn, em cùng ý với bác Towner (lúc trước cũng có con xe này :D), chạy với tốc độ thấp lượng điện yếu mình điều khiển vô cấp bằng điện sẽ tốt hơn điều khiển bằng hộp số cơ, hiệu suất không cao. Bộ vô cấp bằng điện thì mình có thể dùng bộ điều khiển có sẵn rồi khuếch đại lên theo công suất mình cần. Mà năm sau đua chắc tốc độ sẽ tăng lên, cũng chưa biết ở tốc độ cao loại nào ngon hơn.
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
3/10/10
7.379
3.127
113
Previa Club
www.tanyplastic.com
tranvietanhtuan nói:
Hộp số mà nhỏ nhẹ em thấy có bộ số của xe đạp nhật, loại số trong mayơ luôn đó bác, có 3, 4 số gì đó... rất là lợi hại ngon bổ rẻ.
Cái này em có coi, tỷ số truyền không đủ dãi rộng: Chỉ có 3 bậc là 0.75, 1 và 1.25 thôi!
 
Hạng F
3/10/10
7.379
3.127
113
Previa Club
www.tanyplastic.com
AiaTowner007 nói:
Về lý thuyết: Moment của động cơ DC phụ thuộc vào dòng điện chảy qua nó, không phụ thuộc vào vận tốc quay của rotor. Muốn có moment cực đại, chỉ việc khống chế dòng qua motor ở mức cực đại (thường là dòng định mức). Vậy moment có thể thay đổi được từ 0 đến Moment cực đại. Chọn bộ giảm tốc sao cho xe có thể di chuyển ở trạng thái tải nặng nhất khi motor đạt đến moment cực đại.

Lúc này, bộ điều khiển động cơ sẽ lấy năng lượng từ panel, chuyển nó xuống điện áp rất thấp để dòng qua motor không vượt quá dòng định mức.

Khi xe nhẹ tải, bộ điều khiển sẽ tăng dần điện áp lên. Vì theo lý thuyết, tốc độ quay của động cơ DC phụ thuộc vào điện áp trên motor. Motor quay càng nhanh thì điện áp trên motor càng cao. Điện áp trên động cơ có thể thay đổi từ 0 đến điện áp định mức. Vậy motor có thể thay đổi tốc độ từ 0 đến tốc độ định mức.

Mà sự thay đổi moment, cũng như tốc độ của động cơ DC là rất lớn có thể lên đến 1000:1. Vậy điều khiển vô cấp bằng điện sẽ tuyệt vời hơn bằng cơ rất nhiều.

Trước kia, sự phát triển điện tử còn rất kém, nên việc thay đổi tốc độ cho động cơ có hiệu suất rất thấp. Còn hiện nay, việc tạo 1 bộ nguồn làm được điều này không quá khó khăn và hoàn toàn có thể thực hiện được.

Thêm nữa, sự phát triển của MCU đã tạo điều kiện tuyệt vời cho việc tự động hóa các điều khiển mà trước đây không thể nào làm được.

Việc điều khiển motor luôn phối hợp trở kháng là hoàn toàn khả thi. Theo tui là 99% thành công, phần còn lại là do "ý trời".
Em lại nghĩ dzầy: Trong trường hợp em luôn luôn xài hết trơn 100% công suất của nguồn, không cần giảm "miếng" nào hết, chỉ cần bật công tắc ON là quất hết cỡ xí quách; Vậy thì lúc đó mình sẽ xử lý tiếp cái gì cho nó ngon?
 
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
Còn nhiều thời gian, Bác nên nghiên cứu thêm về các loại động cơ điện một chiều , đặc biệt là về đặc tuyén công suất của nó cùng với vài phương pháp khống chế công suất !
Cũng tìm hiểu thêm xem cuộc thi có cho sử dụng tế bào Hydro hay không , nếu có thì sẽ có nhiều đột phá trong việc tận dụng công suất và cuộc thi chắc chắn sẽ có gương mặt mới phong phú và chuyên nghiệp hơn rất nhiều .
 
Hạng B2
24/2/09
239
33
0
tamtany nói:
AiaTowner007 nói:
Về lý thuyết: Moment của động cơ DC phụ thuộc vào dòng điện chảy qua nó, không phụ thuộc vào vận tốc quay của rotor. Muốn có moment cực đại, chỉ việc khống chế dòng qua motor ở mức cực đại (thường là dòng định mức). Vậy moment có thể thay đổi được từ 0 đến Moment cực đại. Chọn bộ giảm tốc sao cho xe có thể di chuyển ở trạng thái tải nặng nhất khi motor đạt đến moment cực đại.

Lúc này, bộ điều khiển động cơ sẽ lấy năng lượng từ panel, chuyển nó xuống điện áp rất thấp để dòng qua motor không vượt quá dòng định mức.

Khi xe nhẹ tải, bộ điều khiển sẽ tăng dần điện áp lên. Vì theo lý thuyết, tốc độ quay của động cơ DC phụ thuộc vào điện áp trên motor. Motor quay càng nhanh thì điện áp trên motor càng cao. Điện áp trên động cơ có thể thay đổi từ 0 đến điện áp định mức. Vậy motor có thể thay đổi tốc độ từ 0 đến tốc độ định mức.

Mà sự thay đổi moment, cũng như tốc độ của động cơ DC là rất lớn có thể lên đến 1000:1. Vậy điều khiển vô cấp bằng điện sẽ tuyệt vời hơn bằng cơ rất nhiều.

Trước kia, sự phát triển điện tử còn rất kém, nên việc thay đổi tốc độ cho động cơ có hiệu suất rất thấp. Còn hiện nay, việc tạo 1 bộ nguồn làm được điều này không quá khó khăn và hoàn toàn có thể thực hiện được.

Thêm nữa, sự phát triển của MCU đã tạo điều kiện tuyệt vời cho việc tự động hóa các điều khiển mà trước đây không thể nào làm được.

Việc điều khiển motor luôn phối hợp trở kháng là hoàn toàn khả thi. Theo tui là 99% thành công, phần còn lại là do "ý trời".
Em lại nghĩ dzầy: Trong trường hợp em luôn luôn xài hết trơn 100% công suất của nguồn, không cần giảm "miếng" nào hết, chỉ cần bật công tắc ON là quất hết cỡ xí quách; Vậy thì lúc đó mình sẽ xử lý tiếp cái gì cho nó ngon?
He he … đúng là phải tận dụng hết công suất từ panel phát ra chứ.

Nhưng không thể lấy 2 đầu dây của panel mà chít thẳng vào motor được! Mà phải qua 1 bộ biến đổi, tạm gọi là bộ điều khiển phối hợp trở kháng (PHTK) để điều chế lại điện áp và dòng điện cho phù hợp với trạng thái tải của motor.
(Thực ra hộp số cơ cũng được xem là bộ phối hợp trở kháng rồi đó, chỉ có điều nó có hiệu suất quá thấp và dãy làm việc cũng hẹp nên không dùng được khi công suất quá ít.)

Thật là khó khi giải thích điều này một cách tường tận chỉ trong 1 bài viết.

Tạm thời, tui đưa ra 1 ví dụ về động cơ điện DC cho bác dễ hình dung:

Đây là 1 bảng liệt kê vài trạng thái của 1 động cơ DC. Thật sự thì trong tất cả các loại động cơ điện, động cơ DC chổi than có đặc tính cơ tuyến tính, đơn giản, dễ hiểu và … dễ thương nhất !





Theo bảng trên, từ trường hợp 1 đến 6: Panel cấp ra công suất 10w
- Nếu muốn chạy nặng tải nhất (ví dụ trường hợp 6) ta chỉ việc cung cấp dòng cho motor là 10A, điện áp lúc đó chỉ có 1V và motor chỉ chạy có 100rpm, moment trên trục đạt cực đại là 10Nm để leo dốc.
- Nếu tải trở nên nhẹ,(ví dụ trường hợp 1) ta có thể cung cấp 10V, dòng lúc này giảm xuống chỉ 1A, motor có thể chạy 1000rpm.

Khi nắng yếu, giả sử, panel chỉ cấp ra được công suất 2W:
- Nếu ta vẫn cấp được dòng 10A, điện áp lúc đó giảm xuống còn 0.2V thì motor vẫn tạo được moment 10Nm, chỉ có điều tốc độ quay của motor chỉ còn là 20rpm thôi. (trường hợp 16 trong hình trên).
- Nếu tải nhẹ đi, dòng có thể giảm còn 1A, điện áp trên motor tăng lên 2V, tốc độ động cơ tăng lên 200rpm. (Trường hợp 11).

Nhưng để điều khiển motor đạt được những trường hợp trên, đòi hỏi phải có 1 bộ nguồn “thông minh” có thể thay đổi được điện áp và dòng điện phù hợp với trạng thái tải của motor và công suất mà panel phát ra. Đó là nhiệm vụ của bộ PHTK.

Bác không cần phải lăn tăn là làm như thế nào để điều khiển được như vậy! Trong 9 tháng 10 ngày, tui có thể nghĩ ra được giải thuật để bắt MCU làm được điều này ! (He he… nghe có vẻ phụ nữ quá hén).

Khi nào chế tạo mạch này xong, tui sẽ báo cho bác biết để cùng thử nghiệm hén ! Bác OK không?
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
3/10/10
7.379
3.127
113
Previa Club
www.tanyplastic.com
AiaTowner007 nói:
tamtany nói:
Em lại nghĩ dzầy: Trong trường hợp em luôn luôn xài hết trơn 100% công suất của nguồn, không cần giảm "miếng" nào hết, chỉ cần bật công tắc ON là quất hết cỡ xí quách; Vậy thì lúc đó mình sẽ xử lý tiếp cái gì cho nó ngon?
He he … đúng là phải tận dụng hết công suất từ panel phát ra chứ.

Nhưng không thể lấy 2 đầu dây của panel mà chít thẳng vào motor được! Mà phải qua 1 bộ biến đổi, tạm gọi là bộ điều khiển phối hợp trở kháng (PHTK) để điều chế lại điện áp và dòng điện cho phù hợp với trạng thái tải của motor.
(Thực ra hộp số cơ cũng được xem là bộ phối hợp trở kháng rồi đó, chỉ có điều nó có hiệu suất quá thấp và dãy làm việc cũng hẹp nên không dùng được khi công suất quá ít.)
.......

Nhưng để điều khiển motor đạt được những trường hợp trên, đòi hỏi phải có 1 bộ nguồn “thông minh” có thể thay đổi được điện áp và dòng điện phù hợp với trạng thái tải của motor và công suất mà panel phát ra. Đó là nhiệm vụ của bộ PHTK.

Bác không cần phải lăn tăn là làm như thế nào để điều khiển được như vậy! Trong 9 tháng 10 ngày, tui có thể nghĩ ra được giải thuật để bắt MCU làm được điều này ! (He he… nghe có vẻ phụ nữ quá hén).

Khi nào chế tạo mạch này xong, tui sẽ báo cho bác biết để cùng thử nghiệm hén ! Bác OK không?
Hì hì! Thanks bác đã hết sức quan tâm!
Hôm nào rảnh bác ghé qua xưởng em chơi đi, xe và panel còn nguyên bộ ở đó, em với bác cùng thí nghiệm làm thử bộ điều khiển theo ý bác, chạy thử, nếu OK thì sang năm mình cứ dzậy mà "xử" thôi! :)
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
3/10/10
7.379
3.127
113
Previa Club
www.tanyplastic.com
Thực ra cái motor xe đạp điện em xài là một dạng motor không chổi góp.
Bộ điều khiển biến nguồn DC thành nguồn 3 pha cấp cho các cuộn dây. Tốc độ quay và cường độ nguồn 3 pha này được điều khiển bởi các IC Hall (cảm ứng từ) trong tay ga và stator. Các IC Hall trong stator xác định vị trí của Rotor để điều khiển nguồn 3 pha cấp cho các cuộn dây nhằm tạo từ trường quay chính xác nhất.
Vấn đề là tại sao không tạo nguồn 3 pha độc lập và chạy theo kiểu motor 3 pha không đồng bộ (như motor điện công nghiệp) mà phải xài các IC Hall có vẻ phức tạp hơn? Cái nào hiệu suất cao hơn?
 
Hạng B2
24/2/09
239
33
0
tamtany nói:
Thực ra cái motor xe đạp điện em xài là một dạng motor không chổi góp.
Bộ điều khiển biến nguồn DC thành nguồn 3 pha cấp cho các cuộn dây. Tốc độ quay và cường độ nguồn 3 pha này được điều khiển bởi các IC Hall (cảm ứng từ) trong tay ga và stator. Các IC Hall trong stator xác định vị trí của Rotor để điều khiển nguồn 3 pha cấp cho các cuộn dây nhằm tạo từ trường quay chính xác nhất.
Vấn đề là tại sao không tạo nguồn 3 pha độc lập và chạy theo kiểu motor 3 pha không đồng bộ (như motor điện công nghiệp) mà phải xài các IC Hall có vẻ phức tạp hơn? Cái nào hiệu suất cao hơn?
Theo tui, nói 1 cách nôm na là motor nào có cục nam châm vĩnh cửu mạnh nhất (nói về mật độ từ trường, chứ không phải là kích thước cục nam châm) thì nó có hiệu suất cao nhất ! Động cơ điện 3 pha hay 1 pha (không đồng bộ) có hiệu suất thấp nhất. Nhưng vì nó dễ chế tạo, độ bền rất cao, sửa chữa dễ dàng .v.v. nên nó luôn là "vô địch" về số lượng.
Động cơ bước (thường dùng làm động cơ Servo) có nam châm vĩnh cửu mạnh nhất nhưng rất khó điều khiển, khó dùng cho mục đích riêng (độ, chế), khả năng chịu nhiệt kém (trước đây, chứ giờ không biết có tiến bộ vượt bậc nào không thì hỏng rõ. Do nóng lên, nam châm vĩnh cửu giảm hoặc mất luôn từ tính).

Động cơ của xe đạp điện, theo tui biết, thực chất nó là động cơ DC không chổi than (brushless). Nguyên lý nó y chang ĐC DC có chổi than nhưng chỏi than được thay thế bằng mạch đóng cắt điện tử, cảm biến nhận biết vị trí của rotor bằng hiệu ứng Hall để khỏi phải bảo trì chổi than và mất công ma sát. Nhưng nó cũng mất đi công suất trên thiết bị đóng cắt bán dẫn và khả năng quá tải kém. Hiện nay, đóng cắt bằng tiếp điểm cơ khí vẫn còn ưu điểm mà đôi khi bắt buộc phải dùng nó là khả năng quá tải rất lớn, rơi áp trên tiếp điểm cực nhỏ và khá rẻ xiềng.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
24/2/09
239
33
0
tamtany nói:
AiaTowner007 nói:
tamtany nói:
Em lại nghĩ dzầy: Trong trường hợp em luôn luôn xài hết trơn 100% công suất của nguồn, không cần giảm "miếng" nào hết, chỉ cần bật công tắc ON là quất hết cỡ xí quách; Vậy thì lúc đó mình sẽ xử lý tiếp cái gì cho nó ngon?
He he … đúng là phải tận dụng hết công suất từ panel phát ra chứ.

Nhưng không thể lấy 2 đầu dây của panel mà chít thẳng vào motor được! Mà phải qua 1 bộ biến đổi, tạm gọi là bộ điều khiển phối hợp trở kháng (PHTK) để điều chế lại điện áp và dòng điện cho phù hợp với trạng thái tải của motor.
(Thực ra hộp số cơ cũng được xem là bộ phối hợp trở kháng rồi đó, chỉ có điều nó có hiệu suất quá thấp và dãy làm việc cũng hẹp nên không dùng được khi công suất quá ít.)
.......

Nhưng để điều khiển motor đạt được những trường hợp trên, đòi hỏi phải có 1 bộ nguồn “thông minh” có thể thay đổi được điện áp và dòng điện phù hợp với trạng thái tải của motor và công suất mà panel phát ra. Đó là nhiệm vụ của bộ PHTK.

Bác không cần phải lăn tăn là làm như thế nào để điều khiển được như vậy! Trong 9 tháng 10 ngày, tui có thể nghĩ ra được giải thuật để bắt MCU làm được điều này ! (He he… nghe có vẻ phụ nữ quá hén).

Khi nào chế tạo mạch này xong, tui sẽ báo cho bác biết để cùng thử nghiệm hén ! Bác OK không?
Hì hì! Thanks bác đã hết sức quan tâm!
Hôm nào rảnh bác ghé qua xưởng em chơi đi, xe và panel còn nguyên bộ ở đó, em với bác cùng thí nghiệm làm thử bộ điều khiển theo ý bác, chạy thử, nếu OK thì sang năm mình cứ dzậy mà "xử" thôi! :)
OK, khi nào làm xong, tui sẽ liên hệ bác theo ĐC chữ ký của bác hén !