Chúc mừng chị Nắng và cháu.Con trai em vừa lấy được học bổng PTTH qua Úc. Em vừa mừng vừa hơi lo lo vì con còn nhỏ quá. Nay mở thớt này để chia sẻ và lắng nghe kinh nghiệm của các bác đã có con đi du học từ lớp 10.
Con em học không giỏi lắm, chỉ giỏi Anh văn (880/900 toefle). Nhưng khi thi lấy học bổng thì vượt qua mấy bạn có điểm số cao hơn rất nhiều. Trường tư đó của Úc chỉ cho 2 suất và con em giành được 1, nghe tin này nhiều Ba Mẹ trẻ hỏi em kinh nghiệm, em thực sự cũng ko kinh nghiệm gì, em ko có chính sách hay chủ ý gì để ép con giành học bổng, có đôi chút thực tế như thế này không biết các bác mợ có quan tâm hay không?
- Con trai em lười học, chỉ ham chơi, vì vậy em cho nó... chơi ngút ngàn luôn. Từ nhỏ nó thích gì cho chơi đó: chạy xe đạp, đá banh, karate, bơi... Con nít rất thích mấy nhân vật như người nhện, người dơi, doremon gì đó thì mua truyện tranh cho nó đọc. Từ từ nó sẽ có thói quen đọc sách. Con trai em giữ thói quen đọc sách cho đến giờ, mỗi tuần đọc vài cuốn.
- Khi các con chơi thể thao hay tham gia các hoạt động xã hội thì em hay ghi video, chụp hình lại hết để làm kỷ niệm. Em không ngờ khi xét học bổng họ xem mấy cái này kỹ hơn là học bạ.
- Tiếng Anh: con em học trường công từ nhỏ, chỉ cần cho học thêm với thầy người Mỹ tuần 3 buổi là đủ. Nhớ chọn thầy cô thực sự có phương pháp sư phạm và yêu trẻ, tụi nó sẽ nói tiếng Anh và suy nghĩ như tây con luôn. Cho con xem phim tiếng Anh, khi nhỏ dí cho nó mấy bộ phim hoạt hình thì đứa nào cũng mê, nghe riết nó hiểu hết luôn.
Sắp tới con em đi, 2vc tính thay nhau qua ở với con mà nó không chịu. Lại đòi ở homestay. Các bác có ai con ở homestay hay không? Xin chia sẻ cho em chút kinh nghiệm ạ.
- Cuối cấp 2 em mới cho con vào trường quốc tế, học về nó nói:”Pamom giờ mới cho con vô trường này là rất đúng. Nếu không con sẽ không biết có những nơi phải học mệt mỏi như thế nào, có những bạn cực khổ tội nghiệp ra sao!? Cám ơn Pamom”.
- Không Osin: ngay khi con hết mẫu giáo là miễn Zú. Hướng dẫn con tự lo quần áo, đồ đạc, ăn xong tự rửa chén của mình. Cái này là tập tính tự lập cho con, không ỉ lại, không làm thì đừng ngồi đó mà hưởng)
- Không điện thoại: tuyệt đối không cho con xem màn hình đt, giờ con em 15 rồi vẫn chưa cho luôn, tập cho nó coi tranh, hình, sách hard copy từ nhỏ thì nó sẽ quen thôi. Đt hại mắt, hại não lắm. Sắm cho nó cái máy vi tính để bàn là đủ.
- Không dí con học, ko giáo huấn nhiều, cho con tuổi thơ theo đúng nghĩa của nó. Không chê bai con, luôn khuyến khích con để nó tự tin, con em qua phỏng vấn có lẽ nhờ sự tự tin trả lời các câu hỏi. Mỗi đứa trẻ sẽ có khả năng nhất định, tư chất riêng của nó, vì vậy em ko gợi ý nó phải trở thành người nào đó to tát lắm. Miễn là con vui và làm thật tốt việc con muốn làm. Nên khi giáo viên người Úc hỏi:”Ước mơ sau này của con?” Nó nói:” Con muốn trở thành thầy giáo thể dục, để dạy học trò những món con đã học được trong môn đá banh”.)
Cám ơn các bác đã xem tin.
À, ai ở Q7 thì em giới thiệu thầy Mỹ dạy con em trong suốt 8 năm qua cho, thầy viết cho f1 em bức thư gửi hiệu trưởng nơi con em apply học bổng đọc ai cũng ... mê luônView attachment 2124950
Kinh nghiệm về sholarship ở bậc trung học thì tôi khg có thông tin, nhưng ở ĐH thì tôi đã nhiều lần cảnh báo trên CNL. Một số các trường ĐH tư tại Mỹ thường cấp học bổng cho SV quốc tế năm đầu tiên rất dể dàng, họ tuyển sinh khắp nơi và hứa hẹn học bổng như : Tiền nhà ở, sách vở, học phí...(khg có bảo hiểm) cho SV năm đầu.
Đến năm thứ 2 trở đi, họ đưa ra các điều kiện để tiếp tục nhận đc học bổng hoàn toàn khác với tiều chuẩn năm đầu tiên về chỉ số học lực (GPA), các thành tích thể thao, hoạt động xả hội, công tác thiện nguyện..v.v. với 1 sv sau 1 năm ở Mỹ thì rất khó để hòa nhập vào xã hội để đạt đc những yêu cầu trên, và muốn học tiếp thì phải đóng tiền. Mọi việc đã lỡ làng...từ bản thân em sv cho đến phụ huynh, có gia đình khá giả thì có thể kham nỗi, nhưng cũng không ít gia đình không chịu nỗi mức học phí nên bỏ cuộc giữa chừng.
Chỉnh sửa cuối: