Status
Không mở trả lời sau này.
O.S.P.D
13/1/05
2.840
1.055
113
SG
cpkhanhhung nói:
ngoinhaxanh nói:
E lại nghĩ khác chút xíu, theo thông thường thì rất nhiều ks hiện nay thiết kế xây tường trên sàn như thế, và chỉ tăng cường 2 phi 16. Nên nói thiết kế sai thì cũng khó vì ai cũng thế cả thôi. Thứ 2 thì tuỳ theo nhịp sàn mà sắt mủ là 8 hay 10 chứ ko bắt buộc lúc nào cũng 10. Trở lại chuyện cái tường xây trên đà, e thì thấy làm vậy hay hơn, chứ nếu ở đâu có tường mà ở đó có đà thì đứng dưới nhìn lên thấy đà chi chít, tới khi tô trần cũng chết miẹ tay thầu mà nhìn lại ko thẩm mĩ chút nào vì muốn tạo kiểu trần này nọ cũng khó vì đi đâu cũng gặp đà. Vậy nên e vẩn thuyết phục chủ nhà bỏ đà và xây trên tường!
Trong xây dựng việc xây tường trên sàn là chuyện bình thường như ăn cơm sườn, miễn sao được tính toán đầy đủ. Việc đặt dầm nhiều sẽ phát sinh đóng trần, ảnh hưởng chiều cao tầng.
Việc đặt 2D16 dưới chân tường chỉ là cảm tính của các thầu chứ thật ra chẳng tác dụng gì cả. Nếu cho là dầm đỡ tường thì lúc đó 1 dầm tiết diện 100x100 thì ko cần phải 2D16, mật độ thép theo sàn là đủ. Theo em (cá nhân vẫn hay làm) nếu muốn tăng cường thì nên bố trí 1 lưới thép D6@100 vuông góc với tường để có thể phần nào tăng diện truyền tải lên sàn, và quan trọng là trong lúc ra thép sàn thì phải tính tải trọng của tấm tường này.
Trong thực tế xây dựng nếu các bác có điều kiện kiểm chứng sẽ thấy, tường xây gạch sau khi đạt cường độ thì tải trọng lên sàn cũng sẽ giảm đi rất nhiều, 1 phần tải lớn truyền qua các cột, bổ trụ. Bản thân tường xây cũng có thể chịu kéo. Đã nhiều lần trong công trình sửa chữa, em cắt hết phần chân tường từ cột đến cột để gia cố dầm mà tường chẳng sao cả.
Đây mới là cách gia cường cho trường hợp xây tường trên sàn nè . ( cái bôi đậm )
Tôi đồng ý là với các sàn ,< 4,m vấn đề kg quá lớn , nhưng khi các sàn > 4-8m thì có vấn đề đó nhẩt là khi hàng loạt các vách của nhiều tầng trên cùng vị trí mà xây đụng trần , Nguyên tắc ở đây là phải quan tâm thật sự đến trường họp bất đắc dĩ này . Tường có liên kết vòm truyền tải về 2 đầu là chính xác ,nhưng oái oăm nhất là các tường xây kiểu này phát sinh do mở rộng nhà vệ sinh hay ngăn phòng do phải chừa lối đi nên kg xây hết nhịp sàn mà chỉ xây khoảng 4/5 sàn lúc đó tải trọng truyền theo hướng phức tạp hơn phải kg các bác ? Đó là chưa nói tr hợp chủ nhà sau 1 thời gian sử dụng .....thấy có tường thoải mái gác thêm mấy cây sắt hộp làm cái kho chứa đồ cũ trên nóc phòng vệ sinh .
@ TVAT : trong trường họp tủ âm thì có tải trọng nhẹ hơn nhưng cũng nên gia cường kiểu trên tránh nứt âm vẫn tốt hơn chứ bác ( chỉ thêm vài kg thép 6 thôi mà ? )
@ Ngoinhaxanh : KTS phải học kết cấu chính là vì lý do này đó , họ có quyền kg tính nhưng phải biết phân biệt nhà có khẩu độ rộng và dự trù các đà cần thiết của KC , dự kiến trần trang trí phải tránh cái gì . Chứ nếu vô tư thế thì khi TK các nhà VP,KS có khẩu độ lớn và có hệ thống kỹ thuật trên trần ( ống lạnh,thông cấp gió, hệ thống chữa cháy .... ) thì sao ? tôi nhớ theo 1 sô quy chuẩn thì thông thủy của trần và sàn BT của loai Ctr này còn phải >1,2 đó bác .:cool: Nếu có ông KTS mà quên mấy chi tiết này thì cũng .....gay .:D
 
Last edited by a moderator:
O2 confirmed
Hạng B1
5/9/06
85
458
53
Về kết cấu sàn nhà phố thông thường là 1 trong 2 giải pháp: có đà & không có.

Cùng vật liệu tương tự như nhau (BT cốt thép thường), kết cấu không có đà bao giờ chi phí cũng cao hơn. Do vậy chúng ta thường làm kết cấu có đà để giảm chi phí. Nếu không quan tâm về chi phí, kết cấu không đà bao giờ cũng thẩm mỹ hơn.
Trở ngại duy nhất cho kết cấu không đà là các lỗ mở sàn: lỗ cầu thang, lỗ thông tầng, lỗ KT MEP...

Việc xây tường trên sàn là bình thường nếu trước đó việc tính toán tải trọng là đầy đủ (có kể tại trong tường xây vào trong tính toán).

Việc bố trí 2d16 dọc theo tường hay sắt d6 vuông góc với tường là không cần thiết. Với 1 ô sàn có 4 cạnh là đà, khi có 1 vị trí có lực (tường xây chẳng hạn) nó sẽ tác động lên toàn ô sàn. Do vậy việc gia cường cục bộ là không có giá trị.

Chỉ gia cường khi lực xuyên thủng đủ lớn có thể làm thủng sàn. Với nhà dân dụng sàn dày 100mm, tường xây 100-200mm cao 10m cũng không đủ sức làm sàn xuyên thủng. nên cũng không cần đặt thép chống cắt dưới tường.

D6 vuông góc với tường để tăng diện tích truyền tải cũng không đúng. Bản chất thép & BT làm việc thông qua lực ma sát. Thép tròn trong chỉ chịu lực kéo hay nén dọc trục.

Nếu chẳng may, nhà thầu họ thi công nhà mình mà không có đà & việc tính toán đúng & đủ & chi phí không phát sinh nhiều thì nên cám ơn họ...:D
 
Tập Lái
8/10/11
49
1
0
38
dạ, các Bác cho em lót dép ngồi nghe với ạ!!
mấy "thằng" thầu như em một năm mà gặp chừng 2 Bác như bác Him Lam chắc dẹp tiệm luôn quá
63.gif
 
Mãi yêu El
25/3/09
3.819
43.427
113
Rất chuẩn, e ko biết gì về kết cấu. Nhưng để có 1 cái nhà đẹp vể phần kĩ thuật thì phải như thế, chứ nói thầu lang băm một cách vô căn cứ mà mình ko thật sự am hiểu là tội "vu khống có chủ đích"
24.gif
. Sau khi đọc xong ý kiến của bác, từ này e mạnh dạn bỏ luôn 2 phi 16
24.gif

O2 nói:
Về kết cấu sàn nhà phố thông thường là 1 trong 2 giải pháp: có đà & không có.

Cùng vật liệu tương tự như nhau (BT cốt thép thường), kết cấu không có đà bao giờ chi phí cũng cao hơn. Do vậy chúng ta thường làm kết cấu có đà để giảm chi phí. Nếu không quan tâm về chi phí, kết cấu không đà bao giờ cũng thẩm mỹ hơn.
Trở ngại duy nhất cho kết cấu không đà là các lỗ mở sàn: lỗ cầu thang, lỗ thông tầng, lỗ KT MEP...

Việc xây tường trên sàn là bình thường nếu trước đó việc tính toán tải trọng là đầy đủ (có kể tại trong tường xây vào trong tính toán).

Việc bố trí 2d16 dọc theo tường hay sắt d6 vuông góc với tường là không cần thiết. Với 1 ô sàn có 4 cạnh là đà, khi có 1 vị trí có lực (tường xây chẳng hạn) nó sẽ tác động lên toàn ô sàn. Do vậy việc gia cường cục bộ là không có giá trị.

Chỉ gia cường khi lực xuyên thủng đủ lớn có thể làm thủng sàn. Với nhà dân dụng sàn dày 100mm, tường xây 100-200mm cao 10m cũng không đủ sức làm sàn xuyên thủng. nên cũng không cần đặt thép chống cắt dưới tường.

D6 vuông góc với tường để tăng diện tích truyền tải cũng không đúng. Bản chất thép & BT làm việc thông qua lực ma sát. Thép tròn trong chỉ chịu lực kéo hay nén dọc trục.

Nếu chẳng may, nhà thầu họ thi công nhà mình mà không có đà & việc tính toán đúng & đủ & chi phí không phát sinh nhiều thì nên cám ơn họ...:D
 
Hạng F
11/1/10
6.129
64.361
113
ngoinhaxanh nói:
Rất chuẩn, e ko biết gì về kết cấu. Nhưng để có 1 cái nhà đẹp vể phần kĩ thuật thì phải như thế, chứ nói thầu lang băm một cách vô căn cứ mà mình ko thật sự am hiểu là tội "vu khống có chủ đích"
24.gif
. Sau khi đọc xong ý kiến của bác, từ này e mạnh dạn bỏ luôn 2 phi 16
24.gif

O2 nói:
Về kết cấu sàn nhà phố thông thường là 1 trong 2 giải pháp: có đà & không có.

Cùng vật liệu tương tự như nhau (BT cốt thép thường), kết cấu không có đà bao giờ chi phí cũng cao hơn. Do vậy chúng ta thường làm kết cấu có đà để giảm chi phí. Nếu không quan tâm về chi phí, kết cấu không đà bao giờ cũng thẩm mỹ hơn.
Trở ngại duy nhất cho kết cấu không đà là các lỗ mở sàn: lỗ cầu thang, lỗ thông tầng, lỗ KT MEP...

Việc xây tường trên sàn là bình thường nếu trước đó việc tính toán tải trọng là đầy đủ (có kể tại trong tường xây vào trong tính toán).

Việc bố trí 2d16 dọc theo tường hay sắt d6 vuông góc với tường là không cần thiết. Với 1 ô sàn có 4 cạnh là đà, khi có 1 vị trí có lực (tường xây chẳng hạn) nó sẽ tác động lên toàn ô sàn. Do vậy việc gia cường cục bộ là không có giá trị.

Chỉ gia cường khi lực xuyên thủng đủ lớn có thể làm thủng sàn. Với nhà dân dụng sàn dày 100mm, tường xây 100-200mm cao 10m cũng không đủ sức làm sàn xuyên thủng. nên cũng không cần đặt thép chống cắt dưới tường.

D6 vuông góc với tường để tăng diện tích truyền tải cũng không đúng. Bản chất thép & BT làm việc thông qua lực ma sát. Thép tròn trong chỉ chịu lực kéo hay nén dọc trục.

Nếu chẳng may, nhà thầu họ thi công nhà mình mà không có đà & việc tính toán đúng & đủ & chi phí không phát sinh nhiều thì nên cám ơn họ...:D
Lại dư ra mấy chai bia kìa:D
033102beer_1_prv.gif
033102beer_1_prv.gif
033102beer_1_prv.gif
 
Tập Lái
4/5/11
6
1
0
59
*Hồi xưa em hay qua KTX Nguyễn Kiệm chơi nên nghe giang hồ đồn rằng: Ở trường K.Trúc, việc KTS cần hiểu kết cấu, kỹ thuật đến cở nào thì chưa được các bô lão đầu tàu thống nhất, nhưng xưa nay phe chủ trương "không cần hiểu nhiều" luôn áp đảo. Thêm nữa là các GS theo trường phái "kiến trúc kỹ thuật, kiến trúc vi khí hậu" thất thế ở ĐHKT Sài Thành, bất mãn nên ra ngoài lập nên khoa kiến trúc ở ĐH Bình Dương (phái kiến trúc kỹ thuật) ĐH Văn Lang (phái vật lý kiến trúc), Hồng Bàng, Vũng Tàu.....Sau nhiều khóa ra trường, qua thực tế kiểm chứng thì các "Kiến trúc sư kỹ thuật" này chỉ làm họa viên do trình độ dở dở ương ương. Tiêu chí lúc đầu là "Kiến trúc sư kỹ thuật" có được giữ đến giờ này không thì em không biết.
-Hiện nay các bô lão ở trường ĐH Kiến trúc TP.HCM đang muốn tiến thêm 1 bước nữa là bỏ thi luôn môn Lý. Đầu vào thi 3 môn: Văn, Toán, Vẽ.

*Em nhớ cách đây chừng 3 năm, trên VTC có 1 buổi "tọa đàm" về ngành kiến trúc, khách mới là bác Hanh - hiệu trưởng ĐHKTHN và em Lan Anh - GV mới ra trường. MC có hỏi 1 câu tương tự, đại khái là KTS có cần biết kết cấu, kỹ thuật hay không. Em Lan Anh trả lời trước đại khái là cần phải biết hết, không thì xây nhà sập. Bác Hanh trả lời dài dòng vòng vo, cuối cùng cũng có kết luận là không cần bởi vì những thứ đó có KS- là người có chuyên môn cao hơn làm.

*Tường trực tiếp trên sàn, gây ứng suất trên sàn là hình elip, cạnh dài dọc theo chiều dài tường, cạnh ngắn vuông góc với tường và kích thước nhỏ hơn nhiều so với bản sàn nên nhất phải có gia cố ở đó. Bác nào bỏ luôn là siêu liều, đối với dân thi công thì được, đối với người thiết kế là sai lầm nghiêm trọng.
- Muốn tính chính xác thì xem như dưới tường có 1 dầm có chiều cao bằng chiều dày sàn chịu tải phân bố tường.
- Từ lâu 99.9% nhà dân đều đặt 2 sắt gân dưới tường và qua thực tế đều OK (các tiêu chuẩn thiết kế nước ngoài khuyến cáo không nên đặt sắt >1/10 chiều dày sàn), còn lại 0.1% là....thầu không biết và ẩu :))

*Bác OS cho em hỏi cái, "Việc xây tường trên sàn là bình thường nếu trước đó việc tính toán tải trọng là đầy đủ ", cụ thể việc khai báo, tính toán bức tường đó ra sao?
 
Mãi yêu El
25/3/09
3.819
43.427
113
Vậy là vẩn giữ lại 2 phi 16 hả bác cadd, mất mie mấy chai beer
24.gif
 
Hạng B1
8/6/05
98
0
6
46
Em cũng sắp xây nhà mà oãi quá :). Rãnh em sẽ post lên trong tuần tới nhờ mấy bác tư vấn và tham gia thầu xây cho em :)
 
O2 confirmed
Hạng B1
5/9/06
85
458
53
Với các phần mềm tính kết cấu hiện nay việc nhập tải tường có thể thực hiện cho hình thù bất kỳ và tại bất cứ vị trí nào.
Thép trong bê tông bố trí phụ thuộc vào 2 yếu tố:
- Thép theo yêu cầu cấu tạo...
- Thép theo yêu cầu tính toán...
Cả tính toán & cấu tạo không có bất cứ yêu cầu nào phải có 2d16 dưới tường. Thép này không biết nó sẽ chịu lực gì? Lực cắt....không phải. Moment...không phải.

Với em thép này là vớ vẩn. Tin hay không thì tùy.

Bác nào tính được ra 2d16 em mời uống bia.
 
Status
Không mở trả lời sau này.