Hạng D
16/1/13
4.803
85.924
113
Tí dê nói:
Hehe, tự nhiên sao có vẻ keng thẻng vậy ta? Em chế thêm chút... xăng cho nó hot hơn nha.
24.gif


Em nghĩ nguyên nhân cũng có phần do bản thân mấy bà bán xôi.

Ở đời bà A thì bà con chỉ cần lựa chọn giữa khoai lang, khoai mì và... bắp thôi. Xôi là một món ăn coi bộ hơi bị sang, cơm ăn nhiều khi còn độn mà. :D

Nghĩa là lúc đó bác nào có đủ tiền mua xôi là thuộc loại dư giả, sẵn sàng bỏ nhiều tiền hơn thiên hạ để ăn sáng. Bà bán xôi lúc đó chỉ phục vụ cho nhóm khách hàng thu nhập trung bình khá trở lên, do đó bà chỉ cần ít khách là đủ hòa vốn và sinh lời, vì vậy bà A chỉ cần đầu tư về chất lượng, không cần năng suất cao.

Nhưng tới thời bà B và bà C thị trường đã không còn như xưa. Ngoài xôi ra người ta còn cả tỉ thứ lựa chọn như bánh mì, phở, hủ tiếu, bánh canh, cơm tấm.... ngoài xôi gánh ra thì xuất hiện rất nhiều quán xôi máy lạnh, thậm chí cả nhà hàng 4-5 sao cũng có món xôi. Khi nhiều người sẵn sàng trả từ vài chục đến vài trăm ngàn cho bữa sáng thì gói xôi 5-10 ngàn trở thành món ăn... rẻ tiền. Như vậy khi mức sống của toàn xã hội cao lên thì mấy bà bán xôi tự nhiên thấy khách hàng của mình càng ngày càng... nghèo đi. Lúc đó cũng với 1 gánh xôi thì họ bỗng thấy mình ... khó sống. Đơn giản là vì mức sống của chính họ cũng cao hơn xưa. :D

Rõ ràng để có thể sống được thì lợi nhuận của bà bán xôi phải cao hơn. Nếu thi trường chấp nhận giá cao thì họ sẽ tăng giá, nhưng món xôi lúc này là hàng giá bèo, tăng giá thì khả năng mất khách có vẻ cao. Nếu giữ giá, bà B và C phải tìm mọi cách để giảm chi phí và tăng doanh số. Lúc này sẽ xuất hiện hai lựa chọn: nếu vẫn bảo đảm chất lượng như xưa thì họ phải thuê thêm người, tăng thêm nồi niêu, bếp, củi lửa để mở rộng sản xuất, nếu không muốn hoặc không có khả năng đầu tư thì họ phải thay đổi chất lượng xôi để chạy theo số lượng. Từ hai lựa chọn này tùy theo tài kinh doanh và quản lý của mỗi người sẽ xuất hiện một loạt các khả năng nữa là sẽ thành công hay thất bại ở nhiều mức độ khác nhau. Nghĩa là sẽ có những bà bán xôi thành đạt và những bà... cựu bán xôi đã phá sản. Và nếu một khách hàng sau mấy chục năm lại muốn tìm đúng một bà bán xôi gánh như xưa thì nhiều khả năng họ đã chọn một món ăn... chất lượng thấp của một nhà cung ứng sắp hết thời. :D

Vậy bây giờ họ nên trách ai? Trách thời thế thay đổi? Trách bà bán xôi kém đạo đức? Hay trách bản thân mình... mơ mộng quá chăng? :D

Vì những bà bán xôi thành đạt bây giờ đã chuyển qua bán Mac Donald hay KFC hết rồi.
24.gif


Thanks! :)

Tôi hiếu ý TD!

Bây giờ bỏ qua bọn có xe hơi và xe gắn máy đắt tiền cũng như bọn đi làm bằng chính bằng cấp.

Mình ráng đứng ở vị trí công nhân và nông dân cũng như người đi làm bình thường. Họ chiếm 85% dân số lao động Việt Nam.

Ở vị trí đó.

XH đi lên -> nhiều loại việc. Nhưng thu nhập công nhân là bao để ăn xôi máy lạnh, ăn McDonald, ăn hủ tiếu không đểu, ????

Tôi từng là thợ hồ sau khi rớt lớp 10 VN, và đang làm công nhân chạy máy; cho nên ở vị trí người thu nhập thấp tôi có cái nhìn khác hẵn. Nhưng tôi sẵn sàng lắng nghe từ cái nhìn khác và học hỏi (lẫn sửa sai vì vị trí của tôi dễ bị sai).

Tôi pick bà bán xôi, pick làng Cốm Vòng, pick hàng xuất khẩu,... (ngoài ra còn ông bán khoai mì, cậu bán khoai lang, mợ bán bánh cam bánh còng, chị bán hột vị lộn, cô bán chuối nướng,...) Tôi pick bán xôi vì là món khá phổ biến thời tôi. Ngày xưa người ta lời trên miếng xôi cực kỳ ít vì nhu cầu thấp và ... KHÔNG AI ĐÁNH THUẾ HAY XÂU BÀ BÁN XÔI. Lúc đó phường không có người đi thu xâu người bán buổi sáng -> giá thành gói xôi thấp -> là món ăn dân dã rẻ tiền.

Tôi không pick chị bán xôi có sạp ngoài chợ vì ngoài đó có thuế, có phí thuê,...

Tôi pick bà bán xôi sáng và bà B & C phải đội đi bán thêm để khái quát là có một giai tầng trong xã hội họ không có việc gì khác hơn để kiếm sống vì nhà máy không đủ chổ cho làm, nhà nước thì đa số phải chạy việc,...

Ví dụ là có bạn trong này nói là cái quán hủ tiếu gần nhà không dám ăn vì thấy họ không bao giờ hầm xương mà cuối ngày có người chở mấy can nhựa nước tới để họ nấu nước bán hủ tiếu.

Vì quá nhiều người trong này kể xung quanh chuyện đểu nên tôi pick ra một vai ví dụ để thử phân tích.
 
Hạng D
16/1/13
4.803
85.924
113
Sợ mua phải đồ bẩn, nhiều người chọn siêu thị là nguồn cung thực phẩm chính. Thế nhưng, vào siêu thị khách hàng vẫn bị lừa bởi thói lưu manh chợ trời. Hàng loạt vụ hàng hóa không rõ nguồn gốc mang mác hàng sạch, chất lượng cao... bày bán trong siêu thị đã khiến niềm tin của người tiêu dùng vào cái nơi tưởng chừng có thể bấu víu ấy đã vụt tắt.

http://m.vietnamnet.vn/vn/kinh-te/163172/tin-vao-sieu-thi--gap-thoi-luu-manh-cho-troi.html

 
Hạng B2
22/3/13
190
14
18
10
bây giờ mọi thứ đều nhiễm độc, cho nên mới thấy bây giờ bệnh ung thư phát triển nhanh quá chừng
 
Hạng B2
22/3/13
190
14
18
10
mình nghe nói ở dưới quê, mỗi trái cây nào bán ra thị trường cũng đều có bơm thuốc, chỉ có nhà vườn muốn ăn cây nào thì dưỡng cây đó ko bơm thuốc tăng trưởng thôi !
 
O.S.P.D
13/1/05
2.840
1.055
113
SG
Sự gian dối trong thương mại là 1 cái bệnh chung , chẳng qua là có người khéo và ng vụng ....Thằng ....to đầu , lắm tiền.... khéo dấu hoặc .... tinh vi hơn thế thoai .
Kính thưa các đc chưa bị .....lộ .:D
 
Hạng D
16/1/13
4.803
85.924
113
phongluu nói:
Sự gian dối trong thương mại là 1 cái bệnh chung , chẳng qua là có người khéo và ng vụng ....Thằng ....to đầu , lắm tiền.... khéo dấu hoặc .... tinh vi hơn thế thoai .
Kính thưa các đc chưa bị .....lộ .:D


Giáo dục nước nào cũng dở, thằng to đầu thì nó giấu mấy cái dở tốt hơn :))

(Chọc anh thôi :) )

 
Hạng C
29/5/11
793
55.771
93
33
Chẳng có sản phẩm đểu, thực phẩm đểu
chỉ có con người ngày càng muốn làm ít hưởng nhiều
nhưng đầu tư chất xám thì không có, lao động nhiều lại càng không, lương tâm không còn
 
Tập Lái
24/2/14
1
0
1
Khó nói quá, ở đời này lắm cái thất vọng quá. Buồn và chạnh lòng khi những món ăn dân giã nhuộm màu hiện đại của thuốc