[H2][] Lịch sử[/H2]
Trung tướng Hoa Kỳ và phái đoàn của ông thăm các chỉ huy Không quân Nhân dân Việt Nam tháng 5/2007
[UL][*]Ngày 9 tháng 3 năm 1949: Đại tướng - ra quyết định thành lập
Ban Nghiên cứu Không quân thuộc . Năm 1951 giải thể ban này, nhập vào lực lượng pháo binh và phòng không[*]Ngày 3 tháng 3 năm 1955: ra Quyết định số 15/QĐA thành lập
Ban nghiên cứu Sân bay trực thuộc . Ngày này được lấy làm ngày thành lập Không quân Nhân dân Việt Nam.[*]Ngày 24 tháng 1 năm 1959: Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh ban hành Quyết định số 319/QĐ thành lập
Cục Không quân thuộc Bộ Tổng Tham mưu trên cơ sở tổ chức và lực lượng của Ban Nghiên cứu Sân bay và Cục Hàng không dân dụng Việt Nam.[*]Ngày 1 tháng 5 năm 1959, tại sân bay Gia Lâm, trung đoàn không quân vận tải đầu tiên, trung đoàn 919 ra đời. (nay là Đoàn bay 919 của Hàng không Việt Nam)[*]Ngày 22 tháng 10 năm 1963: Cục Không quân sáp nhập với Bộ Tư lệnh Phòng không thành Quân chủng Phòng không-Không quân. Lực lượng không quân lúc đó chỉ có 1 trung đoàn vận tải 919 và trung đoàn 910 (trường huấn luyện).[*]Tháng 3 năm 1967: thành lập
Bộ Tư lệnh Không quân[*]Ngày 16 tháng 5 năm 1977: thành lập
Quân chủng Không quân. Quân chủng Không quân gồm các binh chủng Không quân tiêm kích, Không quân tiêm kích-bom, Không quân vận tải, Không quân trinh sát,... và tồn tại đến năm 1999.[*]Từ ngày 3 tháng 3 năm 1999: trở lại là một thành phần (gồm một số binh chủng) trong Quân chủng Phòng không-Không quân. [/UL] [H3][] Sự hình thành các trung đoàn không quân tiêm kích đầu tiên[/H3]
Đoàn không quân "Sao Đỏ", đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang góp phần xứng đáng trong trận
Ngay từ tháng 3 năm 1956, các đoàn cán bộ, chiến sĩ thuộc Ban nghiên cứu sân bay được cử đi nước ngoài học tập. Đoàn học lái máy bay tiêm kích có 50 người, do Phạm Dưng làm trưởng đoàn (sau này thay) được cử sang học tập tại .
Lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam đầu tiên được thành lập là , mật danh là Đoàn Sao Đỏ, thành lập ngày năm 1963[/SUP], do Trung tá Đào Đình Luyện làm Trung đoàn trưởng, Thiếu tá Đỗ Long làm Chính ủy, Thiếu tá Trần Mạnh làm Trung đoàn phó, Thiếu tá Trần Văn Thọ làm Tham mưu trưởng. Trung đoàn này được huấn luyện trên - . Tuy nhiên, mãi đến ngày 3 tháng 2 năm 1964, lễ thành lập Trung đoàn không quân đầu tiên mới được tổ chức tại Mông Tự, tỉnh , Trung Quốc. Ban đầu Trung đoàn có 33 chiếc máy bay chiến đấu kiểu , 3 chiếc máy bay huấn luyện kiểu , số phi công có 70 người, được đào tạo ở Trung Quốc trở về nước cùng với số máy bay được viện trợ. Ngày 6 tháng 8 năm 1964, trung đoàn trở về nước.
Ngày 4 tháng 8 năm 1965, Trung đoàn không quân tiêm kích thứ 2 là Trung đoàn 923, mật danh Đoàn Yên Thế, được thành lập, gồm 2 đại đội 17 phi công MiG-17, do Trung tá Nguyễn Phúc Trạch làm Trung đoàn trưởng, Trung tá Nguyễn Ngọc Phiếu làm Chính ủy. Không quân Việt Nam được trang bị thêm một số máy bay MiG-17F có bộ phận tăng lực.
Đến cuối năm 1965, Không quân Việt Nam có thêm một số máy bay MiG-21 do viện trợ, tuy nhiên, mãi đến tháng 3 năm 1966, số máy bay này mới về đến Việt Nam. Một số phi công giỏi của Trung đoàn 921 được đưa sang Liên Xô để huấn luyện chuyển loại như , , ...
Cũng trong đầu năm 1966, viện trợ cho Việt Nam một số máy bay J-6, một biến thể của . Với số máy bay này, trung đoàn không quân tiêm kích thứ 3 được thành lập tại với phiên hiệu Trung đoàn 925, với Trung tá Lê Quang Trung làm Trung đoàn trưởng, Thiếu tá Mai Đức Toại làm Trung đoàn phó. Một số cán bộ, phi công Trung đoàn 923 được huấn luyện chuyển loại MiG-19 tại căn cứ Trường Không quân số 1 ở Tế Nam (Trung Quốc). Tuy nhiên, do tình hình chiến đấu ác liệt và ảnh hưởng của cuộc tại Trung Quốc nên mãi đến tháng 10 năm 1969, trung đoàn mới về nước tham chiến, đóng căn cứ tại Yên Bái.
Ngày 24 tháng 3 năm 1967, Sư đoàn không quân Thăng Long (phiên hiệu là Sư đoàn 371) tức Bộ tư lệnh không quân được thành lập, gồm các trung đoàn 921, 923, 919 và đoàn bay Z[/SUP]. Đây là Sư đoàn Không quân đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngày 1 tháng 12 năm 1971, trung đoàn không quân tiêm kích thứ 4 được thành lập, với phiên hiệu là trung đoàn 927, căn cứ tại Thọ Xuân, vì vậy có mật danh Đoàn Lam Sơn. Thiếu tá , Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ nhiệm bay của Trung đoàn không quân 921 được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng. Thiếu tá Trần Ưng làm Chính ủy. Thiếu tá , đại úy Nguyễn Văn Nhiên và đại úy làm trung đoàn phó. Đại úy Nguyễn Văn Tỉnh làm Tham mưu trưởng. Toàn bộ máy bay MIG-21MF (có 4 giá treo vũ khí) giao cho Trung đoàn 921, và số MIG-21PFM (có 2 giá treo) được giao cho Trung đoàn 927.
[H3][] Lấy máy bay đối phương[/H3] Bên cạnh đó, Không quân Việt Nam cũng có một số trường hợp đặc biệt hi hữu. Ngày 7 tháng 11 năm 1973, , vốn là một Thiếu úy phi công trực thăng vũ trang của bị sa thải, thực chất là một được cài vào , đã đánh cắp một chiếc máy bay trực thăng vũ trang UH-1A tại và hạ cánh tại , thuộc vùng kiểm soát của .
Đúng 17 tháng sau, ngày 8 tháng 4 năm 1975, , cũng là một một điệp viên được cài vào Không lực Việt Nam Cộng hòa, đã đánh cắp một chiếc máy bay phản lực chiến đấu F-5E, ném bom vào và sau đó hạ cánh tại sân bay dã chiến tại Phước Long. Không lâu sau đó, đúng 20 ngày sau, vào ngày 28 tháng 4 năm 1975, cũng chính Nguyễn Thành Trung dẫn đầu một phi đội gồm 5 chiếc khu trục ném bom A-37 chiến lợi phẩm, đã ném bom , thực hiện trận đánh cuối cùng của Không quân Việt Nam trong cuộc . Phi đội gồm Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Văn Lục, Hán Văn Quảng, Từ Đễ (3 phi công lái MiG-21 vừa mới học chuyển loại) và Trần Văn On (phi công Không lực Việt Nam Cộng hòa được trưng dụng).
Khu vực đỗ máy bay của không lực Chính quyền Sài Gòn đã bị trúng 6 quả bom làm ít nhất 3 chiếc AC – 119 và một số chiếc C–47 bị phá hủy hoàn toàn. Hai quả bom khác rơi đúng điểm giữa tòa nhà Phòng tác chiến và tháp chỉ huy.
[H3][] Những tổn thất và vinh quang[/H3] Trước một đối phương chiếm ưu thế tuyệt đối cả về số lượng lẫn chất lượng, với hàng ngàn máy bay và hàng trăm phi công có trên 1.000 giờ bay trên nhiều loại máy bay khác nhau, Không quân Việt Nam vào lúc cao điểm cũng không có quá 200 máy bay MiG-17/19/21 với chưa đến 100 phi công với số giờ bay ít ỏi, thì những tổn thất của phía Việt Nam là rất khó chịu đựng. Họ đã cố gắng cải thiện vấn đề này bằng nhiều biện pháp tổng hợp từ tinh thần đến chiến thuật đánh nhằm hạn chế tổn thất đến mức tối thiểu. Tuy nhiên, các phi công Mỹ cũng không phải là những kẻ bất tài.
Phía Mỹ công bố trong thời gian từ 1965 đến 1973, họ đã có 194 phi công, trong đó có 143 là phi công F-4, đã bắn hạ MiG. Một tài liệu khác của công bố, trong suốt thời gian từ ngày 7 tháng 6 năm 1965 đến 12 tháng 1 năm 1973, các phi công Hải quân Mỹ đã hạ 60 chiếc MiG. Đặc biệt với chiến dịch Bolo vào năm 1967 và chiến dịch TopGun vào năm 1972 của người Mỹ đã làm không quân Việt Nam thiệt hại đến mức khủng khiếp, nhất là trên số lượng phi công ít ỏi của họ.
Riêng ngày 2 tháng 1 năm 1967, chiến dịch Bolo nhằm gài bẫy các MiG Việt Nam được thực hiện. Trong ngày này, có 6 MiG cất cánh, thì 5 chiếc bị bắn rơi tại chỗ, 4 phi công phải nhảy dù (trong đó có 3 người về sau trở thành hạng là Nguyễn Đăng Kỉnh, , ) và một phi công thiệt mạng, phía Mỹ không mất máy bay nào. Trong hai ngày sau, riêng đoàn 921 mất thêm 3 chiếc nữa. Trong vòng 3 ngày, Việt Nam tổn thất 9 máy bay trong tổng số 16 máy bay tham gia chuẩn bị chiến đấu.[/SUP] Hoặc trong ngày 10 tháng 5 năm 1972, các phi công Mỹ tốt nghiệp chương trình huấn luyện TopGun đã bắn hạ gần 10 chiếc MiG-17/19. Phía Việt Nam cũng thừa nhận thiệt hại trong vòng 3 ngày liên tiếp, họ mất gần 10 phi công giỏi.
Máy bay tiêm kích MIG 17 này đã được Nguyễn Văn Bảy B điều khiển ngày 19/4/1972 và ném bom trúng tàu khu trục Hibi đang thực hiện nhiệm vụ pháo kích Đồng Hới.
Bên cạnh đó, Không quân Việt Nam còn bị tổn thất bởi chính những người đồng đội Phòng không của mình. Do số lượng máy bay Việt Nam rất ít, ngay trong không chiến, giữa đông đảo các máy bay của đối phương, các MiG cũng rất dễ bị lạc đạn trong lưới lửa phòng không Việt Nam. Ngoài ra, do ít thông tin, những người lính phòng không còn bắn nhầm trong nhiều trường hợp đáng tiếc. Ngoài trường hợp 3 máy bay MiG bị rơi, được cho là bị đạn cao xạ bắn nhầm ngày 4 tháng 4 năm 1965, tài liệu phía Việt Nam ghi nhận hai trường hợp MiG-17 và MiG-21 bị bắn rơi bởi tên lửa của Việt Nam làm 1 phi công chết, 1 bị thương nặng.[/SUP] Trong thời gian đầu , sự yếu kém do thiếu kinh nghiệm cũng làm phía Việt Nam mất nhiều phi công trẻ và máy bay, có lúc làm cho lực lượng không quân Việt Nam gần như tê liệt.
Tuy nhiên, các phi công Việt Nam đã thể hiện sự dũng cảm và sáng tạo của họ trong cả hai phương diện chiến thuật và kỹ thuật, làm kinh ngạc đối phương. Trong suốt các cuộc không chiến giữa không quân Việt Nam với quân đội Mỹ, phía Việt Nam có 16 phi công đạt đẳng cấp "Ách" (tức đã bắn hạ được từ 5 máy bay đối phương trở lên), trong đó người cao nhất là phi công MiG-21 đã bắn hạ 9 máy bay Mỹ. Một phi công huyền thoại khác là , còn gọi là "Bảy A", phi công MiG-17, cũng đã bắn hạ 7 máy bay Mỹ. Một phi công khác cũng cùng tên , thường được gọi là "Bảy B, từng chỉ huy một biên đội MiG-17 ngày năm 1972 cất cánh từ sân bay Khe Gát, Quảng Bình ném trúng 2 quả bom 250kg vào tàu khu trục Mỹ Highbee. Đây cũng là lần đầu tiên cho không quân của một quốc gia khác tiến công hạm đội Mỹ kể từ sau .
Đặc biệt cho tới hiện nay chỉ có Không quân Nhân dân Việt Nam là dám đối đầu và bắn rơi máy bay , một loại siêu pháo đài bay hiện đại của không quân Hoa Kỳ bấy giờ. Trong Chiến tranh Việt Nam, có ba siêu pháo đài bay loại này được cho là do Không quân Nhân dân Việt Nam bắn rơi, trong đó nổi tiếng nhất là trận thực hiện vào đêm 27 tháng 12 năm 1973, do phi công lái chiếc máy bay MiG-21FM đã bắn hạ 1 B-52 bằng 2 quả đạn tên lửa không đối không NHK-8-9-1-2[/SUP]. Trong khi đó, chỉ có 3 nhóm phi công Mỹ đạt đẳng cấp "Ách" (đều là phi công lái F-4) và người cao nhất là Hoa tiêu, Đại úy Không quân Chuck E. DeBellevue đã bắn hạ được 6 máy bay. Hai tổ lái còn lại là tổ lái của Ritchie Richard (phi công) và Feinstein Jeffrey S. (hoa tiêu) của Không quân và tổ lái Cunningham Randolph (phi công) và Driscoll William (hoa tiêu) của Hải quân, đều hạ 5 chiếc.
Các phi công Mỹ còn lưu truyền về một phi công MiG-17 được họ gọi bằng biệt hiệu (hay Tomb) với số lần bắn hạ đối phương là 13 lần, về sau bị một "Ách" của Hải quân Hoa Kỳ là Đại úy Randy "Duke" Cunningham bắn rơi. Một số người cho rằng đây là phi công Đinh Tôn, tuy nhiên Đinh Tôn lại lái chiếc MiG-21 và không được xếp vào nhóm "Ách". Trên thực tế, phía Việt Nam không đưa các phi công có cấp bậc Thiếu tá trở lên để tham gia không chiến. Sau này, Đại tá Toon được xác nhận là một nhân vật tưởng tượng của các phi công Mỹ và thường xuyên được họ đưa ra làm đề tài chuyện phiếm. Như là một thiện ý của các phi công Mỹ, Đại tá Toon là một sự tổng hợp của các phi công giỏi của Việt Nam, giống như những "nghệ sỹ sôlô" ném bom đơn độc ban đêm trong được gọi là "máy giặt Charlie" vậy.
Theo một thống kê, tổng cộng trong chiến tranh, Không quân Nhân dân Việt Nam tuyên bố đã bắn hạ 340 máy bay các loại của Mĩ[/SUP][/SUP], và tổn thất theo Hoa Kì tuyên bố là 103 máy bay các loại đạt tỉ lệ 1 đổi 3,3. Đây là một kì công nhất là với đội trang bị cũ kĩ và số giờ bay thấp của các phi công.
Có thể tham khảo thành tích của các phi công tại
[H2][] Quá trình hiện đại hóa[/H2] Ngày 21 tháng 5 năm 1975, Bộ Quốc phòng đã quyết định thành lập 2 trung đoàn trực thăng 917 và 918, và 2 trung đoàn máy bay chiến đấu 935 và 937. Các trung đoàn này được trang bị các máy bay chiến lợi phẩm của và tham chiến ở .
Năm 1979, Việt Nam được viện trợ một số máy bay tiêm kích-bom hiện đại . Số máy bay này được chuyển giao cho trung đoàn 923. Ngày 25 tháng 2 năm 1979, Trung đoàn Không quân tiêm kích 929 được thành lập, với nòng cốt các bộ, phi công từ các trung đoàn 935, 937 chuyển sang.
Hầu hết máy bay sử dụng thời kỳ này là mua với giá ưu đãi từ Liên Xô và các chiến lợi phẩm được đắp đổi, nhằm thay thế dần số MiG-17 và MiG-19 đã quá cũ. Tuy nhiên, từ giữa thập niên 1980, do sự sụp đổ của khối , những ưu đãi về mua sắm trang thiết bị không còn, cộng với các máy bay chiến lợi phẩm không có phụ tùng thay thế do bị cấm vận, rất nhiều máy bay bị thải loại hoặc nằm im do không có phụ tùng thay thế. Không quân Việt Nam cố gắng duy trì hoạt động bằng cách mua lại với giá rẻ các máy bay MiG-21 hoặc Su-22 đã qua sử dụng từ các nước Đông Âu đang chuyển sang gia nhập khối . Cuối thập niên 1980, trung đoàn 937 được tiếp nhận những máy bay Su-27SK/UB đầu tiên của Việt Nam. Đây là thế hệ máy bay hiện đại nhất mà Việt Nam có, được mua sắm với giá thị trường. Lần lượt trong những năm tiếp theo, do thiếu kinh phí, Không quân Việt Nam đành tạm hài lòng với khoản nâng cấp, kéo dài tuổi thọ của các máy bay MiG-21 và Su-22, dù số giời bay huấn luyện càng lúc càng giảm cũng như số tai nạn do thiết bị cũ tăng lên. Dù vậy, họ vẫn tiếp tục mua sắm các máy bay hiện đại Su-27/30 hiện đại hơn, dù chỉ với số lượng ít và nhỏ giọt.
Trong những năm gần đây, đứng trước sức ép của Trung Quốc trong vấn đề , Việt Nam bắt đầu cương quyết hơn trong việc trang bị cho lực lượng không quân của mình nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo. Những hợp đồng trang bị mới nhất cho thấy việc gia tăng trang bị những mẫu máy bay chiến đấu hiện đại như Su-30 hoặc những quan tâm đến mẫu tiêm kích thế hệ mới nhất như MiG-35, cho thấy nỗ lực của Việt Nam trong việc tăng cường sức mạnh không quân của mình.[/SUP][/SUP]
[H2][] Chỉ huy, lãnh đạo qua các thời kỳ[/H2] [H3][] Ban Nghiên cứu Không quân[/H3] [UL][*]Trưởng ban: Hà Đổng[*]Chính trị viên: Trần Hiếu Tâm [/UL] [H3][] Ban Nghiên cứu Sân bay[/H3] [UL][*]Trưởng ban: (tháng 3-tháng 5 năm 1955), (tháng 5 năm 1955-1959)[*]Chính ủy: (1955-1959) [/UL] [H3][] Cục Không quân[/H3] [UL][*]Cục trưởng: Đại tá Đặng Tính (1959-1963)[*]Chính ủy: Thượng tá Hoàng Thế Thiện (1959-1963) [/UL] [H3][] Các Tư lệnh[/H3] [UL][*]1963-1967: Đại tá (Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân) [/UL] [H4][] Binh chủng Không quân trong Quân chủng Phòng không - Không quân[/H4] [UL][*]Tháng 3 năm 1967: Thượng tá[*]1967-1977: Thượng tá, Đại tá, rồi Thiếu tướng[*]1999-?: ? [/UL] [H4][] Quân chủng Không quân[/H4] [UL][*]1977-1986: Thiếu tướng (1975), Trung tướng (1980) Đào Đình Luyện[*]1986-1989: Thiếu tướng[*]1989-1996: Trung tướng[*]1996-1997: Thiếu tướng (Quyền Tư lệnh)[*]1997-1999: Thiếu tướng [/UL] [H3][] Các Chính ủy và Phó Tư lệnh Chính trị[/H3] [UL][*]1963-1967: Đại tá Đặng Tính (Chính ủy Quân chủng Phòng không - Không quân)[*]1967-1969: Thượng tá Đào Đình Luyện [/UL] [H4][] Binh chủng Không quân trong Quân chủng Phòng không - Không quân[/H4] [UL][*]Tháng 3 năm 1967: Thượng tá Phan Khắc Hy[*]1967-1977: Trung tá Đỗ Long[*]1999-?:? [/UL] [H4][] Quân chủng Không quân[/H4] [UL][*]1977-1980: Thiếu tướng Đào Đình Luyện[*]1980-1987: Thiếu tướng[*]1987-1989: Thiếu tướng[*]1989-1996: Thiếu tướng[*]1996-1999: Thiếu tướng [/UL] [H2][] Lực lượng không quân Việt Nam hiện nay[/H2] Hầu hết các máy bay của được cung cấp bởi . Một phần do và bỏ lại sau . Một số lớn máy bay này đến nay đã không còn sử dụng được nữa.
[H3][] Lực lượng máy bay hiện nay (con số ước lượng)[/H3] Tên máy bay Nước sản xuất Chủng loại Phiên bản Số lượng Ghi chú
[/color] Máy bay tiêm kích cao cấp Su-30MK 30 4 chiếc đặt mua năm 2004 (MK), 6 chiếc đặt mua 2008 (MKK) + 8 chiếc đặt mua 1-2009 (MK2) + 12 chiếc đặt mua 2-2010 (MK2V). Số lượng sử dụng hiện tại khoảng 12 chiếc, còn lại đang chờ chuyển giao.
Máy bay tiêm kích cao cấp Su-27 36SK & 4UBK (phiên bản 2 chỗ ngồi) Một chiếc bị rơi trong khi bay tập
Máy bay tiêm kích MiG-21 250 Ước tính chỉ còn dưới 200 chiếc có khả năng hoạt động.
Máy bay tấn công mặt đất Su-22 150 1 chiếc bị rơi tại Thanh Hóa ngày 9/6/2009 khiến đại úy phi công Trần Thanh Nghị tử nạn
Máy bay phản lực (huấn luyện) MiG-21 24 * 1 chiếc bị rơi tại Yên Bái ngày 12/11/2009 khiến 2 phi công tử nạn gồm có thượng tá Nguyễn văn Vinh trung đoàn trưởng trung đoàn không quân 931 và thượng úy Đặng Hồng Vinh (nguồn: VNExpress.net)
* 1 chiếc bị rơi tại xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, ngoại ô thủ đô Hà Nội vào ngày 7/7/2010, phi công đã kịp thời nhảy dù. (nguồn: VNExpress.net)
Máy bay phản lực (huấn luyện) L-39C 34
Máy bay cánh quạt (huấn luyện) Yak-52 36 Hiện chỉ còn 16 chiếc có khả năng hoạt động. và
một số máy bay của hãng (Vietnam Airlines
) có thể được trưng dụng vào vận tải quân sự Máy bay vận tải hạng trung
Tổng cộng
C-130B
C-130E
7
3
4 Các máy bay C130B sẽ không trở lại hoạt động như dự tính ban đầu (2008) nhưng thay thế vào đó là C-130J hay C-27J Spartan.
Máy bay vận tải An-26 48 Chỉ còn 20 chiếc có khả năng hoạt động.
/
Máy bay vận tải đường bay nội địa An-24 12 Tất cả An-24 đã chuyển giao cho Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam.
Máy bay vận tải An-38 6 Phiên bản mở rộng của . Đã chuyển giao cho Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam.
Máy bay vận tải PZL M-28 10 Phiên bản mở rộng với tầm bay cao. 1 chiếc bị rơi, 2 đã được chuyển giao.
Máy bay vận tải cánh quạt sử dụng đường băng ngắn An-2 15 Ít nhất 5 chiếc sẽ được trang bị 5 ống phóng rocket Ub-16 để dùng cho nhiệm vụ tấn công trong tuần tra trên không (FAC)
Máy bay tuần tra biển DHC-6 6 Thời gian giao hàng từ 2012 đến 2014.
Máy bay trinh sát CASA C.212-400 3, năm 2010 quân đội Việt Nam đã đặt hàng thêm 5 chiếc loại này.[/SUP][/SUP][/SUP]
Trực thăng chiến đấu Mil Mi-24A/D 36
Trực thăng vận tải Mil Mi-8 66
Trực thăng vận tải
Tổng cộng
Mil Mi-17Sh
Mil Mi-172
69
27
18
Trực thăng vận tải hạng nặng Mi-6 10-15
Trực thăng vận chuyển nhân vật quan trọng/Trực thăng cứu hộ
Tổng cộng
PZL W-3S
PZL W-3RM
8
4
4
Trực thăng cứu hộ Ka-32 5
Trực thăng chống ngầm Ka-25 6
Trực thăng chống ngầm và cảnh báo sớm trên không Ka-27 19
Trực thăng chống ngầm SA-365 N2 5 nhận được từ
Trực thăng đa chức năng hạng nhẹ AS-350 B3 5 nhận được từ
Trực thăng dân dụng SA-330J 9 nhận được từ
Trực thăng dân dụng AS-332L2 7 nhận được từ . Một chiếc Super Puma mất tích khi đang làm nhiệm vụ chuyên chở cho một nhà giàn ở ngoài khơi vào năm 2007. Trực thăng đa chức năng UH-1H 15 Hoạt động trở lại vào năm 2007.
Các máy bay loại khác
Thủy phi cơ hạng nhẹ VNS-41 7-12? ULM là thủy phi cơ hạng nhẹ, được nghiên cứu chế tạo thử nghiệm trong nước từ tháng 6 năm .[/SUP]
[/size] Máy bay trinh sát không người lái M-400 12? Tự sản xuất từ Không còn được sử dụng do thiếu thiết bị điện tử định vị GPS. Năm 1996, Không quân nhân dân Việt Nam đã đàm phán mua 2 phi đội máy bay từ Pháp nhưng bị ngăn cản vì của Hoa Kỳ với Việt Nam.
[H3][] Các máy bay không còn sử dụng[/H3] [UL][*]
- Máy bay huấn luyện cơ bản (8)[*]
- Máy bay huấn luyện (3)[*]
- Máy bay phản lực huấn luyện (12)[*]
- Máy bay vận tải (24)[*]
- Máy bay oanh tạc hạng trung (16)[*]
- Máy bay vận tải (45)[*]
- Máy bay vận tải (7)[*]
- Máy bay vận tải chuyên cơ (15)[*]
- Thủy phi cơ oanh tạc/chống ngầm/tuần tra biển (4)[*]
- Máy bay tiêm kích phản lực (50)[*]
- Máy bay tiêm kích phản lực (77)[*]
- Máy bay tiêm kích phản lực (45)[*]
- Máy bay tiêm kích-ném bom (30)[*]
- Trực thăng hạng nhẹ chở bộ binh(24)[*]
- Máy bay trinh sát (8)[*]- máy bay cánh quạt cuờng kích (24)[*]- máy bay phản lực cường kích (15 chiếc loại này đã dược bán thanh lý)[*]- máy bay tiêm kích siêu âm hạng nhẹ (18 chiếc loại này đã được bán thanh lý)[*]- Máy bay vận tải (13)[*]- Máy bay vận tải hạng trung (4)[*]- Trực thăng vận tải hạng nặng (23)[*]- Chỉ huy chiến trường/trinh sát chụp ảnh (13)[*]- Huấn luyện cơ bản/tấn công ban ngày (14)[*]- Máy bay phản lực dùng cho huấn luyện (9) [/UL] Một vài trực thăng loại , , đã được bán đấu giá vào năm 1998 và hiện đang thuộc quyền sở hữu của một vài doanh nghiệp và cá nhân thuộc , , và .
[H3][] Các trung đoàn, sư đoàn bay[/H3]
Máy bay trinh sát M-28 tại Gia Lâm, Hà Nội
Tên Loại máy bay sử dụng Vị trí Quân chủng Sư đoàn 371 Thăng Long Trung đoàn 921 Sao Đỏ Trung đoàn 923 Yên Thế Trung đoàn 925 Trung đoàn 927 Lam Sơn Trung đoàn 931 , Trung đoàn 916 Ba Vì , , Trung đoàn 918 Hồng Hà , , , Sư đoàn 370 Lê Lợi Trung đoàn 937 Hậu Giang Trung đoàn 935 Đồng Nai , Trung đoàn 917 Đồng Tháp , , Sư đoàn 372 Hải Vân Trung đoàn 929 Trung đoàn 954 , , Trung đoàn 910 , Trung đoàn 920 , Trung đoàn 940 , Tiểu đoàn căn cứ sân bay Vinh Tiểu đoàn căn cứ sân bay Pleiku Tham khảo tại
Ka 25 và Ka 28 đang có mặt tại Phan Rang
Kế hoạch hiện tại của Không quân Nhân dân Việt Nam là, cho đến năm 2015 sẽ tiếp tục thành lập thêm 3 trung đoàn không quân với cơ số 3 x 24 chiếc Su-30.
Các trường không quân ở và là hai nơi đào tạo phi công cho không quân hiện nay.
[H2][] Một số trận không chiến tiêu biểu[/H2] Chiến công đầu tiên của Không quân Việt Nam do Trung đoàn không quân vận tải 919 lập. Đêm 15 tháng 2 năm 1965, chiếc (thu được do một phi công phản chiến hạ cánh xuống san bay Bạch Mai) do Nguyễn Văn Ba làm lái chính, Lê Tiến Phước làm lái phụ bắn rơi tại chỗ một chiếc của Mỹ gần biên giới Việt-Lào. Nguyễn Văn Ba đã được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào tháng 8 năm 1995.
Trận không chiến đầu tiên của MiG-17 là vào ngày 3 tháng 4 năm 1965, tại trận đánh bảo vệ , với phi đội 4 chiếc MiG-17 đã tấn công vào đội hình và mang bom của . Hai chiếc F-8 Crusaders đã bị bắn trúng nhưng không rơi tại chỗ mà cố chạy được ra biển. Ba chiếc MiG-17 về hạ cánh an toàn, một chiếc của phi đội trưởng hết dầu phải hạ cánh xuống bãi .
Trận đánh tiếp theo diễn ra ngay hôm sau với 3 phi đội cất cách, trong đó có 2 phi đội nghi binh và bảo vệ, một phi đội công kích thẳng vào tốp mang bom tấn công , do Thiếu tá Frank Bennett làm dẫn đầu. Phía Mỹ có 2 chiếc F-105 bị MiG-17 bắn trúng. Chiếc do Đại úy James Magnusson lái rơi trên đường thoát ra biển, chiếc do Thiếu tá Frank Bennett rơi khi hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay . Cả hai phi công đều chết. Phía Không quân Việt Nam mất 3 chiếc MiG. Một chiếc do Lê Minh Huân lái rơi gần bờ biển Sầm Sơn, gần xác chiếc F-105 do chính anh bắn hạ. Hai chiếc còn lại, do Phạm Giấy và Trần Nguyên Năm lái, bị rơi ở gần khu vực cầu Hàm Rồng. Cả 3 chiếc đều không có ghi nhận nào bị bắn rơi từ phía Mỹ, có khả năng bị chính súng phòng không của Việt Nam bắn rơi. Một chiếc duy nhất còn lại, do phi đội trưởng lái và cũng là chiếc đã bắn hạ Thiếu tá Frank Bennett, hết dầu và hỏng nên phải hạ cánh xuống lòng một con suối cạn thuộc bản Ké Tằm, huyện , tỉnh .
Chiến công đầu tiên của MiG-21 là bắn rơi máy bay do thám không ngưòi lái Ryan Firebee của phi công vào ngày 4 tháng 3 năm 1966.
Không quân Việt Nam ghi nhận có 3 trường hợp MiG-21 tấn công pháo đài bay và họ tự hào là lực lượng không quân duy nhất trên thế giới tấn công trực tiếp được loại máy bay này thời bấy giờ. Trường hợp đầu tiên do phi công bắn trúng B-52 ngày 20 tháng 11 năm 1971. Chiếc B-52 bị hư hỏng nặng, phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Nakhom-Phanom, . Trường hợp thứ hai được phía Việt Nam ghi nhận là do bắn rơi tại chỗ vào ngày 27 tháng 12 năm 1972. Trường hợp thứ ba diễn ra ngay vào ngày hôm sau, 28 tháng 12 năm 1972, được ghi nhận do phi công thực hiện. Một số bài báo viết rằng sau khi đã phóng đi cả hai quả mà không hạ được B-52, Vũ Xuân Thiều đã lao máy bay của mình vào hạ B-52 theo lối đánh cảm tử. Tuy nhiên, nhiều tài liệu lịch sử của Phòng không và Không quân nhân dân Việt Nam xác định do bắn B-52 ở cự ly quá gần nên máy bay của Vũ Xuân Thiều bị các mảnh nổ của B-52 văng ra, bốc cháy và rơi cách chiếc B-52 bị anh hạ khoảng 1 km tại Phù Yên, Sơn La.[/SUP][/SUP][/SUP]
Trận không chiến cuối cùng giữa Không quân Việt Nam và diễn ra vào ngày 27 tháng 12 năm 1972. Phía Việt Nam công bố, chiếc máy bay MiG-21 do phi công Trần Việt điều khiển đã bắn hạ 3 chiếc F-4. Phía Mỹ chỉ công nhận rơi 2 chiếc.
[H2][] Một số máy bay MiG-21 nổi tiếng[/H2]
Chiếc máy bay tiêm kích MiG-17 mang số hiệu 2011 mà Ngô Đức Mai đã lái hôm 12 tháng 5 năm 1967 và bắn hạ máy bay của Norman Carl Gaddis.
MiG-21 F94 số 5020 của Đoàn 927 Không quân Nhân dân Việt Nam đã được nhiều anh hùng lục lượng vũ trang Việt Nam lái trong thời gian Chiến tranh Việt Nam.
Một số chiếc máy bay MiG-21 nổi tiếng được ghi nhận:
[UL][*]Chiếc MiG-21 F-13 số hiệu 4420 do phi công Nguyễn Ngọc Độ (đoàn 921) lái. Chiếc này đã hạ 6 máy bay đối phương.[*]Chiếc MiG-21 F-13 số hiệu 4520 do phi công là (đoàn 921) lái, hạ 8 máy bay. Hiện được trưng bày tại bảo tàng quân đội Thái Nguyên.[*]Chiếc MiG-21 PF số hiệu 4324 thuộc đòan 921, được sử dụng bởi 9 phi công khác nhau trong đó có phi công "Át" Nguyễn Đăng Kỉnh. Chiếc này đã bắn rơi 14 máy bay trong khoảng thời gian tháng 11 năm 1967 đến tháng 5 năm 1968, trong đó Nguyễn Đăng Kỉnh đã hạ 6 chiếc. Đây là chiếc máy bay "may mắn" vì không chỉ nó có số lượng máy bay do nó bắn hạ cao n