Hạng D
30/8/10
1.254
270
38
DaiThang No.1
rubykoifarm.com
Chuối_Chiên nói:
em chết cười với cha nội tướng lĩnh nga,nào là S400 tốt nhất từ trước tới nay so với các hệ thống của mỹ:D.S300 hay S400 đã từng chinh chiến qua chưa???toàn là PR ko à:D.

Các chú lại vuốt đuôi Mỹ!Để anh cho các chú xem nhận định của tư bản nhé!

Đối đầu phòng không Nga: Máy bay Mỹ hết cửa sống
[H2][/H2] - Tháng 2.2009, Trung tâm phân tích Air Power Australia (Australia) đã đăng tải công trình nghiên cứu mới so sánh khả năng của vũ khí phòng không Nga và không quân chiến đấu Mỹ. Theo nghiên cứu này, các phương tiện phòng không Nga đã đạt đến trình độ hầu như loại trừ khả năng sống sót của không quân Mỹ trong trường hợp nổ ra xung đột quân sự.


TS Carlo Kopp, chuyên gia nổi tiếng của Trung tâm Air Power Australia, từng bảo vệ luận án về radar, đã so sánh khả năng của các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại của Nga và tiêm kích F-35. Ông đi đến kết luận rằng, F-35 sẽ là mồi ngon cho chúng. Nhà sản xuất F-35 là Lockheed Martin không muốn công khai tranh cãi về ý kiến của chuyên gia Australia.
f35-helmet-8.jpeg
F-35 Lightning II sẽ là mồi ngon cho tên lửa phòng không hiện đại Nga
Ưu thế của vũ khí phòng không Nga đối với máy bay nước ngoài, trong đó có máy bay Mỹ được lý giải bởi các yếu tố lịch sử, bằng chứng của ưu thế đó là nhu cầu cao đối với các hệ thống này trên thị trường vũ khí thế giới, Giám đốc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ TsAST, Tổng biên tập tạp chí “Xuất khẩu vũ khí” (Nga) Ruslan Pukhov cho hay.

Ông Ruslan Pukhov nói: “Thời chiến tranh lạnh, các máy bay chiến đấu Liên Xô luôn thua kém máy bay Mỹ về tính năng kỹ-chiến thuật, bởi vậy, ngay từ hồi đó, Liên Xô đã rất chú trọng phát triển các hệ thống phòng không để bù đắp những nhược điểm của không quân”. Vào đầu thập niên 1990, Nga đã chế tạo được dòng các hệ thống tên lửa phòng không độc đáo: từ các hệ thống tên lửa phòng không mang vác cho đến hệ thống S-300. Thời kỳ đơn đặt hàng quốc phòng của nhà nước bị cắt ồ ạt, một bộ phận đáng kế các xí nghiệp của tổ hợp công nghiệp quốc phòng đã sống sót nhờ các hệ thống phòng không của Nga được tiêu thụ tốt trên thị trường thế giới. Hơn nữa, phạm vi địa lý thị trường xuất khẩu rộng hơn nhiều các loại vũ khí trang bị khác.
s300p-001.jpg
S-300
Việc thành lập Tập đoàn Phòng không Almaz-Antei đã tạo xung lực mạnh cho việc phát triển các hệ thống thế hệ mới. Hệ thống S-400 được đưa vào sản xuất loạt, việc nghiên cứu chế tạo hệ thống mới dùng cả để phòng không và phòng thủ tên lửa. Tất cả những điều đó cho phép coi các hệ thống phòng không Nga là tốt nhất trên thị trường, bởi vậy, các đánh giá chuyên gia của người Australia là công bằng”.

Theo ông Pukhov, chính sách này cũng đã được giới lãnh đạo Nga ủng hộ cùng với sự phát triển đồng thời các hệ thống máy bay mà hiện nay cũng chẳng thua kém các mẫu tốt nhất của phương Tây, có lẽ ngoại trừ F-22. “Tuy vậy, các tổ hợp và hệ thống phòng không tối tân vượt trước đáng kể các loại tương tự của nước ngoài ”, - ông nói.

Các nhà nghiên cứu cũng đi đến kết luận rằng, kể từ thời điểm kết thúc chiến tranh lạnh, các kỹ sư Nga đã đạt được những kết quả đáng kể trong hiện đại hóa các phương tiện phòng không. Hơn nữa, các nhà khoa học Nga cũng có cơ hội phân tích tiềm năng của kẻ thù tiềm tàng trong thời gian các cuộc xung đột quân sự năm 1991 ở Iraq và năm 1999 ở Serbia. Quá trình đó giống như một ván cờ mà kết quả của nó là người Nga đã tìm ra nước chiếu bí đối đối với không quân chiến đấu Mỹ.
s400_01.jpg
S-400 Triumf
Ví dụ nổi bật cho điều đó có thể là các hệ thống tên lửa phòng không S-300 và đặc biệt là S-400 đang được sản xuất tại Tập đoàn Phòng không Almaz-Antei, là những hệ thống “đã được nhận vào trang bị quân đội Nga và vượt trội đáng kể về tính năng kỹ-chiến thuật so với các hệ thống Patriot của Mỹ ”.

Khi so sánh khả năng của các hệ thống phòng không và máy bay hiện đại, các nhà phân tích cũng lưu ý rằng các hệ thống S-400 của Nga hiện nay hầu như không có loại tương tự trên thế giới. Về khả năng chiến đấu, nó vượt khá xa Patriot của Mỹ.

Theo số liệu nghiên cứu của Trung tâm Air Power Australia, không chỉ có các máy bay chiến đấu Mỹ F-15, F-16 và F/A-18 mà thậm chí cả tiêm kích đa năng tiên tiến thế hệ 5 JSF (Joint Strike Fighter) F-35 Lightning II cũng không thể đối chọi được với vũ khí phòng không Nga. Các chuyên gia cho rằng, chỉ có F-22 Raptor là tiêm kích đa năng đáng tin cậy hiện nay. Biến thể xuất khẩu của F-35 sẽ không bao giờ có thể cạnh tranh với nó.

Vì thế, nếu chính quyền mới (Obama) đưa ra quyết định tạm dừng sản xuất F-22 thì họ sẽ mắc một sai lầm chiến lược. Để giành được ưu thế mà không quân Mỹ đã có vào thời điểm kết thúc chiến tranh lạnh, Lầu Năm góc cần phải nhận vào trang bị ít nhất 400 F-22 Raptor. Nếu không, không quân Mỹ sẽ đánh mất hẳn ưu thế chiến lược đối với phòng không Nga.
f22-02.jpg
Dừng sản xuất F-22 Raptor là sai lầm chiến lược
“Chính bởi nhận thức được ưu thế của hệ thống S-300 đối với các máy bay Mỹ F-15, F-16 và F-18 mà Mỹ mới phản ứng gay gắt đến thế trước các thông tin nói về khả năng cung cấp các hệ thống này cho Iran ”, - ông Pukhov nói.

Bằng chứng của sự thừa nhận ưu thế của các vũ khí phòng không Nga là nhu cầu lớn đối với các hệ thống này trên thế giới. Các hệ thống tầm xa S-300 đã được mua bởi Trung Quốc, Slovakia, Việt Nam, Cyprus. Các hệ thống tầm ngắn và tầm trung như Tor, Buk, Tunguska đã được cung cấp cho Trung Quốc, Iran, Ấn Độ, Hy Lạp, Syria, Ai Cập, Phần Lan, Maroc. Ngoài các khách hàng truyền thống của vũ khí Nga, quan tâm đến vũ khí phòng không Nga còn có những nước như Singapore, Brazil khi họ mua các hệ thống tên lửa phòng không vác vai.

Vị thế của Nga cũng rất mạnh trên cả thị trường tên lửa phòng không hạm tàu. Ví dụ, các hệ thống như Shtil, Rif, Klinok đang được sử dụng thành công trên các chiến hạm Trung Quốc và Ấn Độ.

Rõ ràng tình thế đó sẽ ảnh hưởng đến vị thế của Mỹ trên thế giới. Những nước khiến Mỹ bất bình như Trung Quốc, Iran, Venezuela hiểu rằng, khi biết họ có các tổ hợp và hệ thống phòng không do Nga sản xuất, người Mỹ sẽ không dám đối đầu quân sự công khai với họ để không tổn thất hàng trăm máy bay chiến đấu và phi công.
Tập đoàn Phòng không Almaz-Antei Tập đoàn Phòng không Almaz-Antei là nhà sản xuất vũ khí phòng không chủ yếu của Nga, thành lập năm 2002. Hiện nay, đây là một trong những công ty cổ phần hàng đầu của tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga, sản xuất các hệ thống, tổ hợp phòng không tầm xa, tầm trung và tầm gần. Đây cũng là nhà cung cấp chủ yếu ra thị trường thế giới các hệ thống, tổ hợp phòng không Nga. Hãng này tập hợp hơn 50 tổ chức khoa học và sản xuất.

Theo xếp hạng hàng năm top-100 của tuần báo chuyên ngành Defense News, Almaz-Antei nằm trong số 30 công ty quốc phòng lớn nhất thế giới và đứng đầu trong các hãng quốc phòng của Nga.

Trong các phát triển mới về chất của Tập đoàn nổi bật có hệ thống tên lửa phòng không thế hệ mới S-400 Triumf, được đưa vào trực chiến vào tháng 8.2007. Hệ thống này với quá trình hiện đại hóa sẽ trở thành phương tiện hỏa lực chủ yếu của hệ thống phong không-phòng thủ vũ trụ của Liên bang Nga trong những năm tới.

Almaz-Antei đang phát triển hệ thống tên lửa phòng phòng không-phòng thủ vũ trụ liên hợp thế hệ 5 và triển khai thực hiện khái niệm hệ thống phòng không-phòng thủ vũ trụ đã được Tổng thống Liên bang Nga phê chuẩn.

Tổng lượng đơn đặt hàng của Tập đoàn từ nước ngoài khoảng 5-6 tỷ USD. Vũ khí trang bị do Almaz-Antei sản xuất có trong trang bị của hơn 50 quốc gia Đông Nam Á, Trung-Cận Đông, châu Âu, châu Phi và Mỹ Latinh.

Ngoài ra, Almaz-Antei cũng mở rộng tiềm năng xuất khẩu phụ tùng và dịch vụ bảo dưỡng, kể cả hiện đại hóa các hệ thống, tổ hợp vũ khí đã cung cấp trước đó.

[UL][*]Nguồn: Rian, Kommersant, 6.2.2009; Vremya Novostei, N.23, 11.2.2009; TW, 2.9.2010.
[/UL]
 
Hạng D
30/8/10
1.254
270
38
DaiThang No.1
rubykoifarm.com
xxmagicxx nói:
Bác Thang Real này lạc quan quá đấy. Công việc đầu tiên của chiến tranh hiện đại là người ta tiêu diệt ngay những thứ mà Bác giới thiệu. Thông số mà người Nga đưa ra chẳng ai kiểm chứng. Chưa hề có 1 thực tế nào chứng minh khả năng ghê gớm đó cả. Phần lớn người ta mua vì lý do chính trị hơn là kỹ thuật.
Người Ấn dạo này khá lên. Đang trong quá trình hiện đại hóa quân lực. Sau khi Mỹ bỏ cấm vận VK thì Ấn mua nhiều đồ chơi Phương Tây, những năm tới chắc chắn sẽ mua nhiều hơn đồ Nga vì chất lượng cao hơn hẳn. Tất nhiên mối quan hệ khăn khích Nga-Ân về quân sự là không thể giảm nhẹ.

Nếu nói như vậy thì chắc hồi kháng chiến chống Mỹ Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá rồi cưng ah.Bất cứ vũ khí tấn công nào cho dù hiện đại đến đâu cũng đều có nhược điểm của nó,để phân tích ra đầy đủ anh nghĩ không đủ thời gian và kiến thức để truyền tải hết được nên chỉ cung cấp một số thông tin để các chú tự suy ngẫm thôi.

Hệ thống tên lửa Club-K: Sát thủ tàu sân bay náu mình trong contenơ [H2][/H2] Việt Nam có lẽ là khách hàng tiềm năng của Club-K nên trên các contenơ chở hàng trong clip video quảng cáo có in dòng chữ "DONGNAMA" (Đông Nam Á). Với 4 tên lửa cất giấu trong contenơ đặt trên tàu biển, tàu hỏa hoặc xe tải và có tầm bắn xa 220-275 km, phần chiến đấu 200-450 kg, Club-K là hệ thống vũ khí đối hạm và đối đất rẻ tiền mà Mỹ và các cường quốc khác phải khiếp sợ.



[UL][*][*] [/UL] Tập đoàn Morinformsystem-Agat của Nga đang quảng cáo, tiếp thị hệ thống tên lửa hành trình mới Club-K có thể cất giấu trong một contenơ chở hàng bình thường, nhờ vậy có thể tạo cho bất kỳ một tàu chở hàng nào khả năng tiêu diệt tàu sân bay.

Hệ thống tên lửa chống hạm/đối đất Club-K được thiết kế để bán cho các nước nhỏ có bờ biển dài, hải quân yếu để bảo vệ lãnh hải, chủ quyền biển, đảo, có thể được trang bị 3 loại tên lửa hành trình 3M-54TE, 3M-54TE1, 3M-14TE.

”Trong chốc lát, hệ thống mang lại khả năng tấn công chính xác ở tầm xa nhờ sự hỗ trợ của các phương tiện vận tải vốn có thể di chuyển hầu như đến mọi nơi trên trái đất mà không khiến ai chú ý”, - Robert Hewson, biên tập viên tạp chí Jane's Defense Weekly”, người đầu tiên khám phá sự tồn tại của hệ thống này, cho biết.

Clip video quảng cáo hệ thống Club-K của nhà sản xuất (Tập đoàn Morinformsystem-Agat) quay cảnh một nước nhiệt đới bị một quốc gia láng giềng thù địch tấn công từ mặt đất, biển và từ trên không.

Đáp lại, 3 contenơ chở hàng chứa hệ thống Club-K được đưa lên xe tải, tàu biển và tàu hỏa, sau đó chúng từ các vị trí khác nhau thực hiện đòn tấn công hủy diệt nhằm vào các tàu chiến, xe tăng và máy bay của đối phương.
clubk-07.jpg
clubk-01.jpg
clubk-03.jpg

“Ý tưởng về việc bạn có thể cất giấu một hệ thống tên lửa trong một cái hòm và chở nó đi mà không gây chú ý là khá mới, trước đây chưa từng có ai làm thế cả” - Robert Hewson nói.

Hewson ước tính giá của Club-K với 4 tên lửa hành trình cất giấu trong 1 contenơ tàu biển 40 ft là khoảng 10-20 triệu USD.

“Nếu việc bán các hệ thống này không được tăng cường kiểm soát thì sẽ có nguy cơ chúng có thể lọt vào tay kẻ xấu”, - Hewson nói.

Clip video cho thấy một contenơ tàu biển bình thường với hệ thống Club-K bên trong có thể giấu kín giữa các contenơ khác trên tàu hỏa hay tàu biển. Khi cần, nóc contenơ nâng lên và các tên lửa được dựng thẳng đứng ở tư thế sẵn sàng phóng.

Ông Mikhaik Barabanov, chuyên gia về quốc phòng của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (Nga) nói rằng, theo ông hiểu, Club-K còn đang ở giai đoạn phát triển.

“Khách hàng tiềm năng là tất cả những ai thích ý tưởng này. Được biết Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất đã quan tâm tới việc mua Club-K”, ông Barabanov nhận định.

Các chuyên gia phương Tây thì cho rằng, khách hàng tiềm năng của hệ thống Club-K là Iran và Venezuela, trong khi một số chuyên gia Nga lại nói Club-K được phát triển để bán cho các nước có đường bờ biển dài như các quốc gia Đông Nam Á.

Ông Barabanov nói rằng, Club-K sử dụng các tên lửa đã được kiểm nghiệm của Viện OKB Novator, một nhà sản xuất vũ khí Nga uy tín, chuyên sản xuất các loại tên lửa đất-không, chống ngầm và các tên lửa phóng từ tàu ngầm.

Một trong các tên lửa đó là biến thể tên lửa đặc biệt dùng để tiêu diệt hạm tàu với tầng 2 tách ra sau khi phóng, tên lửa tăng tốc lên 3M.

”Đây là sát thủ tàu sân bay. Nếu bạn sẽ bị trúng 1 hay 2 quả tên lửa trong số này, tác động động năng của nó sẽ là... đó sẽ là kinh khủng lắm”, Robert Hewson nói.
clubk-08.jpg
clubk-09.jpg

Tính năng của các loại tên lửa hành trình trang bị cho Club-K:

3M-54TE / 3M-54TE1 / 3M-14TE

Tầm bắn, km: 12,5-15 - 220 / 15-20 - 300 / đến 275

Tốc độ bay của tầng hành trình, m/s: 180-240 / 180-240 / 180-240

Tốc độ bay của tầng chiến đấu, m/s: không dưới 700 / - / -

Độ cao tiếp cận mục tiêu, m: 5-10 / 5-10 / -

Trọng lượng phần chiến đấu, kg: 200 / 400 / 450.
clubk-06.jpg

[UL][*]Nguồn: The Washington Post, yutube, topwar, 29.4.2010. [/UL]
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
30/8/10
1.254
270
38
DaiThang No.1
rubykoifarm.com
Trung Quốc!HÃY ĐỢI ĐẤY.
bash.gif
[H2][/H2] [H2][/H2] Việt Nam nhận 2 hệ thống Bastion/Yakhont và trang bị BrahMos cho Su-30MK2 [H2][/H2] Với Bastion và tên lửa Yakhont, Trường Sa trở thành mục tiêu khó gặm đối với Trung Quốc. Việt Nam có thể đã nhận được 2 hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion dùng tên lửa Yakhont. Sau Việt Nam, Indonesia, Syria, Venezuela và Iran cũng muốn mua tên lửa này - Bản tin P2 của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (Nga).


Ngày 21.5.2010, Việt Nam đã nhận được hệ thống đầu tiên trong số các hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Bastion sử dụng tên lửa Yakhont đã đặt mua. Chưa rõ đã diễn ra việc bàn giao chính thức hay chưa.
bastion-610-1.jpg

Dư luận từ lâu đã bàn tán về việc cung cấp hệ thống Bastion cho Việt Nam. Những đồn đoán càng nhiều sau khi tạp chí Kanwa số tháng 12.2009 khẳng định hệ thống Bastion đầu tiên sẽ được chuyển giao cho Việt Nam trước cuối năm 2009.

Qua những bàn tán đó, có thể phỏng đoán là việc chuyển giao cho đến nay chưa được thực hiện, nhưng dự kiến sẽ diễn ra trong thời gian gần nhất vì dư luận cho rằng, Việt Nam đang hoặc đã chuẩn bị tới 7 khu vực triển khai các hệ thống này, trong đó dự đoán có 2 ở Hải Phòng.

Tháng 12.2009, Kanwa dựa vào nguồn tin trong ngành công nghiệp Nga cho biết, Việt Nam từ năm 2009 sẽ bắt đầu nhận hệ thống tên lửa bờ biển trang bị tên lửa Yakhont và bình luận rằng, đây là lần đầu tiên biến thể triển khai trên bộ của Yakhont được xuất khẩu. Kanwa cũng nói rằng, dường như Indonesia đã mua một số tên lửa chống hạm Yakhont triển khai trên hạm để thử nghiệm, song không nêu rõ chi tiết.

Theo Kanwa, Việt Nam đã đặt mua tổng cộng 12 bệ phóng, mỗi bệ mang 6 tên lửa hành trình siêu âm Yakhont (? ). Mỗi hệ thống được trang bị 1-2 radar phát hiện-điều khiển tên lửa ngoài đường chân trời Monolit-B. Radar này cũng có thể nhận các tín hiệu từ radar Mineral-ME và các trực thăng chỉ huy/báo động sớm Ка-31.

bastion-610-2.jpg
Tạp chí này cũng cho hay, 8 máy bay tiêm kích Su-30МК2 dành cho hải quân mà Việt Nam đặt mua tháng 1.2009 cũng sẽ được trang bị tên lửa Yakhont do liên doanh Nga-Ấn BrahMos ASM sản xuất, mặc dù hợp đồng chính thức còn chưa được ký kết.

brahmos-610-6.jpg
brahmos2.jpg
Biến thể phóng từ trên không của tên lửa hành trình chống hạm siêu âm BrahMos
sẽ được trang bị cho Su-30MK2 của Việt Nam​
Xác nhận cho những đồn đoán này là bức ảnh chụp được ngày 21.5.2010 tại cảng Thành phố Hồ Chí Minh chụp con tàu biển được cho là chở 6 xe chiến đấu của Bastion, tức là hệ thống Bastion đầu tiên. Bản thân các xe này cũng bị chụp ảnh cả ở cảng và trên đường di chuyển.

bastion-610-4.jpg
Như vậy, P. 2 cho rằng, việc chuyển giao hệ thống Bastion đầu tiên đã diễn ra bởi vì Việt Nam thường không công bố thông tin về việc chính thức tiếp nhận vũ khí trang bị. Cần cho rằng, việc tiếp nhận này đã diễn ra hoặc sắp diễn ra trong vài ngày tới.
Song một bức ảnh đăng trên mạng của Việt Nam vào cuối tháng 6.2010 cho thấy rằng, Việt Nam đã nhận được cả 2 hệ thống tên lửa chống hạm Bastion đặt mua của Nga.
bastion-610-5.jpg
bastion-610-3.jpg

Việt Nam cần Bastion làm gì?

Kanwa cho rằng, các tên lửa chống hạm siêu âm nhập khẩu sẽ tăng cường mạnh mẽ hệ thống phòng thủ bở biển của Việt Nam. Khi được triển khai ở gần các thành phố ven biển ở miền Bắc Việt Nam, ví dụ như Hải Phòng, hệ thống có thể phong tỏa căn cứ hải quân Tam Á của Trung Quốc trên đảo Hải Nam.

Hiện chưa rõ là liệu các tên lửa chống hạm Yakhont mà Việt Nam mua có thể tiêu diệt các tàu chiến đang neo đậu ở cảng hay không, nhưng theo một công trình sư tên lửa chống hạm BrahMos, điều đó không phải là vấn đề. Để làm việc đó, chỉ cần sửa đổi phần mềm và chế độ làm việc của đầu tự dẫn bởi vì tên lửa đa năng BrahMos vốn có khả năng tấn công mọi mục tiêu tàu nổi neo đậu ở cảng.

Đối với hải quân Trung Quốc, thông tin về việc Việt Nam mua Yakhont có nghĩa là các tàu sân bay và tàu nổi cỡ lớn đóng tại căn cứ Tam Á ở Hải Nam không còn được bảo vệ đủ vững chắc nữa.

Nguồn tin trong ngành đóng tàu Nga nói với Kanwa rằng, mặc dù Yakhont và BrahMos sử dụng các máy tính trên khoang và phần mềm khác nhau, nhưng Yakhont không nằm trong danh sách vũ khí được phép bán cho Trung Quốc.

Hiện Hải quân Việt Nam đã có trong trang bị các hệ thống tên lửa bờ biển Redut và Rubezh, nay có thêm cả Bastion. Quần đảo Trường Sa đã trở thành khúc xương khó gặm đối với Trung Quốc.

Lịch sử hợp đồng Bastion
[UL][*]Tháng 8.1999, Phó Tổng giám đốc hãng NPO Mashinostroenie Viktor Tsarev đã thông báo với báo chí rằng, hãng của ông đã hoàn tất phát triển tên lửa chống hạm Yakhont và đã đạt được thỏa thuận xuất khẩu với một nước ngoài.[*]Tháng 1.2006, báo chí đưa tin, NPO Mashinostroenie vào đầu năm 2006 đã ký được hợp đồng cung cấp 2 hệ thống Bastion cho Việt Nam, kèm theo 16 tên lửa và toàn bộ cơ sở hạ tầng. Việc cung cấp được ấn định vào năm 2007.[*]Tháng 11.2006. Giám đốc Cơ quan Hợp tác KTQS Liên bang Nga Mikhail Dmitriev cho biết, hiệp định với Việt nam về hỗ trợ kỹ thuật sản xuất tên lửa chống hạm Yakhonttrị giá khoảng 300 triệu USD đang được chuẩn bị.[*]Tháng 8.2009, Tổng Giám đốc, Tổng công trình sư tập đoàn NPO MashinostroenieAleksandr Leonov tiết lộ với báo chí rằng, các nhà máy sản xuất Yakhont và BrahMos “đang làm việc hết công suất”. Theo ông, hàng năm có “nhiều chục quả tên lửa chống hạm Yakhont được sản xuất”.[*]Tháng 8.2009, có tin Bastion đã thực hiện các cuộc bắn thử thành công và đang được chuẩn bị để chuyển sang Việt Nam.[*]Tháng 9.2009, có tin khẳng định sự tồn tại của hợp đồng bán 2 hệ thống Bastion cho Việt Nam, nhưng phỏng đoán việc chuyển giao còn chưa được thực hiện.[*]Tháng 10.2009, có tin nói rằng, Nga và Belarú bắt đầu chuyển giao 1 hoặc 2 hệ thống đã đặt mua vào năm 2005, đồng thời cũng nói rằng có cả các khách hàng khác, nhưng Việt Nam là khách hàng đầu tiên. [/UL] Các hợp đồng khác mua Yakhont
[UL][*]Tháng 5.2001, báo chí Nga dẫn nguồn tờ Times của Anh đưa tin về các cuộc đàm phán cung cấp Yakhont cho Iran trong chuyến thăm Nga của TT Iran Mahmoud Ahmadinejad.[*]Tháng 10.2008, Tư lệnh Hải quân Indonesia tuyên bố rằng, “Hải quân Indonesia rất muốn mua bằng tiền mặt (không phải bằng tín dụng) các tên lửa chống hạm Yakhont.[*]Trước đó, vào tháng 7.2008, có tin nói về chuyến thăm Moskva khẩn cấp của Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) do Nga có kế hoạch bán cho Indonesia các tên lửa chống hạm không được nêu tên, điều mà theo DRDO sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường của tên lửa BrahMos. Báo chí cho biết, các cuộc đàm phán với Indonesia cho đến thời điểm đó đã diễn ra được 3 năm.[*]Tháng 10.2009, xuất hiện thông tin nói rằng, Indonesia đã nhận được một số lượng chưa xác định tên lửa Yakhont.[*]Tháng 9.2009, có tin nói rằng, Venezuela có thể mua các hệ thống Bastion.[*]Tháng 10.2009, báo chí Israel đưa tin nói rằng, Nga “đã đồng ý bán” cho Syria một lô tên lửa Yakhont trong khuôn khổ thỏa thuận mở rộng sự hiện diện quân sự của Nga tại quân cảng Tartus [/UL] P. 2 cho rằng, việc cung cấp Yakhont cho Syria là rất có khả năng, còn cho Iran là cực kỳ khó xảy ra.
[UL][*]Nguồn: P2, 1.5, 28.6.10. [/UL]
 
Hạng D
30/8/10
1.254
270
38
DaiThang No.1
rubykoifarm.com
xxmagicxx nói:
Bác Thang Real này lạc quan quá đấy. Công việc đầu tiên của chiến tranh hiện đại là người ta tiêu diệt ngay những thứ mà Bác giới thiệu. Thông số mà người Nga đưa ra chẳng ai kiểm chứng. Chưa hề có 1 thực tế nào chứng minh khả năng ghê gớm đó cả. Phần lớn người ta mua vì lý do chính trị hơn là kỹ thuật.
Người Ấn dạo này khá lên. Đang trong quá trình hiện đại hóa quân lực. Sau khi Mỹ bỏ cấm vận VK thì Ấn mua nhiều đồ chơi Phương Tây, những năm tới chắc chắn sẽ mua nhiều hơn đồ Nga vì chất lượng cao hơn hẳn. Tất nhiên mối quan hệ khăn khích Nga-Ân về quân sự là không thể giảm nhẹ.

Qua nhận định của chú anh thấy rõ một điều,đó là kiến thức quân sự không có,tư duy nhận định và phân tích kém.Lời thật mất lòng,chú đừng giận nhé!
Từ sau chiến tranh lạnh đến nay,khi nói tới vấn đề mua vũ khí vì lí do chính trị người ta luôn hiểu là mua của Mỹ
Còn việc vũ khí có phát huy hiệu quả được như nhà sản xuất công bố hay không thì người mua còn căn cứ vào khả năng thực tế qua tác chiến điện tử và trên khu vực thử nghiệm.Chú nghĩ xem các bác mua hàng có dốt không mà đi mua đố dỏm.
Việc lựa chọn vũ khí Nga luôn dựa trên 2 yếu tố:
1/ Gía thành luôn rẻ hơn hàng Mỹ và các nước tư bản khác.
2/ Công nghệ luôn đi đầu và được sinh ra bởi các kỹ sư,công trình sư nổi tiếng đã được thế giới công nhận.
* Từ trước đến nay các nhà khoa học nổi tiếng được vinh danh trên thế giới thì người Nga luôn đóng góp tên mình vào đó.
* Các giáo sư hàng đầu của Mỹ ,chú truy nguồn gốc xem trước khi làm công dân Mỹ họ là người nước nào nhé!
* Nước Nga đã phải chịu tổn thất rất lớn sau chiến tranh lạnh khi một số lượng lớn các nhà khoa học chạy sang Mỹ và các nước tư bản khác.Để đào tạo được nguồn lực chất xám này thì không thể tính ra bằng tiền được.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
29/3/07
1.809
754
113
vnexpress.net
@ các bác: không nên tranh cãi nhau vũ khí của Nga hay Mỹ cái nào tốt hơn. Thực tế và lịch sử sẽ trả lời. VN mua của Nga hay Mẽo không quan trọng. Miễn là có cái để khè , dằn mặt lại thằng Cẩu là ok lắm rồi
 
Hạng F
22/10/09
8.170
31.662
113
thang real nói:
xxmagicxx nói:
Bác Thang Real này lạc quan quá đấy. Công việc đầu tiên của chiến tranh hiện đại là người ta tiêu diệt ngay những thứ mà Bác giới thiệu. Thông số mà người Nga đưa ra chẳng ai kiểm chứng. Chưa hề có 1 thực tế nào chứng minh khả năng ghê gớm đó cả. Phần lớn người ta mua vì lý do chính trị hơn là kỹ thuật.
Người Ấn dạo này khá lên. Đang trong quá trình hiện đại hóa quân lực. Sau khi Mỹ bỏ cấm vận VK thì Ấn mua nhiều đồ chơi Phương Tây, những năm tới chắc chắn sẽ mua nhiều hơn đồ Nga vì chất lượng cao hơn hẳn. Tất nhiên mối quan hệ khăn khích Nga-Ân về quân sự là không thể giảm nhẹ.

Qua nhận định của chú anh thấy rõ một điều,đó là kiến thức quân sự không có,tư duy nhận định và phân tích kém.Lời thật mất lòng,chú đừng giận nhé!
Từ sau chiến tranh lạnh đến nay,khi nói tới vấn đề mua vũ khí vì lí do chính trị người ta luôn hiểu là mua của Mỹ
Còn việc vũ khí có phát huy hiệu quả được như nhà sản xuất công bố hay không thì người mua còn căn cứ vào khả năng thực tế qua tác chiến điện tử và trên khu vực thử nghiệm.Chú nghĩ xem các bác mua hàng có dốt không mà đi mua đố dỏm.
Việc lựa chọn vũ khí Nga luôn dựa trên 2 yếu tố:
1/ Gía thành luôn rẻ hơn hàng Mỹ và các nước tư bản khác.
2/ Công nghệ luôn đi đầu và được sinh ra bởi các kỹ sư,công trình sư nổi tiếng đã được thế giới công nhận.
* Từ trước đến nay các nhà khoa học nổi tiếng được vinh danh trên thế giới thì người Nga luôn đóng góp tên mình vào đó.
* Các giáo sư hàng đầu của Mỹ ,chú truy nguồn gốc xem trước khi làm công dân Mỹ họ là người nước nào nhé!
* Nước Nga đã phải chịu tổn thất rất lớn sau chiến tranh lạnh khi một số lượng lớn các nhà khoa học chạy sang Mỹ và các nước tư bản khác.Để đào tạo được nguồn lực chất xám này thì không thể tính ra bằng tiền được.

sorry Mod, font chu UNI cua may em bi hu?" ne^n ko da'nh co da^'u duoc.
bac a`.ne^'u ba'c Magic la` chuye^n gia vu~ khi', co' kie^'n thu?c nhu bac muo^'n thi` bac a^'y ko the`m vo OS ba`n lua^.n la`m gi`, vi day la dien dan auto, ko phai trang quan su da`nh cho gioi quan su.. ne^'u ba'c cho mi`nh co kien thuc ve linh vuc nay thi tan tinh giai thich cho anh em hieu nhu 1 chuyen gia chinh thong, chu dung co' noi shock nhu the^'. hoac ne^n ti`m may trang quan su thich hop de air your view,ko ne^n an thua voi da`n em la`m gi, ko xung dang dau
 
Hạng D
30/8/10
1.254
270
38
DaiThang No.1
rubykoifarm.com
Bất cứ vũ khí tấn công nào cho dù hiện đại đến đâu cũng đều có nhược điểm của nó,để phân tích ra đầy đủ anh nghĩ không đủ thời gian và kiến thức để truyền tải hết được nên chỉ cung cấp một số thông tin để các chú tự suy ngẫm thôi.
GRENADE!
Trước khi chú chỉnh anh thì chú nên đọc lại câu trên ở mục 536.Anh chỉ nghĩ đơn giản với lời nói và suy nghĩ như vậy chắc MAGIC còn nhỏ tuổi nên anh mới dùng từ "chú"như vậy.Còn câu chú bôi đậm chẳng có lý do gì mà bảo anh shock cả.Từ "các bác"là thể hiện sự tôn trọng đối với người lớn tuổi và sự thật là những bác có thẩm quyền phê duyệt việc nhập vũ khí đều là cây đa,cây đề,vào sống ra chết cả rồi.Còn các bác ở những nước khác cũng nhập vũ khí của Nga anh nghĩ chắc cũng chẳng ai nhỏ hơn chú và anh.Đương nhiên trình độ học vấn của các bác cũng đều là hàng đẳng cấp.
Anh thấy mục này hay nên góp vui chứ không hề đề cập đến tên ai trên OS,nhưng MAGIC đã nói tới tên anh thì anh cư xử như vậy cũng chẳng có gì là quá đáng.
Còn chú cảm thấy buồn vì điều này thì anh cũng chịu.
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
20/3/08
860
4
18
@bác nên đổi cách xưng hô cho nó hòa hợp diễn đàn tí,bác xưng hô như vậy là trái quy định của OS đấy,bác Cowardsp với Grenade thực rà một người đó,và cũng là một mem cựu trào của OS,thực tình các bài viết của bác rất hay,em rất thích đọc những bài hay như vậy,nhưng mà nếu không có những hạt sạn"anh nói chú nghe","kiến thức không đủ",nên bài của bác củng giảm đi cái hay ít phần.