Hạng D
30/8/10
1.254
270
38
DaiThang No.1
rubykoifarm.com
grenade nói:
đúng đó bác, bên A Phú Hãn Nga sô tê tái vì stinger.. khi Mỷ qua quánh bên đó thì stinger hay SA hình như ko hiệu qủa mấy với heli của Mỷ, chỉ có vài vụ bị hạ thôi

Thời APGA Mỹ nó viện trợ cho Taliban không có sức mà bắn,sau này tới thời nó vô APGA thì cấm vận+không viện trợ+thu mua hàng trôi nổi...thì đào đâu ra mà bắn hạ nó được.Rõ chán!
 
Hạng F
22/10/09
8.170
31.666
113
thang real nói:
grenade nói:
đúng đó bác, bên A Phú Hãn Nga sô tê tái vì stinger.. khi Mỷ qua quánh bên đó thì stinger hay SA hình như ko hiệu qủa mấy với heli của Mỷ, chỉ có vài vụ bị hạ thôi

Thời APGA Mỹ nó viện trợ cho Taliban không có sức mà bắn,sau này tới thời nó vô APGA thì cấm vận+không viện trợ+thu mua hàng trôi nổi...thì đào đâu ra mà bắn hạ nó được.Rõ chán!
bác quên là nguồn chính là từ Iran. Iran viện trợ súng đạn, bomb cho Taliban, tụi khủng bố quánh bomb ầm ầm kia mổi ngày kia . Chưa kể cái ông Pakistan đòn xóc hai đầu
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
30/8/10
1.254
270
38
DaiThang No.1
rubykoifarm.com
grenade nói:
thang real nói:
grenade nói:
đúng đó bác, bên A Phú Hãn Nga sô tê tái vì stinger.. khi Mỷ qua quánh bên đó thì stinger hay SA hình như ko hiệu qủa mấy với heli của Mỷ, chỉ có vài vụ bị hạ thôi

Thời APGA Mỹ nó viện trợ cho Taliban không có sức mà bắn,sau này tới thời nó vô APGA thì cấm vận+không viện trợ+thu mua hàng trôi nổi...thì đào đâu ra mà bắn hạ nó được.Rõ chán!
bác quên là nguồn chính là từ Iran. Iran viện trợ súng đạn, bomb cho Taliban, tụi khủng bố quánh bomb ầm ầm kia mổi ngày kia . Chưa kể cái ông Pakistan đòn xóc hai đầu
Thông tin bác nắm ở đâu vậy?từ mấy cái tin giả,tin tâm lý của Mỹ ah?Lịch sử cho thấy thằng Mỹ là vua dựng chuyện,nó còn đang kiếm cớ để xử nốt thằng IRAN.Muốn biết sự thật những gì Mỹ nói thì đợi ít nhất 10 năm,nguồn tuyệt mật thì lâu hơn nữa.Bản chất vu khống,dựng chuyện...của thằng Mỹ thì quá nổi tiếng rồi.Muốn biết rõ thì hậu xét!
Thằng I RAN nó chẳng ngu tới mức trong tình thế dầu sôi lửa bỏng mà đi viện trợ cho tụi này để rước họa vào thân.To miệng thì cứ to miệng,nhưng ngu thì em dám chắc bộ sậu I RAN chẳng thể là đám ngu.
 
TKM confirmed
Hạng D
24/2/08
2.139
18.317
113
Ở đây nhiều bác thần tượng hàng Liên Xô quá, còn thông tin vụ Mi-24 bị Stinger bắn rớt thì ai cũng biết rồi các bác còn làm khó em nữa.
@all: Em kết kiểu cánh quạt đồng trục của Ka-50 quá nhưng hình như nó ko phù hợp cho kiểu chiến tranh du kích? Vậy mục đích chính của nó để làm gì? Em thấy nó dùng cho hải quân nhiều? Bác nào rành phân tích giùm em chiếc Mi-24, Mi-28 (VN mình hình như chưa có cái này?) & Ka-50 này với, thank các bác.
 
Hạng D
30/8/10
1.254
270
38
DaiThang No.1
rubykoifarm.com
Ka-50 Black Shark “Cá mập đen”
Chuyền đề về máy bay.


Trực thăng tấn công Ka-50 “Cá mập đen”, được phát triển bởi Tổ hợp Công nghiệp cổ phần trực thăng Ka-mốp, được NATO gọi theo các ký hiệu Hokum A, Hokum B cho các loại một và hai người lái (Ka-52). Ka-50 còn được gọi là “Ma sói”. Truyền thống của “họ” nhà trực thăng Ka là không có cánh quạt nhỏ ở sau đuôi, mà dùng hai cánh quạt lớn đồng trục quay ngược chiều nhau.

Ka-50 là loại trực thăng có hiệu suất chiến đấu cao trong cả ban ngày lẫn ban đêm, tính thích nghi cao với mọi điều kiện chiến đấu, hoả lực mạnh để chống các mục tiêu trên không cũng như diệt xe tăng có trang bị vũ khí phòng không. Loại trực thăng này phục vụ trong quân đội Nga từ năm 1995 và được sản xuất tại Công ty phát triển hàng không Sa-dư-kin ở vùng biển Ác-xê-nhi-ép của Nga. Đợt đầu tiên có 8 chiếc Ka-50 được xuất xưởng. Đến nay, không quân Nga đã mua 12 chiếc trong những chương trình đặc biệt, nhưng đến năm 2005 thì ngân sách cho chương trình này bị cắt.

Mọi thông tin mật về loại trực thăng này đã được hoàn toàn giữ bí mật trong những năm 1970 – 1980. Tình báo Mỹ đã không thành công trong việc thu thập những thông tin về nó. Nhưng tình hình nhanh chóng thay đổi chỉ sau vài năm. Mọi người được chứng kiến loại trực thăng mới khi nó được trình diễn lần đầu tiên tại Triển lãm máy bay Pa-ri năm 1992.


Ka-50-2 Erdogan

Kiểu tấn công ban đêm Ka-50N, với hệ thống quan sát ban đêm dùng nhiệt, dò đường bằng la-de Samshit-50T được phát triển và chiếc Ka-mốp thâm nhập được vào Công nghiệp hàng không I-xra-en (IAI) để được sản xuất thành một kiểu mới Ka-50-2 Erdogan, phù hợp để trang bị các vũ khí của NATO và buồng lái của I-xra-en. Thực ra, lúc đầu đây là một sự kết hợp giữa công nghiệp hàng không của Nga và I-xra-en để đáp ứng yêu cầu của Không lực Thổ-Nhĩ-Kỳ. Đây là kiểu hai người lái ngồi trước – sau.

Chuyền đề về máy bay.


Ka-52 Alligator “Cá sấu Mỹ”


Thắng lợi của các hoạt động mặt đất trong các cuộc chiến tranh hiện đại, nhất là những cuộc chiến tranh xảy ra gần đây đã chứng minh vai trò yểm hộ quan trọng của lực lượng trực thăng lớn cho bộ đội mặt đất và đồng thời, rất hiệu quả trong tìm và diệt xe tăng. Trực thăng Ka cũng được thiết kế cho những mục đích như thế: được trang bị hệ thống định vị và xác định mục tiêu, hỗ trợ quan sát cho phi công, hệ thống thông tin liên lạc với trung tâm chỉ huy trên mặt đất. Trên trực thăng Ka, phi công được hỗ trợ rất nhiều nên việc điều khiển máy bay trong chiến đấu dễ dàng hơn.

Chiếc Ka-52 “Cá sấu Mỹ”, được thiết kế là loại trực thăng hoạt động trong mọi thời tiết, do đó nó được thiết kế có hai người lái, giữ nguyên các tính năng chiến đấu của Ka-50, cả về vũ khí. Phi công cùng với các trang bị như quần áo và mũ bay cũng là những thiết bị hỗ trợ kết hợp với các thiết bị lắp trên máy bay như hệ thống nhận biết mục tiêu địch – ta, định vị mục tiêu trong cả ban ngày lẫn ban đêm trong mọi điều kiện thời tiết.Tham gia vào dự án còn có các tổ hợp của Pháp: Sextant và Thomson. Chiếc Ka-50 giữ được 85% cơ sở của Ka-50: sát-xi, động cơ… Trực thăng cũng được trang bị hệ thống thoát hiểm cho phi công. Chiếc Ka-52 cũng được sử dụng như trực thăng huấn luyện.

Ka-52 nặng hơn Ka-50 do đó làm thay đổi chút ít tính năng bay – kỹ – chiến thuật của nó. Tuy nhiên, điều đó không ảnh hưởng quá lớn đến tổng thể chiếc trực thăng.

Ngoài ra, chiếc Ka-52 khác “người tiền bối” của nó ở phần trước của thân máy bay, hình dạng buồng lái và việc bố trí quan sát 360o vòng quanh của phi công và hệ thống ngắm.

Mũ bay của phi công cũng có thiết bị quan sát và thông báo đặc biệt, mọi thông tin của máy bay và các thông tin chiến trường khác được hiển thị lên màn hình trong mũ bay trước mắt phi công – tương tự như những mũ bay đang được Không quân Mỹ sử dụng, nhưng đơn giản, rẻ tiền hơn và dùng lẫn được, hiệu quả không kém. Ở trên các máy bay trực thăng AH-64D và AH-64D LongBow, mũ bay phức tạp, đắt tiền và không thể dùng lẫn, nhưng hơn hiệu quả loại của AH-64A Apache.

Với những đặc điểm đó, chiếc Ka-52 là một trong những trực thăng hàng đầu.
Chuyền đề về máy bay.


Với giá thành không quá cao như các loại tương đương của NATO và Mỹ, chiếc Ka-50 là không có đối thủ về các tính năng kỹ – chiến thuật.


Thông số kỹ thuật


Thiết bị điện tử:

Hệ thống bay tự động và hiển thị HUD (head-up display) giống trên Mig-29. Bộ cảm biến hồng ngoại FLIR (forward-looking infrared) và ra-đa dẫn đường…

Động cơ:

Chiếc Ka-50 được trang bị hai động cơ TV3-117VMA tua-bin, mỗi chiếc có thể phát động một công suất 2.200 ngựa.

Trang bị vũ khí:

Ka-50 có thể trang bị vũ khí cho chiến đấu trên mặt đất, cũng như các hoạt động phối hợp với các hoạt động trên biển. Do đó tải trọng của máy bay có thể cho phép nạp đến hai tấn vũ khí: tên lửa chống xe tăng, rốc-két không đối không (không có dẫn đường) các cỡ, tên lửa không đối không, pháo, bom và các loại vũ khí khác.

Trực thăng có đến bốn hệ thống treo phụ dưới cánh, có thể treo được nhiều thứ vũ khí, đồng thời có thể treo được pháo 23mm hoặc thùng nhiên liệu phụ. Ở chỗ này có thể treo được tới 12 tên lửa chống tăng siêu âm Vichr, có thể tiêu diệt mục tiêu từ khoảng cách tới 8 ki-lô-mét. Sức xuyên của loại tên lửa này hết sức lớn, có thể xuyên được thép dày tới 900mm.

Trực thăng Ka-50 còn được trang bị khai khẩu pháo bắn nhanh 30mm 2A42, dùng để bắn mục tiêu cả trên không lẫn dưới đất, hai pháo này có 460 viên đạn hai dạng: đạn nổ và đạn xuyên, có thể lựa chọn trong chiến đấu. Khối lượng của đạn là 0,39 ki-lô-gam/viên, sơ tốc 980 mét/giây và có thể bắn từ khoảng cách 4 ki-lô-mét. Góc bắn của pháo từ 2 đến 4 ra-đi-an mét .

Động cơ tua-bin đồng trục của trực thăng cho phép nó đạt trần bay 4000 mét, tốc độ lên cao 10 mét/giây ở độ cao 2500 mét. Các cánh quạt được làm bằng chất liệu pô-li-me, nhẹ và bền chắc. Kết cấu hai chong chóng của trực thăng đã đảm bảo cho tính cân bằng của nó.

Hai động cơ được lắp trên hai vị trí cách xa nhau làm giảm khả năng bị trúng đạn hỏng cả hai chiếc. Máy bay có thể tiếp tục hoạt động trong 30 phút từ khi hết nhiên liệu, cho phép phi công kịp thời hạ cánh ở một chỗ an toàn, trong trường hợp đạn trúng thùng nhiên liệu. Buồng lái có thể bảo vệ phi công khỏi đạn 12,7mm và mảnh đạn pháo 23mm. Ngay cả các cánh quạt của hai chong chóng cũng có cơ cấu tự bảo vệ cho phép máy bay vẫn có thể bay được trong trường hợp bị trúng đạn. Thùng xăng có cơ chế tự hàn, phòng ngừa trường hợp đạn bắn trúng. Tất cả hệ thống của động cơ được giảm nhiệt đến mức tối đa để tránh tên lửa tìm diệt bằng nhiệt của đối phương.

Ka-50 còn có hệ thống thoát hiểm đầu tiên trên thời gian, cho phép phi công thoát ra khỏi máy bay trong mọi độ cao và tốc độ: hệ thống phóng phản lực K-37-800 được sản xuất bởi Công ty cổ phần Nghiên cứu và sản xuất Ngôi Sao ở Mát-xcơ-va, được kết hợp với bộ cứu hộ NAZ-7M dùng hệ thống dù PS-37A, cho phép trong trường hợp khẩn cấp tự động bắn phi công ra (ở tốc độ từ 0 đến 350 ki-lô-mét/giờ, ở độ cao từ 0 đến 6000 mét).


Kích thước


Đường kính cánh quạt :14.5 mét

Chiều dài cả chong chóng :15.9 mét

Chiều cao tổng thể :4.9 mét

Sải cánh :7.3 mét

Khối lượng rỗng :7,692 kg

Khối lượng cất cánh bình thường :9,800 kg

Khối lượng cất cánh cực đại :10,800 kg

Khối lượng vũ khí thường mang :610 kg

Khối lượng vũ khí thường cực đại có thể mang ;1,811 kg

Động cơ
10.gif
ower plant

Hai động cơ TV3-117VMA .2 x 2,200 ngựa

Tính năng bay

Tốc độ bay bằng tối đa :310 km/h

Tốc độ bổ nhào :390 km/h

Tốc độ kinh tế :270 km/h

Độ cao hoạt động :4,000 mét

Trần bay :5,500 mét

Tốc độ lên cao ở độ cao 2,500 m :10 m/s;

Tầm bay với khối lượng cất cánh bình thường :460 km

Chuyền đề về máy bay.


Đây là nhận xét về máy bay tiger vả Nato và Mỹ so với của Nga :

Tiger có tốc độ tối đa thua kém khá nhiều so với các loại trực thăng cùng chức năng của Mỹ và Nga. Tiger chỉ có thể đạt tốc độ tối đa 315 km/h (khi không mang vũ khí), kém xa Apache của Mỹ (365 km/h) hay Mi-28 (324 km/h) và Ka-50 (390 km/h) của Nga.

Đổi lại, Tiger có khả năng cơ động và tầm hoạt động (800 km) khá tốt, cho dù vẫn chưa thể so được với trực thăng Ka-50 của Nga.

Đây là AH64A của Mỹ.
Nếu nhớ không nhầm con này phát hiện và tiêu diệt mục tiêu trong bán kính 5km(so với 6km có lẽ bị tiêu diệt trước mất rồi)

AH-64 với 1 xạ thủ (ghế trước) và 1 phi công (ghế sau), chiều dài tổng thể: 17,73m,
chiều cao: 4,64m, sải cánh quạt: 14,63m, cân nặng: 5.165kg, cân nặng chiến đấu:
9.500kg, trang bị với 2 động cơ General Electric T700-GE-701D 2.000 mã lực/máy
cho hệ trục 4 cánh quạt, vận tốc tối đa: 365km/giờ, vận tốc bình phi: 265km/giờ, tầm
chiến đấu: 480km, tầm trực phi: 1.900km, cao độ hành quân: 6.400m, vận tốc thăng
thiên: 12,7m/giây.

AH-64 được trang bị với 1 đại bác liên thanh 30mm mẫu M230 và 1.200 viên đạn,
hỏa tiển không-đối-địa AGM-114, hỏa tiển không-đối-không AIM-9, hỏa tiển địa-đối-
không AIM-92 (đặt khoan đuôi để hậu kích).
 
Hạng B1
12/12/09
55
0
6
TKM nói:
Ở đây nhiều bác thần tượng hàng Liên Xô quá, còn thông tin vụ Mi-24 bị Stinger bắn rớt thì ai cũng biết rồi các bác còn làm khó em nữa.
@all: Em kết kiểu cánh quạt đồng trục của Ka-50 quá nhưng hình như nó ko phù hợp cho kiểu chiến tranh du kích? Vậy mục đích chính của nó để làm gì? Em thấy nó dùng cho hải quân nhiều? Bác nào rành phân tích giùm em chiếc Mi-24, Mi-28 (VN mình hình như chưa có cái này?) & Ka-50 này với, thank các bác.

Em không mấy tin tưởng những thông tin về hàng LX - Nga lắm (cả mặt tốt lẫn mặt xấu)
21.gif
, nhưng đọc những thông tin trên mạng thì trong 10 năm tham chiến ở Afghan quân đội Xô viết mất 17 chiếc Mi-24. Tức là trung bình một năm mất 1,7 chiếc. Đa số máy bay trực thăng của quân đội LX bị rơi ở Afghan là máy bay vận tải. Nếu tin vào những thông tin này thì lấy đâu ra số máy bay Mi-24 rơi "lã chã" như bác TKM nói. Bởi vậy em mới hỏi bác có nguồn nào cho nó khách quan. Chứ chỉ "nghe nói" thì có vẽ phiến diện quá
21.gif
. Nếu so ra thì số thiệt hại Mi-24 trong 1 năm của QĐ Xô viết ở chiến trường Afghan trong điều kiện đối phương được Mỹ hỗ trợ còn thua số thiệt hại trong một chiến dịch của QĐ Mỹ trên chiến trường Somali với mấy chú da đen ốm đói.
 
Hạng D
30/8/10
1.254
270
38
DaiThang No.1
rubykoifarm.com
Mi-24
Chuyền đề về máy bay.


Chiến tranh Việt Nam-Campuchia (1978)

Loại Mi-24A đã được Không quân Nhân dân Việt Nam sử dụng nhiều trong cuộc chiến tranh này. Mi-24 đã tiêu diệt nhiều căn cứ và tiền đồn Khmer Đỏ cho tới tận năm 1986 khi các lực lượng Khmer bị đẩy lùi tới biên giới Thái Lan.

Mil Mi-24 là một máy bay trực thăng chiến đấu hạng nặng nhưng có khả năng chở quân thấp bắt đầu hoạt động trong Không quân Xô viết từ năm 1976, sau này là tại các nước cộng hòa và hơn ba mươi quốc gia khác trên thế giới.

Tên hiệu NATO của nó là Hind và các biến thế được định danh với một chữ cái thêm nữa. Các phiên bản xuất khẩu, Mi-25 và Mi-35, được biểu thị là Hind D và Hind E. Các phi công Xô viết gọi loại máy bay này là 'letayushiy tank' or tăng bay. Một tên hiệu thường gặp khác là 'Krokodil' (Cá sấu) — vì hình dạng ngụy trang và thân của nó.

Chuyền đề về máy bay.

Thiết kế chủ chốt của máy bay này được lấy từ loại Mil Mi-8 (Tên hiệu NATO "Hip"), hai động cơ tuốc bin trục (turboshaft) đặt trên đỉnh cung cấp năng lượng cho cánh quạt chính 5 tấm chính giữa thân 17.3 m và một cánh quạt đuôi ba cánh. Các vị trí đặt động cơ khiến máy bay này có kiểu bố trí hai cửa hút gió rất khác biệt. Các phiên bản D và phía trên có đặc điểm buồng lái hai người với một vòm kính buồng lái kiểu "phồng bọt đôi". Các đặc điểm khung sườn khác được lấy từ loại Mi-14 "Haze". Các mấu cứng treo vũ khí được bố trí trên hai cánh ngắn giữa thân (cũng giúp tăng lực nâng), mỗi cánh có ba mấu. Vũ khí trang bị tùy thuộc nhiệm vụ; chúng có thể đảm nhiệm hỗ trợ trên không, chống xe tăng, hay chiến đấu trên không. Thân máy bay được bọc thép tốt và các phiến cánh quạt titan có thể chống lực va chạm từ những viên đạn .50 (12.7 mm). Buồng lái được tăng áp để bảo vệ đội bay trong trường hợp sử dụng Vũ khí Hạt nhân, Sinh học, Hóa học. Máy bay sử dụng bộ bánh đáp ba có thể thu vào. Với mục tiêu thiết kế vừa là máy bay chiến đấu vừa là máy bay chở quân, Hind không có đối thủ trực tiếp từ NATO.
Chuyền đề về máy bay.

Đặc điểm kỹ thuật (Mi-24)

đội bay: 3 (phi công, sỹ quan điều khiển hệ thống vũ khí và kỹ thuật viên)
chiều dài: 17.5 m (57 ft 4 in)
sải cánh: 17.3 m (56 ft 7 in)
sải cánh: ' 6.5 m (21 ft 3 in)
diện tích: 235 m² (2.529,52 ft²)
chiều cao: 6.5 m (21 ft 3 in)
trọng lượng rỗng: 8.500 kg (18.740 lb)
trọng lượng chất tải:
trọng lượng cất cánh tối đa: 12.000 kg (26 455 lb)
sức chứa: 8 lính hay 4 người bị thương
động cơ (cánh quạt): Isotov TV3-117
kiểu cánh quạt: tuốc bin
số lượng cánh quạt: 2
công suất: 1.600 kW (2.200 sức ngựa)
tốc độ tối đa: 335 km/h (208 mph)
tầm hoạt động: 450 km (280 dặm)
trần bay: 4.500 m (14.750 ft)
tỷ lệ lên:
chất tải:
công suất/trọng lượng:
hệ thống điện tử:
Chuyền đề về máy bay.

Trang bị vũ khí:
súng máy 12.7 mm YaKB-12.7 Yakushev-Borzov nhiều nòng
1.500 kg bom
4× Tên lửa điều khiển chống tăng (AT-2 Swatter hay AT-6 Spiral)
4× 57 mm S-5 rocket hay 4× 80 mm S-8 rocket
2× 23 mm pháo hai nòng
4× bình nhiên liệu ngoài​
Mi-28N
Chuyền đề về máy bay.

Mil Mi-28 (Tên hiệu NATO Havoc) là một Máy bay trực thăng chiến đấu chống xe bọc thép Nga. Nó được thiết kế hoàn toàn cho mục đích tấn công và không hề có thêm chức năng vận tải, và có khả năng chống tăng tốt hơn Mil Mi-24. Chiếc máy bay mang một súng duy nhất tại bệ pháo dưới mũi, các vũ khí treo ngoài được gắn trên các mấu cứng dưới cánh phụ.

Phát triển
Sự phát triển bắt đầu sau một cuộc cạnh tranh với Mi-24, chiếc trực thăng chiến đấu duy nhất có thêm khả năng vận tải, năm 1972. Thiết kế mới được lấy cảm hứng từ chiếc Mi-24[cần dẫn nguồn] bỏ khả năng vận tải, giữ nguyên cabin, tăng tính năng thao diễn và tốc độ tối đa, tính năng cần thiết cho vai trò chống tăng và trực thăng địch và yểm trợ các chiến dịch vận tải trực thăng của nó. Ban đầu, nhiều bản thiết kế khác nhau đã được xem xét, gồm cả một dự án phi quy ước với hai rotor chính, đặt cùng động cơ trên hai đầu mấu cánh (kiểu bố trí vuông góc), và thêm một cánh quạt đẩy phía đuôi. Năm 1977, một thiết kế sơ bộ được lựa chọn, với kiểu bố trí một rotor cổ điển. Nó không còn giống với chiếc Mi-24, và thậm chí vòm kính buồng lái còn nhỏ hơn, với hình dạng phẳng.
Chuyền đề về máy bay.

Năm 1981, một bản thiết kế và một mô hình được chấp nhận. Nguyên mẫu (số 012) cất cánh lần đầu ngày 10 tháng 11 năm 1982, tiếp theo là nguyên mẫu thứ hai (số 022), được chế tạo năm 1983. Năm 1984 nó hoàn thành gian đoạn thử nghiệm đầu tiên, nhưng vào tháng 10 năm 1984 Không quân Xô viết đã lựa chọn chiếc Kamov Ka-50 hiện đại hơn làm loại máy bay trực thăng chống tăng của họ. Sự phát triển Mi-28 được tiếp tục, nhưng với ít ưu tiên hơn. Tháng 12 năm 1987 việc chế tạo Mi-28 tại Rosvertol ở Rostov trên sông Don được phê chuẩn.

Tháng 1 năm 1988 nguyên mẫu Mi-28A đầu tiên cất cánh (số 032). Nó được trang bị động cơ mạnh hơn và kiểu cánh đuôi chữ "X" thay cho kiểu ba cánh tiêu chuẩn. Phiên bản mới này xuất hiện lần đầu tại Triển lãm hàng không Paris tháng 6 năm 1989. Năm 1991 chiếc Mi-28A thứ hai được chế tạo (số 042). Chương trình Mi-28A bị hủy bỏ năm 1993 vì dường như nó không thể cạnh tranh với Ka-50, và đặc biệt, nó không có khả năng hoạt động trong mọi thời tiết. Năm 1990 văn phòng thiết kế đã ký một thỏa thuận xuất khẩu các bộ phận của Mi-28A sang Iraq và lắp ráp chúng với tên gọi Mi-28L [cần dẫn nguồn], nhưng những kế hoạch đó đã bị ngừng lại vì cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh.
Chuyền đề về máy bay.

Một biến thể khác, chiếc Mi-28N, được giới thiệu năm 1995, tên định danh N nghĩa là "night - ban đêm". Nguyên mẫu (số 014) cất cánh ngày 14 tháng 11 năm 1996. Đặc điểm đáng chú ý nhất cảu nó là một radar vỏ hình tròn phía trên rotor chính, tương tự như radar của loại AH-64D Longbow Apache Hoa Kỳ. Nó cũng được trang bị phiên bản Tor cải tiến và thiết bị ngắm phía dưới mũi, gồm cả camera TV và FLIR. Vì các vấn đề chi phí, công việc phát triển đã bị ngừng lại. Một nguyên mẫu thứ hai với thiết kế cánh quạt mới hơn được giới thiệu tháng 3 năm 2004 tại Rosvertol.


Chuyền đề về máy bay.

Sự thay đổi tình hình quân sự sau Chiến tranh lạnh khiến những chiếc máy bay trực thăng với nhiệm vụ duy nhất là chống tăng như Ka-50, trở nên kém hữu dụng. Mặt khác, biến thể hai chỗ ngồi mọi thời tiết Ka-52 của nó có khả năng thao diễn kém hơn vì trọng lượng gia tăng. Các lợi thế của Mi-28N, như khả năng hoạt động mọi thời tiết, giá thấp, sự tương đồng với Mi-24, trở nên quan trọng. Năm 2003, một vị chỉ huy Các lực lượng Không quân Nga đã bình luận rằng Mi-28N sẽ trở thành máy bay trực thăng chiến đấu tiên chuẩn của Nga.
Chuyền đề về máy bay.

Mi-28N đã được giao hàng cho quân đội. Nó sẽ tham gia vào các cuộc thử nghiệm của quân đội. Chiếc máy bay này, cùng Ka-50/Ka-52 đã đi vào sử dụng. 10 sẽ được mua trong năm 2006 và cho tới năm 2015 tổng cộng sẽ có 67 chiếc được mua.

Mi-28NE là phiên bản xuất khẩu và biến thể đơn giản hóa Mi-28D chiến đấu ban ngày dựa trên thiết kế của Mi-28N, nhưng không có radar và FLIR.

Miêu tả
Chuyền đề về máy bay.

Mi-28 có hai buồng lái được bọc giáp bảo vệ tốt, một mũi với đầy đủ các thiết bị điện tử, và một cánh quạt đuôi kiểu chữ X hẹp.

Hai động cơ 2200hp Isotov TV-3-117VM. (t/n 014) Cánh quạt đuôi kiểu chữ X (55 độ) để giảm tiếng ồn.

Tuy Mi-28 không được thiết kế cho khả năng vận tải, thực sự nó vẫn có một khoang hành khách nhỏ có thể chở ba người. Mục đích dự định là để cứu phi hành đoàn của những chiếc đã bị bắn hạ.

Đặc điểm kỹ thuật (Mi-28A, 1987)
Chuyền đề về máy bay.

Phi đội: 1 phi công (phía sau), 1 sĩ quan hoa tiêu/ điều khiển vũ khí (phía trước)
Chiều dài: 17.01 m (55 ft 9 in)
Sải cánh: 17.20 m (56 ft 5 in)
Chiều cao: 3.82 m (12 ft 7 in)
Diện tích: ()
Trọng lượng rỗng: 8.095 kg (17.845 lb)
Trọng lượng chất tải: 10.400 kg (22.930 lb)
Trọng lượng cất cánh tối đa: 11.500 kg (25.705 lb)
Động cơ (cánh quạt): Klimov TV3-117VMA
Kiểu: tuốc bin trục
Số lượng: 2
Công suất: 1.450 kW (1.950 hp)
Tốc độ tối đa: 300 km/h (187 dặm trên giờ)
Tầm hoạt động: 1.100 km (640 mi)
Trần bay: 5.800 m (19.000 ft)
Tốc độ lên: ()
Chất tải: ()
Công suất/trọng lượng: ()
Trang bị vũ khí:
1x pháo *30 mm Shipunov 2A42 với 300 viên đạn (220° bắn ngang) lắp dưới mũi
lên tới 2.300 kg trên bốn mấu cứng, gồm bom, rocket, tên lửa và giá súng

Đặc điểm kỹ thuật (Mi-28N)
Chuyền đề về máy bay.

Đặc điểm chung
Đội bay: hai, phi công và kỹ thuật viên vũ khí
Chiều dài: 17.01 m (55 ft 10 in)
Đường kính cánh quạt chính: 17.20 m (56 ft 5 in)
Chiều cao: 3.82 m (12 ft 6 in) (không có radar)
Diện tích cánh quạt chính: 232.4 m² (2.500 ft²)
Rỗng: 7.890 kg (17.394 lb)
Chất tải: 10.400 kg (22.930 lb)
Trọng lượng cất cánh tối đa: 12.100 kg (26.700 lb)
Động cơ: 2x Klimov TV3-117VM tuốc bin trục, 1.640 kW (2.200 shp) mỗi chiếc

Hoạt động
Tốc độ tối đa: 305 km/h (190 dặm trên giờ)
Tầm hoạt động: 460 km (286 dặm)
Trần hoạt động: 5.750 m (18.900 ft)
Tốc độ lên: 816 m/phút (2.680 ft/phút)
Chất tải cánh quạt chính: 45 kg/m² (9 lb/ft²)
Công suất/Trọng lượng: 0.31 kW/kg (0.19 hp/lb)
Chuyền đề về máy bay.

Trang bị vũ khí
1x pháo *30 mm Shipunov 2A42 với 300 viên đạn (220° bắn ngang) lắp dưới mũi
lên tới 2.300 kg trên bốn mấu cứng, gồm bom, rocket, tên lửa và giá súng
 
Hạng D
30/8/10
1.254
270
38
DaiThang No.1
rubykoifarm.com
Mil Mi-35
Chuyền đề về máy bay.

Trực thăng vũ trang Mil Mi-35 là phiên bản xuất khẩu của Mi-24P do nhà máy Mil Moscow (Moscow, Nga) sản xuất. Mil Mi-35 được trang bị các loại vũ khí hạng nặng để tấn công và tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép, lô cốt thậm chí là cả những mục tiêu trên không bay tầm thấp. Một điểm đặc biệt khác so với các trực thăng chiến đấu NATO là Mi-35 có khả năng tải quân (8 lính hoặc bốn cáng cứu thương).
Chuyền đề về máy bay.

Buồng lái của Mil Mi-35 được bọc giáp, thiết kế với hai chỗ ngồi riêng biệt dành cho hai phi công. Hệ thống điện tử bao gồm: màn hình LCD đa năng trong buồng lái, bộ thiết bị điện tử PNK-24, kính ngắm ban đêm ONV-1, laze đo xa và hệ thống ngắm GOES-342 TV/FLIR. Ngoài ra, trực thăng trang bị radar cảnh báo sớm, pháo sáng chống lại sự đe dọa của tên lửa tầm nhiệt.
Chuyền đề về máy bay.


Với nhiệm vụ chủ yếu là tiêu diệt xe bọc thép, lô cốt. Trực thăng Mil Mi-35 có sáu hệ thống treo vũ khí mang được các loại tên lửa chống tăng, rocket không điều khiển. Mi-35 trang bị pháo GSh- 30K 30mm với 750 viên đạn.


Chuyền đề về máy bay.


Mi-35 mang được các loại tên lửa chống tăng bao gồm:
- Tên lửa chống tăng có điều khiển Shturm (AT-6). Shturm là tên lửa chống tăng tầm ngắn dẫn đường vô tuyến SACLOS, tầm bắn khoảng 5km. Tên lửa có khả năng xuyên giáp dày 650mm.



Chuyền đề về máy bay.


- Tên lửa chống tăng có điều khiển Ataka (AT-9). Ataka là tên lửa tầm xa dẫn đường vô tuyến SACLOS, tầm bắn tối đa khoảng 8km, tầm bắn trung bình từ 3 – 6km. AT-9 xuyên giáp dày 800mm được gia cố thêm giáp phản ứng nổ (ERA).


Chuyền đề về máy bay.

Trực thăng vũ trang Mil Mi-35 trang bị hai động cơ Isotov TV3-117VMA 2200shp. Tầm hoạt động 480km, tốc độ tối đa 324km/h và trần bay 4500m.


Chuyền đề về máy bay.

Chuyền đề về máy bay.

Chuyền đề về máy bay.
 
Hạng F
9/3/06
6.462
3.898
113
Sì Gòn
thang real nói:
Thông tin bác nắm ở đâu vậy?từ mấy cái tin giả,tin tâm lý của Mỹ ah?Lịch sử cho thấy thằng Mỹ là vua dựng chuyện,nó còn đang kiếm cớ để xử nốt thằng IRAN.Muốn biết sự thật những gì Mỹ nói thì đợi ít nhất 10 năm,nguồn tuyệt mật thì lâu hơn nữa.Bản chất vu khống,dựng chuyện...của thằng Mỹ thì quá nổi tiếng rồi.Muốn biết rõ thì hậu xét!
Thằng I RAN nó chẳng ngu tới mức trong tình thế dầu sôi lửa bỏng mà đi viện trợ cho tụi này để rước họa vào thân.To miệng thì cứ to miệng,nhưng ngu thì em dám chắc bộ sậu I RAN chẳng thể là đám ngu.
mấy nước to thằng nào chẳng dựng chuyện, LX, TQ cũng y như Mỹ thôi ;)