Nguy cơ "hạ cánh" của F35 do chi phí quá cao. TQ đừng có mơ theo kịp Mỹ nha`. SỐ phận của F 35 coi bộ hẫm hiu rùi
http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110505/Nguy-co-ha-canh-cua-F-35-Lightning-II.aspx
Nguy cơ "hạ cánh" của F-35 Lightning II
07/05/2011 12:05
(TNTS) Khác với những tính toán ban đầu, chiếc máy bay tiêm kích đa năng F-35 Lightning II ngày càng đòi hỏi chi phí nhiều hơn. Đây là thông tin mới nhất mà phía Mỹ vừa đưa ra.
Tổng chi phí tăng
Chiếc F-35 Lightning II được Mỹ thiết kế với quan điểm là nó phải có giá thành và giá bán rẻ hơn so với chiếc tiêm kích thế hệ thứ 5 là F-22 Raptor. Tuy thế, theo thời gian, F-35 ngày càng đòi hỏi chi phí tài chính nhiều hơn. Theo đánh giá mới nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ, để vận hành 2.443 chiếc F-35 trong vòng 30 năm cần đến 1.000 tỉ USD.
Đánh giá nêu trên được nhóm nghiên cứu độc lập thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ tiến hành và gửi cho Quốc hội Mỹ ngày 15.4.2011. Các nhà phân tích đã đưa ra bảng so sánh chi phí vận hành loại F-35 cùng các loại tiêm kích khác như F-16 Fighting Falcon, F/A-18 Hornet và AV-8B Harrier. 1.000 tỉ USD chỉ là chi phí vận hành, còn để mua 2.443 chiếc F-35 còn phải chi 382 tỉ USD nữa.
F-35 Lightning II - Ảnh: Reuters
Theo các nhà phân tích của Bộ Quốc phòng Mỹ, mỗi chiếc F-35 có thể thực hiện 8.000 giờ bay. Với mỗi binh chủng như không quân, hải quân, thủy quân lục chiến đều có thiết kế riêng chiếc F-35 cho phù hợp với yêu cầu. Dự kiến chiếc tiêm kích cuối cùng loại này sẽ được bàn giao cho quân đội vào năm 2035.
Bên cạnh đó, không lực và hải quân Mỹ đang dự kiến vào năm 2016 sẽ tiếp nhận những chiếc F-35 đầu tiên. Như vậy là sớm hơn 2 năm trước khi hoàn tất việc thiết kế, thử nghiệm và chính thức sản xuất hàng loạt F-35. Điều này đồng nghĩa với thời hạn vận hành chiếc F-35 sẽ là từ năm 2016 đến năm 2046. Trong năm nay, cơ sở quân sự Eglin, bang Florida sẽ tiếp nhận 20 chiếc F-35 và như vậy đến năm 2040 những chiếc tiêm kích này sẽ đến thời hạn "nghỉ hưu".
Bộ Quốc phòng Mỹ đến nay vẫn chưa đưa ra chính xác tiến độ sản xuất loại F-35 vì thời hạn liên tục bị kéo dài. Theo số liệu hiện có, đến năm 2016, dự kiến quân đội Mỹ sẽ nhận bàn giao 325/2.443 chiếc đặt mua. Về lý thuyết, nếu như việc sản xuất F-35 bắt đầu từ năm 2018 và hoàn tất vào năm 2035, trung bình mỗi năm Mỹ cần sản xuất 124 chiếc.
Một trong những nguyên nhân khiến chi phí tài chính của chiếc F-35 cao theo đánh giá của Bộ Quốc phòng Mỹ là do trong quá trình vận hành nó có một số chi tiết mau hư hỏng hơn các loại tiêm kích khác. Ngoài ra, chi phí một giờ bay cũng cao hơn. Nhưng tại sao một chiếc tiêm kích hiện đại như thế lại thường xuyên hư hỏng hơn loại tiêm kích cũ, lạc hậu hơn như F-16 hay AV-8B thì phía Mỹ không giải thích. Giá một giờ bay cũng không được thông báo cụ thể.
Theo lời Phó đô đốc David Venlet, lãnh đạo chương trình F-35, Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ giảm chi phí thiết kế, sản xuất và vận hành chiếc tiêm kích này. Bên cạnh đó, David Venlet nhấn mạnh, đánh giá 1.000 tỉ USD nêu trên chưa chính xác và chưa phải là con số cuối cùng. Bởi, F-35 chưa hoàn tất giai đoạn thử nghiệm nên tính toán chi phí một giờ bay là chưa thể. Ngoài ra, thiết kế của nó thường có những thay đổi nhỏ nên dự báo tuổi thọ các linh kiện cũng không chính xác. Cần nhắc lại rằng, vào năm 2009, thời gian vận hành F-35 trong 30 năm khi đó tính toán chỉ mất 915 tỉ USD.
Chi phí vận hành tăng
Hiện chi phí vận hành chiếc F-35 cả Bộ Quốc phòng, cả Quốc hội Mỹ chưa chính thức khẳng định. Con số 1.000 tỉ USD là do hãng Bloomberg dẫn nguồn tin từ báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ. Bên cạnh đó, vào ngày 22.4.2011 trong cuộc tọa đàm với Phó đô đốc David Venlet, các nguồn thông tin lại đưa ra chi phí vận hành F-35 không giống với đánh giá của Bộ Quốc phòng và Cục Thanh tra (GAO) Mỹ. Theo website Flightglobal, chi phí vận hành là 442 tỉ USD vào năm 2002 (549,04 tỉ vào năm 2011). Trang web này khẳng định đây là con số mà ông David Venlet đưa ra ngày 22.4.2011. Như vậy nếu tính cả 382 tỉ USD để mua 2.443 chiếc F-35 và 56 tỉ chi phí thiết kế thì tổng chi phí sẽ là 987 tỉ USD cho toàn bộ chương trình.
Về phía mình, hãng Reuters tham dự cuộc tọa đàm cho rằng, chi phí vận hành F-35 là 443 tỉ USD (nhưng không nói rõ đó là tính theo năm nào). Tựu trung cả Bloomberg, Flightglobal và Reuters đều có những tính toán sai lệch ở một điểm nào đó.
Trước đó, vào tháng 5.2009, GAO đánh giá chi phí mua 2.456 chiếc F-35 (không phải 2.443 chiếc như Bộ Quốc phòng Mỹ dự kiến) tiêu tốn 300 tỉ USD. Còn chi phí vận hành (kể cả bảo dưỡng, thay thế phụ tùng, nâng cấp) là 760 tỉ USD. Giờ đây chi phí mua F-35 đã tăng từ 300 lên 382 tỉ USD và như thế các chi phí khác cũng sẽ tăng.
Lãnh đạo không quân thuộc hạm đội Mỹ cho biết con số cụ thể hơn. Chẳng hạn một giờ bay của F-35 là 30,7 nghìn USD (một giờ bay của F/A-18 hay AV-8B xấp xỉ 19 nghìn USD). Như vậy, nếu mỗi chiếc F-35 thực hiện 8.000 giờ bay thì chi phí vận hành cho 2.443 chiếc F-35 sẽ là 600 tỉ USD. Còn nếu tính cả bảo dưỡng, nâng cấp, số tiền sẽ tăng vào khoảng 800 - 900 tỉ USD.
Giá bán tăng
Chương trình F-35 bắt đầu khởi động vào năm 1996 dưới tên gọi Joint Strike Fighter (JSF), nhưng chỉ thực sự tiến hành vào năm 2001 khi mà hãng Lockheed Martin ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Mỹ. F-35 dự kiến sẽ thay thế cho các loại tiêm kích đang lạc hậu là F-16, A-10 Thunderbolt II, F/A-18 Hornet (không tính Super Hornet) và AV-8B. Và được kỳ vọng sẽ rẻ hơn chương trình F-22 Raptor.
Theo đánh giá của GAO, toàn bộ chương trình thiết kế và mua F-22 chỉ là 77,4 tỉ USD (giá một chiếc F-22 vào năm 2010 là 411,7 triệu USD). Không lực Mỹ đã nhận 166/187 chiếc F-22 đặt hàng. Số còn lại sẽ được hoàn tất trong vòng vài năm tới. Vào tháng 7.2009, lãnh đạo không lực Mỹ thông báo, một giờ bay của F-22 tiêu tốn 44 nghìn USD. Cũng vào thời điểm này, GAO cho biết giá F-35 là 115,5 triệu USD/chiếc (năm 2008 là 101,7 triệu USD). Với chi phí ngày một tăng cao, GAO dự báo vào năm 2016, trung bình giá bán của 1 chiếc F-35 sẽ là 142,5 triệu USD. Cụ thể: không lực Mỹ mua loại F-35A với giá 121,4 triệu USD, hải quân Mỹ - loại F-35C với giá 145 triệu USD/chiếc, còn thủy quân lục chiến loại F-35B với giá 161 triệu USD/chiếc.
Dù vậy, vài chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, giá bán F-35 rất có thể giống trường hợp chiếc F-22. Chiếc F-22 lúc đầu bán với giá 150 triệu USD/chiếc, nhưng đến năm 2010 đã là 411,7 triệu USD/chiếc. Đó là chưa kể chiếc F-35 hiện có nhiều điểm cần khắc phục, luôn chậm trễ, không thực hiện đúng lịch trình thử nghiệm. Nếu như các sự cố luôn xảy ra và kéo dài, thì rất có thể chương trình F-35 sẽ bị đóng lại vào năm 2013.
http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110505/Nguy-co-ha-canh-cua-F-35-Lightning-II.aspx
Nguy cơ "hạ cánh" của F-35 Lightning II
07/05/2011 12:05
(TNTS) Khác với những tính toán ban đầu, chiếc máy bay tiêm kích đa năng F-35 Lightning II ngày càng đòi hỏi chi phí nhiều hơn. Đây là thông tin mới nhất mà phía Mỹ vừa đưa ra.
Tổng chi phí tăng
Chiếc F-35 Lightning II được Mỹ thiết kế với quan điểm là nó phải có giá thành và giá bán rẻ hơn so với chiếc tiêm kích thế hệ thứ 5 là F-22 Raptor. Tuy thế, theo thời gian, F-35 ngày càng đòi hỏi chi phí tài chính nhiều hơn. Theo đánh giá mới nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ, để vận hành 2.443 chiếc F-35 trong vòng 30 năm cần đến 1.000 tỉ USD.
Đánh giá nêu trên được nhóm nghiên cứu độc lập thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ tiến hành và gửi cho Quốc hội Mỹ ngày 15.4.2011. Các nhà phân tích đã đưa ra bảng so sánh chi phí vận hành loại F-35 cùng các loại tiêm kích khác như F-16 Fighting Falcon, F/A-18 Hornet và AV-8B Harrier. 1.000 tỉ USD chỉ là chi phí vận hành, còn để mua 2.443 chiếc F-35 còn phải chi 382 tỉ USD nữa.
F-35 Lightning II - Ảnh: Reuters
Theo các nhà phân tích của Bộ Quốc phòng Mỹ, mỗi chiếc F-35 có thể thực hiện 8.000 giờ bay. Với mỗi binh chủng như không quân, hải quân, thủy quân lục chiến đều có thiết kế riêng chiếc F-35 cho phù hợp với yêu cầu. Dự kiến chiếc tiêm kích cuối cùng loại này sẽ được bàn giao cho quân đội vào năm 2035.
Bên cạnh đó, không lực và hải quân Mỹ đang dự kiến vào năm 2016 sẽ tiếp nhận những chiếc F-35 đầu tiên. Như vậy là sớm hơn 2 năm trước khi hoàn tất việc thiết kế, thử nghiệm và chính thức sản xuất hàng loạt F-35. Điều này đồng nghĩa với thời hạn vận hành chiếc F-35 sẽ là từ năm 2016 đến năm 2046. Trong năm nay, cơ sở quân sự Eglin, bang Florida sẽ tiếp nhận 20 chiếc F-35 và như vậy đến năm 2040 những chiếc tiêm kích này sẽ đến thời hạn "nghỉ hưu".
Bộ Quốc phòng Mỹ đến nay vẫn chưa đưa ra chính xác tiến độ sản xuất loại F-35 vì thời hạn liên tục bị kéo dài. Theo số liệu hiện có, đến năm 2016, dự kiến quân đội Mỹ sẽ nhận bàn giao 325/2.443 chiếc đặt mua. Về lý thuyết, nếu như việc sản xuất F-35 bắt đầu từ năm 2018 và hoàn tất vào năm 2035, trung bình mỗi năm Mỹ cần sản xuất 124 chiếc.
Một trong những nguyên nhân khiến chi phí tài chính của chiếc F-35 cao theo đánh giá của Bộ Quốc phòng Mỹ là do trong quá trình vận hành nó có một số chi tiết mau hư hỏng hơn các loại tiêm kích khác. Ngoài ra, chi phí một giờ bay cũng cao hơn. Nhưng tại sao một chiếc tiêm kích hiện đại như thế lại thường xuyên hư hỏng hơn loại tiêm kích cũ, lạc hậu hơn như F-16 hay AV-8B thì phía Mỹ không giải thích. Giá một giờ bay cũng không được thông báo cụ thể.
Theo lời Phó đô đốc David Venlet, lãnh đạo chương trình F-35, Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ giảm chi phí thiết kế, sản xuất và vận hành chiếc tiêm kích này. Bên cạnh đó, David Venlet nhấn mạnh, đánh giá 1.000 tỉ USD nêu trên chưa chính xác và chưa phải là con số cuối cùng. Bởi, F-35 chưa hoàn tất giai đoạn thử nghiệm nên tính toán chi phí một giờ bay là chưa thể. Ngoài ra, thiết kế của nó thường có những thay đổi nhỏ nên dự báo tuổi thọ các linh kiện cũng không chính xác. Cần nhắc lại rằng, vào năm 2009, thời gian vận hành F-35 trong 30 năm khi đó tính toán chỉ mất 915 tỉ USD.
Chi phí vận hành tăng
Hiện chi phí vận hành chiếc F-35 cả Bộ Quốc phòng, cả Quốc hội Mỹ chưa chính thức khẳng định. Con số 1.000 tỉ USD là do hãng Bloomberg dẫn nguồn tin từ báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ. Bên cạnh đó, vào ngày 22.4.2011 trong cuộc tọa đàm với Phó đô đốc David Venlet, các nguồn thông tin lại đưa ra chi phí vận hành F-35 không giống với đánh giá của Bộ Quốc phòng và Cục Thanh tra (GAO) Mỹ. Theo website Flightglobal, chi phí vận hành là 442 tỉ USD vào năm 2002 (549,04 tỉ vào năm 2011). Trang web này khẳng định đây là con số mà ông David Venlet đưa ra ngày 22.4.2011. Như vậy nếu tính cả 382 tỉ USD để mua 2.443 chiếc F-35 và 56 tỉ chi phí thiết kế thì tổng chi phí sẽ là 987 tỉ USD cho toàn bộ chương trình.
Về phía mình, hãng Reuters tham dự cuộc tọa đàm cho rằng, chi phí vận hành F-35 là 443 tỉ USD (nhưng không nói rõ đó là tính theo năm nào). Tựu trung cả Bloomberg, Flightglobal và Reuters đều có những tính toán sai lệch ở một điểm nào đó.
Trước đó, vào tháng 5.2009, GAO đánh giá chi phí mua 2.456 chiếc F-35 (không phải 2.443 chiếc như Bộ Quốc phòng Mỹ dự kiến) tiêu tốn 300 tỉ USD. Còn chi phí vận hành (kể cả bảo dưỡng, thay thế phụ tùng, nâng cấp) là 760 tỉ USD. Giờ đây chi phí mua F-35 đã tăng từ 300 lên 382 tỉ USD và như thế các chi phí khác cũng sẽ tăng.
Giá bán tăng
Chương trình F-35 bắt đầu khởi động vào năm 1996 dưới tên gọi Joint Strike Fighter (JSF), nhưng chỉ thực sự tiến hành vào năm 2001 khi mà hãng Lockheed Martin ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Mỹ. F-35 dự kiến sẽ thay thế cho các loại tiêm kích đang lạc hậu là F-16, A-10 Thunderbolt II, F/A-18 Hornet (không tính Super Hornet) và AV-8B. Và được kỳ vọng sẽ rẻ hơn chương trình F-22 Raptor.
Theo đánh giá của GAO, toàn bộ chương trình thiết kế và mua F-22 chỉ là 77,4 tỉ USD (giá một chiếc F-22 vào năm 2010 là 411,7 triệu USD). Không lực Mỹ đã nhận 166/187 chiếc F-22 đặt hàng. Số còn lại sẽ được hoàn tất trong vòng vài năm tới. Vào tháng 7.2009, lãnh đạo không lực Mỹ thông báo, một giờ bay của F-22 tiêu tốn 44 nghìn USD. Cũng vào thời điểm này, GAO cho biết giá F-35 là 115,5 triệu USD/chiếc (năm 2008 là 101,7 triệu USD). Với chi phí ngày một tăng cao, GAO dự báo vào năm 2016, trung bình giá bán của 1 chiếc F-35 sẽ là 142,5 triệu USD. Cụ thể: không lực Mỹ mua loại F-35A với giá 121,4 triệu USD, hải quân Mỹ - loại F-35C với giá 145 triệu USD/chiếc, còn thủy quân lục chiến loại F-35B với giá 161 triệu USD/chiếc.
Dù vậy, vài chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, giá bán F-35 rất có thể giống trường hợp chiếc F-22. Chiếc F-22 lúc đầu bán với giá 150 triệu USD/chiếc, nhưng đến năm 2010 đã là 411,7 triệu USD/chiếc. Đó là chưa kể chiếc F-35 hiện có nhiều điểm cần khắc phục, luôn chậm trễ, không thực hiện đúng lịch trình thử nghiệm. Nếu như các sự cố luôn xảy ra và kéo dài, thì rất có thể chương trình F-35 sẽ bị đóng lại vào năm 2013.