Hạng D
10/6/05
1.146
6
38
60
GMFC
theo như em hiểu thì ngày trước do KT còn kém nên khi mua xe xong phải chạy rô đa cho ngon máy, còn bây giờ KT cao hơn thì không cần. Vậy có đúng hay không? Em nhờ các bác giải thích giúp em với. Xin cám ơn các bác
 
Hạng C
31/8/07
880
6
18
RE: có cần chạy ro đa xe mới không?

Không phải do kiểm tra mà công nghệ SX bác ơi. Tuy nhiên em nghĩ nên chạy roda các bác ạ. Vì chỉ khi đó các bề mặt chi tiết cơ khí mới có bề mặt tiếp xúc tốt. Em đọc tài liệu cũ thấy người ta còn chạy rô đa nguội sau đó mới chạy không tải,... nhiều lém. Làm như vậy thì mất thời gian nhưng tốt cho những xe đại tu ... Giở bỏ hết rồi
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
1/8/07
663
1
18
46
TP.HCM
RE: có cần chạy ro đa xe mới không?

Bác nào chạy Mer chắc ko cần rô-đai đâu vì qua chương trình lái xe an toàn do Mer tổ chức thì với hơn chục chiếc C-Class mới toanh được đem ra cho các học viên test... bác nào bác nấy đều lo đề-pa đạp líp pa ga để đạt được vận tốc 80-90km/h rồi đạp thắng, bẻ lái hay nhồi ga lên nhồi ga xuống chạy zig-zag mà xe vẫn nổ êm ru như thường :D
 
Tập Lái
1/11/07
11
0
1
RE: có cần chạy ro đa xe mới không?

Theo em thì xe mới nào cũng nên roda bởi vì khi roda là ta làm tiếp vài việc ví dụ như : tôi cứng các chi tiết cơ khí lần cuối, làm cho vật liệu có được các đặc tính về ứng suất , khử ứng suất dư . Do vậy khi chạy roda thì tua máy không được vượt 1 ngương tới hạn nào đó, xe 4 bánh thì em chưa có cơ hội chạy roda lần nào vì toàn là đi xe cũ thôi (ít tiền mừ), nhưng xe 2 bánh thì em có chạy 1 con đỉnh cao rùi, đó là con lorenso republic, con này dung tích xi lanh là 124cm3 mà sinh ra công suất là 33hp đó kinh chưa . Theo tài liệu thì nếu roda tua máy đạt quá 6000rpm thì không được bảo hành ... hix ... sau khi roda con này phải chạy lại chương trình rùi nó mới chạy bình thường được... Túm lại dù là nhà sản xuất có nói không cần roda thì bác cũng nên roda 1000km... đó là ngu kiến của em các bác có chửi thì em chịu... hic hic
 
Hạng C
1/3/07
741
8.091
93
RE: có cần chạy ro đa xe mới không?

Trích đoạn: tran_thanh_minh

Theo em thì xe mới nào cũng nên roda bởi vì khi roda là ta làm tiếp vài việc ví dụ như : tôi cứng các chi tiết cơ khí lần cuối, làm cho vật liệu có được các đặc tính về ứng suất , khử ứng suất dư . Do vậy khi chạy roda thì tua máy không được vượt 1 ngương tới hạn nào đó, xe 4 bánh thì em chưa có cơ hội chạy roda lần nào vì toàn là đi xe cũ thôi (ít tiền mừ), nhưng xe 2 bánh thì em có chạy 1 con đỉnh cao rùi, đó là con lorenso republic, con này dung tích xi lanh là 124cm3 mà sinh ra công suất là 33hp đó kinh chưa . Theo tài liệu thì nếu roda tua máy đạt quá 6000rpm thì không được bảo hành ... hix ... sau khi roda con này phải chạy lại chương trình rùi nó mới chạy bình thường được... Túm lại dù là nhà sản xuất có nói không cần roda thì bác cũng nên roda 1000km... đó là ngu kiến của em các bác có chửi thì em chịu... hic hic

Có lẽ bạn mình nhầm chút chăng. Nếu muốn tôi cứng thép thì phải nung đỏ lên (nôm na là nhiệt độ phải trên 900 độ C) và làm nguội nhanh trong môi trường dung dịch (dầu, nước, hóa chất...) hoặc trong buồng lò nung với môi trường Nỉtơ hay Carbon. Còn muốn khử ứng suất nhiệt thì nguời ta có những biện pháp như ram hoặc hoá già... nói chung cũng phải nung thép đến nhiệt độ cao khoảng 6 - 700 độ C và làm nguội chậm theo một quy trình chuyên biệt. Cái món thứ hai của bạn, thì mình không biết gì cả. Như vậy, khó có thể nói chạy rô đa (run - in) nhằm vào các mục đích trên.
Theo ý kiến riêng của mình, chạy rà nhằm mục đích tẩy hết tất cả các phoi gia công (ba via), làm đều các khuyết tật rất bé của các cơ phận trong máy, các lỗi lắp ráp nhỏ.... Vì vậy, chạy rà còn gọi là chạy không tải (nghĩa là không được tăng ga quá 1/3 trong khoảng 500Km đầu tiên, và 2/3 ga trong 500Km kế tiếp, không được thắng gấp, không được chở đầy tải... tuỳ theo từng loại thiết bị riêng mà quy định này có khác nhau). Do vậy, sau thời gian ấy, dầu chưa đến hạn thay dầu bôi trơn, người ta vẫn khuyên chúng ta thay ngay dầu và các bộ lọc dầu.
Có một số xe không cần chạy rà, tại sao vậy? Bởi vì hiện nay, theo quy trình của nhà máy, một số xe đã được hãng tiến hành chạy rà luôn, trước khi thương mại sản phẩm (nhất là các dòng xe đắt tiền, tức là không phải xe tui! khổ thế!)
 
Hạng D
17/7/07
3.452
33
48
Sài-gòn
RE: có cần chạy ro đa xe mới không?

Trích đoạn: quanpham

theo như em hiểu thì ngày trước do KT còn kém nên khi mua xe xong phải chạy rô đa cho ngon máy, còn bây giờ KT cao hơn thì không cần. Vậy có đúng hay không? Em nhờ các bác giải thích giúp em với. Xin cám ơn các bác
Đâu có , bác ?
thời xe hơi mới ra đời, còn núp bóng xe ngựa, tui hông rành.
Chứ từ Thập niên 20 trở đi, đều phải Rodage hết, không phải vì Kỹ thuật kém - thời đó đã chế tạo được máy bay rồi - mà vì hãng lo không xuể, mới dành phần Rodage cho khách hàng xử dùm, tất nhiên có hướng dẫn tỉ mỉ.
xe mới nào khách hàng múc về chạy ngay, không cần rodage, tức hãng đã Rodage dùm rồi.
... sau khi trải qua xxx km - tùy loại xe - là phải làm máy lại, như máy mới, lại cũng cần Rodage.
Ngay cả em 2 bánh Honda Wave RS 100cc mới cáu, hãng cũng khuyến cáo phải Rodage 500km đầu tiên đó bác, huống chi là 4 bánh :D
 
Hạng F
2/4/07
6.178
406
83
RE: có cần chạy ro đa xe mới không?

Rôđa tốt,giúp tăng độ bền của máy và giúp các chi tiết chuyển động trơn tru hơn sau này là chắc chắn rồi. Tuy nhiên,không chạy rôđa thì cũng không sao nếu tự thấy: 4B..?..Chuyện nhỏ !!!
 
Hạng D
28/4/06
3.333
19
0
40
AG
RE: có cần chạy ro đa xe mới không?

Hồi xưa thì chúng ta hay có thói quen rodage máy cho xe mới mua. Nhưng bây giờ hầu như càng ngày kỹ thuật lắp ráp tiên tiến hơn, nên công đoạn này cũng ko còn cần thiết lắm. Tuy nhiên nếu kỹ thì cứ rodage. Ví dụ Xe mới trong hãng ra thì không nên nhồi ga và nạp nhiều hoặc chạy quá 100km/h trong vòng 1000km trở lại. Sau 1000 km thì có thể chạy thoải mái.
 
Tập Lái
1/11/07
11
0
1
RE: có cần chạy ro đa xe mới không?

Em xin nói 1 ít về xilanh và piston
Thứ nhất ai cũng biết là xilanh hình trụ nhưng piston thì không. Theo những gì em được biết thì piston không phải hình trụ mà là hình côn, mà cũng không phải hình côn thẳng mà là côn méo. Và em nói lý do liền sau đây: Piston hình côn trong đó phần đầu piston nhỏ hơn phần đuôi là vì phần đầu chịu nhiệt độ cao hơn nên khi quá trình cháy xảy ra thì nhiệt độ phần đầu cao hơn phần đuôi nên sẽ giãn nhiều hơn và do đó nó sẽ đạt được cái hình dáng gần như hình trụ. Còn côn méo là do phân bố của piston không đều nhau do phải gắn với trục ắc nối với tay dên rùi gắn vào cốt máy và do vậy phải méo để khi nóng nó sẽ hết méo. Động cơ sẽ cân bằng và êm . Em phát biểu rằng nên rô đai là vì piston nên được tôi, và khử ứng suất dư vì : Thứ nhất piston không phải bằng thép mà là hợp kim nhôm do đó nhiệt độ tôi cũng khác thép, thứ 2 tôi là một quá trình đưa nhiệt độ lên cao rồi giảm nó xuống nhanh và do đó nhiệt độ của buồng đốt dư sức dùng cho việc tôi. Em xin bổ sung thêm là khi giảm nhiệt độ không nhất thiết phải bỏ nó vào nước hay là dầu mà có thể bỏ ngoài không khí cũng được và do đó khi động cơ nổ cũng chính là đang tôi. Còn em nói là khử ứng suất dư thì mọi chi tiết lắp ghép đều tồn tại ứng suất cả và khi động cơ hoạt động các ứng suất đó sẽ bị triệt tiêu dần đó là ứng suất dư tồn tại sau khi động cơ được lắp ghép. Một điều cuối cùng mà em muốn nói đó là công nghệ bây giờ đã tiến bộ rất nhiều nên có cần rô đai hay không thì em không phải là nhà sản xuất nên không biết... Nhưng mà theo em thì vẫn nên rô đai để đảm bảo là động cơ hoạt động tốt nhât hay ít nhất là .... em cảm thấy an toàn....

Em không hiểu biết nhiều, Mong các anh em ghóp ý ... Em xin rửa tai lắng nghe.
 
Hạng D
17/7/07
3.452
33
48
Sài-gòn
RE: có cần chạy ro đa xe mới không?

Piston máy Diesel còn phải chịu lực + nhiệt cao hơn, nóng hơn Piston xăng, nên chế tạo cũng phải khác :D