RE: có cần chạy ro đa xe mới không?
Cứ theo hai bài của bạn thì :
-Chạy Roda là tiếp tục tôi cứng và đồng thời ...khử luôn cả ứng suất dư ??? Chỉ trong cùng một môi trường buồng đốt ??? Sao tài quá vậy Thế chạy thông thường thì có xảy ra việc .." Tôi " và "khử ứng suất dư trong kim loại" hay không ???? Việc "Hậu Luyện kim " này kéo dài tới bao giờ đây ?
-Chi tiết lắp ghép nào cũng có ứng suất dư ??? Thế Piston ráp vô Lòng Xy lanh cũng có ứng suất dư tới mức phải khử hay sao ? Chắc là bạn vừa nghiên cứu xong chương lắp ghép " Dôi " và chưa nghiên cứu đến chưong lắp ghép " Lỏng " của giáo trình dung sai rồi ! Nếu miền dung sai lỗ và trục không giao nhau thì lấy đấu ra ứng suất để mà khử khi chạy Roda đây bạn !!?
-Nếu làm cách nào đó để cứ chạy thì ứng suất triệt tiêu dần thì những chỗ cần lắp chặt hay trung gian ( Như nồi bi , cổ trục ...) sẽ lỏng ra theo thời gian hay sao ? Nhà máy nào ráp xe hơi mà kỳ lạ như vậy ?
Chắc chắn bạn đã nhầm lẫn vài khái niệm , đặc biệt là về luyện kim và động cơ đốt trong !Hoặc là phán đoán bằng cách chắp nối các khái niệm chưa thật vững chắc [8|]
Về hình hài bộ hơi , bạn mô tả đúng rồi ! Nhưng lý do thì chưa hoàn hảo lắm , ở đây bàn việc chạy Roda nên chưa có dịp mổ xẻ việc này , chỉ biết rằng , ngày nay xe hơi mới không bắt buộc chạy roda , vì điều đó đã được hoàn tất ở nhà máy từ khâu SX động cơ ! Có chăng là bạn hãy chạy từ tốn để làm quen với xe của mình mà thôi !
Trích đoạn: tran_thanh_minh
...do đó khi động cơ nổ cũng chính là đang tôi. Còn em nói là khử ứng suất dư thì mọi chi tiết lắp ghép đều tồn tại ứng suất cả và khi động cơ hoạt động các ứng suất đó sẽ bị triệt tiêu dần đó là ứng suất dư tồn tại sau khi động cơ được lắp ghép. Em không hiểu biết nhiều, Mong các anh em ghóp ý ... Em xin rửa tai lắng nghe.
Cứ theo hai bài của bạn thì :
-Chạy Roda là tiếp tục tôi cứng và đồng thời ...khử luôn cả ứng suất dư ??? Chỉ trong cùng một môi trường buồng đốt ??? Sao tài quá vậy Thế chạy thông thường thì có xảy ra việc .." Tôi " và "khử ứng suất dư trong kim loại" hay không ???? Việc "Hậu Luyện kim " này kéo dài tới bao giờ đây ?
-Chi tiết lắp ghép nào cũng có ứng suất dư ??? Thế Piston ráp vô Lòng Xy lanh cũng có ứng suất dư tới mức phải khử hay sao ? Chắc là bạn vừa nghiên cứu xong chương lắp ghép " Dôi " và chưa nghiên cứu đến chưong lắp ghép " Lỏng " của giáo trình dung sai rồi ! Nếu miền dung sai lỗ và trục không giao nhau thì lấy đấu ra ứng suất để mà khử khi chạy Roda đây bạn !!?
-Nếu làm cách nào đó để cứ chạy thì ứng suất triệt tiêu dần thì những chỗ cần lắp chặt hay trung gian ( Như nồi bi , cổ trục ...) sẽ lỏng ra theo thời gian hay sao ? Nhà máy nào ráp xe hơi mà kỳ lạ như vậy ?
Chắc chắn bạn đã nhầm lẫn vài khái niệm , đặc biệt là về luyện kim và động cơ đốt trong !Hoặc là phán đoán bằng cách chắp nối các khái niệm chưa thật vững chắc [8|]
Về hình hài bộ hơi , bạn mô tả đúng rồi ! Nhưng lý do thì chưa hoàn hảo lắm , ở đây bàn việc chạy Roda nên chưa có dịp mổ xẻ việc này , chỉ biết rằng , ngày nay xe hơi mới không bắt buộc chạy roda , vì điều đó đã được hoàn tất ở nhà máy từ khâu SX động cơ ! Có chăng là bạn hãy chạy từ tốn để làm quen với xe của mình mà thôi !
RE: có cần chạy ro đa xe mới không?
Hix Bác phản ứng ghê quá em sợ em không tranh luận đề tài này nữa... Vâng , Bác nói sao thì em xin nghe ... Vì em không thể post nguyên cả đống sách lên được, nhưng tóm lại em không tranh luận với Bác về vấn đề này nữa... Cám ơn Bác đã góp ý... Lúc nào Bác rảnh thì có thể đi uống cà fê với em không, lúc đó ta sẽ tranh luận tiếp. Em xin kết luận lại 1 câu, Động cơ bây giờ không cần phải Ro da, vì có thấy ai nói xe hơi của mình bị lúp bê khi mới mua về đâu, nhưng nên hay không nên rô dai thì ... RÔ ĐAI CŨNG CHẲNG TỐN BAO NHIÊU SO VỚI CHIẾC XE, MÀ ĐƯỢC CÁI YÊN TÂM VÌ RO ĐAI CŨNG CHẲNG CÓ TÁC HẠI NÀO, CÒN RÔ ĐAI HAY KHÔNG RÔ ĐAI THÌ TUỲ MỌI NGƯỜI VẬY.
Hix Bác phản ứng ghê quá em sợ em không tranh luận đề tài này nữa... Vâng , Bác nói sao thì em xin nghe ... Vì em không thể post nguyên cả đống sách lên được, nhưng tóm lại em không tranh luận với Bác về vấn đề này nữa... Cám ơn Bác đã góp ý... Lúc nào Bác rảnh thì có thể đi uống cà fê với em không, lúc đó ta sẽ tranh luận tiếp. Em xin kết luận lại 1 câu, Động cơ bây giờ không cần phải Ro da, vì có thấy ai nói xe hơi của mình bị lúp bê khi mới mua về đâu, nhưng nên hay không nên rô dai thì ... RÔ ĐAI CŨNG CHẲNG TỐN BAO NHIÊU SO VỚI CHIẾC XE, MÀ ĐƯỢC CÁI YÊN TÂM VÌ RO ĐAI CŨNG CHẲNG CÓ TÁC HẠI NÀO, CÒN RÔ ĐAI HAY KHÔNG RÔ ĐAI THÌ TUỲ MỌI NGƯỜI VẬY.
RE: có cần chạy ro đa xe mới không?
Hehe, thấy các bác bàn luận sôi động quá em cũng xin đóng góp một chút, có gì mong các bác cứ chỉ bảo nhiệt tình nhé.
Những động cơ ngày trước chúng ta thường thấy nhà sản xuất khuyến cáo là chạy rốt đa, thực tế, với một số động cơ chạy rốt đa cũng có quy trình hẳn hoi chứ không phải cứ chạy không tải ở tốc độ vòng tua thấp trong một thời gian nhất định mà nên chạy rốt đa với tải tăng dần, VD: chúng ta có thể chạy rốt đa cho động cơ không tải trong vòng 1h, sau đó tăng lên 30% tải/2h, 50% tải/3h..vv(Con số chỉ là ví dụ) sau khi hoàn thành thời gian chạy rốt đa thì chúng ta cho động cơ vào hoạt động bình thường. Vậy chúng ta chạy rốt đa để làm gì và tại sao lại phải chạy rốt đa, theo em thì chẳng phải liên quan gì đến qúa trình luyện kim là tôi và ram gì cả(Cái này đã được thực hiện cẩn thận từ khâu chế tạo vật liệu rồi) hay cũng không liên quan đến xy lanh và quả piston hình thù ntn như bác gì ở trên chép trong sách ra. Rất đơn giản khi chúng ta nghĩ đến 2 vấn đề:
- Dung sai chế tạo-> chạy rôđa để cho hết ba via và tạo bề mặt tiếp xúc giữa các chi tiết tốt hơn.
- Khe hở làm việc giữa các chi tiết (Chúng ta đã biết mọi chi tiết lắp rắp và chuyển động với nhau đều có khe hở làm việc cho dù là rất nhỏ) -> động cơ mới được lắp ráp -> cần được chạy rốt đa để các chi tiết có được khe hở làm việc tốt nhất giữa các chi tiết.
Ngày nay, công việc chạy rốt đa thường được chạy sẵn từ trong nhà máy rồi nên khi chúng ta mang xe về không cần chạy rốt đa nữa (thường trước khi xuất xưởng động cơ của bạn đã được kiểm tra chạy rà và lưu lại toàn bộ thông số đo được thực tế ở các dải tốc độ và tải khác nhau rồi). Thêm một ý kiến nữa là càng ngày các nhà chế tạo càng cho ra những thiết bị chế tạo động cơ chính xác hơn, với dung sai đồng đều càng cao hơn (Dung sai giữa các chi tiết cùng được chế tạo ra, VD: 1000 chi tiết chế tạo ra thì dung sai giữa 1000 chi tiết này với nhau là rất nhỏ) điều này cho phép bỏ qua quá trình chạy rà và đặc biệt là cho phép quá trình thay thế và lắp lẫn từng chi tiết một cách chính xác.
# Nhân tiện nói chuyện chạy rốt đa: Bên em có một chiếc động cơ điesel có turbo hạng siêu lớn (16 xy lanh và dung tích xylanh khoảng 70 lít), không hiểu sao cứ nổ chạy không tải được khoảng 15-30' là thấy dầu nhớt gỉ ra qua giăng nắp máy như là nắp máy siết bulông sai quy trình, các bác giúp em tìm hiểu xem lý do tại sao với ạ.
Kính các bác
Hehe, thấy các bác bàn luận sôi động quá em cũng xin đóng góp một chút, có gì mong các bác cứ chỉ bảo nhiệt tình nhé.
Những động cơ ngày trước chúng ta thường thấy nhà sản xuất khuyến cáo là chạy rốt đa, thực tế, với một số động cơ chạy rốt đa cũng có quy trình hẳn hoi chứ không phải cứ chạy không tải ở tốc độ vòng tua thấp trong một thời gian nhất định mà nên chạy rốt đa với tải tăng dần, VD: chúng ta có thể chạy rốt đa cho động cơ không tải trong vòng 1h, sau đó tăng lên 30% tải/2h, 50% tải/3h..vv(Con số chỉ là ví dụ) sau khi hoàn thành thời gian chạy rốt đa thì chúng ta cho động cơ vào hoạt động bình thường. Vậy chúng ta chạy rốt đa để làm gì và tại sao lại phải chạy rốt đa, theo em thì chẳng phải liên quan gì đến qúa trình luyện kim là tôi và ram gì cả(Cái này đã được thực hiện cẩn thận từ khâu chế tạo vật liệu rồi) hay cũng không liên quan đến xy lanh và quả piston hình thù ntn như bác gì ở trên chép trong sách ra. Rất đơn giản khi chúng ta nghĩ đến 2 vấn đề:
- Dung sai chế tạo-> chạy rôđa để cho hết ba via và tạo bề mặt tiếp xúc giữa các chi tiết tốt hơn.
- Khe hở làm việc giữa các chi tiết (Chúng ta đã biết mọi chi tiết lắp rắp và chuyển động với nhau đều có khe hở làm việc cho dù là rất nhỏ) -> động cơ mới được lắp ráp -> cần được chạy rốt đa để các chi tiết có được khe hở làm việc tốt nhất giữa các chi tiết.
Ngày nay, công việc chạy rốt đa thường được chạy sẵn từ trong nhà máy rồi nên khi chúng ta mang xe về không cần chạy rốt đa nữa (thường trước khi xuất xưởng động cơ của bạn đã được kiểm tra chạy rà và lưu lại toàn bộ thông số đo được thực tế ở các dải tốc độ và tải khác nhau rồi). Thêm một ý kiến nữa là càng ngày các nhà chế tạo càng cho ra những thiết bị chế tạo động cơ chính xác hơn, với dung sai đồng đều càng cao hơn (Dung sai giữa các chi tiết cùng được chế tạo ra, VD: 1000 chi tiết chế tạo ra thì dung sai giữa 1000 chi tiết này với nhau là rất nhỏ) điều này cho phép bỏ qua quá trình chạy rà và đặc biệt là cho phép quá trình thay thế và lắp lẫn từng chi tiết một cách chính xác.
# Nhân tiện nói chuyện chạy rốt đa: Bên em có một chiếc động cơ điesel có turbo hạng siêu lớn (16 xy lanh và dung tích xylanh khoảng 70 lít), không hiểu sao cứ nổ chạy không tải được khoảng 15-30' là thấy dầu nhớt gỉ ra qua giăng nắp máy như là nắp máy siết bulông sai quy trình, các bác giúp em tìm hiểu xem lý do tại sao với ạ.
Kính các bác
RE: có cần chạy ro đa xe mới không?
KHÔNG! tại vì Tây nó dạy em thế
Xe ngày nay ko cần Roda đâu các bác ạ, mua về là phe phé thôi
KHÔNG! tại vì Tây nó dạy em thế
Xe ngày nay ko cần Roda đâu các bác ạ, mua về là phe phé thôi
RE: có cần chạy ro đa xe mới không?
Động cơ Diesel loại siêu lớn siêu trọng có một căn bệnh kinh khủng làm run sợ cả những bác thợ lão luyện , đó là ....rung !
Tại sao rung ? Tại vì móng kê động cơ không chuẩn xác hoặc là nắp máy siết không cân !
Nó rung thế nào ? Nó rung như động đất , ầm vang tới cả cây số còn nghe , nếu nó rung ở ngoài bãi thi công thì trong phòng điều độ cây bút chì lăn lóc , cái kẹp giấy nhảy tưng , nêú nó rung dưới hầm tàu thì ở buồng thuyền trưởng ngồi ghế vẫn thấy rần rần dưới đít !
Hậu quả của việc rung này là tạo ra những sóng xung kích ngấm ngầm với biên độ nhỏ nhưng cường độ rất cao lên các bề mặt lắp ghép kiểu như mặt nắp máy làm nát Join hay các ổ bi , bạc lót ...gây ảnh hưởng Phớt chặn dầu đầu cốt máy , gây hư hao các chi tiết này nhanh chóng một cách đáng ngạc nhiên . Đó là chưa kể đến việc cộng hưởng còn hãi hùng hơn nữa mà ta chưa dám lạm bàn ở đây .
Ở những động cơ siêu lớn , ít ai hình dung được là việc siết chân máy không đúng kỹ thuật cũng tác hại ngang ngửa với việc siết nắp Cullass không đảm bảo , ở những máy phát điện hay dộng cơ tàu thủy lớn việc siết và chỉnh chân động cơ được tiến hành qua nhiều bước với các lần thử nghiệm rất chu đáo , khi một miếng thép kê bị lỏng , cả cỗ máy khổng lồ lập tức biến thành chiếc búa máy tần số cao với lực xung kích đóng nhiều tấn làm miếng kê này chẳng mấy chốc bẹp dí , tạo thêm gia tăng cách biệt về dộ chênh lệch các chân đế máy , đưa đến hậu quả nghiêm trọng tức thì !
Hay là máy của bác Tiến Sỹ bị ...lỏng chân nên chạy một lúc là ...xì nhớt !
Còn nếu máy nhỏ xíu mà cũng bày đặt rung thì ...chêm thêm míeng cao su là xong
Trích đoạn: tsd_cao
Nhân tiện nói chuyện chạy rốt đa: Bên em có một chiếc động cơ điesel có turbo hạng siêu lớn (16 xy lanh và dung tích xylanh khoảng 70 lít), không hiểu sao cứ nổ chạy không tải được khoảng 15-30' là thấy dầu nhớt gỉ ra qua giăng nắp máy như là nắp máy siết bulông sai quy trình, các bác giúp em tìm hiểu xem lý do tại sao với ạ.
Kính các bác
Động cơ Diesel loại siêu lớn siêu trọng có một căn bệnh kinh khủng làm run sợ cả những bác thợ lão luyện , đó là ....rung !
Tại sao rung ? Tại vì móng kê động cơ không chuẩn xác hoặc là nắp máy siết không cân !
Nó rung thế nào ? Nó rung như động đất , ầm vang tới cả cây số còn nghe , nếu nó rung ở ngoài bãi thi công thì trong phòng điều độ cây bút chì lăn lóc , cái kẹp giấy nhảy tưng , nêú nó rung dưới hầm tàu thì ở buồng thuyền trưởng ngồi ghế vẫn thấy rần rần dưới đít !
Hậu quả của việc rung này là tạo ra những sóng xung kích ngấm ngầm với biên độ nhỏ nhưng cường độ rất cao lên các bề mặt lắp ghép kiểu như mặt nắp máy làm nát Join hay các ổ bi , bạc lót ...gây ảnh hưởng Phớt chặn dầu đầu cốt máy , gây hư hao các chi tiết này nhanh chóng một cách đáng ngạc nhiên . Đó là chưa kể đến việc cộng hưởng còn hãi hùng hơn nữa mà ta chưa dám lạm bàn ở đây .
Ở những động cơ siêu lớn , ít ai hình dung được là việc siết chân máy không đúng kỹ thuật cũng tác hại ngang ngửa với việc siết nắp Cullass không đảm bảo , ở những máy phát điện hay dộng cơ tàu thủy lớn việc siết và chỉnh chân động cơ được tiến hành qua nhiều bước với các lần thử nghiệm rất chu đáo , khi một miếng thép kê bị lỏng , cả cỗ máy khổng lồ lập tức biến thành chiếc búa máy tần số cao với lực xung kích đóng nhiều tấn làm miếng kê này chẳng mấy chốc bẹp dí , tạo thêm gia tăng cách biệt về dộ chênh lệch các chân đế máy , đưa đến hậu quả nghiêm trọng tức thì !
Hay là máy của bác Tiến Sỹ bị ...lỏng chân nên chạy một lúc là ...xì nhớt !
Còn nếu máy nhỏ xíu mà cũng bày đặt rung thì ...chêm thêm míeng cao su là xong
RE: có cần chạy ro đa xe mới không?
Theo mình,nếu bác nào phải dành dụm chắt chiu cả nửa đời người mới mua được cái xe mới,thì rất nên chạy rôđa. Dù ngày nay công nghệ chế tạo xe hơi tiên tiến hơn,chi tiết lắp ráp chính xác hơn,chất bôi trơn cũng tốt hơn trước nhiều, có thể không chạy rôđa cũng không gây tác hại nghiêm trọng. Không có chuyện tất cả các động cơ đều được"rôđa" từ trong nhà máy! Mọi chi tiết của động cơ khi hoạt động đều có sự va đập ỏ những mức độ khác nhau.Nếu tăng từ từ sự va đập này sẽ giúp các bề mặt kim loại có độ bền cao hơn. Kỹ thuật tôi,ram,tôi cao tần...đã không luyện được thanh bảo kiếm như của Tàu hay Nhật.Người thợ đã rèn nguội 1 thanh kim loại suốt 20 năm để trở thành bảo kiếm "chém sắt như bùn"!
Trái lại,những ý kiến cho rằng không cần rôđa cho mất thời gian,cũng không phải là không có lý,bởi trên thực tế,những xe ngày nay thường được thiêt kế cho tốc độ tối đa 140-180 và hơn nữa. Nếu chạy trong điều kiện cho phép của ta thì cũng chỉ như mức rôđa mà thôi. Chưa kể có rất nhiều xe mới,chạy 1 thời gian rất ngắn,thậm chí mới chạy ra khỏi cửa hàng là đã phải viện tới phương tiện cứu hộ,bảo hiểm rồi,thì việc rôđa cũng bằng thừa..!
Theo mình,nếu bác nào phải dành dụm chắt chiu cả nửa đời người mới mua được cái xe mới,thì rất nên chạy rôđa. Dù ngày nay công nghệ chế tạo xe hơi tiên tiến hơn,chi tiết lắp ráp chính xác hơn,chất bôi trơn cũng tốt hơn trước nhiều, có thể không chạy rôđa cũng không gây tác hại nghiêm trọng. Không có chuyện tất cả các động cơ đều được"rôđa" từ trong nhà máy! Mọi chi tiết của động cơ khi hoạt động đều có sự va đập ỏ những mức độ khác nhau.Nếu tăng từ từ sự va đập này sẽ giúp các bề mặt kim loại có độ bền cao hơn. Kỹ thuật tôi,ram,tôi cao tần...đã không luyện được thanh bảo kiếm như của Tàu hay Nhật.Người thợ đã rèn nguội 1 thanh kim loại suốt 20 năm để trở thành bảo kiếm "chém sắt như bùn"!
Trái lại,những ý kiến cho rằng không cần rôđa cho mất thời gian,cũng không phải là không có lý,bởi trên thực tế,những xe ngày nay thường được thiêt kế cho tốc độ tối đa 140-180 và hơn nữa. Nếu chạy trong điều kiện cho phép của ta thì cũng chỉ như mức rôđa mà thôi. Chưa kể có rất nhiều xe mới,chạy 1 thời gian rất ngắn,thậm chí mới chạy ra khỏi cửa hàng là đã phải viện tới phương tiện cứu hộ,bảo hiểm rồi,thì việc rôđa cũng bằng thừa..!
RE: có cần chạy ro đa xe mới không?
Theo em thì nên chạy theo hướng dẫn của hãng nghĩa là nên chạy rôđa , em chẳng biết hãng nó có chỉnh gì không nhưng luôn luôn xe nào mới tinh cũng hao xăng hơn sau khi đã chạy khoảng 10 ngàn km , và tại sao hãng luôn khuyến cáo 1 ngàn Km đầu vào thay nhớt, lọc rồi sau đó 5 ngàn ,.....
Theo em thì nên chạy theo hướng dẫn của hãng nghĩa là nên chạy rôđa , em chẳng biết hãng nó có chỉnh gì không nhưng luôn luôn xe nào mới tinh cũng hao xăng hơn sau khi đã chạy khoảng 10 ngàn km , và tại sao hãng luôn khuyến cáo 1 ngàn Km đầu vào thay nhớt, lọc rồi sau đó 5 ngàn ,.....