Hạng D
7/3/07
2.119
201
63
Nha Trang
www.duandautu.com
RE: có cần chạy ro đa xe mới không?

Nên roda đi pác ạ, công ty em mới múc 1 con Genta đập thùng - gắn biển số vào chạy luôn tới sàigòn công tác, hai ngày sau chạy về - nghe tiếng máy em chả tin đựơc đấy là xe đập thùng - vì nó kêu còn to hơn con mazda già nhà em.
 
Tập Lái
13/10/07
17
0
0
RE: có cần chạy ro đa xe mới không?

Em nghe nói xe oto không phải rodda vì đã thực hiện trước khi xuất xưởng rồi, riêng xe máy thì do nhà SX không làm nên người dùng phải làm thôi. Em cũng hiểu rodda để máy chạy trơn tru hơn, bền hơn nhưng phân tích kỹ thuật như các bác thì em chịu. Em thì chưa mua xe mới nên chưa biết, còn xe máy mua về chạy tại chỗ khoảng 2-3h gì đó là vác ra đường chạy, tất nhiên khoảng 500km đầu không dám chở ai không dám đi nhanh, nhưng nhiều lúc cũng sốt ruột lắm các bác ạ, muốn vù ga chạy cho sướng chứ cứ kề rà kề rề oải lắm.
Em không có kiến thức được như các bác, cho em câu bài một chút nha
 
Hạng C
1/3/07
741
8.091
93
RE: có cần chạy ro đa xe mới không?

Trích đoạn: lienthanhquyet

Chạy rô đa (tiếng việt gọi là chạy rà, bản thân từ chạy rà cũgn phần nào nói lên ý nghĩa của nó, tại các bác thích dùng tiếng tây :D ). Thực ra việc giải thích chạy rô đa chính xác, theo em, nên dùng kiến thức Ma sát học thì đúng hơn!

Hay quá, bạn Liên Thành Quyết có thông tin gì về vấn đề này cho anh em biết với! Tôi nghe ma sát - mát xa là khoái rồi! :D
Tuy nhiên không biết nó dính với trường hợp này như thế nào, vì để đạt điều kiện bôi trơn ma sát ướt thì với các bạc trượt như thế này, tốc độ quay của các trục phải vượt một giá trị giới hạn tuỳ trường hợp cụ thể (giống như máy bay phải chạy đạt tốc độ thì mới bay lên được ấy mà). Cái này thì lại trái với thủ tục chạy rà là thời gian đầu không được chạy nhanh quá!?!?! [8|]
 
Hạng D
7/3/07
2.119
201
63
Nha Trang
www.duandautu.com
RE: có cần chạy ro đa xe mới không?

theo em thấy thì trong động cơ xe ô tô hình như tòan ổ bi chứ chả có bạc trượt đâu pác ui :D ( hình như có mỗi cục đề là còn xài bạc thau.
 
Hạng F
2/4/07
6.178
406
83
RE: có cần chạy ro đa xe mới không?

Trích đoạn: tranvietanhtuan

theo em thấy thì trong động cơ xe ô tô hình như tòan ổ bi chứ chả có bạc trượt đâu pác ui :D ( hình như có mỗi cục đề là còn xài bạc thau.
Tháo thử em Mazda của bác ra xem...biết liền.:). Hình như bạc Palie, bạc Bien... xéc măng cũng thường gọi là bạc. Bên trong các bạc pa li ê và bien còn tráng 1 lớp hợp kim giảm ma sát nữa đóa...!
 
Hạng C
1/3/07
741
8.091
93
RE: có cần chạy ro đa xe mới không?

@ anh Thiết: Dạ đúng vậy, thường người ta tráng hợp kim chì babbit vào các ổ trượt.
@ Anh Tuấn: mình đang nói chuyện chạy rà đó mà, bạc đạn đâu có chuyện chạy rà, nên mình chỉ nghĩ là bạn Liên Thành Quyết muốn nói đến các bạc trượt.;)
 
Hạng B2
25/9/07
263
3
0
hỏi về cách định năm SX

Thưa các bác khi mang xe đi đăng kiểm thì các ông ở đăng kiểm kêu cà lại số khung , số máy để đổi sổ nhưng sau đó không biết nhưng thế nào mà xe của em sổ cũ ghi là sản xuất năm 1986 sang sổ mới ghi là 1985
Em xin kính hỏi các bác khi xem đời xe ngoài bảng VIN theo xe thì ta còn cách nào để xác định năm sản xuất nữa.
Kính mong được chỉ giáo
 
Hạng C
22/6/06
976
5
18
RE: hỏi về cách định năm SX

Máy xe nào thì em không biết chứ em chắc chắn máy xe BMW đã được "chạy nguội" từ trong hãng. Trong quá trình sản xuất xe BMW thì có một công đoạn chạy không xăng ngay sau khi động cơ được hoàn tất chưa lắp vào máy. Sao lại nói là chạy không xăng, vì động cơ không tự nó chạy mà được quay từ bên ngoài bởi mô tơ khác. Sau khi xe hoàn tất, còn được đổ xăng chạy thử ngay trong hãng nữa. Như vậy có thể khăng định là khái niệm rốt đa chỉ tồn tại trong quá khứ.
 
Hạng B1
19/7/04
66
0
6
51
HCM
RE: hỏi về cách định năm SX

Có cái này sưu tầm trên vnexpress, các bác tham khảo:

Kỹ thuật chạy rốt-đa xe mới

Dù không cần phải "kiêng" tới vài nghìn km như trước đây nhưng xe mới cần vài giờ vận hành tiêu chuẩn để các chi tiết trên động cơ, hộp số hay hệ truyền động mòn một cách vừa đủ và đồng đều.

Chạy rốt-đa xe mới là điều dễ dàng và cần thiết, nếu xét trên khía cạnh kỹ thật. Tuy nhiên, vấn đề là người sử dụng phải thực hiện ra sao để có hiệu quả nhất và nhận ra bản chất của việc này.

Chạy rốt-đa thực chất là việc tạo độ mòn đều, không bị vênh giữa các cơ cấu ma sát. Động cơ thường được chú ý nhất khi chạy rốt-đa nhưng thực chất, hộp số và hệ truyền động cũng là những nơi có ma sát lớn giữa các bộ phận nên cũng cần "mài giũa" đúng cách để tăng tuổi thọ.
Lái xe một cách từ tốn ở những km đầu tiên. Ảnh: Hoàng Hà.
Lái xe một cách từ tốn ở những km đầu tiên. Ảnh: Hoàng Hà.

Việc đầu tiên cần nhớ là bạn không nên chở nặng, nhấn hết ga, kéo xe khác hay quá tải bởi chúng đều ảnh hưởng tới hệ truyền động. Từ dây chuyền sản xuất, bề mặt các thiết bị không nhẵn mà có nhiều lỗ nhỏ và gờ. Khi xe hoạt động, dầu nhớt tạo nên một màng mỏng, ngăn cách chúng. Nếu dầu không đủ hoặc tải trọng quá sức chịu đựng, các gờ sẽ xuyên qua màng dầu, tác động vào cơ cấu khác, gây nên các vết lõm và tạo độ vênh.

Trong khi đó với tải trọng nhẹ, các điểm lồi mòn đều và không làm ảnh hưởng tới nhau.

Quy trình sản xuất của các hãng ngày nay tốt hơn nhiều so với những năm 1970. Các thiết bị có chất lượng cao hơn, khoảng cách giữa chúng trong các thiết bị cũng gần và độ chính xác cao hơn rất nhiều. Vì vậy, nếu trước kia người sử dụng phải chạy rốt-đa hàng nghìn km thì nay không nhiều đến vậy. Họ chỉ cần chú ý đến vấn đề này ở vài giờ vận hành đầu tiên. Sau đó, khi đã đi được khoảng vài trăm km đúng theo yêu cầu, xe đủ điều kiện hoạt động bình thường.

Khi khởi động, bạn cần để khoảng vài phút ở chế độ cầm chừng. Bởi nếu thời gian không đủ dài, áp lực dầu thấp khiến các thiết bị không bôi trơn đầy đủ. Nếu lúc đó tăng tốc đột ngột, lực ma sát lớn sẽ khiến độ mòn tăng lên, tạo khe hở và các cơ cấu không còn ăn khớp với nhau.

Do vậy, với xe mới bạn không nên tăng ga hết cỡ trước khi cho động cơ nổ ở chế độ cầm chừng đủ lâu. Ngoài ra, việc tránh chở nặng ở vài trăm km cũng cần thiết. Tuy nhiên, không có nghĩa bạn không chở ai trên xe.

Điều khiển xe ở những cây số đầu giống như việc bạn cố gắng lái để tiết kiệm nhiên liệu. Có nghĩa là tăng giảm ga một cách từ tốn, hạn chế phanh gấp và giữ vòng tua máy ở nửa sau bảng đồng hồ. Trên nhiều mẫu xe các chuyên gia khuyên nên giữ vòng tua máy ở tốc độ dưới 3.000 vòng/phút. Khi cần tăng tốc, bạn chỉ nên nhấn ba phần tư chân ga là đủ.

Ngoài ra trên xe số sàn, bạn không nên để xe chạy ở vận tốc thấp số cao. Điều này khiến động cơ làm việc nặng nhọc hơn. Cuối cùng, dù không bắt buộc nhưng nên hạn chế việc kéo xe khác.

Một vài người cho rằng chạy rốt-đa là đi vài km ở cùng một tốc độ là đủ. Tuy nhiên điều này không cần thiết. Bạn nên tăng tốc hoặc giảm tốc nhẹ để dầu có thể lên phía trên động cơ, đủ bôi trơn các thiết bị quan trọng như xi-lanh hay van nạp, van xả.

Nguyễn Nghĩa (theo Canadiandriver)