bản dịch tham khảo:
1. Đẩy những phát ngôn của đối thủ ra ngoài giới hạn tự nhiên; phóng đại nó lên
Phát ngôn của đối thủ càng đại khái, thì các bạn sẽ càng tìm được nhiều cách phản biện.
Phát ngôn đập lại của bạn càng ít ý, càng dễ tự vệ hơn.
2. Lợi dụng sự đa nghĩa trong lời lẽ của đối thủ để bật lại.
Ví dụ A nói, "Bạn không hiểu những
huyền bí trong học thuyết của Kant đâu"
B đáp, "Đó là những huyền bí của bạn, tui cóc quan tâm”
3. Bỏ qua những phát ngôn dẫn chiếu những ý cụ thể của đối thủ
Hoặc hiểu chúng theo nghĩa khác và sau đó bác bỏ.
Tấn công từ phía khác hẳn so với điều đã được khẳng định.
4. Giấu kết luận của mình cho đến khi cuộc khẩu chiến kết thúc
Tán nhỏ các ý của bạn trong suốt cuộc đấu khẩu.
Buộc đối thủ thừa nhận các ý đó ko theo thứ tự nào cả.
Bằng kiểu vòng vo này, bạn có thể giấu mục đích của mình cho tới khi bạn đã có được mọi thừa nhận để đạt ngon lành được mục đích chính.
5. Sử dụng những tin tưởng của đối thủ để chiếm tiên cơ
Nếu đối thủ của bạn không chịu thừa nhận những lập luận của bạn, hãy biến lãnh địa của hắn thành lợi thế của mình.
Ví dụ, nếu đối thủ là một thành viên của 1 tổ chức hoặc một giáo phái mà bạn không tham gia, hãy dùng những tuyên ngôn của chính tập thể đó để chống lại hắn. (cái này cũng có thể xem là “chính quy”)
6. Làm rối vấn đề bằng cách đánh tráo lời lẽ của đối thủ hoặc điều mà y thị đang tìm cách biện minh
Ví dụ: Hãy gọi sự vật bằng tên khác đi, “tiếng tăm” thay vì “thanh danh”, “đức hạnh” chứ không phải “trong trắng”, “hoành tráng” bằng “cứng cổ”
7. Phát biểu ý kiến của mình và chứng minh nó bằng cách hỏi đối thủ thật nhiều câu hỏi liên quan
Bạn có thể giấu đi điều mà bạn đang muốn hắn thừa nhận chết đi được bằng cách hỏi thật nhiều câu hỏi để tiếp cận vấn đề của bạn từ những phạm vi rộng hơn.
Sau đó bạn sẽ bất thình lình đưa ra kết luận dựa trên những thừa nhận mà đối thủ đã vô tình mắc vào khi trả lời các câu hỏi của bạn.
8. Làm đối thủ nổi điên lên
Một người điên giận sẽ kém phân tích hoặc nhận thức các lợi thế của chính mình. (khích bác đối thủ)
9. Sử dụng các câu trả lời của đối thủ để đạt được các kết luận khác nhau hoặc thậm chí trái ngược nhau
10. Nếu đối thủ nói Không với mọi câu hỏi của bạn và không chịu thừa nhận ý kiến của bạn, hãy thách y thị thừa nhận phản đề của bạn
Như thế có thể sẽ khiến đối thủ bối rối không biết bạn thực sự muốn hắn thừa nhận cái gì.
11. Nếu đối thủ đồng ý với vài điểm trong lập luận của bạn, hãy cố nhịn đừng đắc thắng bắt y thị thừa nhận kết luận của bạn
Sau đó, thản nhiên mặc định các kết luận đó đương nhiên đã được nhất trí và thừa nhận.
Đối thủ của bạn và bọn chầu rìa có thể sẽ không để ý và tin luôn.
12. Nếu luận điểm của bạn dựa trên những khái niệm quá chung chung không gọi được tên chính xác, hãy dùng một ẩn dụ có lợi cho bạn để diễn tả
Ví dụ: Những khái niệm mà một người công bình sẽ gọi đúng tên của nó là “tín ngưỡng của số đông” hoặc “hệ thống tôn giáo”, thì một tín đồ sẽ gọi là “sự sùng đạo” hoặc “sự ngoan đạo”, còn một người báng bổ sẽ gọi là “sự cuồng tín” hoặc “mê tín dị đoan”.
Nói cách khác, hãy lồng chủ kiến của bạn vào trong định nghĩa các khái niệm.
13. Để buộc đối thủ thừa nhận ý kiến của mình, bạn cần chỉ bảo cho hắn cả những ý đối lập và mâu thuẫn nữa.
Nếu ý đối lập quá hoành tráng, đối thủ sẽ phải đồng ý với ý kiến khởi đầu để tránh nghịch lý
với một sự tình “thường” xảy ra, bạn hãy hỏi hắn “thường” tức là nhiều hay ít lần, đương nhiên hắn sẽ phải gật rằng “nhiều”
Cái kiểu này cũng giống như bạn phải đặt màu xám cạnh màu đen và kêu nó bằng màu trắng, hoặc đặt màu xám cạnh màu trắng và ép nó là màu đen.
14. Cố gắng lấy thịt đè người.
Nếu y thị đã trả lời được vài câu hỏi của bạn mà các câu trả lời lại không hề thuận lợi cho kết luận của bạn, thì cứ kết luận một cách đắc thắng, dù chả có gì đệm cho kết luận ấy. ()
Nếu đối thủ là kẻ dốt hoặc quá nhút nhát, còn bạn lại thừa trơ tráo và to mồm, cách này rất đắc địa.
15. Nếu bạn muốn cãi thắng một luận điểm khó chứng minh, hãy tạm gác nó lại một lúc.
Thay vào đó, hãy đưa ra một vài ý đúng đắn để đối thủ chấp nhận hoặc phản bác, như thể bạn muốn lấy ví dụ từ đó
Nếu đối thủ phản bác vì ngờ rằng đó là tiểu xảo, bạn có thể thắng nhờ chỉ ra đổi thủ đã thật lố bịch khi phủ nhận một chân lý ngời sáng chừng ấy
Nếu đối thủ chấp nhận, thì bạn đã có cơ hội rồi đó.
Bạn có thể chứng minh ý ban đầu của mình theo cách 14 ở trên, khăng khăng rằng ý đầu của mình đã được chứng minh thông qua thừa nhận mới rồi của đối thủ
Kiểu này đòi hỏi sự trơ tráo cực điểm, nhưng các tiền lệ cho thấy nó cũng hiệu quả dã man.
16. Khi đối thủ của bạn đưa ra một ý kiến, hãy chỉ ra nó không nhất quán với một ý khác, niềm tin khác, hành động hay phi hành động khác của y thị.
Ví dụ: Nếu đối thủ ủng hộ hành động tự sát, hãy ngay lập tức la lên “Thế sao bạn không tự treo cổ mình thử xem?”
Nếu đối thủ khăng khăng rằng thành phố hắn đang sống là một địa ngục, bạn có thể kháy “Sao bạn không cuốn gói ngay chuyến bay đầu tiên?”.
(tụi nhỏ rất thích cách này )
17. Nếu đối thủ dồn bạn bằng một ý đối lập, bạn có thể tự vệ bằng cách chỉ ra một sự khác biệt hiểm hóc trong ý của hắn.
Hãy cố gắng sử dụng
nghĩa phụ hoặc tận dụng sự
đa nghĩa trong ý kiến của đối thủ. Sau đó bật lại để làm hắn rối.
18. Nếu đối thủ đang tiến theo một huớng tranh luận mà khả năng bạn bị nốc ao là nhiều, đừng để hắn đi đến kết luận.
Ngắt lời hắn, xí xoá câu chuyện, hoặc lảng sang chuyện khác. Bất kì cách gì mà bạn tin là có thể tránh cho bạn “cứng mồm” trong những diễn biến tiếp theo. Bạn có thể bị gọi là hèn nhát, lảng tránh. Nhưng ít ra thì vẫn chưa bị nốc ao.
19. Nếu đối thủ thách bạn phản bác được những điểm đúng rõ ràng trong ý của hắn, còn bạn thì chả có gì để bật lại, hãy cố để cuộc tranh luận không đi vào chi tiết.
Ví dụ: Nếu bạn bị hắn hỏi rằng tại sao không thể chấp nhận một giả thiết rõ ràng như thế, bạn có thể viện ra sự bất lực của con người đối với tri thức vô biên, và đưa ra hàng tỷ ví dụ chứng minh.
20. Nếu đối thủ đã thừa nhận tất cả hoặc hầu hết các lập luận của bạn, đừng buộc y thị trực tiếp nhất trí với kết luận của bạn.
Ngược lại hãy tự kết luận như thể đương nhiên là thế. (cái này khá hiểm)
21. Khi đối thủ sử dụng một luận điểm nông cạn và bạn thấy rõ cái sai, bạn có thể bẻ lại bằng cách chỉ ra những thiển cận trong luận điểm ấy.
Nhưng tốt hơn cả là bạn đón lõng hắn bằng một luận điểm thiển cận tương tự, và đánh bại hắn.
Ví dụ: Nếu đối thủ đầy định kiến, đầy cảm tính hoặc xúc phạm bạn, hãy giáng trả cùng cách.
Hãy nhớ đến câu chuyện
“thưa ngài trên đầu ngài không phải là cái mũ” Và ta đáp lại
“Vậy thì thưa ngài. Dưới cái mũ của ngài không phải là cái đầu”
22. Nếu đối thủ muốn bạn thừa nhận một điểm mà theo đó điểm chính của tranh luận sẽ có lối thoát, bạn nhất định phải né, với lý do cái đó lạc đề.
“Chơi” đến cùng cho đến khi hắn bị hạ đo ván.
23. Mâu thuẫn và bất đồng kích động người ta ngoa ngôn.
Bằng cách luôn nói trái lại đối thủ, bạn có thể khiến hắn hoắng lên và nói phóng đại.
Khi đó bạn sẽ vạch ra sự ngoa ngôn, như thể bằng việc đó, bạn đã bác bỏ được ý chính ban đầu của hắn.
Ngược lại, khi đối thủ cố gắng phóng đại những điều bạn nói, hãy chặn hắn lại, khoanh vùng ý kiến của mình, và nói “Đây mới là điều tôi đang nói, và chỉ thế thôi, bạn đừng bịa thêm”.
24. Sử dụng một tam đoạn luận giả.
Đối thủ đưa ra ý kiến, và bằng cách suy luận méo mó ý hắn, bạn sẽ rút ra từ ý hắn những ý rất lố bịch mà hắn không hề chủ trương.
Nếu đối thủ có xu hướng đi theo sự không nhất quán mà bạn đã lừa hắn vào, hãy gián tiếp dẫm nát hắn.
25. Nếu đối thủ cố gắng khái quát vấn đề, hãy cố tìm một ví dụ đối lập.
Chỉ cần một ví dụ đúng đắn là đủ quẳng mọi luận điệu của đối thủ vào sọt.
Ví dụ câu khái quát “Mọi động vật ăn cỏ đều có sừng” chắc chắn là dở hơi trong trường hợp con lạc đà.
26. Một nước đi thông minh sẽ xoay chuyển cả thế cờ, hay là sử dụng chính lý lẽ của đối thủ để “bẻ răng” hắn.
Ví dụ đối thủ tuyên bố “nó còn là trẻ con mà, bạn cũng nên nuông chiều nó tí”
Bạn sẽ vặn “Vì nó là trẻ con nên tôi phải uốn nắn, nếu không sẽ tạo cho nó thói quen xấu về sau"
27. Nếu đối thủ làm bạn choáng vì hắn nổi điên lên khi đang tranh cãi, bạn nhất thiết phải đổ thêm dầu vào lửa.
Việc này không chỉ làm hắn tiếp tục điên mà còn chứng tỏ rằng bạn đã chạm được vào yếu huyệt của hắn, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn bạn tưởng nếu tấn công theo hướng đó.
28. Khi bọn chầu rìa có nhiều (hoặc một) đứa, bạn có thể cãi lại bằng cách nguỵ biện và hắn sẽ có vẻ thua trong (ít nhất là) mắt bọn chầu rìa.
Cách này đặc biệt hiệu quả khi sự nguỵ biện của bạn làm đối thủ trở nên lố bịch hoặc làm bọn kia cười rũ.
Nếu đối thủ giải thích dài dòng rắc rối và vòng vèo để sửa sai bạn, bọn chầu rìa sẽ không hơi đâu nghe hắn. hãy lấy Harry Potter làm ví dụ bạn sẽ thấy Lucius Mafoy là bậc thầy trong vụ này…
29. Nếu bạn nhận thấy bạn đang dần bị đánh bại, bạn có thể chọn đánh vu hồi, nghĩa là bạn sẽ bất thình lình nói một chuyện bà láp gì đó, xem như chuyện đó có liên quan.
Bạn có thể làm kiểu này mà không cần chuẩn bị trước nếu chuyện nhảm đó có chút liên quan đến vấn đề đang bàn.
30. Dựa vào danh tiếng cá nhân hơn là vào lý lẽ.
Nếu đối thủ của bạn ngưỡng mộ một danh nhân hay một nhà chuyên môn, hãy trích dẫn lời của mấy ổng đó để tiến xa hơn.Nếu cần, hãy dẫn lời danh nhân đó trong một hoàn cảnh hoàn toàn chẳng liên quan gì.
Bạn cũng có thể, nếu cần, không chỉ xuyên tạc các thần tượng đó mà còn có thể nhân danh họ bịa ra một ý mới toanh.
31. Nếu bạn biết mình không có ý nào khả dĩ đập lại lý luận của đối thủ vì hắn đi trước một bước, bạn hãy tìm cách mỉa mai và tự trào về sự dốt nát trong xét đoán của mình.
Bằng cách này, bạn cũng có thể bóng gió ám thị “cử toạ” đang ủng hộ bạn, rằng những điều đối thủ nói là rất chí lý.
Mánh này chỉ dụng tốt khi bạn hoàn toàn chắc chắn “cử toạ” ủng hộ bạn chứ không phải bên kia.
32. Có một cách có thể giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi sự quả quyết của đối thủ, hoặc tìm ra cách nghi ngờ nó, đó là lèn nó vào một phạm trù đáng ghê tởm nào đó.
Ví dụ: Bạn có thể nói “Đó là chủ nghĩa phát xít” hoặc “chủ nghĩa vô thần” hoặc “mê tín dị đoan".
Kiểu bật lại này sẽ giúp bạn giành được tiên cơ trong trường hợp
1) Chân lý hoặc vấn đề là đúng rõ rệt với, hoặc ít nhất cũng chứa đựng, phạm trù mà bạn gọi tên; và
2) Hệ thống được dẫn đã hoàn toàn bị bác bỏ bởi mấy bác đang xúm vào coi
33. Bạn thừa nhận lý lẽ của đối thủ nhưng từ chối kết luận.
Ví dụ: “Tất cả những cái đó có vẻ sáng về lý thuyết, nhưng chả làm được cái gì trên thực tế.
34. Chớp thời cơ:
Khi bạn nêu ra một vấn đề hoặc một luận điểm. còn đối thủ không đưa ra một câu trả lời trực tiếp, hoặc lảng tránh nó bằng một câu hỏi chặn, hoặc cố gắng thay đổi chủ đề, thì có thể đoan chắc rằng bạn đã chạm vào tử huyệt của hắn, mà đôi khi hoàn toàn do vô tình.
Bạn đã, có vẻ thế, khiến đối thủ cấm khẩu.
Vì vậy bạn phải xoáy vào điểm đó và không để hắn lảng tránh được, thậm chí ngay cả khi bạn không biết thật chính xác vị trí của tử huyệt mà bạn vừa thoi vào.
35. Thay vì tấn công vào trí tuệ của đối thủ hoặc điểm yếu trong lập luận của hắn, hãy tấn công động cơ của hắn.
Nếu bạn thành công trong việc biến ý kiến của hắn, giả như ý kiến đó đúng, trở nên bất lợi đối với chính đương sự, hắn sẽ từ bỏ cuộc chơi ngay lập tức.
Ví dụ: Một giáo sĩ sẽ phụ thuộc vào tín điều nào đó.
Bạn sẽ chỉ ra cho y thấy những điều phản lại học thuyết của tín ngưỡng y đang theo. Y nhất định sẽ xù.
36. Bạn còn có thể làm đối thủ rối trí và hoang mang bằng cách ăn gian nói phét như thật.
Nếu đối thủ của bạn yếu lý hoặc muốn che giấu đi rằng hắn chả có ý khỉ gì về những điều bạn nói, bạn có thể ép hắn thua bằng những điều nghe có vẻ hết sức là cao siêu và hàn lâm, hoặc nghe như không thể phản bác.
37. Nếu đối thủ đúng nhưng xuân cho bạn hắn lại chọn ví dụ sai, bạn có thể dễ dàng “stop” mồm hắn và sấn sổ tuyên bố cả hệ thống của hắn sai.
Cái này gọi là lý lẽ chặt chẽ mà dẫn chứng “cù lần”. Nếu không có chứng cứ chính xác hỗ trợ cho đối thủ, bạn có thể thắng oanh liệt.
38. Hãy biến tranh luận thành vấn đề cá nhân, to mồm bái bai khi bạn thấy đối thủ đã trên cơ.
Bằng cách này, bạn sẽ dập tắt cuộc tranh cãi, và chuyển hướng sang tấn công bằng những nhận xét về hắn một cách xúc phạm ác ý.
Đấy là một tiểu xảo phổ biến, vì chỉ cần nạp ít i-ốt cũng có thể sử dụng tốt.
https://tnxm.net/showthread.php?t=4444