Hạng F
29/8/07
7.979
26.902
113
Nick Ngoc Xu bị bem rùi hả anh sao chém bằng nick mới vậy ?
Một số tranh luận tôi nhờ mấy anh khai sáng dùm:
1./ Các anh so sánh TĐC Bình Khánh và Đức Khải : Anh bảo BK chất lượng XD tốt hơn ĐK (theo tôi thực tế chỉ nhỉnh hơn chút) ; Anh kia bảo ĐK ăn đứt BK về vị trí và hạ tầng giao thông,công viên... ( Cái này tôi nhìn thấy cách biệt rõ ) Thực ra tôi đã đi xem cả hai thì chẳng khen hai thằng này về chất lượng XD nếu so sánh với mấy CC thương mại , nhưng với TĐC thì nó là hai thằng tốt hơn nhiều thằng khác. Vậy nếu trả lời câu hỏi còn lại : Sụ khác biệt về vị trí và hạ tầng giao thông của BĐS so với chất lượng XD chỉ chênh nhau chút chút thì NĐT sẽ chọn thằng nào?
2./ Có anh nói : Mua suất TĐC còn nợ nhà nước sẽ tốt hơn mua căn đã ra sổ đóng hết tiền vì mình chiếm dụng được vốn vay vài trăm triệu với lãi suất như cho...rồi các anh khác hùa theo xem như đúng đúng trí lý. Tôi không là Sales để bơm thổi hay dìm ai, cũng không ngồi xa chém gió mà là thằng có ít tiền chót mua một căn tại ĐK. Vì tôi không phải đại gia như các anh nên tôi sợ mất tiền và rắc rối phưu lưu khi đầu tư mua suất TĐC lắm, nên tôi lại chỉ tìm căn ra sổ mới dám mua dù thực tế bên ĐK hầu như chưa có sổ. Lúc mua căn có sổ mắc hơn căn chưa ra sổ 60tr mà chủ bán chắc lắm,chảnh nữa vì hàng hiếm mà. Tôi nghĩ : Chỉ khoảng 1,8 tỷ có căn hộ 2PN 60m2, thiết kế hợp lý,pháp lý chính chủ, ngay khu đô thị Thủ Thiêm thì rẻ hay đắt ? Giá đó có dễ thanh khoản không khi cần rút vốn ngay ? Rồi nếu để lâu dài tăng giá thế nào? Tôi cho thuê 8tr/tháng nhà trống mà tranh nhau đòi thuê-như vậy nhu cầu ở khu này khá cao. Mua suất TĐC còn nợ có nhiều rủi ro lắm: Dù là bọn cò dụ ký HĐ Ủy quyền toàn phần + Di chúc...thì cũng chỉ liệu pháp tâm lý thôi. Thực tế người bán suất TĐC vẫn là chủ căn hộ trên mặt pháp lý trong suốt thời gian trả góp nhà nước cho đến khi ra sổ tên họ. Nên trường hợp người bán mà chết thì UQ hết hiệu lực và tranh chấp di chúc có thể xẩy ra. Rồi nếu có nhu cầu thế chấp vay vốn hay sang nhượng lại thì vô cùng khó khăn. Gặp thằng bán cà trớn xoay sở là mệt luôn. Mười mấy năm rủi ro + bao hạn chế giao dịch tài sản để đổi lấy ít lời lãi suất liệu có đáng để đầu tư? Đấy là chưa kể các khoản thuế sang nhượng mà người mua phải đóng lòng vòng sau này khi muốn đừng tên chính chủ.
 
Hạng B1
27/5/16
96
193
63
facebook.com
Bác @manchestervn nói mới để ý từ khi nick @NgocXu xuất hiện thì nick @sachvang gì đó ko thấy đâu, và nick Ngocxu chỉ mới tạo để chém trong thớt này. Thuyết âm mưu 1 mình chống lại cả TG.kkk
 
Hạng D
21/10/10
1.154
3.893
113
Một số tranh luận tôi nhờ mấy anh khai sáng dùm:
1./ Các anh so sánh TĐC Bình Khánh và Đức Khải : Anh bảo BK chất lượng XD tốt hơn ĐK (theo tôi thực tế chỉ nhỉnh hơn chút) ; Anh kia bảo ĐK ăn đứt BK về vị trí và hạ tầng giao thông,công viên... ( Cái này tôi nhìn thấy cách biệt rõ ) Thực ra tôi đã đi xem cả hai thì chẳng khen hai thằng này về chất lượng XD nếu so sánh với mấy CC thương mại , nhưng với TĐC thì nó là hai thằng tốt hơn nhiều thằng khác. Vậy nếu trả lời câu hỏi còn lại : Sụ khác biệt về vị trí và hạ tầng giao thông của BĐS so với chất lượng XD chỉ chênh nhau chút chút thì NĐT sẽ chọn thằng nào?
2./ Có anh nói : Mua suất TĐC còn nợ nhà nước sẽ tốt hơn mua căn đã ra sổ đóng hết tiền vì mình chiếm dụng được vốn vay vài trăm triệu với lãi suất như cho...rồi các anh khác hùa theo xem như đúng đúng trí lý. Tôi không là Sales để bơm thổi hay dìm ai, cũng không ngồi xa chém gió mà là thằng có ít tiền chót mua một căn tại ĐK. Vì tôi không phải đại gia như các anh nên tôi sợ mất tiền và rắc rối phưu lưu khi đầu tư mua suất TĐC lắm, nên tôi lại chỉ tìm căn ra sổ mới dám mua dù thực tế bên ĐK hầu như chưa có sổ. Lúc mua căn có sổ mắc hơn căn chưa ra sổ 60tr mà chủ bán chắc lắm,chảnh nữa vì hàng hiếm mà. Tôi nghĩ : Chỉ khoảng 1,8 tỷ có căn hộ 2PN 60m2, thiết kế hợp lý,pháp lý chính chủ, ngay khu đô thị Thủ Thiêm thì rẻ hay đắt ? Giá đó có dễ thanh khoản không khi cần rút vốn ngay ? Rồi nếu để lâu dài tăng giá thế nào? Tôi cho thuê 8tr/tháng nhà trống mà tranh nhau đòi thuê-như vậy nhu cầu ở khu này khá cao. Mua suất TĐC còn nợ có nhiều rủi ro lắm: Dù là bọn cò dụ ký HĐ Ủy quyền toàn phần + Di chúc...thì cũng chỉ liệu pháp tâm lý thôi. Thực tế người bán suất TĐC vẫn là chủ căn hộ trên mặt pháp lý trong suốt thời gian trả góp nhà nước cho đến khi ra sổ tên họ. Nên trường hợp người bán mà chết thì UQ hết hiệu lực và tranh chấp di chúc có thể xẩy ra. Rồi nếu có nhu cầu thế chấp vay vốn hay sang nhượng lại thì vô cùng khó khăn. Gặp thằng bán cà trớn xoay sở là mệt luôn. Mười mấy năm rủi ro + bao hạn chế giao dịch tài sản để đổi lấy ít lời lãi suất liệu có đáng để đầu tư? Đấy là chưa kể các khoản thuế sang nhượng mà người mua phải đóng lòng vòng sau này khi muốn đừng tên chính chủ.

Chuyện mua chưa sổ thì anh k dám k có nghĩa là ai cũng như vậy.
Anh mua 1 căn anh nghĩ cầm sổ mới chắc ăn.
Nhưng mình chứng kiến mấy chục giao dịch rồi, vẫn uỷ quyền ầm ầm, người nhà và bạn mình mua bán trên chục căn vẫn bán uỷ quyền tốt.
Còn chuyện sợ uỷ quyền hết hiệu lực khi lỡ người bán chết thì anh không cần lo, người ta uỷ quyền toàn phần có cả di chúc, trong đó những người thừa kế vẫn phải tiếp tục thực hiện uỷ quyền nhé.
Thêm nữa là anh cố gắng viết đúng chính tả nhé :)
 
Tập Lái
22/4/14
33
455
53
Tôi vô OS hóng mát thôi chứ rất ít comment, lại không bao giờ lập nick lung tung để chém gió. Căn hộ TĐC người ta mua núp dưới dạng ủy quyền + di chúc nhiều. Rủi ro ở chỗ chủ quyền nhà vẫn luôn thuộc người bán và họ chỉ ủy quyền cho mình thay mặt họ thực hiện các quyền của họ thôi nên nếu họ hủy ngang ( kể cả ủy quyền có thù lao,họ cũng có quyền chấm dứt và chấp nhận bồi thường nếu giá nhà lên cao) thì ủy quyền hết hiệu lực. Tranh chấp ra tòa dù mình chứng minh có giao dịch mua bán thật thì tòa sẽ xử vô hiệu.
 
Tập Lái
6/9/16
2
351
48
Tôi vô OS hóng mát thôi chứ rất ít comment, lại không bao giờ lập nick lung tung để chém gió. Căn hộ TĐC người ta mua núp dưới dạng ủy quyền + di chúc nhiều. Rủi ro ở chỗ chủ quyền nhà vẫn luôn thuộc người bán và họ chỉ ủy quyền cho mình thay mặt họ thực hiện các quyền của họ thôi nên nếu họ hủy ngang ( kể cả ủy quyền có thù lao,họ cũng có quyền chấm dứt và chấp nhận bồi thường nếu giá nhà lên cao) thì ủy quyền hết hiệu lực. Tranh chấp ra tòa dù mình chứng minh có giao dịch mua bán thật thì tòa sẽ xử vô hiệu.
Thật ra thì vẫn có thể ràng buộc bằng cách ghi vào trong hợp đồng ủy quyền thêm nội dung là việc ủy quyền không được hủy ngang trong bất cứ trường hợp nào và một hủy ngang như vậy, dù được thực hiện tại bất kỳ một cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào cũng sẽ vô hiệu theo thỏa thuận giữa hai bên. Tuy nhiên, người bán vẫn có thể hủy mà người mua không biết và dùng việc hủy đó để bán cho người khác. Lúc đó, rủi ro ở chỗ biết đâu ta lại chính là người mua căn hộ đã được ủy quyền bán rồi.
Còn liên quan tới làm di chúc thì chưa chắc đâu, luật VN có quy định những trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, nên người bán mà đi theo tiếng gọi nơi hoang dã là mệt lắm à.
 
Tập Lái
16/3/17
0
93
12
49
Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 quy định dù không có tên trong di chúc, những người vẫn được hưởng phần di sản của người đã mất. Cụ thể, những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
 
  • Like
Reactions: Sydney2015