(Tiếp)Càng nói càng chứng tỏ:
Thứ nhất, ko hiểu về hậu quả.
Thứ hai, không biết xác định hậu quả trong tình huống cấp thiết
Thứ ba, không hiểu gì về tình huống cấp thiết.
nói lại nhé, hậu quả trong THCT (tình huống cấp thiết) là hậu quả giả định (nôm na là tưởng tượng), ko phải là hậu quả thực tế, chưa xảy ra. Nếu hậu quả đã xảy ra THCT ko còn là THCT ban đầu mà (có thể) sẽ là một THCT với một hậu quả (giả định) khác. Ví dụ: nhường đường xe CC trong THCT thứ nhất người nhường (chủ thề THCT) giả định rằng nếu ko nhường thì “có khả năng” sức khoẻ, tính mạng của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng. Ở đây, “hậu quả” là gì? Là bệnh nhân sẽ chết, sức khoẻ bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng do chậm được cấp cứu. Hậu quả là tưởng tượng “có thể”, chưa xảy ra và đương nhiên có thể ko xảy ra. Nếu hậu quả đã xảy ra (ví dụ bệnh nhân đã chết - bằng cách nào đó mà chủ thể biết điều này) thì cái hậu quả này ko còn là hậu quả của THCT nữa, và THCT ko còn tồn tại (không còn lợi ích cần được bảo vệ - tính mạng & sức khoẻ của bệnh nhân)
Ăn xong tiếp, sorry vì gõ trên điện thoại nên coq thể sai lỗi chính tả
hậu quả của THCT đã xảy ra, THCT ban đầu (nói trên) do đó không còn tồn tại, thế nhưng xe CC vẫn hú còi đòi ưu tiên, chủ thể (vios) có nhường không? (Nếu vios là nhà thông thái thì chắc không rồi nhưng người bình thường vẫn sẽ nhường kkkk).
Lúc này, một THCT khác được đặt ra, lợi ích (lớn hơn) cần được bảo vệ ở đây ko còn là sức khoẻ or tính mạng của bệnh nhân trên xe CC nữa (vì được biết là đã chết) mà có thể là một lợi ích khác được chủ thể “tưởng tượng” ra (người chết mang bệnh truyền nhiễm cần được cách ly? bộ phận cơ thể nào đó của bệnh nhân có thể được dùng để cứu một bệnh nhân khác blabla…)
Trên thực tế rất khó xác định, lý thuyết thì dễ. Nhưng gì thì gì, THCT là hy sinh một lợi ích (nhỏ - được PL bảo vệ) để “cứu” một lợi ích khác (lớn hơn - cũng được PL bảo vệ) mới là bản chất của THCT, vì ngoài quy phạm pháp luật, nó còn bị ảnh hưởng bởi quy phạm đạo đức, thứ mà nhiều người không quan tâm kkkk