Theo Luật GTĐB 2008,
Điều 27. Giao thông trong hầm đường bộ
Người điều khiển phương tiện trong hầm đường bộ ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật này còn phải thực hiện các quy định sau đây:
1. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn; xe thô sơ phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu;
2. Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định.
Theo QC 41/2016.
Điều 31. Tác dụng của biển báo nguy hiểm và cảnh báo
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được dùng để báo cho người tham gia giao thông biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường. Khi gặp biển báo nguy hiểm và cảnh báo, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn.
Điều 35. Tác dụng của biển hiệu lệnh
Biển hiểu lệnh là biển báo cho người tham gia giao thông biết các điều bắt buộc phải chấp hành.
Biển W.240 là biển cảnh báo thì ko bắt buộc người tham gia giao thông phải chấp hành các điều bắt buộc.
Biển R.E 11 là biển hiệu lệnh thì bắt buộc người tham gia giao thông phải chấp hành các điều bắt buộc (các qui định áp dụng riêng).
Nếu ko có sự khác biệt trong tác dụng của biển thì QC 41/2016 lại đưa ra đồng thời 2 loại biển "đường hầm" làm gì? Khi nào gắn W.240, khi nào gắn R,E 11? Mục đích phân biệt 2 loại biển này là gì?
Trả lời được câu hỏi này thì sẽ biết CSGT phạt đúng hay sai.
Điều 27. Giao thông trong hầm đường bộ
Người điều khiển phương tiện trong hầm đường bộ ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật này còn phải thực hiện các quy định sau đây:
1. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn; xe thô sơ phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu;
2. Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định.
Theo QC 41/2016.
Điều 31. Tác dụng của biển báo nguy hiểm và cảnh báo
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được dùng để báo cho người tham gia giao thông biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường. Khi gặp biển báo nguy hiểm và cảnh báo, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn.
Điều 35. Tác dụng của biển hiệu lệnh
Biển hiểu lệnh là biển báo cho người tham gia giao thông biết các điều bắt buộc phải chấp hành.
Biển W.240 là biển cảnh báo thì ko bắt buộc người tham gia giao thông phải chấp hành các điều bắt buộc.
Biển R.E 11 là biển hiệu lệnh thì bắt buộc người tham gia giao thông phải chấp hành các điều bắt buộc (các qui định áp dụng riêng).
Nếu ko có sự khác biệt trong tác dụng của biển thì QC 41/2016 lại đưa ra đồng thời 2 loại biển "đường hầm" làm gì? Khi nào gắn W.240, khi nào gắn R,E 11? Mục đích phân biệt 2 loại biển này là gì?
Trả lời được câu hỏi này thì sẽ biết CSGT phạt đúng hay sai.
Chỉnh sửa cuối: