tungty nói:
Cám ơn bài viết của cụ, nếu có thể (could you please nhé cụ
![Big Grin :D :D]()
) cụ giúp em khai sáng thêm:
1. Những lĩnh vực hay ngành nghề nào sẽ bị M&A trong năm 2013?
2. Tuần trước em ngồi café với 2 cụ Thái Lan và Korea, theo kinh nghiệm của họ vào năm 1997, VN phải cần sự trợ giúp của IMF về vấn đề nợ xấu, cụ suy nghĩ thế nào về bình loạn này, và nếu có thì kinh tế VN sẽ ra sao?
Em xin hết, cám ơn cụ
Em trả nhời theo thiển ý riêng của em.
Thứ nhất, ngành nghề nào sẽ bị M&A trong năm 2013. Thực sự, hiện tại 90% hệ thống doanh nghiệp Việt Nam bất kể ngành nghề đều mong muốn được hỗ trợ về vốn, đặc biệt là các đối tác nước ngoài có thị trường, có vốn sẵn sẵn sàng chung lưng đấu cật với doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng nói M&A thì các cụ cũng nhớ giùm em M&A nó có 2 phần, phần Merge và phần Acquisition. Nghe nghiệp vụ có vẻ hao hao nhau, nhưng thực chất đây là hai transaction khác nhau về mặt bản chất.
Em không dành thời gian tái định nghĩa M&A là gì và bóc tách Merge là gì và Acquisition là gì vì cái này google là ra hết. Em chỉ lấy ví dụ cho các cụ dễ hình dung thôi. Lấy mẹ nó tennis đi cho nó dễ tưởng tượng
![Big Grin :D :D]()
Merge nó giống Roger Federer và Novak Djokovic quyết định đánh đôi theo đó Roger Federer ghép đôi với Chí Phèo còn Novak Djokovic ghép đôi cùng Lão Hạc. Trận này em đảm báo có phát trực tiếp, cho tiền người xem cũng đóe ai xem. Họa chăng chỉ xem trong chương trình Gặp Nhau Cuối Năm mà thôi. Đây cũng là lý do đóe có thằng doanh nghiệp ngoại nào nó muốn Merge với Lão Hạc và Chí Phèo của Việt Nam. Thậm chí đến Lão Hạc với Chí Phèo còn chả muốn merge với nhau thì đừng hỏi tại sao các doanh nghiệp ngoại nó lắc đầu, thậm chí vái cả nón với các bố trong nước.
Còn Acquisition, đó là mua thâu tóm. Cái này nó là một trận chiến thực sự giữa bên muốn mua và một bên muốn giữ (gạch đít hai lần chữ MUỐN GIỮ nhé). Vì có vài ngành của Việt Nam có cho không cũng...đóe ai lấy, giống kiểu ngành Vật Lý lượng tử hay công trình nghiên cứu Toán tin. Có cho chả ai lấy. Nghe có vẻ....sỉ nhục công ty cũ của anh # nhưng em nói thẳng cho nó vuông là cái ngành Lọc dầu của VN cũng chẳng ma nào nó thèm. Em đã từng đặt thẳng vấn đề này với Shell, Total, BP về triển vọng ngành lọc dầu của Việt Nam, trong cuộc họp chính thức, nó nói thẳng luôn là KHÔNG. Với công suất dưới 10 triệu tấn/năm (công suất ước mơ của ta) và thị trường thì chỉ phục vụ nội địa, thì ĐÓE BAO GIỜ, ngành này có lãi. Thế nên "các bạn" chạy vãi kứt ra khỏi Dung Quất rồi Nghi Sơn và Long Sơn là điều chả bất ngờ gì.
Như vậy, điểm mặt lại, ta còn vài ngành "làm ra tiền" như khai khoáng, ngân hàng, hạ nguồn phân phối xăng dầu, nông lâm nghiệp và thủy sản là có khả năng được ngó nghía đến.
Những ngành "sẽ làm ra tiền" dựa trên tổng cầu xã hội như hóa dầu, y tế, giáo dục, phát triển hạ tầng biển, cảng biển, cảng hàng không, du lịch và bán lẻ cũng sẽ được tăm tia ngó nghía.
Hiện nay thị phần lớn nhất của những ngành đang làm ra tiền và sẽ làm ra tiền chủ yếu tập trung vào nòng cốt của các Tổng 90-91 cũ, mà đặc thù các tổng này là tài sản nhà nước, dù có cổ cánh hóa thì nó vẫn sẽ có các cơ chế đặc thù riêng mà việc bán doanh nghiệp này nó phải đạt được 2 yếu tố bất thành văn đó là (1) lúc bán phải được giá, và (2) sau khi bán nó không được sống tốt.
Nghe cứ như truyện cười nhưng thứ nhất lúc bán thằng doanh nghiệp kể cả có đui què mẻ sứt thì cũng không được bán rẻ. Vì bán rẻ sẽ bị quy kết là làm hao hụt nguyên khí quốc gia, nào là bán tống bán tháo tài sản nhà nước, nào là thất thoát vân vân và vân vân. Kiểu như con bố mày nghiện đấy, nhưng nhà bố mày giàu, bố đóe cho con bố mày lấy osin, nhà quê. Đại loại vậy.
Thứ hai, nếu bán xong mà nó có lãi, lãi tăng lên vùn vụt nghĩa là thằng nào ký quyết định bán là vội vàng, là buông lỏng quản lý, là chưa tính đến yếu tố thị trường, chưa tận dụng hết được ưu thế ngành, ưu thế quốc gia. Do vậy doanh nghiệp bị bán càng sống tốt thì thằng ký quyết định bán càng có....vấn đề. Mà tổng 90-91 muốn bán thì tối thiểu trong ngót hai chục chữ ký phải có chữ ký của Bộ trưởng thậm chí lên mẹ cả Ban Bí Thư.
Do vậy, em dự là khả năng năm 2013 có M&A lớn trong tổng 90-91 là rất rất rất rất rất nhỏ (5 chữ rất)
Trả lời câu hỏi thứ 2, ta cần IMF trong việc quy hoạch nợ xấu. Yes and No. Thứ nhất tại sao Yes, lý do đơn giản đó là nếu cụ bị tụt xuống đầm lầy, cụ không thể tự lấy tay nắm đầu mà cụ kéo mình lên được. Cái này Newton chứng mình rồi, các cụ khỏi mất công tìm đầm lầy mà kiểm tra.
Còn No thì cũng có thể hiểu như sau. Bản chất của nợ xấu trong ngân hàng KHÔNG ĐÁNG NGẠI, mà đáng ngại chính là lượng tài sản thế chấp dưới hình thức bất động sản lại không thể đẩy đi với giá thấp dưới 50% giá trị sổ sách. Vì nếu đẩy đi như thế, chắc không còn đạn để tử hình cho những bộ phận trong hệ thống thẩm định dự án do "làm sai nguyên tắc gây hậu quả nghiêm trọng". Do vậy ngân hàng ngâm chỗ tài sản thế chấp đấy. Giờ các cụ ngân hàng lôi nhà nước ra làm con tin bằng cách đưa tối hậu thư "các anh đóe cứu em, em chết các anh đừng trách" kiểu trạng chết - Chúa cũng băng hà.
Đến thời điểm này, chúa cũng sợ băng hà bỏ mẹ nên "chúa" sẽ tìm mọi cách trong bốn kế sách in-kích-đẩy-thông (in tiền - Kích cầu - Đẩy tiền và thông tin) để giúp người dân đủ tự tin để xuống tiền vực dậy BĐS. Nhưng em đã trình bày ở trên, không phải dân mình hết tiền, họ thậm chí còn rất nhiều tiền là đằng khác, nhưng họ bất hợp tác, họ miễn nhiễm với mọi chính sách mà điển hình gần đây nhất hai chính sách dù ra rồi nhưng vẫn chưa làm sao áp dụng được vào cuộc sống đó là Xe Chính Chủ và Phí đường bộ. Họ không làm, họ không thực hiện theo thì cũng KHÔNG CÓ ĐỦ LỰC LƯỢNG mà đi bắt, đi truy thu họ được.
Do vậy, năm 2013, em nhắc lại, sẽ là năm khó khăn cho CP (chứ không khó khăn cho người dân, vì 3-4 năm qua khổ, họ quen rồi, họ sẽ dồn dịch để thu xếp cuộc sống) khi người dân không đồng hành với CP trong bất cứ sách lược gì nữa. Nếu có dòng tiền ngoại vào, công ty ngoại vào, những động lực ngoại vào thì may ra.
Mà ở đời, khi chỉ còn trông vào may rủi, thì rõ ràng đó là ta đã đánh bạc. Mà phàm đã đánh bạc, thì 90% cầm chắc là phần thua!