Hạng B1
8/3/15
51
32
18
37
Xe máy được chở cao 2 m. Trong khi fortuner cao 1.85 m + valy loại to ~ 2.25m vẫn an toàn tham gia giao thông. Cột chặt và cân đối nhé
 
Hạng C
18/10/14
594
616
93
Luật VN sao tùm lum thế nhỉ? Cái này đá cái kia...riết không biết đâu mà lần :confused:
 
Hạng B1
8/3/15
51
32
18
37
Kích thước bao ngoài là gì thì các bác xem giải thích từ ngữ trong thông tư 07/2010 bgtvt nhé
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
Vận tải đường bộ được quy định trong luật GTĐB và hướng dẫn thực hiện ở thông tư 63/2014/TT-BGTVT : "Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ". Theo đó, chỉ quy định về kinh doanh vận tải
VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
Mục 1
HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
Điều 64. Hoạt động vận tải đường bộ
1. Hoạt động vận tải đường bộ gồm hoạt động vận tải không kinh doanh và hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ. Kinh doanh vận tải đường bộ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.

Nếu nó chỉ quy định về hoạt động kinh doanh vận tải thì ta đọc làm gì, khi luật nói tại điều 64 là nó gồm kinh doanh và k kinh doanh. TT đó chỉ nói về kinh doanh thì quản lý, tổ chức thế nào mà, sao mà có quy định cho "oto chở người" được.
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
Kích thước bao ngoài là gì thì các bác xem giải thích từ ngữ trong thông tư 07/2010 bgtvt nhé
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Kích thước tối đa cho phép của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là kích thước bao ngoài giới hạn về chiều rộng, chiều cao, chiều dài của xe kể cả hàng hóa xếp trên xe (nếu có) được phép tham gia giao thông trên đường bộ.

Điều 17. Chiều cao xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ
1. Đối với xe tải thùng kín (có mui), chiều cao xếp hàng hóa cho phép là chiều cao giới hạn trong phạm vi thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với xe tải thùng hở (không mui), hàng hóa xếp trên xe vượt quá chiều cao của thùng xe (theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt) phải được chằng buộc, kê, chèn chắc chắn đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ. Chiều cao xếp hàng hóa cho phép không vượt quá chiều cao quy định dưới đây, tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên:
a) Xe có tải trọng thiết kế chở hàng từ 5 tấn trở lên (ghi trong giấy đăng ký xe). Chiều cao xếp hàng hóa không quá 4,2 mét;
b) Xe có tải trọng thiết kế chở hàng từ 2,5 tấn đến dưới 5 tấn (ghi trong giấy đăng ký xe): Chiều cao xếp hàng hóa không quá 3,5 mét;
c) Xe có tải trọng thiết kế chở hàng dưới 2,5 tấn (ghi trong giấy đăng ký xe): Chiều cao xếp hàng hóa không quá 2,8 mét.
3. Xe chuyên dùng và xe chở container: Chiều cao xếp hàng hóa (tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên) thực hiện theo lộ trình sau:
a) Không quá 4,35 mét áp dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2010; khi qua khu vực cầu chui, cầu vượt xe chỉ được phép chạy với tốc độ không quá 30 km/giờ.
b) Không quá 4,2 mét áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.
4. Trường hợp xe chở hàng rời, vật liệu xây dựng như đất, đá, cát, sỏi, than, quặng hoặc các hàng có tính chất tương tự: Chiều cao xếp hàng hóa không vượt quá chiều cao của thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 18. Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ
1. Chiều rộng xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là chiều rộng của thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn hơn 20,0 mét. Khi chở hàng hóa có chiều dài lớn hơn chiều dài của thùng xe phải có báo hiệu theo quy định và phải được chằng buộc chắc chắn, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.
3. Xe chở khách không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe.
4. Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,30 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,50 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy là 2,0 mét.
5. Xe thô sơ không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe; không được vượt quá 0,4m về mỗi bên bánh xe, không vượt phía trước và phía sau xe quá 1,0 mét.
 
Hạng D
16/10/11
1.748
9.842
113
VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
Mục 1
HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
Điều 64. Hoạt động vận tải đường bộ
1. Hoạt động vận tải đường bộ gồm hoạt động vận tải không kinh doanh và hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ. Kinh doanh vận tải đường bộ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.

Nếu nó chỉ quy định về hoạt động kinh doanh vận tải thì ta đọc làm gì, khi luật nói tại điều 64 là nó gồm kinh doanh và k kinh doanh. TT đó chỉ nói về kinh doanh thì quản lý, tổ chức thế nào mà, sao mà có quy định cho "oto chở người" được.

Túm cái váy lại là ý bác Dawm là cái gì luật phát không cấm thì ta được phép làm phải không bác?
Em mỗi lần vi phạm cũng chiến với xxx vậy, không có biển báo nghĩa là đường ko cấm ko cấm thì em được phép đi các anh ơi hehe.
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
Túm cái váy lại là ý bác Dawm là cái gì luật phát không cấm thì ta được phép làm phải không bác?
Em mỗi lần vi phạm cũng chiến với xxx vậy, không có biển báo nghĩa là đường ko cấm ko cấm thì em được phép đi các anh ơi hehe.
Không phải bác ơi. Mà cũng bỏ luôn câu "cái gì luật phát không cấm thì ta được phép làm" đi bác, em là trường phái chống câu này đó, hehe.
Em theo trường phái "cái gì luật phát không PHẠT thì ta được phép làm". Ở đây NĐ 171 có phạt "ô tô chở hàng hoá vượt kích thước bao ngoài của xe", nên e thì sẽ k làm.