Hạng B2
10/5/13
349
166
43
VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
Mục 1
HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
Điều 64. Hoạt động vận tải đường bộ
1. Hoạt động vận tải đường bộ gồm hoạt động vận tải không kinh doanh và hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ. Kinh doanh vận tải đường bộ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.

Nếu nó chỉ quy định về hoạt động kinh doanh vận tải thì ta đọc làm gì, khi luật nói tại điều 64 là nó gồm kinh doanh và k kinh doanh. TT đó chỉ nói về kinh doanh thì quản lý, tổ chức thế nào mà, sao mà có quy định cho "oto chở người" được.

cái tiêu đề của Thông tư là "Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ" nên theo ý bác Luật quy định "Vận tải đường bộ là hoạt động sử dụng phương tiện giao thông đường bộ để vận chuyển người, hàng hóa trên đường bộ" do đó đối tượng liên quan vận tải đường bộ phải tuân theo Thông tư này, bao gồm tất cả các xe ô tô lưu thông trên đường, xem mình thuộc đối tượng nào rồi thực hiện cho đúng. Nếu mình không thuộc đối tượng nào trong thông tư này nghĩa là mình không phải là hoạt động Vận tải đường bộ. Em hiểu thế này có đúng không bác.
Ngoài ra, thông tư 7/2010/TT-BGTVT phải hiểu thế nào cho đúng đây?
 
Hạng C
3/6/08
814
321
63
Ho Chi Minh
otosaigon.com
Điều 18. Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ
1. .
2.
3. Xe chở khách không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe.
4.
5.
Vậy điều 18 mục 3 này có áp dụng cho xe dưới 9 chỗ không kinh doanh không các bác
 
Hạng B1
8/3/15
51
32
18
37
Không phải bác ơi. Mà cũng bỏ luôn câu "cái gì luật phát không cấm thì ta được phép làm" đi bác, em là trường phái chống câu này đó, hehe.
Em theo trường phái "cái gì luật phát không PHẠT thì ta được phép làm". Ở đây NĐ 171 có phạt "ô tô chở hàng hoá vượt kích thước bao ngoài của xe", nên e thì sẽ k làm.
Kích thước bao ngoài là Kích thước tối đa cho phép của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ giới hạn về chiều rộng, chiều cao, chiều dài của xe kể cả hàng hóa xếp trên xe (nếu có) được phép tham gia giao thông trên đường bộ.
Còn chiều cao tối đa thì các bác căn cứ vào Quy Chuẩn Việt Nam QCVN 09 : 2011 nhé
Trích http://baodientu.chinhphu.vn/Tra-lo...-huong-toi-DN-lap-rap-nhap-khau-xe/210612.vgp

(Chinhphu.vn) - Theo ông Nguyễn Quốc Tạo, quy định mới về kích thước chiều cao xe theo Thông tư 42/2014/TT-BGTVT không thoả đáng, mâu thuẫn với Quy chuẩn quốc gia QCVN 09:2011/BGTVT.
Ông Tạo cũng cho rằng, đối với xe tải thùng kín, thùng bảo ôn, thùng đông lạnh chiều cao thùng xe cần điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế sử dụng. Chiều cao của các loại xe này theo Quy chuẩn QCVN 09:2011/BGTVT là phù hợp với nhu cầu thực tế và không ảnh hưởng tới tính ổn định của xe khi lưu thông, cũng như sẽ không góp phần làm hỏng đường do loại xe này hầu như không bao giờ chở quá tải.
Về vấn đề này, Bộ Giao thông vận tải trả lời như sau:
Theo quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn quốc gia QCVN 09:2011/BGTVT thì quy định về chiều cao toàn bộ của xe tải là không lớn hơn 4 m. Ngoài ra, đối với các loại xe có khối lượng toàn bộ không lớn hơn 5 tấn thì chiều cao của xe phải thoả mãn điều kiện ≤ 1,75 WT. Trong đó WT là khoảng cách giữa tâm vết tiếp xúc của 2 bánh xe sau phía ngoài với mặt đường.

Tại Quy chuẩn này không có quy định về kích thước chiều cao của lòng thùng. Trong khi đó, Thông tư 42/2014/TT-BGTVT ngày 15/9/2014 của Bộ Giao thông vận tải không có quy định về kích thước chiều cao toàn bộ của xe mà chỉ có quy định về kích thước chiều cao lòng thùng hàng đối với các loại xe tải.

Bởi thế, Thông tư 42/2014/TT-BGTVT không mâu thuẫn với QCVN 09:2011 về quy định kích thước chiều cao xe.
Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng Thông tư 42/2014/TT-BGTVT, Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan; tổ chức 2 hội thảo tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để lấy ý kiến các đơn vị nhập khẩu, sản xuất lắp ráp, các Hiệp hội vận tải, các nhà khoa học, các giáo sư, tiến sĩ từ các trường đại học kỹ thuật.

Việc Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 42/2014/TT-BGTVT là xuất phát từ yêu cầu thực tế và có sự đồng thuận cao của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Đối với ý kiến của ông Tạo đề nghị điều chỉnh lại chiều cao thùng xe tải thùng kín, thùng bảo ôn, thùng đông lạnh xe cho phù hợp với thực tế sử dụng vì chiều cao của loại xe này không ảnh hưởng tới tính ổn định của xe khi lưu thông cũng như không góp phần làm hỏng đường do loại xe này hầu như không bao giờ chở quá tải, Bộ Giao thông vận tải thấy rằng trong thời gian vừa qua, hiện tượng xe quá tải không chỉ xuất hiện ở riêng loại phương tiện nào.

Qua phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng, của người dân và công tác quản lý chuyên ngành, hiện tượng cơi nới thùng chở hàng, gia cường khung xe, độn nhíp… xuất hiện ở cả các loại phương tiện như xe tải thùng kín, xe bảo ôn hay đông lạnh. Bởi thế, cần giữ nguyên quy định về chiều cao thùng xe của các loại xe này.
Chinhphu.vn
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: shinichi2075
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
Thôi, để hệ thống lại thế này cho dễ hiểu:
Đề bài:
Nếu ta chở hàng hoá bằng xe ô tô 7c nói riêng, hay xe ô tô chở người dưới 9 chỗ nói chung, thì có vi phạm Luật hay k? vi phạm điều khoản nào? và bị xử phạt theo điều nào?

Dữ liệu:
I. Ô tô 7c nói riêng, hay xe ô tô chở người dưới 10 chỗ nói chung được xếp vào loại "ô tô chở người" theo TCVN7271:2003, sửa đổi 02:2010 TCVN 7271:2003.


II. Điều 3, luật GTĐB quy định:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
30. Vận tải đường bộ là hoạt động sử dụng phương tiện giao thông đường bộ để vận chuyển người, hàng hóa trên đường bộ.

28. Hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng, động vật sống và các động sản khác được vận chuyển bằng phương tiện giao thông đường bộ.

17. Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
18. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; ...

Trong đó "ô tô chở người" là 1 loại phương tiện giao thông đường bộ.
Do vậy, ô tô chở người khi chở hàng hoá ngoài việc tuân thủ quy định về "xếp hàng hoá trên pt gtđb" (1) cũng phải tuân thủ quy định về "vận tải hàng hoá đường bộ" (2) trong Luật GTĐB.

(1) Quy định về chở hàng hoá trong Luật GTĐB:
Điều 20. Xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ
...
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ.

III. Khoản 3 Điều 20 được cụ thể bằng TT 07/2010. Trong đó có điều 17, 18 quy định về chiều rộng, chiều cao, chiều dài cho phép đối với pt GTĐB. Theo đó:
3. Kích thước tối đa cho phép của phương tiện giao thông cơ giới đường bộkích thước bao ngoài giới hạn (*) về chiều rộng, chiều cao, chiều dài của xe kể cả hàng hóa xếp trên xe (nếu có) được phép tham gia giao thông trên đường bộ.

+ Về chiều cao, chỉ quy định đối với xe tải, xe chuyên dùng và xe container, xe chở hàng rời.
+ Về chiều dài, hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn hơn 20,0 mét.
+ Về chiều rộng, hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là chiều rộng của thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Riêng Xe chở khách không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe.
Như vậy, đối với quy định trong TT07/2010 này, hoàn toàn k nhắc đến giới hạn chiều cao với "ô tô chở người", mà chỉ có chiều dài và chiều rộng.

(2) Luật GTĐB tiếp tục quy định tại chương VI về Vận tải đường bộ:
Điều 64. Hoạt động vận tải đường bộ
1. Hoạt động vận tải đường bộ gồm hoạt động vận tải không kinh doanh và hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ. Kinh doanh vận tải đường bộ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.
...
3. Hoạt động vận tải đường bộ phải phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải đường bộ và mạng lưới tuyến vận tải.

Điều 72. Vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
...
2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế và quá kích thước giới hạn cho phép của xe (**);
Như vậy, đối với quy định trong mục về Vận tải đường bộ này, cũng hoàn toàn k nhắc đến giới hạn chiều cao với "ô tô chở người", mà chỉ có chiều dài và chiều rộng.
Có thể nói, việc chở hàng hoá đối với ôtô chở người đang k có quy định về chiều cao xếp hàng. Hay k vi phạm điều 20, điều 72, hay các quy định tại điều 17, 18 TT07/2010.

IV. Trong NĐ 171 lại có quy định xử phạt như sau:
MỤC 5. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ

...
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
e) Chở hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải theo thiết kế của xe hoặc quá kích thước bao ngoài của xe (***);
V. Kích thước bao trong sổ đăng kiểm (****):
dang-kiem3-trongbai.jpg;pvc19499eb5ccb96d5

Vậy thế nào là "kích thước bao ngoài của xe" theo NĐ 171? có trùng với "kích thước giới hạn cho phép của xe" theo điều 72 Luật GTĐB? và "kích thước bao ngoài giới hạn" của TT07/2010? và "kích thước bao" trong sổ đăng kiểm?
Đau đầu...
Trước mắt chỉ khẳng định là oto chở hàng hoá trên mui thì k vi phạm điều 20 Luật GTĐB, nếu vi phạm thì là điều 72, vì NĐ 171 xử phạt theo quy định này.
 
Hạng B2
7/1/12
328
317
63
32
[QUOTE="dawmgoodman

Đề bài đang bàn cãi là :
Có chở được hành lý trên baga mui của xe ô tô con ( từ 9 chỗ trở xuống ) hay không ? ( với điều kiện baga mui không cao quá 4cm so với chiều cao xe, và đã được đăng kiểm chấp nhận khi đi đăng kiểm )
 
Hạng B2
7/1/12
328
317
63
32
Hiện nay Luật GTĐB 2008 và các TT hiện hành của Bộ GTVT ( TT 07/2010 , TT 63/2014 ) đều không có điều nào nói đến việc chở hành lý của ô tô con ( từ 9 chỗ trở xuống) , đề cập đến việc cấm ô tô con ( từ 9 chỗ trở xuống ) chở hành lý vượt quá kích thước bao ngoài của xe cả !.
khoản 3 điều 18 TT 07/2010 của Bộ GTVT chỉ nói đến xe khách ( ô tô chở khách ) không được phép chở hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe, chứ không phải ô tô con

Điểm e, khoản 3 , điều 23 NĐ 171 -2013 quy định mức phạt việc ô tô chở người chở hành lý, hàng hóa vượt quá kích thước bao ngoài của xe.
TCVN 7271-2003 định nghĩa ô tô chở người bao gồm ô tô con, ô tô khách và ô tô chở người chuyên dùng , do đó ô tô con (từ 9 chỗ trở xuống) chở hành lý vượt quá kích thước bao ngoài của xe thì bị xử phạt theo NĐ 171

Như vậy NĐ 171 đưa ra mức xử phạt với hành vi mà Luật và các TT hiện hành của Bộ GTVT đều không nói đến, không cấm
Do đó gặp CSGT xử phạt trường hợp này thì mình có cơ sở để khiếu nại, tranh cãi
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
Đề bài đang bàn cãi là :
Có chở được hành lý trên baga mui của xe ô tô con ( từ 9 chỗ trở xuống ) hay không ? ( với điều kiện baga mui không cao quá 4cm so với chiều cao xe, và đã được đăng kiểm chấp nhận khi đi đăng kiểm )
Bác trích ở đâu ra thế?
Em nghĩ k có chuyện chở hành lý trên ô tô con (từ 9 chỗ trở xuống) đâu, vì hành lý gắn với hành khách, bác đọc lại Luật GTĐB phần định nghĩa/khái niệm nhé.
 
Hạng B2
7/1/12
328
317
63
32
Bác trích ở đâu ra thế?
Em nghĩ k có chuyện chở hành lý trên ô tô con (từ 9 chỗ trở xuống) đâu, vì hành lý gắn với hành khách, bác đọc lại Luật GTĐB phần định nghĩa/khái niệm nhé.
Trong Luật GTĐB 2008 chỉ đưa ra khái niệm hành lý ứng với hành khách,
Vậy người đi trên ô tô con, mang theo vật dụng cá nhân trong các túi xách, vali thì gọi là gì ? không lẽ vì Luật GTĐB không đề cập thì có nghĩa là không tồn tại ? không được gọi là hành lý ?
Luật GTĐB cũng do con người trong Ban soạn thảo soạn ra thôi, nên việc thiếu sót là bình thường
Ngay trong điều 23 NĐ 171 về việc xử phạt ô tô chở người ( đương nhiên phải bao gồm ô tô con từ 9 chỗ trở xuống) chở hành lý, hàng hóa vượt quá kích thước bao ngoài của xe, tức là NĐ 171 thừa nhận ô tô con có chở hành lý rồi đó, từ đó mới xử phạt chứ?
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
Trong Luật GTĐB 2008 chỉ đưa ra khái niệm hành lý ứng với hành khách,
Vậy người đi trên ô tô con, mang theo vật dụng cá nhân trong các túi xách, vali thì gọi là gì ? không lẽ vì Luật GTĐB không đề cập thì có nghĩa là không tồn tại ? không được gọi là hành lý ?
Luật GTĐB cũng do con người trong Ban soạn thảo soạn ra thôi, nên việc thiếu sót là bình thường
Ngay trong điều 23 NĐ 171 về việc xử phạt ô tô chở người ( đương nhiên phải bao gồm ô tô con từ 9 chỗ trở xuống) chở hành lý, hàng hóa vượt quá kích thước bao ngoài của xe, tức là NĐ 171 thừa nhận ô tô con có chở hành lý rồi đó, từ đó mới xử phạt chứ?
Bác đọc kỹ chưa?