Cũng dài dòng lắm chớ khg ít. Nhưng phần bị thuế là hàng tiêu dùng, công nghiệp ..vv. Hàng Trung Wa giảm dần đều số lượng vào Mỹ , hoặc vào sẽ ế trong ngắn hạn vì chi phí và giá thành là không đổi. Lúc này chỉ còn 1 cách là điều chỉnh phần lao động. Trung Wa tài nguyên khô cạn dần. Phần đất hiếm và các mỏ kim loại quý cũng đã hao hụt theo thời gian cho cái cách làm " công xưởng thế giới ". Tư bản sẽ rút đi để đến vùng nào vừa có tài nguyên phong phú, địa - chính trị ổn định, độ giao thương giữa các cảng biển quốc tế cũng như thủy lộ thuận lợi và ít tốn kém nhất và labor force giá bèo thì nó lao vào, chỉ có thế thôi. Nhìn quanh , chẳng còn có ai khác ngoài Việt Nam . Laos và Cam thì còn yếu về cơ sở hạ tầng , trình độ kỹ nghệ và công nghệ đều kém. Myanmar còn loay hoay về ổn định và phát triển kinh tế thị trường. Các quốc gia nầy thua hẳn so với Việt Nam cái gọi là " quá trình hiện đại hóa , cn hóa gì đấy " thứ nghe buồn cười nhưng là thời gian quý báu và đem lại cho Việt Nam rất nhiều kinh nghiệm trong xây dựng hệ thống sản xuất và phân phối hàng hóa trong khu vực.
Thái Lan , Indo, Malaysia không đủ lực để cung cấp cho thị trường phía Đông bán cầu với chi phí nhân công rẻ. Bây giờ cần có tay chơi Mới nổi như Việt Nam. Những ngành hàng " tinh hoa " thì dần dà cũng phải rút dần về Mỹ do lãi suất của Fed còn ít nhất 1 , vài chu kỳ chưa tăng trong lộ trình. Thứ đến là thuế của Trump hơi bị " ưu đãi " cho các " anh tài" của kinh tế Hoa kỳ, nên sx tại Mỹ vừa tăng giá trị vừa nhẹ gánh 1 phần thuế trong giai đoạn dỗ dành nầy của Trump cho giới tài phiệt. Nhưng không là tất cả , mà chỉ là những công nghiệp chiến lược và mũi nhọn mà thôi. Hàng tiêu dùng vẫn ở phần lớn ngoài lãnh thổ Mỹ. Và 1 phần công xưởng trước kia ở Trung Wa giờ sẽ dần chuyển qua Việt Nam do chi phí nhân công và nhiều ưu đãi của 1 thị trường " hăm hở làm thuê " với hơn 1/3 lực lượng trong độ tuổi lao động tốt nhất mà thường xuyên làm trái ngành hoặc chả có cái mẹ gì mà làm ngoài việc mua xe trả góp để chạy taxi hoặc xe ôm..vv .Nói nôm na là làm sếp hay giám đốc hay bác sĩ , kĩ sư , thì việc nó chạy về Mỹ hay các trung tâm tài chánh lọc lõi của Châu Âu. Còn làm công nhân thì sẽ luôn thừa mứa và chẳng ai giành. Cho nên có thể nói, Việt Nam sẽ là 1 quốc gia đầy ắp việc làm trong dài hạn. Vì dần dà việc sản xuất dưới công thức under license hay US , Europe standard là chuyện không gì lạ lẫm , nó xuất hiện đầy dẫy trên các sp may mặc hay gia công của các hãng lớn mà chúng ta có thể thấy chữ Made in Vietnam ngay tại thị trường Mỹ.
Nói vậy là quá dài về thị trường Việt Nam. Chịu khó góp nhặt kiến thức ở các bài báo của tây lông thì nhìn ra cũng đôi chút vấn đề. Chứ có nhiều ông cứ mò mặt vô ba cái báo xàm xàm rồi ngồi mong người ta sụp tiệm để mua hàng " thanh lý " thì đúng là tư duy suốt đời cứ thích đi ngõ cụt và ăn uống vỉa hè là vậy. Tui chỉ " đọc báo giùm bạn " thôi nghe. Phần còn lại tùy hỉ và cũng tùy vào nhận thức và trình độ mỗi người nữa vì đất cát không phải nghề của chàng. Chưa kể bữa trước viết có mấy bài mà bị chụp mũ cối to đùng là bơm thổi. Kkkkk...chiều về khoe dới bạn hàng, anh em đồng nghiệp coi, có thằng nó nói 1 câu làm mình cú quá . Đại thể là .....xiên que lo xiên que, bài đặt dô chơi diễn đàn ô tưa , mô tưa của mấy ông nhà giào, tập tành làm đa cấp hả mậy ?