Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
23/5/12
143
1
16
32
MRBEN nói:
ekira nói:
bvy nói:
Tập trung vào chuyên môn đi các bác....forum mà cũng cãi thì e pó tay...
Quay trở lại vấn đề trên. E thấy góp ý của bác hope cực kì chính xác... vấn đề là muốn làm thì mình đã đi sau người ta gần chục năm. Chính vì vậy mình phải có gì đó đặc biệt hơn nên e mới muốn tạo ra sự khác biệt bằng cách cho ở tập trung cả ngày tiếp xúc với nước ngoài. Có thể sáng học chương trình việt nam bằng tiếng anh, chiều học chương trình nước ngoài, hoặc có gì khác khác chút. Tối thì sinh hoạt với các thầy cô giáo nước ngoài. Nhưng vấn đề là chi phí phải thấp. Theo bác thì làm sao đề hạ thấp được chi phí để cạnh tranh với các trường khác hoặc có những tiêu chí gì khiến bác sẽ gửi con theo học ngôi trường moi nay
Hiện nay, do chất lượng quá yếu kém của khối giáo dục Việt nam mà giới thượng lưu không còn con đường nào khác phải gửi con đến trường quốc tế. Nhưng em vẫn nghĩ đây vẫn là một lựa chọn bất đắc dĩ. Vốn dĩ em nhận định như vậy vì những lý do sau.
1. Khi học ở quốc tế, con em bạn phải hoc cả hai chương trình. Liệu rằng việc nhồi nhét như vậy có giúp cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần hay chỉ là việc tăng cường khả năng tiếng anh!
2. Liệu trong 5-10 năm tới, nếu bác không đủ điều kiện để cho con đi du học thì liệu rằng nó có thể thi đỗ vào một trường đại học tốt ở Việt Nam (Vấn đề này nhiều bác đã boăn khoăn)
3. Học phí và các chi phí khác quá cao

Tuy nhiên, nhiều người khi muốn đầu tư vào giáo dục thường nghĩ ngay đến việc hợp tác với một thương hiệu quốc tế. Có nên không?
Còn với em, em đang nghĩ đến việc xây dựng một mô hình mới dạy theo chương trình Việt Nam nhưng đạt chuẩn đầu ra quốc tế. Sau 12 năm học, học sinh có thể nói tiếng mẹ đẻ rành rọt nhưng vẫn có thể nói tiếng anh lưu loát. Có thể thi vào các trường đại học việt nam, nhưng vẫn có thể dễ dàng đủ điểm Toefl và Sat I, Sat II để theo học các trường đại học ở Mỹ. Liệu các bác có mong muốn có một ngôi trường như thế cho con em mình?
bác cứ làm theo quan điểm của bác e duyệt hết các ý đó và đề nghị bác nâng học phí lên cho em luôn,
mời các con của 1 vài nghệ sĩ vào dậy giảm giá riêng để pr , con Quyền linh, bình minh chẵng hạn sẵn tiện pr luôn.
và vấn đề đã muốn chát lượng thì tiền nông ko quan tâm bác ạh, phân khúc nào có phân khúc ấy.

Em nghĩ sẽ sai lầm rất lớn nếu mời con của các vị này vào học để PR. Bác có nghe chuyện Backham và Victoria bị phụ huynh trường Haberdasher’ Aske’s phản đối khi có ý định xin cho con vào học chưa? :D
 
Hạng D
24/10/10
3.407
14.795
113
Em like các ý kiến của chị Hope, rất thực tiễn ạ
080402cool_prv.gif
080402cool_prv.gif
080402cool_prv.gif
.
Và kinh nghiệm của bác ph_h là sát thực tế, cảm ơn sự chia sẻ của bác
033102flo_1_prv.gif
033102flo_1_prv.gif

phuctrh nói:
...
Không lẽ kinh tế đi xuống nên nó lây cả cái không khi chán nản vào đây chăng:D:D:D
:D:D:D:D Anh Phúc chán mà còn viết được 1 bài, em thì không viết nổi luôn, quote lại để like mà thôi.
 
Hạng D
24/11/06
3.928
20.166
113
Vietnam
http://tuoitre.vn/Giao-du...23/Hoc-truong-quoc-te-“het-cua”-thi-dai-hoc.html.

1. Học QT thì miễn thi đại học nhoen.

2. Học phí cho trừơng quốc tế chuẩn thì ko dưới 10.000 USD / 1 năm (ông nào phán 5 chai thì chịu khó nghiên cứu lại).

3. Đã KD thì phải tối đa hoá lợi nhuận, còn kiểu đem lương tâm hay làm đẹp cho đời thì theo văn hoá CNL gọi là : quay tay.

4. Bác chủ nên dùng các thống kê về tỷ lệ sinh hằng năm, thu nhập bình quân của địa phương, số lượng trương học, ocupancy.... Sẽ có hưởng từ làn sóng mới. Bây giở em ngồi lót Kymdan hóng chứ ko lót dép nữa, ít ra cũng cứu được vài bác bị chấn thương vì rơi từ độ cao.
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
29/5/11
793
60.799
93
33
Em xin nói vài điều suy nghĩ của em về giáo dục, phát triển giáo dục cần một thời gian dài mới thấy được hiệu quả của nó, làm giáo dục phải có Tâm, nếu có Tâm phát triển GD thì không nên nghĩ kinh doanh kiếm tiền trên GD.
Kiến thức cơ bản học sinh cấp 1 của VN có thua kém trên thế giới không? em có thể nói là không thua kém, học sinh học trường tiểu học QT có giỏi học hs trường công lập không? em nói thẳng là không hơn , đôi lúc có đứa kém hơn, (bác nào muốn vặn vẹo em ở chỗ nào thì bỏ ý định đi vì gấu em dạy ở trường tiểu học chuẩn quốc gia nên em nói không phải vô căn cứ).
Vậy GD mình thua kém cái gì (em nói theo suy nghĩ của em) GD mình thua về GD gia đình và GD xã hội
- GD gia đình: Cha mẹ chỉ lo kiếm tiền, không quan tâm đến con cái, cho con tiền xài phung phí, có chuyện gì sai cứ mang tiền ra giải quyết, vượt đèn đỏ thì móc vài trăm đưa xxx để giải quyết mà không nhận ra cái sai của mình, vậy trong đầu đứa trẻ sẽ nghĩ rằng có tiền là có thể làm sai.
-GD xã hội : Bây giờ người ta sống ích kỉ hơn nhiều, chính quyền, trừơng học đã không tạo ra nhiều sân chơi việc thiện cho trẻ em, ít tạo cơ hội cho các em làm công tác xã hội, nên lớn lên đứa trẻ làm kinh doanh cái gì cũng nghĩ đến lợi nhuận là Tiền đầu tiên.
Như gấu nhà em, em nói đừng dạy thêm thì gấu nói phụ huynnh năn nỉ , em nói buộc phải dạy thì lấy học phí 50k hay 100k thôi, nhưng gấu vẫn lấy 300k, gấu nói rằng đã có cái quy định ngầm trong trường rồi, lớp 1,2 thì 250k, còn 3, 4, 5, là 300k, lấy ít hơn đồng nghiệp sẽ chửi. em cũng bó tay với suy nghĩ của những người trồng người trong xã hội bây giờ.
Gấu hôm nay đi training ở Đà Nẵng, em thấy giáo trình ghi là hợp tác với BỈ năm 2009, em hỏi thì gấu nói học vậy thôi chứ biết bao giờ mới áp dụng giáo trình này.
Bởi vậy hãy cải cách con người trước đi rồi hãy cải cách GD. để sau này đừng để những đứa trẻ học trường QT ra mắng những đứa trẻ khác " mày ngu hơn tao vì tao học trường QT, tao giàu hơn mày vì tao có tiền đóng trường QT"
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
23/5/12
143
1
16
32
gatronggay nói:
Em xin nói vài điều suy nghĩ của em về giáo dục, phát triển giáo dục cần một thời gian dài mới thấy được hiệu quả của nó, làm giáo dục phải có Tâm, nếu có Tâm phát triển GD thì không nên nghĩ kinh doanh kiếm tiền trên GD.

<span style=""color: #0000ff;"">->Em cũng cùng quan điểm với bác. Nhưng ở Việt Nam này những người có Tâm cho Giáo Dục thì lại không đủ tầm (quyền lực và tiền bạc). Những người có tầm thì lại không có tâm cho Giáo Dục, đã có tiền thì muốn kiếm tiền nhiều hơn. Em không phê pháp quan điểm của họ và chỉ nêu lên như một hiện thực khách quan của Việt Nam. </span>

Kiến thức cơ bản học sinh cấp 1 của VN có thua kém trên thế giới không? em có thể nói là không thua kém, học sinh học trường tiểu học QT có giỏi học hs trường công lập không? em nói thẳng là không hơn , đôi lúc có đứa kém hơn, (bác nào muốn vặn vẹo em ở chỗ nào thì bỏ ý định đi vì gấu em dạy ở trường tiểu học chuẩn quốc gia nên em nói không phải vô căn cứ).
Vậy GD mình thua kém cái gì (em nói theo suy nghĩ của em) GD mình thua về GD gia đình và GD xã hội
- GD gia đình: Cha mẹ chỉ lo kiếm tiền, không quan tâm đến con cái, cho con tiền xài phung phí, có chuyện gì sai cứ mang tiền ra giải quyết, vượt đèn đỏ thì móc vài trăm đưa xxx để giải quyết mà không nhận ra cái sai của mình, vậy trong đầu đứa trẻ sẽ nghĩ rằng có tiền là có thể làm sai.
-GD xã hội : Bây giờ người ta sống ích kỉ hơn nhiều, chính quyền, trừơng học đã không tạo ra nhiều sân chơi việc thiện cho trẻ em, ít tạo cơ hội cho các em làm công tác xã hội, nên lớn lên đứa trẻ làm kinh doanh cái gì cũng nghĩ đến lợi nhuận là Tiền đầu tiên.
Như gấu nhà em, em nói đừng dạy thêm thì gấu nói phụ huynnh năn nỉ , em nói buộc phải dạy thì lấy học phí 50k hay 100k thôi, nhưng gấu vẫn lấy 300k, gấu nói rằng đã có cái quy định ngầm trong trường rồi, lớp 1,2 thì 250k, còn 3, 4, 5, là 300k, lấy ít hơn đồng nghiệp sẽ chửi. em cũng bó tay với suy nghĩ của những người trồng người trong xã hội bây giờ.
Gấu hôm nay đi training ở Đà Nẵng, em thấy giáo trình ghi là hợp tác với BỈ năm 2009, em hỏi thì gấu nói học vậy thôi chứ biết bao giờ mới áp dụng giáo trình này.

<span style=""color: #0000ff;"">->Về kiến thức cơ bản của HS cấp 1 của Việt Nam có thua kém trên thế giới không? Em cũng có thể nói là không thua kém, có khi còn hơn nữa là khác. Vậy thì GD ta thua về cái gì? Thì em cũng nói thẳng ra đó là kỹ năng mềm, kỹ năng sống, cách tư duy và khả năng ngoại ngữ và kiến thức về văn hóa lịch sử và một môi trường cho trẻ phát triển. Còn về chuyện dạy thêm tràn lan như hiện nay, em có phần nào thông cảm được. Bạn sẽ sống như thế nào nếu chỉ hưởng lương từ nhà nước? Em nghĩ nếu cấm triệt để dạy thêm thì chẳng còn ai làm giáo viên nữa!! Do vậy, vấn đề ở đây không phải là cấm hay không cấm nữa mà các nhà làm giáo nên nghĩ khác đi để có giải pháp thích hợp.</span>

Bởi vậy hãy cải cách con người trước đi rồi hãy cải cách GD. để sau này đừng để những đứa trẻ học trường QT ra mắng những đứa trẻ khác " mày ngu hơn tao vì tao học trường QT, tao giàu hơn mày vì tao có tiền đóng trường QT"

<span style=""color: #0000ff;"">-> Với hiện trạng giáo dục chuyên quyền, yếu kém và quan liêu như ở VN, liệu rằng mình có thể làm gì từ cấp cơ sở hay không? Em cũng xin khẳng định nếu có tâm và có tầm thì mình vẫn có thể làm được nhiều thứ và làm tốt hơn bây giờ rất nhiều. "Phải tự cứu mình trước khi trời cứu". Em đơn cử một ví dụ: Chương trình là chương trình của bộ, mình không thể thay đổi chương trình. Nhưng bài giảng và phương pháp giảng dạy là của người dạy và do nhà trường quyết định. Và yếu tố quyết định chuẩn đầu ra của học sinh không phải ở mấy cuốn sách GK bắt buộc của Bộ GD mà là phương pháp giảng dạy và kiến thức của người thầy!</span>
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
23/5/12
143
1
16
32
Về xu hướng của giáo dục của VN trong 50 năm tới, chắc chắn nó sẽ phải đi theo con đường cải cách này [Em mượm tạm con đường đi lên của Hàn Quốc]... nhưng nhanh hay chậm, trồi sụt thế nào thì nó phụ thuộc vào cái tâm và cái tầm của những nhà lãnh đạo cao nhất.
Em xin trích dẫn một bài báo liên quan về con đường cải cách giáo dục tại Hàn Quốc để các bác có thể hình dung con đường đi lên của GD Việt Nam sau này:

1. Vì sao có cuộc cải cách giáo dục lần thứ sáu ở Hàn Quốc?
Do luôn đề cao “giáo dục là quốc sách hàng đầu” và thường xuyên chú ý cải cách giáo dục nên trong suốt hơn 5 thập niên qua, tính từ cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất (1955-1962), nền giáo dục Hàn Quốc đã đạt được nhiều thành tựu khả quan và do đó, đóng góp to lớn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hàn Quốc, cho sự “hoá rồng” của quốc gia này.
Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của thực tiễn đặt ra, ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước, nền giáo dục Hàn Quốc đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Có thể kể ra một số vấn đề nổi cộm sau:
- Đó là những hạn chế trong chính sách điều tiết của Chính phủ đối với lĩnh vực giáo dục. Cụ thể, những quy định chặt chẽ của Chính phủ đối với một số hoạt động giáo dục mang tính độc đoán và cứng nhắc đã làm hạn chế quyền tự quyết và tính sáng tạo của các nhà quản lý giáo dục ở tất cả các cấp giáo dục.
- Cơ chế thi tuyển nặng về lý thuyết vào đại học và cao đẳng được vận hành trong suốt nhiều năm trước đây đã khuyến khích học sinh học thuộc lòng theo kiểu “học vẹt”, làm thui chột khả năng tư duy và hoạt động sáng tạo của họ không chỉ trên ghế nhà trường mà còn cả sau khi tốt nghiệp.
- Sự giảm sút về đạo đức, nhân cách của học sinh và vị thế người thày trong hệ thống giáo dục cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Đó là sự ít quan tâm đến bố mẹ, người thân, kể cả cộng đồng của nhiều học sinh. Bởi vì, họ phải tập trung quá nhiều vào học tập – học nhồi nhét ở trên lớp, thư viện, phòng thí nghiệm, cơ sở sản xuất… Nguyên nhân chính là do số lượng chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường, nhất là các trường có uy tín, kể cả từ cấp phổ thông cho đến đại học đều có hạn, trong khi số lượng học sinh tham gia dự tuyển lại rất đông, khiến cho để giành được “chiến thắng”, các học sinh đã phải lao vào học thêm, còn các thầy giáo cũng phải lao vào dạy thêm.
- Cũng phải kể đến các yếu tố khách quan bên ngoài đã tác động mạnh đến cuộc cải cách giáo dục ở Hàn Quốc, đó là xu thế toàn cầu hoá cùng với nhu cầu phát triển kinh tế tri thức. Trong đó, nét đặc trưng nổi bật là sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ tin học. Nhận thức được sự tác động của các yếu tố này, ngay từ đầu những năm 1990, Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập Uỷ ban Cải cách giáo dục trực thuộc Tổng thống, với nhiệm vụ chính là giúp Tổng thống soạn thảo chương trình cải cách giáo dục quốc gia sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển đặt ra từ các yếu tố khách quan đó.

2. Mục tiêu của cải cách giáo dục hiện nay ở Hàn Quốc
Mục tiêu chính của cải cách giáo dục ở Hàn Quốc hiện nay là nhằm xây dựng một nền giáo dục mở, tạo cơ hội cho mọi người được học tập suốt đời để họ có thể trở thành những con người mới có đủ tri thức, năng lực đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội thông tin và toàn cầu hoá.
Để đạt được mục tiêu trên, phương hướng của cải cách giáo dục được xác định là: 1. Chuyển từ nền giáo dục lấy trung tâm là thày sang nền giáo dục mới lấy trung tâm là trò; 2. Chuyển từ từ giáo dục đồng bộ sang giáo dục đa dạng hoá, đặc trưng hoá; 3. Chuyển từ quản lý giáo dục trên cơ sở quy chế và mệnh lệnh sang quản lý giáo dục trên nền tảng tự giác và trách nhiệm; 4. Chuyển từ giáo dục bắt buộc sang giáo dục tự do, bình đẳng và cân đối; 5. Chuyển từ giáo dục truyền thống với bảng đen, phấn trắng sang giáo dục mở thông qua mạng thông tin – số hoá; 6. Hướng tới xây dựng một nền giáo dục chất lượng cao, đạt ngang trình độ giáo dục của các nước phát triển cao trong một thời gian ngắn nhất.
Theo phương hướng trên, hiện nay Hàn Quốc vẫn đang trên đường tiến hành cải cách cả về hệ thống giáo dục, chương trình giáo dục, hệ thống quản lý giáo dục, đồng thời sửa đổi các điều luật liên quan đến giáo dục cũng như thay đổi cả ý thức và quan niệm về giáo dục trong toàn thể nhân dân. Hoạt động cải cách giáo dục được thực hiện sâu rộng, thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chức và cá nhân. Cải cách giáo dục không chỉ là trách nhiệm của riêng Bộ Giáo dục và Phát triển nhân lực mà là của cả bộ máy chính phủ, là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi gia đình, mỗi công dân. Có thể nói, cuộc cải cách giáo dục lần này của Hàn Quốc là cuộc cải cách toàn diện, năng động, có quy mô lớn và được xã hội hoá cao nhất so với tất cả các cuộc cải cách giáo dục trước đây, vì thế nó vẫn còn phải giải quyết không ít vấn đề đang đặt ra, trong đó có những vấn đề liên quan trực tiếp đến quản lý giáo dục ở tầm vĩ mô.
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
25/5/12
39
0
6
32
nhan tai thi co nhung ma di nuoc ngoai lam roi chu dau co o VN dau
 
Hạng C
7/8/11
647
32
43
48
Xì Gòng
Ekira hay :D trước khi thành vĩ nhân, phải qua giai đoạn vĩ cuồng. Do vậy, em là em ủng hộ mọi phát ngôn, phát kiến vĩ cuồng. Nói như Donald Trump thì nếu đã mơ đến một ngày mình có 1 triệu đô thì tại sao không mơ ngay từ đầu mình sẽ có 10 hay 100 triệu đi :D ước mơ đâu bị đánh thuế.

Cụ Ekira nói hay lắm. Bây giờ để em được phép đóng vai "nâng niu bàn chân Việt" em giả sử, em là cụ Phạm Vũ Ní (em cụ Phạm Vũ Nuận) thì em sẽ hỏi cụ như sau:


"Ekira, thay mặt cho hội đồng Bộ Trưởng, tôi cảm ơn cậu đã có những suy tư, những trăn trở rất đáng quý cho nền Giáo dục nước nhà. Vậy theo cậu, nếu cần đổi mới và kiện toàn hệ thống giáo dục nước nhà, chúng ta nên làm từ đâu? Trình bày ngắn gọn, xúc tích không nhiều hơn 3 ý và không quá 20 câu! - Tôi nghe đây!"
 
Hạng C
8/2/11
538
47
28
58
Em thấy bác chủ rất có tâm với GD và đang rất quyết tâm đóng góp công sức để xây dựng thế hệ mới tốt hơn cho nước nhà. E rất cảm phục bác. E nghĩ bác đừng nên kỳ vọng quá nhiều sẽ dẫn đến dễ chán nản khi cảm thấy LỰC BẤT TÒNG TÂM. Theo e nên bắt đầu từ 1 việc rất nhỏ của XH đã là việc quá lớn đối với mình, như ý định của bác bvy mà còn phải trằn trọc vài năm nữa may ra mới khai sinh đc 1 trường, sĩ số chắc cũng chỉ vài trăm em.
Câu hỏi bác bvy hỏi em, LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẢM CHI PHÍ ĐỂ CÓ THỂ CÓ MỨC HỌC PHÍ CẠNH TRANH ĐƯỢC VỚI CÁC TRƯỜNG KHÁC ? Xin thưa rằng e đã bó óc nên giờ còn ngồi đây. Những trường có chất lượng khá (trên mức trường Á Châu) đều có những thế mạnh cạnh tranh và đều đã TỐI THIỂU HOÁ về giá (học phí) rồi thì mình k có cửa để cạnh tranh về giá. Vì vậy mình nên tìm cách SỐNG CHUNG với họ thì tốt hơn. Những trường e đề cập này họ khai thác thị trường ở những phân khúc rất khác nhau: khác nhau về phân khúc tài chính, về địa điểm đi du học đại học, về địa điểm sống và làm việc sau khi tốt nghiệp đại học.
E thấy bác bvy có lợi thế liên hệ với US và dựa vào mô hình giảng dạy bác đưa ra thì e nghĩ đối thủ cạnh tranh chính của bác là trường Bắc Mỹ. Bác nên tìm hiểu kỹ thằng này và tìm hiểu thêm 1 số thằng khác. Bác có lợi thế cạnh tranh về giá cả vì sd chính BDS của mình làm cơ sở chính, sẽ rất tốt để phát triển ổn định lâu dài. Bắc Mỹ cũng sỡ hữu (k thuê) phần đất làm cơ sở chính. Người sáng lập trường này là 1 giáo sư Mỹ gốc Việt (học tập và làm việc gần như cả cuộc đời trên đất Mỹ), rất rất có tâm huyết cho thế hệ trẻ quê nhà, có quan hệ cực tốt với hệ thống trường trung tiểu học Bắc Mỹ bên đó để có thể kết nối trường bên này như 1 thành phần của hệ thống này bên đó. BÁC HÃY KHAI THÁC CÁI MÀ TRƯỜNG NÀY CHƯA LÀM KỊP, đó là độ phủ các chi nhánh còn quá ít. HS phổ thông rất cần học gần nhà (dù nhà trường đã có xe đưa đón khắp TP).
1 điều cực kỳ quan trọng nữa là bác phải nghiên cứu thị trường để nhắm tới 1 nhóm phụ huynh nào đó. Phụ huynh chọn trường nào là phụ thuộc vào quan điểm sống và GD con cái, khả năng tài chính, hoàn cảnh gia đình (nơi sống của nội ngoại cô dì chú bác). Về quan điểm GD của phụ huynh, e tạm chia làm các loại sau:
- Phương pháp giảng dạy là chính (kích thích óc sáng tạo, chủ động giải quyết vấn đề, có kỹ năng sống tự lập, có các kỹ năng mềm để làm việc sau này như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, khả năng lãnh đạo...), ngoại ngữ là phương tiện quan trọng hỗ trợ cho chuyên môn. Sau này nhiều khả năng sẽ sống và làm việc tại VN.

- Phương pháp giảng dạy, ENG, kiến thức XH Mỹ (or Anh....) đều rất quan trọng để sau này sống và làm việc tại Mỹ or châu Âu.

1 số quan điểm khác e k bàn ở đây vì bác bvy đang nhắm tới du học Mỹ.

Nếu là quan điểm 1 thì phụ huynh rất coi trọng tiếng Việt và hiểu biết về XH Việt. Trường của bác phải có luôn chương trình GD VN và chịu sự quản lý rất dễ gây bất mãn cho bác. Như vậy HS học 2 chương trình sẽ rất nặng, bác phải adapt tí chút chương trình US cho phù hợp với HS second language. Đồng thời bác có thể áp dụng 1 số phương pháp giảng dạy của US sang chương trình VN để dạy các e các kỹ năng làm việc nhóm, suy nghĩ độc lập, sáng tạo, trung thực... (bỏ qua thành tích thi đua của trường so với các trường dạy chương trình VN khác). Để áp dụng các phương pháp US vào chương trình giảng dạy VN, giáo viên soạn giáo án rất mất thời gian và công sức tìm tòi, lại còn tuyệt đối k đc dạy thêm hay nhận bất kỳ khoản quá cáp nào từ phụ huynh, lương GV phải rất cao và đủ sống. Đó là những điều lôi cuốn phụ huynh đến với trường của bác.
Còn nếu nhắm tới nhóm phụ huynh sẽ cho con đi định cư ở nước ngoài thì dễ hơn, chỉ việc dạy chương trình US. Nhưng tương lai thì nhóm này sẽ rất ít so với nhóm 1.

E có khách hàng gấp, tạm dừng ở đây nhé.
 
Status
Không mở trả lời sau này.