Hạng C
2/6/07
856
51
28
53
Hà Nội
RE: Em chưa hiểu về "Zin 3 cầu"!!!

Trích đoạn: Kar
@NamCúi: chắc bác nhầm. Zil 157 có cardan trc đấy ạ. Từ động cơ >>>hộp số ra thì đúng là có 1 cardan. Cardan này truyền lực cho hộp số phụ (nhà binh gọi là súp) từ hộp số phụ này mới chia lực cho cầu trc và 2 cầu sau. 2 cầu sau hoạt động toàn thời gian, khi cài cầu là cài cầu trước.
cầu sau cùng hoạt động toàn thời gian, khi vào đường khó mới cài thêm cầu trước, khi lầy thì vì tải nặng nên bánh trước cũng khó kéo nổi nên mới cài thêm cầu giữa, dù có chia lực nhưng ở tốc độ thấp thì động lực vẫn lớn, hi vọng một trong hai cầu sau bám đất cứng sẽ thoát lầy, còn đường trường mà hai cầu sau đều chủ động toàn thời gian thì theo em nó chưa có bộ điện tử để tính toán phân phối lực đâu, mà phân lực thủ công vậy thì yếu chết được.

Còn cái co chân em nói ở trên không phải của LX, mà là loại tải 3 cầu hồi đấy :D, của tư bản là Pháp hay Mỹ đó
 
Kar
Hạng B2
14/10/04
137
2
18
51
HN
RE: Em chưa hiểu về "Zin 3 cầu"!!!

Nó là khớp căn - đuya bác NgườiItem à
 
Kar
Hạng B2
14/10/04
137
2
18
51
HN
RE: Em chưa hiểu về "Zin 3 cầu"!!!

[/quote]
cầu sau cùng hoạt động toàn thời gian, khi vào đường khó mới cài thêm cầu trước, khi lầy thì vì tải nặng nên bánh trước cũng khó kéo nổi nên mới cài thêm cầu giữa,...
[/quote]
Zil157, 131, Ural, Gaz66, UAZ, Bắc Kinh, Rumani...vv đại loại là xe nhà binh có xuất xứ LX tất cả đều cài cầu trc bác ơi, chỉ có mấy em như Niva nhà em xài cầu mềm cho cầu trc là cài cầu sau thôi khi lầy thôi. Ngày xưa ko có tân kỳ như bác nghĩ đâu, "hiện đại" như Zil 131 mà Nga vẫn xài bây giờ thì cũng chỉ đến mức gạt công tắc điện để đóng van hơi cài cầu trc thôi, tuy-ô hơi mà hở áp suất tụt xuống dưới 5kg/cm2 là nghỉ cài cầu lun :)
 
Hạng C
2/6/07
856
51
28
53
Hà Nội
RE: Em chưa hiểu về "Zin 3 cầu"!!!

Trích đoạn: Kar
cầu sau cùng hoạt động toàn thời gian, khi vào đường khó mới cài thêm cầu trước, khi lầy thì vì tải nặng nên bánh trước cũng khó kéo nổi nên mới cài thêm cầu giữa,...
Zil157, 131, Ural, Gaz66, UAZ, Bắc Kinh, Rumani...vv đại loại là xe nhà binh có xuất xứ LX tất cả đều cài cầu trc bác ơi, chỉ có mấy em như Niva nhà em xài cầu mềm cho cầu trc là cài cầu sau thôi khi lầy thôi. Ngày xưa ko có tân kỳ như bác nghĩ đâu, "hiện đại" như Zil 131 mà Nga vẫn xài bây giờ thì cũng chỉ đến mức gạt công tắc điện để đóng van hơi cài cầu trc thôi, tuy-ô hơi mà hở áp suất tụt xuống dưới 5kg/cm2 là nghỉ cài cầu lun :)

vậy là em lại nhớ nhầm sao [8D] [8|] [8|] [8|] [8|]
:D
 
Last edited by a moderator:
Hạng B1
20/3/07
67
1
0
RE: Em chưa hiểu về "Zin 3 cầu"!!!

Hay quá!Tiếp đi các bác!
Em thấy xe tải Nga cũ cũng phức tạp gớm nhỉ?!Thế các xe tải tư bản có gì ưu việt hơn không nhỉ?Volvo,Scandinavi,FreightLine,...không biết ra sao???
Hóa ra là chúng lại cài cầu bằng hơi à??Lạ quá,từ xưa tới nay em chỉ thấy cài bằng cơ (HUB) & bằng điện thôi!
 
Hạng F
2/4/07
6.178
406
83
RE: Em chưa hiểu về "Zin 3 cầu"!!!

Trong các nước XHCN đông Âu ngày trước,có lẽ Rumani là nước nghèo nhất...vậy mà trong trong chiến tranh VN cũng đã có xe của Rumani. Đó là những chiếc Capati , Bucegi...có hình dạng và trọng tải gần giống Zil 130, chạy hệ thống đánh lửa điện tử. Lính ta rất ngại loại xe này nên truyền miệng câu:" Capati vừa đi vừa...đẩy"..!
 
Hạng B1
5/12/05
92
0
6
Hà Nội
RE: Em chưa hiểu về "Zin 3 cầu"!!!

Trích đoạn: NguoiTlem


Trích đoạn: Kar
Xe 3 cầu, 2 cầu là cách gọi thông thường của cánh xế chuyên nghiệp cho các loại xe có 3 hay 2 cầu chủ động. Ví như xe Zil157, 131 hay Ural 375 là 3 cầu, GAZ66 là 2 cầu. Còn nói chính xác thì như Bác sĩ đã dạy he he. Còn cầu gãy chắc là loại Scania với 2 cầu sau có thể "co chân" sau cùng lên khi xe chạy ko tải, khi có tải thì cầu sau cùng mới hạ tiếp đất. Phải loại này ko Bác sĩ nhỉ?
bác Kar nói cũng đúng, có thể co lên nhưng là cầu giữa (2) chứ không phải cầu sau cùng (1), vì cầu sau cùng luôn chủ động. Với xe tải, cầu sau thường là dùng cách độn nhíp và võng xuống, nhưng với cầu giữa này thì nhíp độn ngược, tức là võng lên. Một pitông hơi ở vị trí lắp tên đó, một đầu gắn với sắt xi, một đầu với trục giữa, khi làm nhíp co lại thì nó cất bánh lên, khoảng 20 phân.

Xe Zil 157 ko co được chân nào lên đâu ạ. Thực chất thì 2 cầu sau nó dùng chung một hệ thống treo. Cái nhíp võng ngược lên nối liền hai cầu sau là hệ thống treo. Còn cái piton nối cái nhíp ngược với các xat xi là ống giảm chấn = thủy lực. Nó làm các nhíp này là để khi chạy vào đường gập ghềnh thì hai cầu sau luôn luôn bám đường. Cầu giữa đi vào mô đất cao thì nó đẩy cầu sau ép xuống mặt đường. Các bác cứ tưởng tượng cái nhíp này nó như các bập bênh của trẻ con ý. Thằng đầu này bênh lên thì thằng đầu kia hạ xuống

Các đăng thì ở khoảng 1/3 có khớp then hoa, là dạng như pitông và xilanh, xilanh có răng trong, pitông có răng ngoài ăn vào nhau, dài khoảng 20 phân. Bình thường khớp hơn một nửa, để phòng khi thay đổi khoảng cách trục với hộp cầu phụ khi vào chỗ xóc (nhíp nén và buông, từ đó thay đổi cạnh góc vuông dẫn đến thay đổi cạnh huyền là các đăng) thì không bị gẫy các đăng hay vỡ hộp số phụ.
Khớp liên kết hai đầu các đăng là khớp - khoá chữ thập, như càng cua, để khớp vào cầu và hộp số phụ.

Cái khớp then hoa thì đúng như bác mô tả, nó có thể truyền động giữa hai trục có khỏang cách thay đổi, không cố định.

ở những xe tải thùng dài như Hino, em thấy giữa các đăng còn có thêm một khớp - khoá chữa thập nữa (thành ra nhìn thành 2 các đăng nối nhau), cái này là do nếu để cả trục dài thì tự trọng lớn, khó cân bằng động, nhất là sau thới gian sử dụng đã bị sai lệch đi, nên cắt đôi ra để giải quyết cân bằng động.

Nếu em ko nhầm thì người ta cắt đôi cái trục các đăng như bác mô tả ko phải là vì v/đ cân bằng động đâu ạ. Chủ yếu là vì góc nghiêng của trục các đăng lớn quá thì người ta làm thêm một khớp các đăng ở giữa để giảm góc nghiêng cho mỗi trục các đăng. Cái nữa là nếu để 1 trục các đăng quá dài thì cũng không có lợi vì nó chịu mô men xoắn lớn, dễ bị biến dạng. Nói tóm lại thì tính cơ lý của trục các đăng quá dài sẽ phải cực cực tốt.
 
Hạng C
11/11/05
978
12
18
59
RE: Em chưa hiểu về "Zin 3 cầu"!!!

Xe con 2 cầu: Bắc Kinh và Gaz 69 (đều có loại đít vuông và đít tròn)

Riêng Uoát thì thường gọi là Uoát chỉ huy là loại đầu dài, Uoát tải và loại trở người là đầu bằng.


Thấy các Bác bóng bàn về xe LX E khoái quá, nên xin nói leo tí nhá :
Gaz (Gorkovskij Awtomobilnyj Zavod ) Được Nhà máy sx ô-tô Gócki sản xuất từ 1953 đến 1955
Loại Gaz 69A : "Đít tròn" - Xe chỉ huy có 04 cửa, băng nghế sau nằm ngang, có dựa lưng .
Loại Gaz69 " Đít vuông " - Xe chở lính cúng có thể dùng để chở hàng có 02 cửa - Hai băng hgế sau nằm dọc , không có dựa lưng
Cả 02 loại đều có động cơ 4máy I, dung tích 2.2l - Hai cầu - Hộp số 03 số thường và 03 " số mạnh " Riêng loại " Đít tròn " có trang bị thêm một số thiết bị, cơ phận bảo vệ bộ điện + đánh lửa chống ngập nước ...
Hình Gaz 69 - Đít Vuông
300pxgaz692yu2.jpg


Hình Gaz 69A - Đít tròn
blinker2520vornaq9.jpg


Từ 1956 thì Gaz 69 được chuyển sang nhà máy Ô-tô Ulianốp sản xuất nhưng vẫn giữ toàn bộ kiểu dáng, chi tiết của Gaz . Khỏang giữa những năm 1960 thì UAZ mới sản xuất loại UAZ 469 như các Bác thấy hiện nay và hay gọi là UAZ đầu Bằng - Loại này có đủ cả 4 chỗ, VAN, và Tải nhẹ

120pxuaz469yj9.jpg


120pxuazbusev0.jpg


1417562635925e2f0e9cmbs5.jpg
 
Hạng C
2/6/07
856
51
28
53
Hà Nội
RE: Em chưa hiểu về "Zin 3 cầu"!!!

Trích đoạn: namcuif
Xe Zil 157 ko co được chân nào lên đâu ạ. Thực chất thì 2 cầu sau nó dùng chung một hệ thống treo. Cái nhíp võng ngược lên nối liền hai cầu sau là hệ thống treo. Còn cái piton nối cái nhíp ngược với các xat xi là ống giảm chấn = thủy lực. Nó làm các nhíp này là để khi chạy vào đường gập ghềnh thì hai cầu sau luôn luôn bám đường. Cầu giữa đi vào mô đất cao thì nó đẩy cầu sau ép xuống mặt đường. Các bác cứ tưởng tượng cái nhíp này nó như các bập bênh của trẻ con ý. Thằng đầu này bênh lên thì thằng đầu kia hạ xuống
thì em cũng đã nói là của tư bản đời ơkìa thì mới co chân được mà, ko phải LX. Em nghĩ là mỗi cầu phải một hệ nhíp chứ nhỉ, còn chung một thì vẫn là 1, tải yếu xìu à. Hệ nhíp của XHCN vẫn là 2 võng. Chỉ có của TB thì mới là cuối võng giữa lồi đề thiết kế cho co chân thôi. Còn cái thiết kế của bác hay dùng cho dòng xe tải nhỏ đi địa hình, một cầu sau, một hệ nhíp lồi nhưng xuống 2 bánh dọc mỗi bên. Đúng không nhỉ, hay em nhầm???

Nếu em ko nhầm thì người ta cắt đôi cái trục các đăng như bác mô tả ko phải là vì v/đ cân bằng động đâu ạ. Chủ yếu là vì góc nghiêng của trục các đăng lớn quá thì người ta làm thêm một khớp các đăng ở giữa để giảm góc nghiêng cho mỗi trục các đăng. Cái nữa là nếu để 1 trục các đăng quá dài thì cũng không có lợi vì nó chịu mô men xoắn lớn, dễ bị biến dạng. Nói tóm lại thì tính cơ lý của trục các đăng quá dài sẽ phải cực cực tốt.
góc nghiêng thì em ko tin lắm, đúng là nó có thể giải quyết được góc nghiêng, nhưng em thấy toàn lắp ở thùng dài, mà vậy thì chắc chắn nghiêng ít hơn thùng ngắn vẫn dùng. Momen xoắn thì bác đúng rồi. Nhưng nếu không giải quyết cả cân bằng động thì nó đánh vỡ chốt chữ thập mất, vì tự trọng nó cũng không nhỏ, vòng quay lại lớn :D

Bàn vậy cho vui thôi, Bài này của em là 500 đấy. Từ giờ em bằng C rồi :D:D:D
 
Last edited by a moderator: