Hạng B2
7/1/08
136
23
18
V
080402cool_prv.gif
ụ này hay đây, hình như diễn đàn đang dần chuyển qua hướng tranh luận về chuyên môn Luật. :):D
Tôi cũng học Luật nên cũng lót dép ngồi nghe các Bác tranh luận, mong rằng chỉ đơn thuần về chuyên môn thôi, không nên quá gay gắt nhé các Bác.
PS: Dù sao cũng rất hoan nghênh Bác Lawyer đã mạnh dạn đưa vấn đề này lên diễn đàn.
080402cool_prv.gif
 
Hạng B2
28/12/09
472
2.705
93
Tp Hồ Chí Minh
grenade nói:
chừ luật Vn đang dần dần thay đổi, adapt theo cách làm trước khi tiếp quản./ bằng chứng là công nhận Thừa Phát Lai, vi bằng.. đó là những khái niệm pháp lý của MN trước khi tiếp thu, nay dùng lại
Đó là Cái quan điểm cái gì cũ cũng sai và đang được lần lần sửa đổi nhưng lặng lẽ.
@Bác chủ: ủng hộ bác về tình cảm một phiếu nhưng bác phải chuẩn bị tinh thần trường kỳ kháng chiến nhé.
Bác sẽ bị hệ thống Hành là Chính nó hành với phương châm:chưa được vạ thì má đã sưng.
Nếu được thì phải yêu cầu bồi hoàn các thiệt hại do quyết định này gây ra (đối với bác là tiền phạt, án phí, xăng dầu, mandays và nếu chứng minh hao tổn nơ ron được thì đòi luôn).
 
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Tám với các "Nuật sư" OS cho vui, tại sao nhiều bức tượng Nữ thần công lý cầm cân lại bị bịt mắt?

Trả lời: Nữ thần này tên là Dike, là con gái của Zeus và Thermis, theo truyền thuyết Hy lạp là nữ thần của lẽ phải, chân lý và sự thật, thế nên mới tay cầm cân, tay cầm gươm.

Từ thế kỷ 15 thì hình tượng Nữ thần này được trình bày với một dải băng bịt mắt, tượng trưng cho sự không thiên vị, xét xử không không qua bề ngoài, phong bì :D, sự quen biết ...mà ai cũng phải bị trừng phạt nghiêm khắc đúng theo tội lỗi của mình. Như vậy Nữ thần công lý bịt mắt là để phán xét cho đúng.

Một lý giải khác: Phán xét của những người đại diện công lý, khi không thoả mãn một trong các đương sự sẽ bị gọi là công lý mù loà, công lý bị bịt mắt (các bác để ý là cái cân của Nữ thần cũng luôn bị thiên lệch :D)

Lady_injustice001573_display.jpg


PS: à cẩn thận nhé, nghề nuật sư bây giờ mạo hiểm hơn cả nghề phi công đấy các bác ạ, cứ xem số lượng các nuật sư VN đang ủ tờ thì biết, tại can tội thích "ný nuận" mà :D.
 
Hạng D
29/5/08
1.463
82
48
MFC
Em ủng hộ bác chủ thớt
033102flo_1_prv.gif
033102flo_1_prv.gif
033102flo_1_prv.gif
, em thì em "xử" tại chổ thôi :D. 2 thằng XXX hụ còi đuổi theo xe em chỉ vào lề đường Điện Biên Phủ (hướng ngã 4 Hàng Xanh vào) . . . móc sẵn đtdd bật chế độ ghi âm.
- Cho hỏi 2 anh tôi bị lỗi gì?
- anh đi sai làn? Từ vòng xoay Hàng Xanh đi vào làn thứ 2 . . . cho xem giấy tờ xe?
- Thứ nhất tôi không phạm lỗi, ra khỏi vòng xoay vào đường ĐBP tôi đi vào làn trong cùng (thật ra mình cũng chả nhớ, chạy gần 200m mới bị dừng xe), thứ 2 tôi có giấy tờ đầy đủ nhưng không thể đưa cho anh cầm, vì tôi không vi phạm, tôi cầm cho 2 anh xem . . .
.....
....
- hay mấy thằng mày giả dạng CSGT . . . tao gọi 113 để tới kiểm tra . . .
. ..
- thôi ông đi cho khỏi rách việc!
. . .
bash.gif
bash.gif
bash.gif
 
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Tám thêm tý về luật nước ngoài trong trường hợp này với các bác cho vui :)

Bác chủ viết "Tôi điều khiển chiếc xe đi đúng phần đường của mình cũng như đúng tốc độ quy định, không vượt quá 40km/h."

Trong trường hợp này, kể cả khi xe bác chèn vạch liền trên đường thì CS, cũng như luật pháp nước ngoài cũng không tìm cách để "đè" bác ra để bắt nộp phạt nhiều như thế. Cụ thể với luật GT Đức, cũng nổi tiếng là nghiêm khắc, thì quy định xử phạt khi chèn vạch là như sau:

- lái xe chèn vạch cấm, vạch ngăn cách: nộp phạt 10 Oi (300k VND)
- như thế và gây thiệt hại: thêm 35 Oi
- như thế và vượt xe khác: thêm 30 Oi
- như thế để rẽ trái hoặc quay đầu: thêm 30 Oi
- như thế và gây nguy hiểm: thêm 35 Oi :D
http://www.strassenverkeh...s-41-vorschriftzeichen

Tóm lại tài xế sẽ chỉ bị phạt nhiều khi lái xe chèn vạch để vượt xe khác, để rẽ trái, quay đầu, cũng như khi gây nguy hiểm hoặc hậu quả, còn thì cũng chỉ 10 Oi, và trên thực tế thì không có ai chăm chăm để "bắt lỗi" này cả :)

Cũng không có các "anh hùng Núp" chuyên xăm soi trên đường việc các tài xế lái xe chèn vạch. Các camera và radar, hoặc xe CS thì chỉ ghi hình speeding để bắt phạt và trừ điểm bằng lái là chính thôi. Tất cả quá trình phạt cũng là tự động, hay VN mình gọi là phạt nguội, tức là người bị phạt sẽ phải gửi tiền phạt vào TK của thành phố khi nhận được giấy phạt, và phải thực hiện trong vòng 1 tuần.

Ở VN mình thì cho tới nay vẫn không làm nổi việc "phạt nguội" như thế, nên các tranh cãi như thế này sẽ còn lâu dài và mệt mỏi! Nhưng luật pháp VN nghiêm khắc như vậy cũng là rất tốt, vừa đảm bảo trật tự, an toàn cho giao thông, vừa tạo điều kiện phân chia thu nhập XH cho công bằng hơn giữa người có xe và không có xe :D.

PS: tám chơi vậy, chứ ở nước ngoài các tài xế lái xe rất kỷ luật, tuân thủ biển báo 100% và hầu như không có tình trạng lái xe đè vạch liền, vạch cấm ...!
 
Hạng C
23/3/09
904
226
43
nhnam100 nói:
@Bác chủ: ủng hộ bác về tình cảm một phiếu nhưng bác phải chuẩn bị tinh thần trường kỳ kháng chiến nhé.
Bác sẽ bị hệ thống Hành là Chính nó hành với phương châm:chưa được vạ thì má đã sưng.
Nếu được thì phải yêu cầu bồi hoàn các thiệt hại do quyết định này gây ra (đối với bác là tiền phạt, án phí, xăng dầu, mandays và nếu chứng minh hao tổn nơ ron được thì đòi luôn).
Việc này thì tôi đã xác định rồi bác. Tôi đã sẵn sàng không trở về Hà Nội trong vòng 1 năm để theo đuổi vụ kiện. Án phí có 400K thôi, đi lại không quá khó khăn, nhiều tiền. Đằng nào cũng có vài khách hàng ở Bình Dương, tiện thể thôi mà, hehe.
 
Hạng C
23/3/09
904
226
43
Tuan Anh Nguyen nói:
Bác phải đọc lại Nghị quyết 26 của Bộ Chính Trị về lộ trình xây dựng cơ cấu cơ quan điều hành (CP) & ngành tư pháp VN đến năm 2012

- Về CP : Sát nhập các bộ ngành từ TW đến đại phương : điều này CP đã làm rồi & đang cơ cấu lại chức danh, và biên chế cán bộ.

- Trong các hình án về DS, HS, HC : không tồn tại một văn bản nào quy định cách gọi khác biệt giữa nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị kiện. Nếu bác chứng minh có sự khác biệt thì phải trích dẫn văn bản Luật hoặc dưới Luật về tố tụng, tranh trụng quy định các điều khoản nào quy định điều ấy. Nếu bác không chứng minh được, không trích dẫn được thì bác không có quyền phản bác hoặc bác bỏ cách gọi đó.

- Đến năm 2012 cơ bản : trả VKS trở về chức năng Công tố, và đổi tên thành Viện Công Tố. Chức năng Kiểm sát sẽ do đại diện HDND các cấp hoặc đại diện UB Tư pháp Quốc hội (đối với các án Giám đốc thẩm) giữ quyền. Việc tách bỏ chức năng KS của VKS, để chỉ tập trung vào quyền Công tố để tránh cho VKS tình trạng vừa đá bóng, vừa thổi còi. Vừa nắm giữ quyền Công tố, vừa nắm quyền Kiểm sát phiên tòa.
Đọc những dòng bác viết, thật là hoài mong về những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta, thật là tuyệt vời nếu hoàn thiện được nghị quyết đó.

Tuy nhiên, nhà nước pháp quyền không hoạt động trên nghị quyết, bác ạ, chắc bác cũng hiểu.

Hầu chuyện bác thêm, chắc bác chưa học luật Việt Nam, cụ thể là luật tố tụng hành chính và luật tố tụng dân sự nên mới dám mạnh miệng mà rằng "không tồn tại một văn bản nào quy định cách gọi khác biệt giữa nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị kiện".

Xin thưa với bác là có đấy ạ.
Điều 3, Luật tố tụng hành chính định nghĩa:
5. Đương sự bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
6. Người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri.
7. Người bị kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, lập danh sách cử tri bị khởi kiện.
8. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ tự mình hoặc đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận hoặc được Toà án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Như vậy, trong án hành chính, không gọi là nguyên đơn , bị đơn mà phải gọi là người khởi kiện, bị kiện. Bác nhớ nhé, viết sai tên gọi trong đơn khởi kiện, bị tòa án trả về thì nhục mặt giới luật sư lắm.

Điều 56, Luật tố tụng dân sự định nghĩa:
Điều 56. Đương sự trong vụ án dân sự
1. Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
2. Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.
3. Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Thôi em đi làm, lúc khác rảnh hầu chuyện bác sau.
 
Last edited by a moderator: