Hoan hô Bác Lawyer, thuộc bài quá
Lawyer nói:Đọc những dòng bác viết, thật là hoài mong về những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta, thật là tuyệt vời nếu hoàn thiện được nghị quyết đó.Tuan Anh Nguyen nói:Bác phải đọc lại Nghị quyết 26 của Bộ Chính Trị về lộ trình xây dựng cơ cấu cơ quan điều hành (CP) & ngành tư pháp VN đến năm 2012
- Về CP : Sát nhập các bộ ngành từ TW đến đại phương : điều này CP đã làm rồi & đang cơ cấu lại chức danh, và biên chế cán bộ.
- Trong các hình án về DS, HS, HC : không tồn tại một văn bản nào quy định cách gọi khác biệt giữa nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị kiện. Nếu bác chứng minh có sự khác biệt thì phải trích dẫn văn bản Luật hoặc dưới Luật về tố tụng, tranh trụng quy định các điều khoản nào quy định điều ấy. Nếu bác không chứng minh được, không trích dẫn được thì bác không có quyền phản bác hoặc bác bỏ cách gọi đó.
- Đến năm 2012 cơ bản : trả VKS trở về chức năng Công tố, và đổi tên thành Viện Công Tố. Chức năng Kiểm sát sẽ do đại diện HDND các cấp hoặc đại diện UB Tư pháp Quốc hội (đối với các án Giám đốc thẩm) giữ quyền. Việc tách bỏ chức năng KS của VKS, để chỉ tập trung vào quyền Công tố để tránh cho VKS tình trạng vừa đá bóng, vừa thổi còi. Vừa nắm giữ quyền Công tố, vừa nắm quyền Kiểm sát phiên tòa.
Tuy nhiên, nhà nước pháp quyền không hoạt động trên nghị quyết, bác ạ, chắc bác cũng hiểu.
Hầu chuyện bác thêm, chắc bác chưa học luật Việt Nam, cụ thể là luật tố tụng hành chính và luật tố tụng dân sự nên mới dám mạnh miệng mà rằng "không tồn tại một văn bản nào quy định cách gọi khác biệt giữa nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị kiện".
Xin thưa với bác là có đấy ạ.
Điều 3, Luật tố tụng hành chính định nghĩa:
5. Đương sự bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
6. Người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri.
7. Người bị kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, lập danh sách cử tri bị khởi kiện.
8. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ tự mình hoặc đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận hoặc được Toà án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Như vậy, trong án hành chính, không gọi là nguyên đơn , bị đơn mà phải gọi là người khởi kiện, bị kiện. Bác nhớ nhé, viết sai tên gọi trong đơn khởi kiện, bị tòa án trả về thì nhục mặt giới luật sư lắm.
Điều 56, Luật tố tụng dân sự định nghĩa:
Điều 56. Đương sự trong vụ án dân sự
1. Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
2. Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.
3. Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Thôi em đi làm, lúc khác rảnh hầu chuyện bác sau.