Hạng B2
9/8/12
339
144
43
Thủ Đức
Hôm trước xe em củng bị lỗi rơle quạt cấp độ 1, thợ Mekong tháo ra cạo các rỉ sét nó chạy đến hôm nay.
Nếu xe bác là Siena 1.6 thì bác tháo đèn trước bên tài ra sẽ thấy hộp chứa mấy cái rơ le. Bác có thể mượn rơle quạt tốc độ 2 để thử xem quạt có chạy ở cấp độ 1 không!
 
HaH confirmed
Hạng B2
28/5/08
475
61
28
danangfiatcu nói:
HaH nói:
danangfiatcu nói:
Xe bác như vậy là hoàn toàn bình thường. Cảm biến nhiệt và hệ thống điều khiển quạt tốt. Có điều có lẽ chắc do hỏng role điều khiển tốc độ 1, nên chỉ chạy khi đến ngưỡng tốc độ 2. Nếu lúc 9-10h và lúc bác bật máy lạnh mà thấy tốc độ quạt như nhau thì 99% là hỏng mất tốc độ 1. Không sao đâu bác. bác cứ chạy, không phải lo lắng gì cả.. Chỉ khi nào kim đến 10 giờ mà quạt không chạy thì mới lo. Thiết kế của xe là như vậy.<span style=""color: #ff0000;""> FIAT mà kim nhiệt lúc nào cũng chỉ 8 giờ hoặc ít hơn thì mới là có vấn đề đấy bác</span>. Xư lý không khó lắm, ga ra nào tốt tốt một tí cũng làm được (nếu bác có ít kiến thức về role, mạch điện, bác cũng có thể tự DIY được), nhưng thật sự không cần thiết lắm. Chỉ có điều tốc độ 2 của quạt chạy kêu to lắm. :).
Chào bác,
Em vẫn đang thắc mắc điều này mà vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng: Fiat Siena HLX của em kim nhiệt luôn ở vị trí <=8 giờ, chỉ lên 9:00 khi kẹt đường và không mở máy lạnh. Theo em như vậy là không tối ưu được hiệu xuất máy, không như em Albea luôn ở vị trí 8:30 trong mọi điều kiện.
Bác chia xẻ cách xử lý cho em với,
Cám ơn Bác.
Xe bác đã bị tháo bỏ van hằng nhiệt rồi. Bác kiểm tra lại xem nhé. Nếu muốn tối ưu hiệu suất máy, bác phải lắp lại van hằng nhiệt. Tất nhiên với điều kiện hệ thống điều khiển và quạt, hệ thống két nước làm mát... phải hoạt động tốt. Albea hay bất cứ xe nào mà tháo bỏ van hằng nhiệt thì kim nhiệt cũng sẽ không chỉ vị trí ổn định được đâu.
Cám ơn Bác,
Em cũng nghĩ van hằng nhiệt có vấn đề. Truớc có ghé MK thay cu-roa cam, nhờ kiểm tra thì mấy anh nói bình thường, ghé bác Thạch cũng nói bình thường.
Xe thì em biết chưa thay hay chọc ngoáy gì vì xe mua lại của thằng bạn thân & trước đây em hay đi bảo dưỡng giùm nó, với lại nhìn kỹ không ai thấy có dấu vết đụng chạm gì đến van hằng nhiệt. Thêm nữa, nếu van bị kẹt thì luôn ở trạng thái kẹt đóng.
Nhiều bác trên diễn đàn nói xe Siena nhiệt độ động cơ là vậy: kim nhiệt sẽ báo lúc lên lúc xuống tùy điều kiện làm việc, cứ như kim của mình vậy :), bởi vậy lâu nay em cũng không quan tâm lắm. Nay gặp bài viết của Bác, em lại thắc mắc: lẽ nào Siena kém vậy?
Albea & Doblo thì nhiều Bác cờn fơm là kim nhiệt đứng yên quanh 9:00 sau vài phút vận hành, thật tuyệt!
 
Hạng B2
19/12/11
357
530
93
mercedesdanang.net
michealduong nói:
danangfiatcu nói:
Với Siena, có 1 điện trở nhiệt nằm ở ngay phía dưới, khi máy vừa đủ nóng , role đóng cấp nguồn cho quạt chạy ngang qua điệnt rở này, do đi qua trở này nên giảm điện áp cấp xuông thấp làm quạt chạy chậm. Tốc độ 2 thì được role sẽ cấp thẳng nguồn 12vôn đến quạt nên chạy tối đa. Nếu role tốt, thường bị mất tốc độ 1 do đứt điện trở này.
Doblo thì tôi chưa dùng nên chưa biết thế nào, chắc cấu tạo cũng như thế thôi. Bác xem trên khung cánh quạt có gắn một cục to bằng ngón tay cái, có một đầu vào từ role, một đầu ra đến quạt thì đích thị là điện trở. Kiêm tra bằng cách thể nối tắt luôn 2 đầu trở này, nổ máy đến mức kim nhiệt trước đây khi tốc độ 1 chạy mà thấy quạt chạy luôn là chắc chắn đứt trở rồi. Nếu có đồng hồ Vôn kế đo 2 đầu điện trở là nhanh nhất.
Cám ơn bác, em đã hiểu được phần nào điều bác nói. Một thông tin rất hữu ích với em. Như vậy nếu em muốn thay đổi tốc độ 1 của quạt thì cũng có thể thay con điện trở này bằng một con điện trở khác có công suất tương đương nhưng trở kháng nhỏ hơn đúng không bác?
Về lý thuyết thì cũng có thể được bác ạ, nhưng chắc là mất công lựa chọn điện trở (mà loại điện trở này hơi khó kiếm).
Theo tôi nghĩ, ở điện trở này, vai trò giảm điện áp chỉ là một phần, vai trò quan trọng nhất của điện trở này là làm giảm cường độ dòng điện sau khi qua trở. Cùng một trở kháng nhưng cường độ dòng điện chạy qua mỗi loại điện trở sẽ khác nhau (điẹn trở nhiệt, điẹn trở lõi than, điện trở dây quấn, điện trở ceramic...) sẽ khác nhau, chính điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động, đến công suất của động cơ phía sau trở. Nếu so sánh 2 động cơ điện xử dụng cùng công suất, thì mo to sử dụng diện DC sẽ có dòng tiêu thụ rất cao so với mo to điện AC (xoay chiều). Cụ thể là cầu chì quạt mát 12v của FIAT hình như đến 20-30 Ampe thì phải, trong khi một cầu chì 30A dùng cho cả 10 cái quạt công nghiệp dùng điện xoay chiều AC (loại quạt cánh to, tốc độ quay lớn) vẫn còn dư thừa.
Nhà sản xuất đã tính toán kỹ chủng loại, thông số điện trở để điều khiển tốc độ quay của quạt được ổn định, không bị quá tải, nóng chảy, đứt cháy, theo đúng với thiết kế yêu cầu về nhiệt độ của động cơ: quay sớm quá thì máy không đạt nhiệt độ tối ưu, hao xăng, xe chạy không "ngọt", quay nhanh quá mức cần thiết thì gây dư thừa công suất lại hao điện, mau hư bình, quay trễ quá thì máy nóng quá, đễ dẫn đến quá nhiệt, hư hỏng...
Vì vậy, việc chúng ta lựa chọn một điện trở khác nhằm thay thế để có thể thay đổi cơ chế hoạt động theo ý muốn của mình thì cũng khó khả thi.
Đó là suy nghĩ của riêng tôi trao đổi, nếu không đúng thì bác bỏ qua nhé.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
19/12/11
357
530
93
mercedesdanang.net
HaH nói:
danangfiatcu nói:
HaH nói:
Xe bác đã bị tháo bỏ van hằng nhiệt rồi. Bác kiểm tra lại xem nhé. Nếu muốn tối ưu hiệu suất máy, bác phải lắp lại van hằng nhiệt. Tất nhiên với điều kiện hệ thống điều khiển và quạt, hệ thống két nước làm mát... phải hoạt động tốt. Albea hay bất cứ xe nào mà tháo bỏ van hằng nhiệt thì kim nhiệt cũng sẽ không chỉ vị trí ổn định được đâu.
Cám ơn Bác,
Em cũng nghĩ van hằng nhiệt có vấn đề. Truớc có ghé MK thay cu-roa cam, nhờ kiểm tra thì mấy anh nói bình thường, ghé bác Thạch cũng nói bình thường.
Xe thì em biết chưa thay hay chọc ngoáy gì vì xe mua lại của thằng bạn thân & trước đây em hay đi bảo dưỡng giùm nó, với lại nhìn kỹ không ai thấy có dấu vết đụng chạm gì đến van hằng nhiệt. Thêm nữa, nếu van bị kẹt thì luôn ở trạng thái kẹt đóng.
Nhiều bác trên diễn đàn nói xe Siena nhiệt độ động cơ là vậy: kim nhiệt sẽ báo lúc lên lúc xuống tùy điều kiện làm việc, cứ như kim của mình vậy :), bởi vậy lâu nay em cũng không quan tâm lắm. Nay gặp bài viết của Bác, em lại thắc mắc: lẽ nào Siena kém vậy?
Albea & Doblo thì nhiều Bác cờn fơm là kim nhiệt đứng yên quanh 9:00 sau vài phút vận hành, thật tuyệt!
<span style=""color: #0000ff;"">Chào bác HaH </span>
<span style=""color: #0000ff;""> Không phải là van hằng nhiệt xe bác "có vấn đề" mà có lẽ là đã "không có" van. Nó đã bị tháo bỏ rồi. </span>
<span style=""color: #0000ff;""> Bản thân cái van hằng nhiệt chúng ta không thể nhìn thấy được, nó được gắn sẵn ngay khi sản xuất trong lòng cụm kim loại có các ống dẫn để nối vào các đường ống cao su của hệ thống dẫn nước làm mát động cơ. </span>
<span style=""color: #0000ff;""> Bac có thể tự kiểm tra bằng cách : nổ máy khoảng 5 phút, sờ vào 2 đầu ống cao su to nhất ở đàng trước và đằng sau chỗ nối vào cụm kim loại. Nếu thấy một bên đã nóng lên mà ống bên kia vẫn mát hoạc chỉ hơi âm ấm lên một chút thì là xe vẫn còn van hằng nhiệt, nếu cả 2 ống đều nóng như nhau thì van đã bị tháo bỏ. </span>
<span style=""color: #0000ff;""> Siena không kém đâu bác. thậm chí còn hơn Albea đấy (nhất là về phần động cơ và khung gầm, đây là ý kiến của mấy anh thợ Mekong chuyên FIAT nói thế). Albea chỉ hơn Siena ở cái form bên ngoài một tí và một vài cái option khác (ABS, túi Khí...). </span>
<span style=""color: #0000ff;""> Chắc chắn rằng nếu xe bác mà hệ thống làm mát (két nước, bơm nước, quạt gió...) TỐT và CÓ VAN HÀNG NHIỆT thì sau khi chạy một lúc kim nhiệt của xe sẽ "im phăng phắc" ở vị trí 9h kém 1 tí ti cho mà xem. Đợi gì phải Albea hay Doblo... </span>
<span style=""color: #0000ff;""> Về van hằng nhiệt tôi cũng đã có trao đổi với anh em trên này một bài khá chi tiết về cơ chế hoạt đọng chi tiết và yếu tố là "im phăng phác" cái kim nhiệt tại 9h. Lâu quá rồi nên để lúc nào tìm lại rồi chia sẻ cùng bác nhé. </span>
 
Last edited by a moderator:
HaH confirmed
Hạng B2
28/5/08
475
61
28
Cám ơn Bác rất nhiều, theo thiển ý của em thì chẳng ai thiết kế xe có van hằng nhiệt mà để nhiệt cứ thay đổi như .vậy, nếu vậy thì bèo quá.. Em sẽ lại tiếp tục tìm hiểu và sẽ hoàn thiện hơn nữa em Fiat cưng.
 
Hạng C
26/3/12
583
224
43
HaH nói:
Cám ơn Bác rất nhiều, theo thiển ý của em thì chẳng ai thiết kế xe có van hằng nhiệt mà để nhiệt cứ thay đổi như .vậy, nếu vậy thì bèo quá.. Em sẽ lại tiếp tục tìm hiểu và sẽ hoàn thiện hơn nữa em Fiat cưng.

E copy vào đây để tiện theo dõi. E đồng ý là phải có van hằng nhiệt.

Nhiều người cho rằng, “Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nóng, nhiệt độ không khí cao nên không cần sử dụng Van hằng nhiệt” Quan niệm đó có thực sự đúng không?
Van hằng nhiệt nằm trong hệ thống làm mát của xe, nó đóng vai trò điều chỉnh nhiệt độ nước làm mát để đảm bảo nhiệt độ nước luôn nằm trong khoảng từ 80[sup]o-[/sup]95[sup]o[/sup]C (mức nhiệt độ động cơ làm việc với hiệu quả cao nhất).
3.jpg

Nguyên lý hoạt động:
  • Khi nhiệt độ nước làm mát thấp dưới 80[sup]o[/sup]C, van sẽ đóng, nước làm mát chỉ tuần hoàn bên trong máy.
  • Khi nhiệt độ nước vượt trên 80[sup]o[/sup]C, chất sáp bên trong van sẽ giãn nở và mở van, nước sẽ tuần hoàn qua két làm mát để làm mát máy.
Khi xe không được lắp van hằng nhiệt (động cơ quá nguội):
  • Thời gian làm nóng động cơ sẽ bị kéo dài
  • Nhiệt lượng bị mất do nước làm mát lấy đi
  • Khả năng bay hơi của nhiên liệu giảm, nhiên liệu cháy không hết
  • Hơi nhiên liệu bám vào thành xi lanh làm rửa trôi lớp màng dầu bôi trơn.
  • Các chi tiết xéc măng, piston và xilanh bị mài mòn nhanh
  • Công suất động cơ giảm.
Đối với động cơ sử dụng phun xăng điện tử, khi động cơ làm việc ở nhiệt độ thấp,ECU sẽ điều khiển phun xăng nhiều xăng hơn gây tiêu tốn nhiên liệu nhiều hơn, đồng thời làm tăng ô nhiễm môi trường.

Van không mở hoặc mở không hết:

Sau một thời gian làm việc, van hằng nhiệt có thể không mở hoặc không mở hết do chất sáp nhiệt trong van giãn nở kém.

Khi đó, động cơ sẽ bị nóng quá mức, khe hở giữa piston và xéc măng bị thu hẹp, gây ra bó kẹt piston.

Nếu tình trạng động cơ bị nóng quá mức trong thời gian dài, nhiệt có thể gây cháy đệm mặt máy, gây thổi gioăng và vênh mặt máy.

Sử dụng van hằng nhiệt đúng chủng loại

Một số van hằng nhiệt có thể giống nhau về hình dạng, kích thước, nhưng thực tế chúng có các thông số kỹ thuật khác nhau về chỉ số giãn nở nhiệt, lượng nước điều khiển qua van. Do vậy bạn cần thay van mới đúng chủng loại để đảm bảo yêu cầu hoạt động của động cơ.

Để đảm bảo động cơ hoạt động với hiệu quả cao nhất, van hằng nhiệt cần được thay thế định kỳ sau mỗi 2 năm hoặc 50.000km.

Nếu không nhầm thì nó nằm trong này.
img0007tia.jpg
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
10/7/12
437
188
43
danangfiatcu nói:
Về lý thuyết thì cũng có thể được bác ạ, nhưng chắc là mất công lựa chọn điện trở (mà loại điện trở này hơi khó kiếm).
Theo tôi nghĩ, ở điện trở này, vai trò giảm điện áp chỉ là một phần, vai trò quan trọng nhất của điện trở này là làm giảm cường độ dòng điện sau khi qua trở. Cùng một trở kháng nhưng cường độ dòng điện chạy qua mỗi loại điện trở sẽ khác nhau (điẹn trở nhiệt, điẹn trở lõi than, điện trở dây quấn, điện trở ceramic...) sẽ khác nhau, chính điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động, đến công suất của động cơ phía sau trở. Nếu so sánh 2 động cơ điện xử dụng cùng công suất, thì mo to sử dụng diện DC sẽ có dòng tiêu thụ rất cao so với mo to điện AC (xoay chiều). Cụ thể là cầu chì quạt mát 12v của FIAT hình như đến 20-30 Ampe thì phải, trong khi một cầu chì 30A dùng cho cả 10 cái quạt công nghiệp dùng điện xoay chiều AC (loại quạt cánh to, tốc độ quay lớn) vẫn còn dư thừa.
Nhà sản xuất đã tính toán kỹ chủng loại, thông số điện trở để điều khiển tốc độ quay của quạt được ổn định, không bị quá tải, nóng chảy, đứt cháy, theo đúng với thiết kế yêu cầu về nhiệt độ của động cơ: quay sớm quá thì máy không đạt nhiệt độ tối ưu, hao xăng, xe chạy không "ngọt", quay nhanh quá mức cần thiết thì gây dư thừa công suất lại hao điện, mau hư bình, quay trễ quá thì máy nóng quá, đễ dẫn đến quá nhiệt, hư hỏng...
Vì vậy, việc chúng ta lựa chọn một điện trở khác nhằm thay thế để có thể thay đổi cơ chế hoạt động theo ý muốn của mình thì cũng khó khả thi.
Đó là suy nghĩ của riêng tôi trao đổi, nếu không đúng thì bác bỏ qua nhé.
Bác suy nghĩ logic thế thì chắc không sai rồi. Mấy ngày nay em vẫn luây huây tìm cái điện trở của quạt cấp độ 1 mà chưa tìm ra. 1 phần vì khoang máy doblo cũng hơi chật, 1 phần đồ nghề của em không đủ nên không tự tin tháo mấy cái liên quan.

Có bác nào đã từng tháo điện trở quạt cấp 1 ra chưa? Cho em xin tí kinh nghiệm đi.
 
Hạng D
16/2/13
1.259
1.289
113
ĐỒNG NAI
Em theo giõi diễn đàn thì xe em kim nhiệt như vậy là bình thường, nhưng có điều quạt chỉ chạy ở cấp độ 3. Cái bình nước phụ em mới thay, nước được đổ đúng vạch max.Tối qua chạy xe về nhà, tắc máy ( quạt vẫn quay 1 tí rồi mới tắc . cái này bình thường) em xem bình nước phụ thì thấy nước nó lên gần đến cái nắp ( gần đầy bình ). em không hiểu như vậy có bình thường không. có người nói em xe nay nên tháo van hằng nhiệt. Các bác xem có nên hay không. Cám ơn
 
Hạng D
27/6/10
1.543
2.401
113
38
lebaoanh nói:
Em theo giõi diễn đàn thì xe em kim nhiệt như vậy là bình thường, nhưng có điều quạt chỉ chạy ở cấp độ 3. Cái bình nước phụ em mới thay, nước được đổ đúng vạch max.Tối qua chạy xe về nhà, tắc máy ( quạt vẫn quay 1 tí rồi mới tắc . cái này bình thường) em xem bình nước phụ thì thấy nước nó lên gần đến cái nắp ( gần đầy bình ). em không hiểu như vậy có bình thường không. có người nói em xe nay nên tháo van hằng nhiệt. Các bác xem có nên hay không. Cám ơn
Người ta thiết kế sao thì để vậy đi bác, đừng có tháo, lắp lung tung
 
Hạng D
8/2/12
1.023
2.022
113
Xe em bị kẹt xe sôi nước, quạt không chạy cấp độ 2, đem qua anh Thạch tháo quạt thay bạc đạn và than giờ thì quạt chạy im rui, nhiệt độ ổn, không biết mình thay bạc đạn và quạt vậy thì chạy được bao lâu các bác nhì.