Chuẩn!azurika nói:Lên dốc đâu cần về D1, D2 chi đâu cụ? Cụ chỉ cần nhả nhẹ chân ga rồi đạp lại là số tự động về lại số thấp và thoải mái vượt đèo thôi.
Chỉ dùng D1/D2 khi xuống đèo (hãm tốc bằng số) hoặc qua sình lầy, ngập nước để tăng vòng tua máy.
Khi đi qua đoạn đường ngập ở SG, em cũng thường về D1/D2 vì nhỡ có sụp ổ gà hay nước ngập cao quá thì em nó qua mượt hơn.
Bác lên đèo cứ dùng D có nói gì đâu, nhưng xuống đèo đặc biệt đèo dài mà dốc nhiều cứ D mãi có ngày Bác không trả lời em nữa đó!chiumon nói:Bác này chuẩn nè, đường đèo núi dốc dài như Bảo Lộc, Pren nếu chân ga chuẩn cứ để D mà phang lên hay xuống dốc cũng vậy. Nếu chân ga chuẩn thì khi xuống dốc các bác vẫn vô tư, để số 2, 1 máy gằn dữ lắm. Như xe Esc em chạy đèo núi tưng bừng dốc cao dốc ngắn chỉ D mà chơi.
Em copy bài này, chắc nhiều bác đã đọc, nguồn em không nhớ. bài hơi dài các bác chịu khó đọc.
1. KỸ THUẬT LÁI XE AT LÊN DỐC.
Khi lái xe AT lên dốc các bạn chỉ cần làm mỗi một việc là để cần số ở vị trí D là xong, cứ thế mà lái, không phải chuyển gì nữa cả. Tùy tốc độ thực tế của xe mà hộp số tự động sẽ chuyển tới số thích hợp. Một số bạn đã hiểu chưa đúng hộp số tự động nên khi lên dốc đã chuyển cần số về vị trí 3, 2, hoặc L là không cần thiết. Nhà sản xuất xe AT đã khuyến cáo người lái xe là không nên và không cần thiết phải chuyển vị trí cần số nhiều – việc này hãy để hộp số tự động làm, bản thân chữ Tự động đã nói lên tất cả. Các vị trí số được đánh dấu bằng số chỉ dùng khi cần phanh động cơ – hãm bớt quán tính của xe bằng lực cản của động cơ khi xe được cài số thấp.
Nếu xe đang lên dốc mà bạn cần tạm dừng lại: Bật xi nhan xin đường, lái xe vào lề đường, nhả ga, đạp phanh chân, kéo phanh tay ( hoặc phanh chân trái tùy loại xe được thiết kế khác nhau cho phanh bổ trợ). Nếu chỉ tạm dừng xe trong giây lát thì thao tác như thế là đủ. Khi cần đi tiếp thì bạn chỉ nhả phanh chân, nhanh chóng chuyển chân phải sang ga, nhớm ga cho xe chuyển bánh rồi lập tức hạ phanh tay. Tuyệt đối không hạ phanh tay trước khi nhớm ga để xe chuyển bánh. Nếu ta hạ phanh tay xuống trong khi chân phanh đang chuyển sang chân ga thì xe bị mất phanh vì thế mà có thể gây áp lực quá lớn tới hộp số làm giảm tuổi thọ của hộp số.
Trường hợp bạn muốn đỗ xe lại khi đang lên dốc: Bật xi nhan xin đường, Lái xe về bên vệ đường, nhả ga, chuyển chân phải sang đạp phanh, khi xe dừng hẳn thì kéo phanh tay, chuyển cần số về vị trí P. Nếu dốc cao thì nên chèn bánh xe để giảm bớt áp lực lên hệ thống phanh và hộp số. Khi muốn đi tiếp mà cần phải khởi động lại xe thì: Đạp phanh chân, khởi động động cơ, bấm xi nhan xin đường, chuyển cần số đến vị trí D, nhả chân phanh, chuyển thật nhanh chân phải sang ga, nhớm ga nhẹ để xe chuyển bánh, hạ phanh tay, tiếp tục vi vu.
Nếu xe đang lên dốc mà bị chết máy: Bạn nhả chân ga, lái xe láng vào bên đường, chuyển chân phải sang đạp phanh, kéo phanh tay, khi xe đã dừng hẳn lại thì tay phải chuyển cần số về vị trí P sau đó mới khởi động lại động cơ. Nhớ là phải kéo phanh tay xong mới khởi động lại động cơ nhé. Tuyệt đối không để cần số ở vị trí N trong tình huống nêu trên, vì nếu bạn để cần số ở vị trí này thì xe không được phanh tốt, rất dễ trôi tụt xuống dốc.
Khi đang lên dốc mà gặp tình huống đường trơn, dầu là xe hiện đại có số AT, có hệ thống phanh hỗ trợ điện tử bạn cũng không nên tăng, giảm ga đột ngột, đặc biệt là ở những khúc Cua. Nếu là xe một cầu sau, tuy có hệ thống ABS hỗ trợ mà bạn đi ga không đều thì xe vẫn bị nguy cơ văng đuôi xe, xe có thể ngoáy đuôi sang hai bên đường. Lên dốc và đường trơn thì ta cũng không thể đi nhanh, khi xe đi chậm thì có thể hệ thống ABS cũng không kích hoạt hoặc không kịp phản ứng giúp bạn vượt khó. Kể cả xe 2 cầu, nếu ta tăng giảm ga và phanh đột ngột trên đường trơn thì xe vẫn có thể bị rơi vào nguy hiểm. Tuyệt đối không đánh lái quá lớn, quá nhanh, chỉ nên lựa nhẹ nhàng để hướng xe đi theo ý muốn. Hệ thống phanh điện tử chỉ là hỗ trợ người lái đúng kỹ thuật, dù có ABS hay hệ thống cân bằng điện tử thì xe vẫn cứ bị rơi vào tình trạng mất lái nếu người lái sai kỹ thuật cơ bản. Đi đêm lắm thế nào cũng có ngày gặp ma phải không các bạn?
Khi xe lên gần tới đỉnh dốc cao, ta nên giảm bớt chân ga để lường tình huống chưa biết rõ phía trước, khi đã thấy rõ phía sau của dốc thì ta lại cho xe lướt tiếp.
2. KỸ THUẬT LÁI XE AT XUỐNG ĐÈO, DỐC.
Dầu là xe số sàn hay số tự động thì khi xuống dốc ta cũng phải hết sức cẩn thận và luôn phải làm chủ tốc độ.
Xuống dốc là xe bị rơi vào tình trạng chạy theo quán tính. Xe càng to, trọng lượng càng lớn, tốc độ chủ động ( tốc độ của xe chạy khi ta đạp ga) của xe càng lớn thì quán tính của xe càng lớn. Chạy bằng số càng cao xuống dốc thì quán tính của xe cũng càng lớn. Xe chạy xuống dốc nhanh vượt ý muốn buộc ta phải phanh, phanh càng nhiều thì phanh càng nóng, càng chóng hỏng do má phanh bị mòn vẹt hoặc cháy đen bóng loáng. Có trường hợp do má phanh cũ mòn nhiều, chất lượng giảm đáng kể, hoặc má phanh dán bị lỗi chế tạo, khi xe bị phanh gấp đã bong cả má phanh rơi ra ngoài. Do những lý do trên mà khi ta lái xe xuống dốc, lái xe nên giảm tối đa dùng phanh, chỉ phanh khi thật sự cần thiết. Nếu ít phanh thì xe sẽ chạy nhanh quá, vậy ta cũng phải biết sử dụng hộp số đúng kỹ thuật, việc này là hết sức cần thiết vì liên quan đến an toàn.
Một số người nói rằng: Khi lên dốc bằng số nào thì khi xuống dốc cũng bằng số đó. Tôi không tán thành với ý kiến đó. Vì sao vậy? Thực tế cho thấy là: rất ít con dốc có dộ dốc khi lên và xuống giống nhau. Lại nữa: tình trạng mặt đường, và đặc điểm địa lý, địa hình, cũng như thực tế tình trạng giao thông cũng khác nhau của hai bên dốc. Nếu bạn nào đã từng đi miền núi nhiều thì sẽ dễ dàng thấy ngay điều đó, vì vậy nếu chỉ máy móc áp dụng kiểu “ lên dốc bằng số nào, thì xuống dốc bằng số đó ” là không hợp lý, xa rời thực tế. Với cách đi cứng nhăc kỹ thuật như vậy làm mất đi tính thực tế và đẩy người lái vào những tình huống lúng túng khó xử.
Theo tôi: Để xuống đèo, dốc an toàn, ta nên tùy độ dốc thực tế của con Dốc, tình trạng địa lý, tình trạng địa hình, tình trạng tham gia giao thông mà quyết định sẽ để cần số ở vị nào. Tốc độ an toàn của xe khi xuống dốc là tốc độ mà người lái vẫn làm chủ được khi xuống dốc mà ít phải dùng phanh – xuống dốc bằng ga là chủ yếu. Xuống dốc bằng ga là khi xuống dốc ta vẫn chủ yếu đi bằng ga chứ không phải để xe chạy theo quán tính. Trên tất cả các xe AT, ngoài các vị trí truyền thống còn có thêm các vị trí của cần số được đánh số, số lượng các vị trí số này phụ thuộc vào số lượng số của hộp số. Về cơ bản: những vị trí được đánh dấu bằng số này ( …4,3,2, L) chỉ dùng để phanh động cơ khi lái xe xuống dốc. Phanh động cơ là chức năng nhờ lực cản của động cơ để giảm bớt quán tính của xe khi xuống dốc. Thí dụ: ở vị trí số đánh dấu bằng số 4, thì hộp số chỉ tự động chuyển lên số cao nhất là số 4. Ở vị trí đánh dấu số 3 thì hộp số chỉ tự động chuyển lên số cao nhất là số 3. Tương tự như vậy cho vị trí được đánh dấu bằng số 2…Dầu là xe có số Sàn hay số AT thì cũng phải sử dụng chức năng phanh động cơ khi xuống dốc. Sự khác nhau của 2 dòng xe này chỉ ở chỗ: Xe số sàn thì phải đạp côn, đệm phanh rồi mới về số, còn xe AT thì chỉ đệm phanh rồi dùng tay phải gạt cần số về vị một trong các vị trí… 4, hoặc 3, hoặc 2, hoặc L. Thực tế lái qua nhiều năm thì tôi chưa bao giờ phải phanh động cơ ở vị trí số L dù phải xuống đèo dốc rất lớn. Khi ta lái xe số AT xuống dốc mà thấy xe trôi nhanh ngoài ý muốn, thì ngay lập tức phải đệm phanh và gạt cần số xuống một trong những vị trí được đánh số mà tôi nếu trên. Nếu gạt về vị trí được đánh số rồi mà xe vẫn lao theo quán tính, thì ta cần nhanh chóng đệm phanh và gạt cần số xuống vị trí đánh số thấp hơn. Xuống dốc đúng kỹ thuật là: Lái thế nào mà xe vẫn chủ yếu chạy bằng sự điều khiển chân ga của người lái. Người lái đã có kinh nghiệm nhiều thì chỉ một lần gạt cần số đến vị trí được đánh dấu bằng số là được khi đã nhìn thấy con dốc, ít khi phải chuyển hai lần. Nếu khi gạt cần số xuống vị trí được đánh số mà chưa đủ lực phanh động cơ thì xe vẫn trôi theo quán tính vượt quá tốc độ mà người lái có thể làm chủ.
Nếu chuyển cần số đến số quá thấp thì xe chạy bị gằn, vòng tua lên cao. Đi như thế rất hại xe và làm cho người lái điều khiển xe không thể nào lả lướt được, lúc đó bạn nên đẩy cần số lên vị trí cao hơn. Nếu để cần số ở vị trí số quá cao thì xe sẽ chạy bằng quán tính quá lớn – phải phanh nhiều sẽ chóng hỏng phanh mà gây ra nguy hiểm, vì vậy mà phải nhanh chóng đệm phanh và chuyển cần số xuống số thấp hơn.
Khi để cần số ở vị trí phù hợp với từng con dốc, ta có thể lái xe xuống dốc an toàn và bay bướm, lả lướt ôm cua mà vẫn tuyệt đối an toàn, vẫn có thể làm chủ được tốc độ, vẫn có thể phanh lại khi cần, thậm chí dừng hẳn xe trong trường hợp cần thiết.
Để xe chạy bằng quán tính vượt quá tốc độ rồi mới phanh liên tục khi xuống dốc là việc làm sai kỹ thuật, đẩy người lái và hành khách trên xe vào tình trạng nguy hiểm. Nếu phanh động cơ ở vị trí số lớn quá, để xe chạy quá nhanh rồi mới giảm số ( phanh động cơ) cũng sai kỹ thuật, vì khi xe đang chạy quá nhanh mà về số có thể làm xe khựng lại vì thế mà dễ toi hộp số. Đúng kỹ thuật là: Chỉ cần thấy dấu hiệu xe chạy theo quán tính quá lớn là phải ngay lập tức đệm phanh để giảm bớt tốc độ rồi nhanh chóng giảm số ngay – nhờ việc giảm số này mà xe được hãm bớt lại do lực cản của động cơ.
Một số người cho rằng không được phanh khi ôm cua. Tôi không tán thành quan điểm này. Nếu đang ôm cua mà gặp sự cố phía trước, tắc đường, lở núi, súc vật thả rông, oto hoặc xe máy ngược chiều lấn đường thì sẽ ra sao nếu không phanh xe? Nhiều khi không những phải phanh mà còn phải phanh để dừng xe lại ngay tại góc Cua. Nếu xe chạy nhanh quá thì tất nhiên là không thể phanh để dừng khẩn cấp – đây là lý do mà tôi khuyên các bạn đi đường miền núi nên cẩn thận, chạy tốc độ vừa phải để vẫn có thể làm chủ được tốc độ và hóa giải được tình huống khẩn cấp. Trước khi vào cua thì người lái đã phải giảm tốc độ, bắt đầu vào cua thì quay volang nhẹ nhàng vừa đủ để chuyển hướng ôm cua. Theo cảm giác lái và tốc độ vào cua mà quay volang, tránh quay volang quá nhiều làm xe lắc đuôi. Hết Cua thì nhẹ nhàng từ từ trả lái, tránh trả lái quá gấp mà làm xe lắc đuôi. Tuyệt đối không được thả để volang tự quay.
1. KỸ THUẬT LÁI XE AT LÊN DỐC.
Khi lái xe AT lên dốc các bạn chỉ cần làm mỗi một việc là để cần số ở vị trí D là xong, cứ thế mà lái, không phải chuyển gì nữa cả. Tùy tốc độ thực tế của xe mà hộp số tự động sẽ chuyển tới số thích hợp. Một số bạn đã hiểu chưa đúng hộp số tự động nên khi lên dốc đã chuyển cần số về vị trí 3, 2, hoặc L là không cần thiết. Nhà sản xuất xe AT đã khuyến cáo người lái xe là không nên và không cần thiết phải chuyển vị trí cần số nhiều – việc này hãy để hộp số tự động làm, bản thân chữ Tự động đã nói lên tất cả. Các vị trí số được đánh dấu bằng số chỉ dùng khi cần phanh động cơ – hãm bớt quán tính của xe bằng lực cản của động cơ khi xe được cài số thấp.
Nếu xe đang lên dốc mà bạn cần tạm dừng lại: Bật xi nhan xin đường, lái xe vào lề đường, nhả ga, đạp phanh chân, kéo phanh tay ( hoặc phanh chân trái tùy loại xe được thiết kế khác nhau cho phanh bổ trợ). Nếu chỉ tạm dừng xe trong giây lát thì thao tác như thế là đủ. Khi cần đi tiếp thì bạn chỉ nhả phanh chân, nhanh chóng chuyển chân phải sang ga, nhớm ga cho xe chuyển bánh rồi lập tức hạ phanh tay. Tuyệt đối không hạ phanh tay trước khi nhớm ga để xe chuyển bánh. Nếu ta hạ phanh tay xuống trong khi chân phanh đang chuyển sang chân ga thì xe bị mất phanh vì thế mà có thể gây áp lực quá lớn tới hộp số làm giảm tuổi thọ của hộp số.
Trường hợp bạn muốn đỗ xe lại khi đang lên dốc: Bật xi nhan xin đường, Lái xe về bên vệ đường, nhả ga, chuyển chân phải sang đạp phanh, khi xe dừng hẳn thì kéo phanh tay, chuyển cần số về vị trí P. Nếu dốc cao thì nên chèn bánh xe để giảm bớt áp lực lên hệ thống phanh và hộp số. Khi muốn đi tiếp mà cần phải khởi động lại xe thì: Đạp phanh chân, khởi động động cơ, bấm xi nhan xin đường, chuyển cần số đến vị trí D, nhả chân phanh, chuyển thật nhanh chân phải sang ga, nhớm ga nhẹ để xe chuyển bánh, hạ phanh tay, tiếp tục vi vu.
Nếu xe đang lên dốc mà bị chết máy: Bạn nhả chân ga, lái xe láng vào bên đường, chuyển chân phải sang đạp phanh, kéo phanh tay, khi xe đã dừng hẳn lại thì tay phải chuyển cần số về vị trí P sau đó mới khởi động lại động cơ. Nhớ là phải kéo phanh tay xong mới khởi động lại động cơ nhé. Tuyệt đối không để cần số ở vị trí N trong tình huống nêu trên, vì nếu bạn để cần số ở vị trí này thì xe không được phanh tốt, rất dễ trôi tụt xuống dốc.
Khi đang lên dốc mà gặp tình huống đường trơn, dầu là xe hiện đại có số AT, có hệ thống phanh hỗ trợ điện tử bạn cũng không nên tăng, giảm ga đột ngột, đặc biệt là ở những khúc Cua. Nếu là xe một cầu sau, tuy có hệ thống ABS hỗ trợ mà bạn đi ga không đều thì xe vẫn bị nguy cơ văng đuôi xe, xe có thể ngoáy đuôi sang hai bên đường. Lên dốc và đường trơn thì ta cũng không thể đi nhanh, khi xe đi chậm thì có thể hệ thống ABS cũng không kích hoạt hoặc không kịp phản ứng giúp bạn vượt khó. Kể cả xe 2 cầu, nếu ta tăng giảm ga và phanh đột ngột trên đường trơn thì xe vẫn có thể bị rơi vào nguy hiểm. Tuyệt đối không đánh lái quá lớn, quá nhanh, chỉ nên lựa nhẹ nhàng để hướng xe đi theo ý muốn. Hệ thống phanh điện tử chỉ là hỗ trợ người lái đúng kỹ thuật, dù có ABS hay hệ thống cân bằng điện tử thì xe vẫn cứ bị rơi vào tình trạng mất lái nếu người lái sai kỹ thuật cơ bản. Đi đêm lắm thế nào cũng có ngày gặp ma phải không các bạn?
Khi xe lên gần tới đỉnh dốc cao, ta nên giảm bớt chân ga để lường tình huống chưa biết rõ phía trước, khi đã thấy rõ phía sau của dốc thì ta lại cho xe lướt tiếp.
2. KỸ THUẬT LÁI XE AT XUỐNG ĐÈO, DỐC.
Dầu là xe số sàn hay số tự động thì khi xuống dốc ta cũng phải hết sức cẩn thận và luôn phải làm chủ tốc độ.
Xuống dốc là xe bị rơi vào tình trạng chạy theo quán tính. Xe càng to, trọng lượng càng lớn, tốc độ chủ động ( tốc độ của xe chạy khi ta đạp ga) của xe càng lớn thì quán tính của xe càng lớn. Chạy bằng số càng cao xuống dốc thì quán tính của xe cũng càng lớn. Xe chạy xuống dốc nhanh vượt ý muốn buộc ta phải phanh, phanh càng nhiều thì phanh càng nóng, càng chóng hỏng do má phanh bị mòn vẹt hoặc cháy đen bóng loáng. Có trường hợp do má phanh cũ mòn nhiều, chất lượng giảm đáng kể, hoặc má phanh dán bị lỗi chế tạo, khi xe bị phanh gấp đã bong cả má phanh rơi ra ngoài. Do những lý do trên mà khi ta lái xe xuống dốc, lái xe nên giảm tối đa dùng phanh, chỉ phanh khi thật sự cần thiết. Nếu ít phanh thì xe sẽ chạy nhanh quá, vậy ta cũng phải biết sử dụng hộp số đúng kỹ thuật, việc này là hết sức cần thiết vì liên quan đến an toàn.
Một số người nói rằng: Khi lên dốc bằng số nào thì khi xuống dốc cũng bằng số đó. Tôi không tán thành với ý kiến đó. Vì sao vậy? Thực tế cho thấy là: rất ít con dốc có dộ dốc khi lên và xuống giống nhau. Lại nữa: tình trạng mặt đường, và đặc điểm địa lý, địa hình, cũng như thực tế tình trạng giao thông cũng khác nhau của hai bên dốc. Nếu bạn nào đã từng đi miền núi nhiều thì sẽ dễ dàng thấy ngay điều đó, vì vậy nếu chỉ máy móc áp dụng kiểu “ lên dốc bằng số nào, thì xuống dốc bằng số đó ” là không hợp lý, xa rời thực tế. Với cách đi cứng nhăc kỹ thuật như vậy làm mất đi tính thực tế và đẩy người lái vào những tình huống lúng túng khó xử.
Theo tôi: Để xuống đèo, dốc an toàn, ta nên tùy độ dốc thực tế của con Dốc, tình trạng địa lý, tình trạng địa hình, tình trạng tham gia giao thông mà quyết định sẽ để cần số ở vị nào. Tốc độ an toàn của xe khi xuống dốc là tốc độ mà người lái vẫn làm chủ được khi xuống dốc mà ít phải dùng phanh – xuống dốc bằng ga là chủ yếu. Xuống dốc bằng ga là khi xuống dốc ta vẫn chủ yếu đi bằng ga chứ không phải để xe chạy theo quán tính. Trên tất cả các xe AT, ngoài các vị trí truyền thống còn có thêm các vị trí của cần số được đánh số, số lượng các vị trí số này phụ thuộc vào số lượng số của hộp số. Về cơ bản: những vị trí được đánh dấu bằng số này ( …4,3,2, L) chỉ dùng để phanh động cơ khi lái xe xuống dốc. Phanh động cơ là chức năng nhờ lực cản của động cơ để giảm bớt quán tính của xe khi xuống dốc. Thí dụ: ở vị trí số đánh dấu bằng số 4, thì hộp số chỉ tự động chuyển lên số cao nhất là số 4. Ở vị trí đánh dấu số 3 thì hộp số chỉ tự động chuyển lên số cao nhất là số 3. Tương tự như vậy cho vị trí được đánh dấu bằng số 2…Dầu là xe có số Sàn hay số AT thì cũng phải sử dụng chức năng phanh động cơ khi xuống dốc. Sự khác nhau của 2 dòng xe này chỉ ở chỗ: Xe số sàn thì phải đạp côn, đệm phanh rồi mới về số, còn xe AT thì chỉ đệm phanh rồi dùng tay phải gạt cần số về vị một trong các vị trí… 4, hoặc 3, hoặc 2, hoặc L. Thực tế lái qua nhiều năm thì tôi chưa bao giờ phải phanh động cơ ở vị trí số L dù phải xuống đèo dốc rất lớn. Khi ta lái xe số AT xuống dốc mà thấy xe trôi nhanh ngoài ý muốn, thì ngay lập tức phải đệm phanh và gạt cần số xuống một trong những vị trí được đánh số mà tôi nếu trên. Nếu gạt về vị trí được đánh số rồi mà xe vẫn lao theo quán tính, thì ta cần nhanh chóng đệm phanh và gạt cần số xuống vị trí đánh số thấp hơn. Xuống dốc đúng kỹ thuật là: Lái thế nào mà xe vẫn chủ yếu chạy bằng sự điều khiển chân ga của người lái. Người lái đã có kinh nghiệm nhiều thì chỉ một lần gạt cần số đến vị trí được đánh dấu bằng số là được khi đã nhìn thấy con dốc, ít khi phải chuyển hai lần. Nếu khi gạt cần số xuống vị trí được đánh số mà chưa đủ lực phanh động cơ thì xe vẫn trôi theo quán tính vượt quá tốc độ mà người lái có thể làm chủ.
Nếu chuyển cần số đến số quá thấp thì xe chạy bị gằn, vòng tua lên cao. Đi như thế rất hại xe và làm cho người lái điều khiển xe không thể nào lả lướt được, lúc đó bạn nên đẩy cần số lên vị trí cao hơn. Nếu để cần số ở vị trí số quá cao thì xe sẽ chạy bằng quán tính quá lớn – phải phanh nhiều sẽ chóng hỏng phanh mà gây ra nguy hiểm, vì vậy mà phải nhanh chóng đệm phanh và chuyển cần số xuống số thấp hơn.
Khi để cần số ở vị trí phù hợp với từng con dốc, ta có thể lái xe xuống dốc an toàn và bay bướm, lả lướt ôm cua mà vẫn tuyệt đối an toàn, vẫn có thể làm chủ được tốc độ, vẫn có thể phanh lại khi cần, thậm chí dừng hẳn xe trong trường hợp cần thiết.
Để xe chạy bằng quán tính vượt quá tốc độ rồi mới phanh liên tục khi xuống dốc là việc làm sai kỹ thuật, đẩy người lái và hành khách trên xe vào tình trạng nguy hiểm. Nếu phanh động cơ ở vị trí số lớn quá, để xe chạy quá nhanh rồi mới giảm số ( phanh động cơ) cũng sai kỹ thuật, vì khi xe đang chạy quá nhanh mà về số có thể làm xe khựng lại vì thế mà dễ toi hộp số. Đúng kỹ thuật là: Chỉ cần thấy dấu hiệu xe chạy theo quán tính quá lớn là phải ngay lập tức đệm phanh để giảm bớt tốc độ rồi nhanh chóng giảm số ngay – nhờ việc giảm số này mà xe được hãm bớt lại do lực cản của động cơ.
Một số người cho rằng không được phanh khi ôm cua. Tôi không tán thành quan điểm này. Nếu đang ôm cua mà gặp sự cố phía trước, tắc đường, lở núi, súc vật thả rông, oto hoặc xe máy ngược chiều lấn đường thì sẽ ra sao nếu không phanh xe? Nhiều khi không những phải phanh mà còn phải phanh để dừng xe lại ngay tại góc Cua. Nếu xe chạy nhanh quá thì tất nhiên là không thể phanh để dừng khẩn cấp – đây là lý do mà tôi khuyên các bạn đi đường miền núi nên cẩn thận, chạy tốc độ vừa phải để vẫn có thể làm chủ được tốc độ và hóa giải được tình huống khẩn cấp. Trước khi vào cua thì người lái đã phải giảm tốc độ, bắt đầu vào cua thì quay volang nhẹ nhàng vừa đủ để chuyển hướng ôm cua. Theo cảm giác lái và tốc độ vào cua mà quay volang, tránh quay volang quá nhiều làm xe lắc đuôi. Hết Cua thì nhẹ nhàng từ từ trả lái, tránh trả lái quá gấp mà làm xe lắc đuôi. Tuyệt đối không được thả để volang tự quay.
Ok , xuống đèo mà chạy D thì rất nguy hiểm .caubataphoa nói:Bác lên đèo cứ dùng D có nói gì đâu, nhưng xuống đèo đặc biệt đèo dài mà dốc nhiều cứ D mãi có ngày Bác không trả lời em nữa đó!chiumon nói:Bác này chuẩn nè, đường đèo núi dốc dài như Bảo Lộc, Pren nếu chân ga chuẩn cứ để D mà phang lên hay xuống dốc cũng vậy. Nếu chân ga chuẩn thì khi xuống dốc các bác vẫn vô tư, để số 2, 1 máy gằn dữ lắm. Như xe Esc em chạy đèo núi tưng bừng dốc cao dốc ngắn chỉ D mà chơi.
Chạy lên bằng D không bốc bằng D1-2 , chở đủ tải thì lì lắm .
Dạ chưa dám, và cũng không dám. Cái hộp số tới hơn 20 chaibinhbb nói:Có bác nào thử đang ở D, tốc độ 60-80 (để bảo đảm đang ở số lớn) chuyển sang D2 hoặc D1 chưa ạ?
Sao lại phải làm thế hả Bácbinhbb nói:Có bác nào thử đang ở D, tốc độ 60-80 (để bảo đảm đang ở số lớn) chuyển sang D2 hoặc D1 chưa ạ?