Bác nói chuẩn, theo em đây chỉ là những phát minh vô bổ vô hại, đánh vào tâm lý là chủ yếu. Nếu thực sự có tác dụng, nó đã thành một cái chuẩn của tất cả các loại động cơ rồi. Việc tạo ra dòng gió xoáy chỉ là một cái cớ để giải thích cho "phát minh" này thôi. Giờ các bác thử làm thí nghiệm sau: mời một bác (tất nhiên là chưa đọc bài của em) mang xe vào gara để độ, cho vài bác kỹ thuật viên dáng vẻ chuyên nghiệp vào giả vờ gõ gõ đục đục, hàn hàn ...Tất nhiên là các bác đó chả làm gì cả mà chỉ vệ sinh cái lọc gió thôi. Sau đó mời bác chủ xe lên test lại xe, em chắc đến 90% là bác ấy sẽ nói: xe mạnh hơn hẳn, máy êm hơn hẳn, tiết kiệm xăng hơn hẳn ...Automatic nói:Thấy các bác bàn tán xôm tụ quá, em cũng xin đóng góp tí cho vui vẻ....
Trước hết, em rất hoan nghênh tinh thần chia sẻ rất vô tư của bác Bờm, có gì hay thì share với anh em, còn đúng sai thế nào thì từ từ bình lựng phải không bác!
Em nghĩ, việc xe bác Bờm hay bác nào đó gắn bộ "turbonator" này và ít nhiều có được kết quả là có thật, vì nhiều lý do :
1. Tâm lý : trước giờ các bác có quan sát thật kỹ xe mình đâu, bây giờ sau khi lắp thì săm soi rất cụ thể, và phát hiện ra là nó... có nước ở ống pot, chắc là do hiệu quả của bộ tiết kiệm này mang lại.
2. Kỹ thuật : bằng cách nào đó mà lượng khí nạp giảm đi, vì là xe phun xăng ĐT nên đương nhiên là xăng phun cũng ít đi, vô hình chung hòa khí ít đi nhưng vẫn đúng tỉ lệ, xem như xe được trang bị 1 động cơ với dung tích nhỏ hơn, việc bớt được chút ít nhiên liệu cũng là chuyện giải thích được.
Trở lại với nguyên lý họat động của mấy cái cánh xoắn này, bác nào nghĩ là nó hiệu quả thì trả lời giúp em vài câu hỏi :
1. Phàm đã là đường ống dẫn lưu chất, nếu tồn tại bất cứ vật thể nào trong đường ống đó khiến tiết diện nhỏ lại, thì trở lực trên tòan đường ống tăng hay giảm?
2. Căn cứ vào đâu mà kết luận rằng, dòng khí nạp nếu xóay tròn theo phương tiết điện cổ hút sẽ cho 1 hiệu quả cháy nổ trọn vẹn hơn?
3. Tạm thời cho là có dòng khí xóay cuồn cuộn sau khi đi qua cái cánh xoắn đó và việc khí xóay là có hiệu quả, nhưng lấy gì bảo đảm là sau khi đi qua cổ góp hút, dòng khí xóay ấy tách thành 4 hay 6 hoặc 8 dòng khí xóay để đến từng xilanh?
4. Kể cả khi đến từng xilanh dòng khí đó vẫn xóay cuộn như quảng cáo, thì khi đi qua cửa nạp (miệng soupape), dòng khí ấy sẽ chuyển động dạng gì?
5. Ai đã từng biết qua môn "Cơ học chất lưu" đều hiểu rõ khái niệm thay đổi tầng chảy theo vận tốc dòng lưu chất, chẳng lẽ thiết bị này hiệu quả ở mọi vận tốc của dòng khí nạp (vốn thay đổi lưu lượng/ vận tốc khỏang chục lần tùy theo mức công suất họat động của động cơ)
6. Đã có minh chứng kỹ thuật về số liệu cụ thể cho công suất động cơ sau khi lắp thiết bị, ví dụ như công suất động cơ hay tốc độ tối đa mà xe đạt được.
7. Nếu có cải thiện về công suất đi nữa, thì việc cải tiến đến cả ... tỷ số truyền quả thật là một huyền thọai, từ 2000rpm cho 80km/h thành 1800rpm cho 80km/h! Nếu có thiết bị nào gắn vào cổ hút mà cải thiện được tỉ số truyền thì người phát minh xứng đáng nhận giải Nobel từ lâu rồi!
Vài dòng trao đổi thiển ý của em với các bác, nhưng ít ra theo em thiết bị này thuộc lọai "vô thưởng vô phạt", không tệ hại tới mức "tiền mất tật mang" như nhiều thứ "công nghệ nano" khác, chẳng hạn như ba cái Công nghệ mạ phục hồi kim lọai nhờ hạt thông minh gì đó. Hậu quả thường là cáu bẩn gây xếp + bó bạc, phải rã máy ra để xử lý!
Cấm các bác ném đá em
Last edited by a moderator: