Hôm nay trên đường tới 1 siêu thị, không rõ lý do gì 1 khu vực bắt lửa, khói mù mịt. 5 phút sau có 2 chiếc xe cứu thường đầy đủ dụng cụ, kèm theo là 3 chiếc xe cứu hỏa to đùng án ngữ trước sân.
Khi mọi người chạy ra ngoài, lính cứu hỏa vào thì lửa cũng tắt vì siêu thị có hệ thống chửa cháy tự động. Sau 1 hồi bàn tán thì các xe kéo đi. Từ việc này chợt nghĩ tới nợ quốc gia ở phương tây, chả trách các nước bị bội chi ngân sách. Vì các chi phí cho xăng, cho xe và cho công chức quá nhiều.
Ở Canada và Mỹ, không hiểu sao cảnh sát lắm thế. Chỉ cần gọi điện vài phút là xe cảnh sát đậu trước nhà. Chỉ cần va quẹt trên đường là có xe cứu hỏa tới dọn dẹp. Mọi việc rất tuyệt vời, nhưng cũng rất tốn kém.
Theo dự báo trong 30 năm tới, số người quá 60 tuổi sẽ chiếm 1/3 dân số các nước giàu. Vậy là gánh nặng chi phí lương hưu, y tế lại đè lên công quỹ. Ở Mỹ, trong thời kỳ 1946-1964 là thời kỳ bùng nổ dân số sau khi chiến tranh kết thúc. Tuy nhiên người ta cũng báo cáo rằng, trong 80 triệu người Mỹ thời Baby Boomer nghĩ hưu, chỉ có 45 triệu người trong thế hệ tiếp theo có thể thế chỗ.
Canada cũng tương tự Mỹ, cũng có thời kỳ Baby Boomer. Và họ có bước đi thích hợp, đó là nhập khẩu lao động. Trước đây họ mở rộng chế độ nhập cư có trình độ. Nhưng hiệu quả không cao do trình độ ở đâu cao thì không biết, qua Canada đều không phù hợp để làm việc, phải đào tạo lại. Vì vậy ngày nay họ ưu tiên sinh viên các nước sau khi học sẽ ở lại làm việc. Đó là giải pháp để tái cơ cấu lại lao động, tuy nhiên không phải nước nào cũng thích kiểu làm này. Nhưng nước bảo thủ như Nhật, Ý họ không thích.
Hiện nay châu Âu đang dự tính nâng cao tuổi về hưu để giảm chi tiêu ngân sách. Người ta lo ngại nếu chi tiêu như hiện nay, gánh nặng nợ nần sẽ làm phá sản nhiều quốc gia trong tương lai.
Ở Mỹ, thời hoàng kim của người về hưu có lẽ sẽ không còn nửa. Trước đây người Mỹ có 1 "quy trình" sống rất hay. Họ bắt đầu đi làm vào lúc 22 tuổi, bắt đầu tích lủy, mua nhà và kết hôn ở tuổi 35. Sau đó sẽ trả nợ nhà, xe trong 30 năm tiếp theo.
Khi về hưu ở 65 tuổi, con cái đã lớn và tự lập, nhiều người bán nhà, mua xe thùng và bắt đầu chu du khắp nước. Bắt đầu 1 cuộc đời du mục vô ưu lo. Người không thích lang thang thì họ lên lịch những vùng sẽ đi du lịch.
Tiền hưu trí cứ đều đặn gửi vào tài khoản, họ dư dã chi tiêu. Vì vậy mới gọi Mỹ là thiên đàng, nhất là cho trẻ em ,người già.
Nhưng đó là chuyện sắp thành dĩ vãng, theo thống kê hiện nay có 25% số người pahỉ làm việc sau tuổi hưu trí. Và tương lai còn tăng lên nửa. Hơn 50% số người về hưu than phiền về gía cả tăng vọt, vượt quá chi tiêu.
Với núi nợ mà Mỹ đang gánh hôm nay, buộc Mỹ phải có giải pháp tăng ngân sách.
Về thuế, dù chiếm 30%GDP (châu Au khoảng 40%GDP) nhưng khả năng tăng thuế rất khó, vì vậy chỉ còn cách giảm chi tiêu, và tăng các nguồn thu từ doanh nghiệp (như thuế năng lượng, khí thải...)
Chính sách thắt lưng buộc bụng sẽ làm thiên đường ở nước Mỹ trở thành dĩ vãng. Rồi đây có lẽ dân Mỹ cũng phải học cách cần kiệm.
Sướng nhất là các bác ở VN, không lo sợ ngân sách bị cắt giảm, vì đơn giản, trước nay toàn tự lực cánh sinh, có trông chờ bao nhiêu vào ngân sách đâu. Người Việt ít ai sài sang, làm 10 thì ăn 3, thủ 7. Hy sinh đời bố, củng cố đời con. Đó cũng là 1 nét văn hóa vậy.