Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
3/5/09
2.214
50
0
Nói thật chê Mỹ thì chẳng khác nào người mù vác gậy đánh hổ. Đừng nói nước Mỹ, chỉ nội trong FED là cả đống chuyên gia, họ tính toán cả rồi đâu tới phiên mình. Tuy nhiên cũng có những góc khuất mà ít ai để ý vì thực tế Mỹ là siêu cường, không ai nghi ngờ điều đó. Thử hỏi tại sao Merrill Lynch, cty tài chính lớn thứ 4 của Mỹ, hoạt động đầu tư ngân hàng, tư vấn tài chính, bảo hiểm rủi ro...biết bao chuyên gia, bao nhiêu số liệu dự báo, thế mà vẫn ngã chỏng gọng?

Rồi ông già Madoff, với chiêu bài cũ rích, đó là trò Ponzi. Trò này đặt theo tên của ông tổ người Mỹ gốc Ý , Charles Ponzi.
Với việc dùng tiền của người đến sau trả cho người trước đó. Họ vẽ ra những kế hoạch chi tiết với những tính toán lãi xuất tuyệt vời. Chỉ cần thuyết phục vài người chịu đưa tiền đầu tư, chắc chắn với lời hứa lợi nhuận cao, sẽ có vô số con thiêu thân bay vào. Do tấm gương của những người chơi đầu tiên -lãnh tiền lãi rất đúng hạn.
Madoff đáng lý còn lừa được nhiều hơn nửa, nếu như không có kỳ khủng hoảng này, thật xui cho ổng. Vì khủng hoảng làm cho mức góp vốn tụt thấp, không đủ trả lãi cho những người đã cho vay. Chứ không phải khủng hoảng làm Madoff thua lỗ. Đơn giản là ông chẳng có lời, lấy đâu mà lỗ.
Nạn nhân: HSBC nổi tiếng của Anh, Royal Bank of Scotland, ngân hàng lớn nhất Tây Ban Nha - Santander. Còn nhiều tên tuổi nổi tiếng nửa, nhiều bộ óc tài tình nửa, dân chơi cá nhân chúng ta chỉ là hạt cát thôi.

Vn thì em thấy Vinashin rất đáng chú ý. Em không rành về loại hình tập đoàn mới đây của VN. Nhưng cách bao sân của họ, cái gì ngon ăn là nhảy vào, đó là triệu chứng của những anh bị bạc làm mờ mắt. Họ có NN chống lưng với những khoản vay ưu đãi. Đợt cứu trợ này NN cũng bơm nhiều tiền cho họ, vì các hợp đồng mà bị sụt giảm thì khoản vay của nước ngoài trở nên nặng nề lắm.
VN mình cố gắng đạt con số cổ phần hóa doanh nghiệp cho đủ để vào WTO, nhưng thật ra danh nghĩa là vậy, bên trong vẫn hưởng vốn ODA bình thường. Nước ngoài họ biết nhưng mắt nhắm mắt mở thôi. Họ có lợi khi VN mở cửa.

Thế giới họ có các tập đòan hình thành từ các vụ thôn tính đối thủ, từ đó cấu trúc lại, tăng thị phần. Còn Vn tập đoàn là 1 đại công ty được hình thành bằng quyết định hành chính, thu gom các cty nhỏ lẽ, từ đó gom các khách hàng và thị trường. tập đoàn ở các nước được giám sát với chuẩn mực kế tóan quốc tế IAS, còn Vn thì theo chuẩn nội địa, chỉ có chúa mới biết họ lời lỗ thế nào?
 
Hạng B1
17/8/08
81
459
78
đọc bài của bác quả thật làm em mở rộng tầm mắt
033102beer_1_prv.gif
 
Hạng D
3/5/09
2.214
50
0
(tt)

Theo phương diện số học, sự phát triển kinh tế có mối liên hệ giữa số giờ làm việc và năng suất lao động. Từ 1960 đến 2005 nền kinh tế Mỹ phát triển trung bình khỏang 3.4% chia đều cho sự phát triển của lực lượng lao động (1.5%) và năng suất lao đông (1.9%).
Khi mà thế hệ baby boomer bắt đầu về hưu, lực lượng lao động sẽ thu nhỏ lại. Vào giữa 2020, phòng an sinh xã hội dự báo mức phát triển chỉ vào khoàng 2.1%, trong đó mức tăng lao động chỉ 1.4% và năng suất lao động là khỏang 1.7%. Bởi năng suất lao động bị ảnh hưởng bởi tiến bộ khoa học, trình độ quản lý, tay nghề công nhân...nên dự báo trên có phần lạc quan. Nếu năng suất sụt giảm như hồi thập niên 70, kinh tế sẽ đi xuống, và người ta sẽ lại phàn nàn tại sao thu nhập lại giảm.

Tình trạng tiến thoái lưỡng nan cho vị tổng thống mới là làm sao phải dung hóa nhu cầu của hiện tại và nhu cầu trong tương lai. Việc cần làm trước mắt là hồi phục lòng tin của dân chúng. Để họ có thể tăng tiêu dùng, giảm nạn thất nghiệp.
Nhưng về dài hạn lại có những khó khăn khác nhau, đó là làm sao dung hào được nhu cầu của nền kinh tế trong nước, và mở rộng sản xuất để thõa mãn các nhu cầu này. Nếu nền kinh tế trì trệ, người dân sẽ phải phân chia lợi tức. Không những giửa người giàu và người nghèo, mà còn giửa người trẻ và người già, người sinh trưởng ở Mỹ và dân nhập cư.

Trên hành trình đó, chúng ta sẽ thấy sự dung túc bị mất đi. Cụ thể là từ nay người dân sẽ phải chia miếng bánh nhỏ hơn, còn đâu chiếc bánh to, mỗi ngày mỗi lớn hơn nhjư ngày xưa.
Người có miếng ăn thì vui vẻ rồi, nhưng kẻ bị hụt phần sẽ căm tức, xung đột. Người có miếng ăn hôm qua biết đâu lại là kẻ bị hụt miếng ăn ở hôm nay. Khi đó lại có các trò chính trị, vì nó vốn htường xảy ra theo kiểu tưởng thưởng người này, trừng phạt kẻ kia. Người Mỹ đã đối mặt với nợ nần vì chi tiêu vượt quá thu nhập, nay lại phải cạnh tranh gay gắt hơn.

bắt đầu từ chính quyền, Chính phủ thường can thiệp vào mọi chuyện, hứa hẹn đủ điều dù có khi quá khả năng. Lời hứa lớn nhất là việc liên quan tới tiền hưu trí. Mọi người cũng đã biết, 3 chương trình dành cho người già đã tiêu tốn sạch ngân sách liên bang. Anh sinh xã hội, Medicare-chi phí ý tế và Medicaid- chương trình chăm sóc người già không có thu nhập. Những chương trình này tiêu tốn hơn 3/5 ngân sách 3000tỷ của chính phủ. Và khi mà thế hệ sinh sau chiến tranh (baby boomer) đến tuổi về hưu, thì chi phí về hưu trí sẽ tăng gấp đôi -ước tính theo GDP của nền kinh tế vào năm 2030.
Câu hỏi đặt ra là chúng ta chịu đựng chi phí này thêm được bao lâu, trước khi phải hành động tăng thuế và cắt xén các chương trình phúc lợi khác của nhà nước.

(ct)
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
5/4/07
1.791
552
113
sinhviengià nói:
(tt)

Theo phương diện số học, sự phát triển kinh tế có mối liên hệ giữa số giờ làm việc và năng suất lao động. Từ 1960 đến 2005 nền kinh tế Mỹ phát triển trung bình khỏang 3.4% chia đều cho sự phát triển của lực lượng lao động (1.5%) và năng suất lao đông (1.9%).
Khi mà thế hệ baby boomer bắt đầu về hưu, lực lượng lao động sẽ thu nhỏ lại. Vào giữa 2020, phòng an sinh xã hội dự báo mức phát triển chỉ vào khoàng 2.1%, trong đó mức tăng lao động chỉ 1.4% và năng suất lao động là khỏang 1.7%. Bởi năng suất lao động bị ảnh hưởng bởi tiến bộ khoa học, trình độ quản lý, tay nghề công nhân...nên dự báo trên có phần lạc quan. Nếu năng suất sụt giảm như hồi thập niên 70, kinh tế sẽ đi xuống, và người ta sẽ lại phàn nàn tại sao thu nhập lại giảm.

Tình trạng tiến thoái lưỡng nan cho vị tổng thống mới là làm sao phải dung hóa nhu cầu của hiện tại và nhu cầu trong tương lai. Việc cần làm trước mắt là hồi phục lòng tin của dân chúng. Để họ có thể tăng tiêu dùng, giảm nạn thất nghiệp.
Nhưng về dài hạn lại có những khó khăn khác nhau, đó là làm sao dung hào được nhu cầu của nền kinh tế trong nước, và mở rộng sản xuất để thõa mãn các nhu cầu này. Nếu nền kinh tế trì trệ, người dân sẽ phải phân chia lợi tức. Không những giửa người giàu và người nghèo, mà còn giửa người trẻ và người già, người sinh trưởng ở Mỹ và dân nhập cư.

Trên hành trình đó, chúng ta sẽ thấy sự dung túc bị mất đi. Cụ thể là từ nay người dân sẽ phải chia miếng bánh nhỏ hơn, còn đâu chiếc bánh to, mỗi ngày mỗi lớn hơn nhjư ngày xưa.
Người có miếng ăn thì vui vẻ rồi, nhưng kẻ bị hụt phần sẽ căm tức, xung đột. Người có miếng ăn hôm qua biết đâu lại là kẻ bị hụt miếng ăn ở hôm nay. Khi đó lại có các trò chính trị, vì nó vốn htường xảy ra theo kiểu tưởng thưởng người này, trừng phạt kẻ kia. Người Mỹ đã đối mặt với nợ nần vì chi tiêu vượt quá thu nhập, nay lại phải cạnh tranh gay gắt hơn.

bắt đầu từ chính quyền, Chính phủ thường can thiệp vào mọi chuyện, hứa hẹn đủ điều dù có khi quá khả năng. Lời hứa lớn nhất là việc liên quan tới tiền hưu trí. Mọi người cũng đã biết, 3 chương trình dành cho người già đã tiêu tốn sạch ngân sách liên bang. Anh sinh xã hội, Medicare-chi phí ý tế và Medicaid- chương trình chăm sóc người già không có thu nhập. Những chương trình này tiêu tốn hơn 3/5 ngân sách 3000tỷ của chính phủ. Và khi mà thế hệ sinh sau chiến tranh (baby boomer) đến tuổi về hưu, thì chi phí về hưu trí sẽ tăng gấp đôi -ước tính theo GDP của nền kinh tế vào năm 2030.
Câu hỏi đặt ra là chúng ta chịu đựng chi phí này thêm được bao lâu, trước khi phải hành động tăng thuế và cắt xén các chương trình phúc lợi khác của nhà nước.

(ct)

Cái này e chưa hiểu lắm, nền kinh tế Mỹ giá trị 13000 tỷ đô, 3/5 của 13000 tỷ phải là: 8000 tỷ chứ ạ?:cool:
 
Hạng D
28/4/06
3.334
19
0
40
AG
Dự báo đến 2014 có thể Mỹ sẽ ko còn đủ ngân sách dành cho welfare cho những người thế hệ babyboomer, vì họ sống dai quá!
 
Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
93.838
113
couto nói:
Cái này e chưa hiểu lắm, nền kinh tế Mỹ giá trị 13000 tỷ đô, 3/5 của 13000 tỷ phải là: 8000 tỷ chứ ạ?:cool:
Tui nghĩ 13.000 tỷ USD là GDP của Mỹ còn 3.000 tỷ là ngân sách của chính phủ Mỹ.
 
Hạng B2
20/2/09
208
31
28
Không ngờ trong web về ô tô lại có những bài hay về kinh tế như vậy. Tiếp đi các bác. Em còn gà mờ lắm, không biết phải bàn gì đành bắt ghế ngồi nghe... Thanks bác SVG và các bác khác đã chia sẻ thông tin rất hay.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
50
0
Bác tuandq nói đúng, 3000 tỷ là ngân sách của Mỹ thôi. VN mình sài ngàn tỷ nghe quen, chứ 1 ngàn tỷ đô thì nhiều lắm. Biểu đồ các nguồn thu chi của ngân sách Mỹ.
Xanh đậm là thu, xanh nhạt là chi. Màu đỏ là biểu diễn thâm hụt hay thặng dư. ta thấy giai đoạn chiến tranh, chi nhiều, thâm hụt nhiều, sau này thì ổn định. Cá biệt càng về sau này, chi càng nhiều hơn.
Khi gánh nặng hưu trí đè lên, như bác Chain nói, họ sống dai quá, mà tiền y tế ở Mỹ, mắc kinh khủng. Có lẽ cũng phải có lúc "quy hoạch" lại, nhưng chưa chính phủ nào làm nổi, dù mỗi kỳ tranh cử hứa rất nhiều.


ReceiptsOutlaysFY2000.gif


Biểu đồ các nguồn thu thuế
ReceiptsBySource.gif


Còn đây là số nợ của nhà nước.
DebtRealDollars1940-2009.gif



Các bác xem 1 điều thú vị, cha con nhà Bush chi rất mạnh tay. Vì 2 cuộc chiến vùng Vịnh họ phát động, trong khi phe Dân chủ của Clinton thì ổn định. Phải nói Bush thừa hưởng 1 nền kinh tế mạnh từ Clinton, nhưng lại bàn giao cho Obama 1 nền kinh tế phải nói bê bết không thua thời chiến.
NewDebtAnnualy-1980-Present.gif
 
Hạng D
28/4/06
3.334
19
0
40
AG
Trở lại vấn đề đầu tư tài chính. Như bác SVG nói thì bên cạnh những cty làm ăn đàng hoàng của Mỹ cũng vẫn tồn tại những cty và tập đoàn ma làm ăn gian lận. Nhưng nếu nhìn kỹ lại thì từ khi VN bắt đầu có nhiều cty go public lên sàn, có nhiều người đổ xô đầu tư vào những kênh tài chính mà phần lớn là chứng khoáng và sau đó là vàng. Mà điều quan trọng là phần lớn những nhà đầu tư có hiểu hết về cty họ đầu tư và độ tin cậy của những cty đó được đánh giá là bao nhiêu? Cho nên em thấy thực tế VN mình cũng đã và đang đi theo kiểu của Mỹ và nhiều nước khác. Chỉ là chưa có đầy đủ và hoàn thiện luật chống các hình gian lận.
 
Hạng D
27/4/09
3.226
95
48
12
<h3> FED đang châm ngòi một cuộc khủng hoảng mới?</h3> (Dân trí) - Nếu USD tiếp tục suy yếu, có thể khiến những người nắm giữ tài sản bằng đồng USD chuyển sang các tài sản khác hoặc kim loại quý, sẽ khiến nảy sinh một cuộc khủng hoảng khác.
Ngày càng có nhiều mối lo ngại về việc chính sách của FED đang đồng USD yếu đi so với những đồng tiền lớn khác. Những ngày qua, USD liên tục bị mất giá so với đồng euro và một số đồng tiền lớn.
Trong tháng trước, Tổng thống Nga Dmitri Medvedev đã nói rằng chính sách tài chính của Mỹ đã khiến USD trở thành đồng tiền dự trữ gây rắc rối của các ngân hang trung ương.
Trung Quốc - nước có dự trữ bằng đồng USD lớn nhất thế giới - đã lên tiếng nghi ngại chính sách bơm tiền khổng lồ của FED - một trong những lý do quan trong khiến USD trở nên suy yếu.
Hãy lưu ý rằng, quý 2/2009, dự trữ ngoại tệ Trung Quốc tăng 178 tỷ USD lên mức 2.132 tỷ USD, số trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ do Trung Quốc đang nắm giữ có giá trị 763,5 tỷ USD.
Nếu USD tiếp tục mất giá, FED sẽ buộc phải giảm tốc độ bơm tiền để xoa dịu các nhà đầu tư nước ngoài. Giá hàng hóa mạnh lên trông thấy cũng tạo áp lực để FED giảm in thêm tiền. Trong tháng 5, chỉ số giá hàng hóa CRB tăng 14% so với tháng trước đó.
Một số người đã có chỉ trích mạnh mẽ đối với FED và cho rằng FED nên duy trì một chính sách thắt chặt hơn để tránh tái diễn tình trạng như dưới thời Alan Greenspan – duy trì lãi suất quá thấp trong một thời gian dài.
Chính sách lãi suất thấp của Greenspan đã “góp công lớn” trong việc tạo ra khủng hoảng kinh tế hiện nay (Greenspan đã hạ lãi suất từ mức 5,5% trong tháng 1/2001 xuống còn 1% vào 6/2003 và giữ nguyên lãi suất 1% cho đến 6/2004. Còn mức lãi suất hiện tại đang từ 0-025%).
Trong khi đó, lại có ý kiến cho rằng việc FED bơm tiên kể từ tháng 9 năm ngoái là cần thiết để ngăn chặn tổng cầu sụt giảm. FED đã ngăn chặn kinh tế tiếp tục giảm sâu trong cuộc suy thoái khắc nghiệt. Theo cách nghĩ này, cung tiền tăng tạo sức mạnh cho nhu cầu hàng hóa và dịch vụ, và sẽ thúc đẩy kinh tế đi lên.
Theo logic này, bất cứ khi nào nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng mạnh và có thể tự đứng vững, sẽ không cần thiết phải bơm thêm tiền. Thực tế, tiếp tục bơm tiền có gây thiệt hại đến nền kinh tế khi khiến lạm phát tăng cao và làm méo mó nền tảng cơ bản.
Hầu hết quan chức của FED cùng với một số nhà kinh tế đều có quan điểm kinh tế Mỹ có thể nhanh chóng tiếp cận thời điểm không cần bơm tiền mà không gây ra mặt tiêu cực nào đến hoạt động kinh tế.
Hầu hết các chỉ số kinh tế Mỹ đều cho thấy sự tăng trưởng trong những tháng gần đây như chi phí xây dựng, doanh số bán nhà tồn đọng, hoạt động sản xuất, chỉ số ISM hay số đơn đặt hàng mới. Tất cả đều cho thấy kinh tế đang dần tự đứng vững trên đôi chân của mình.
Nhưng điều mà các nhà kinh tế và FED không nói đến đó là chính sách bơm tiền đã làm tăng nhiều hoạt động bong bóng. Tuy nhiên, tỷ lệ tiết kiệm cá nhân đã làm chệch hướng chú ý khỏi những bong bóng này.
Tuy nhiên, để bảo vệ đồng USD, FED đã bắt đầu thi hành chính sách mới như giảm tỷ lệ tăng trưởng cung tiền, điều này sẽ làm vỡ bong bóng và khiến kinh tế thiệt hại. Còn nếu thắt chặt hơn chính sách sẽ đẩy mạnh hoạt động kinh tế nhưng lại làm suy yếu thị xung lượng tiền tệ như đe dọa thị trường chứng khoán. Dường như FED đã tự đặt mình vào tình huống khó khăn không thể tháo gỡ.


http://dantri.com.vn/c76/...oc-khung-hoang-moi.htm
 
Status
Không mở trả lời sau này.