Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
27/4/09
3.226
95
48
12
Bài này của bác sinh viên già rất bổ ích . Mình cũng rất thích đọc nghiên cứu nền kinh tế thống lĩnh toàn cầu là Mỹ để chỉ đọc và tham khảo thôi .... Nhưng mình chưa rõ động thái của TQ khi mua quá nhiều trái phiếu của Mỹ và đến nay TQ là chũ nợ số 1 của Mỹ để làm gì ..khi mà Mỹ độc quyền in độc quyền phá giá đồng USD để giảm nợ như thế ! Các bác rành phân tích gíúp mình với
 
Hạng D
28/4/06
3.334
19
0
40
AG
inside man nói:
Bài các bác gửi lên đây em đã copy rồi in ra.
Mong là Mod để thớt này lâu lâu,

In ra làm gì. Rãnh rỗi thời sự thôi chứ cũng đoán mò đoán mẫm thôi mà. Nếu biết được như vậy thì chắc các bác đã trở thành tỷ phú $ hết rồi đúng ko. Hehe

Vậy ai nói mua vàng lời chắc thì có dám gan mua vào đầu tư chừng vài ngàn lượng vàn thử xem. Ngủ một đêm thức dậy thì đi bụi luôn.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
50
0
hocap nói:
Bài này của bác sinh viên già rất bổ ích . Mình cũng rất thích đọc nghiên cứu nền kinh tế thống lĩnh toàn cầu là Mỹ để chỉ đọc và tham khảo thôi .... Nhưng mình chưa rõ động thái của TQ khi mua quá nhiều trái phiếu của Mỹ và đến nay TQ là chũ nợ số 1 của Mỹ để làm gì ..khi mà Mỹ độc quyền in độc quyền phá giá đồng USD để giảm nợ như thế ! Các bác rành phân tích gíúp mình với

Trước tiên phải thừa nhận thực tế, TQ đang lo sợ tiền Mỹ mất giá, trước hội nghị G20, nhiều nước trong đó có TQ đưa ra 1 lựa chọn cho loại tiền dự trữ mới. Ở hội nghị này, mọi chuyện chỉ mới là ý tưởng, nhưng nó phản ánh quan điểm lo ngại của các nước về đồng tiền Mỹ.
Bên cạnh đó, đầu năm nay những khoản mua trái phiếu của TQ toàn đầu tư vào trái phiếu ngắn hạn. Điều đó cũng đáng để suy nghĩ.

Ngày nay Mỹ là siêu cường, bành trướng khắp mọi nơi, họ đang tiêu sài quá khả năng và bị bội chi trầm trọng.
Với kỳ khủng hoảng này, việc bơm cả ngàn tỷ đô la ra thị trường, chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng lên giá trị đồng Mỹ kim. Cơ quan nghiên cứu độc lập của quốc hội đã dự báo Mỹ sẽ bội chi thêm 10 ngàn tỷ trong 10 năm tới. và số nợ từ 45% GDP sẽ tăng lên 82% vào năm 2019. Đó là dự báo nếu Mỹ không có những điều chỉnh đột phá để soay chuyển tình hình.

Vì sao TQ biết những nguy cơ như vậy nhưng không chỉ TQ, nhiều nước vẫn chọn Mỹ kim làm đồng tiền dự trữ?
ta quay trở lại lịch sử, khi Nixon thả nổi đồng Mỹ, không neo vào giá vàng thì giá trị tiền Mỹ được quyết định bởi cung cầu của thị trường. Ví dụ chúng ta cần mua hàng Mỹ, hoặc đầu tư vào Mỹ, chúng ta phải mua tiền đô, như vậy giá đô sẽ tăng do cầu nhiều.
Thị trường Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất, 1 năm họ mua bán hơn 10 ngàn tỷ đô. Do đó mặt dù chê trách mỹ thế nào thì các nước đều lo sợ Mỹ sỗ mũi, họ sẽ mất nguồn ngoại tệ lập tức.

Chúng ta quay trở lại câu hỏi vì sao TQ dự trữ tiền Mỹ nhiều nhất?
Khi xuất siêu vào thị trường Mỹ, TQ thu ngoại tệ trở về. Như các nước khác, chẳng hạn Canada, họ dùng số tiền đó 1 phần dự trữ, 1 phần tiêu dùng vào các lĩnh vực trong Xh, đầu tư vào thị trường nội địa nhằm tạo tối đa nguồn lợi nhuận từ nó.
Tuy nhiên TQ có đặc thù riêng, và cả cách quản lý vĩ mô riêng, (Vn cũng tương tự). Thay vì phục vụ cộng đồng, họ có cách làm khác từ ngoại tệ dự trữ đó là đầu tư ngược trở lại Mỹ. Mỹ là thị trường lớn với tính thanh khỏan cao, 1 dòng tiền đổ vào dù lớn thế nào vẫn không làm nó chóng váng. Người ta đầu tư vào, hay rút ra lập tức vẫn có đủ tiền mặt cho họ.
Có nhiều cách thức đầu tư vào Mỹ, lập cơ sở sx, cách này khó khăn nhiều. Thứ 2 là kinh doanh chứng khoán, cái này rủi ro khá cao. Thứ 3 là mua trái phiếu chính phủ, TQ chọn cách này vĩ an toàn, theo lý thuyết thì không rủi ro bao nhiêu.

Lý thuyết thì không rủi ro, nhưng với thực tế nếu tiền Mỹ mất giá, TQ sẽ trắng tay.
Do đó mới có ý định tìm 1 đồng tiền khác để dự trữ, nhưng vì sao chưa làm được? Một đồng tiền mạnh thứ nhất nó phải được đảm bảo bởi 1 nền kinh tế mạnh. Đủ sức chịu đựng những cơn khủng hỏang nhỏ từ khu vực. cái này Anh, Đức, TQ vẫn chưa đủ tầm. Nhưng liên minh châu âu với ECB thì có khả năng đó
Thứ 2 là phải có 1 cơ quan quản lý độc lập để điều hành đồng tiền đó, cái này thì ECB lại không đủ điều kiện, do họ được quản lý bởi các thành viên đại diện là mỗi quốc gia, mọi nghị quyết đều cần sự đồng thuận từ các nước đó, đâm ra tính linh hoạt không cao, do mỗi nước có 1 mục tiêu và suy nghĩ riêng.

Vì vậy đến nay đô la vẫn là tiền dự trữ quan trọng nhất.
TQ đang có 1 nghịch lý là tận dụng lao động giá rẻ để thu ngoại tệ, rồi sau đó lại đầu tư ngược trở lại Mỹ. Dùng tư cách chủ nợ để gây sức ép với Mỹ. Có thể đoán đó là chiến lược chính trị của TQ. Bởi nếu không có gì ràng buộc, không ai điều khiển hay chi phối nổi Mỹ.
Trong ngắn hạn chắc chắn Mỹ vẫn giữ địa vị chi phối kinh tế như ngày nay, nhưng câu hỏi liệu 20 năm tới, khi số nợ Mỹ tăng lên không ngừng, Mỹ làm gì để trả nợ? Chắc chắn mọi người sẽ không lạc quan tin vào Mỹ.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
50
0
doanhoangdan nói:
vậy số nợ này sẽ giải quyết như thế nào, bác SVG ?

Ngày ông Ô lên nhậm chức, ông hứa hẹn rất nhiều, và không khó đoán, ông Ô sẽ đi vào lịch sử với vai trò 1 TT đi vay nợ nhiều nhất.
Trong 1 phát biểu mới đây, khi nước Mỹ đạt con số nợ kỷ lục 11 ngàn tỷ. Ông Ô nói rằng không có gì phải lo, Mỹ đủ khả năng để trả nợ từ tiền thuế quốc gia.
Chiến lược duy nhất ngày nay của Mỹ chỉ trông chờ vào tiền thuế của họ. Với kế họach 700 tỷ cứu nền kinh tế, vẫn chưa có câu trả lời làm sao để trả hết con số nhỏ nhoi đó. Ông Ô vẫn chưa đưa ra quyết sách nào.
Còn nhà đầu tư thì lo ngại, bởi Mỹ giải quyết nợ bằng cách vay thêm nợ, đó là thực tế không ai bào chữa nổi.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
50
0
vankhanhktpn nói:
9000 tấn gold thì chỉ bảo đảm cho 450 tỉ usd thôi , còn lại là...giấy lộn

Vì chỉ có chừng đó vàng nên không ai dám nghĩ bắt Mỹ bán vài hạt vàng để trả 1 núi nợ.
Có người ví nước Mỹ hiện nay như kẻ say rượu, nếu bắt hắn ngừng uống ngay lập tức, hắn sẽ phát điên đốt nhà hàng xóm lẫn quán rượu, vì vậy cách tốt nhất là cho hắn uống giảm từ từ chứ không cắt cơn được.
Hiện nay lãi suất gần về 0%, khi kinh tế mỹ đi lên, nếu không tăng lãi xuất thì lạm phát, mà tăng sớm quá thì lại giảm phát như Nhật. Rất nan giải.
 
Hạng F
10/11/07
5.231
405
83
Nhìn về tương lai nhân loại thấy thật là ảm đạm. Không phải ngày tận thế và dịch bệnh, mà chính sự "nổ tung" của tiền tệ, tài chánh sẽ làm tiêu tùng sự phát triển...
Nhưng có thể an ủi và trông đợi thế lày:... mấy gia đình đó là những con cá mập có lòng nhân, họ sẽ biết cách điều hành nền tài chính như thế nào cho "tốt" khi mà họ cảm thấy đã đạt được "cái họ muốn"....
Bác sinhviengia ơi, cảm ơn bác đã thể hiện một cách dễ hiểu hơn những vẫn đề khó gặm đó, tiếp tục đi bác...
 
Hạng D
28/7/08
2.285
3.718
113
chain nói:
inside man nói:
Bài các bác gửi lên đây em đã copy rồi in ra.
Mong là Mod để thớt này lâu lâu,

In ra làm gì. Rãnh rỗi thời sự thôi chứ cũng đoán mò đoán mẫm thôi mà. Nếu biết được như vậy thì chắc các bác đã trở thành tỷ phú $ hết rồi đúng ko. Hehe

Vậy ai nói mua vàng lời chắc thì có dám gan mua vào đầu tư chừng vài ngàn lượng vàn thử xem. Ngủ một đêm thức dậy thì đi bụi luôn.

:D
1. Em cũng chuyển ra file word, định dạng, lưu file và in ra. In ra để đọc lần lần cho thấm (đầu mình già - xơ cứng rồi, đọc vài lần không nhớ hêt) và cho mấy cụ hưu trí xem (mấy cụ hưu trí thích lắm mà không biết dùng máy tính).
Lưu lại thôi. Nhỡ mod xóa bất tử thì khổ! :).

2. Em có quen một số người, chơi vàng thật (là ... "đánh lên" + "đánh xuống"). Mỗi lần vài trăm lượng. Một tháng vài lần.
Em theo dõi các bác này rất kỹ trong năm 2009 (tính học lóm nghề mà!). :)
Nhận thấy: các bác làm việc thực sự hiệu quả!
080402cool_prv.gif

(chứ không đi bụi đâu).


----------------------------

Một lần nữa cám ơn bác SVG và các bác khác!
033102flo_1_prv.gif


Thớt này thật là lý thú và bổ ích!
080402cool_prv.gif
 
Hạng D
27/4/09
3.226
95
48
12
Mình không in nhưng hay copy ra để trên máy . Cũng đã sao chép bài của bác sinh viên già để xem cho thấm từ từ như bác viktor . Cảm ơn bác sinh viên già nhiều .
Để bổ sung thông tin Mình giới thiệu các bác đọc quyển : Chiến tranh tiền tệ của Songhongbing do nhà xuất bản trẻ ấn hành . ( Mình mua qua mạng và giao tạn nhà ) .
 
Hạng D
3/5/09
2.214
50
0
Bàn tán cho vui, chứ trong dài hạn, dẫu biết vàng ngự trị, dầu lên cao và đô mất giá, nhưng ngắn hạn thì không ai dám làm 1 cú chót, bán hết gia sản để chơi.
Về dài hạn, ví dụ bác nào tầm 30-40, tính dưỡng già ở độ tuổi nào đó, đang tích cóp thì tìm món nào chắc ăn mà đầu tư thôi. chẳng hạn dự trữ bằng Euro. Hoặc đầu tư vào các cty chắc ăn hơn, đề phòng "hàng Mỹ".

Trở lại chuyện Mỹ nợ nhiều, chúng ta có tấm gương Iceland.
Đất nước này có GDP khoảng 19 tỷ đô, dân số chỉ hơn 300 ngànngười. Là 1 đất nước phát triển và có cuộc sống vào loại tốt nhất thế giới.
Trước thập niên 90, Iceland chỉ là 1 đất nước trung bình ở châu Âu, nhưng từ khi cải cách nền tài chính, mở rộng thị trường chứng khoán. Iceland đã bứt phá với tốc độ nhanh, bình quân tăng trưởng 5% mỗi năm. Thu nhập đầu người tăng 45% trong năm năm qua.

Tuy nhiên mặt trái của việc phát triển không bền vững đã lộ rõ trong kỳ khủng hoảng vừa qua. Với chính sách lãi suất cao, các ngân hàng Iceland đã huy động 1 lượng ngoại tệ khổng lồ, gấp 8 lần GDP của đất nước.
Người ta đi vay từ những nước có lãi xuất thấp hơn như Anh, Nhật và gửi vào nhà băng Iceland. Số nợ của nàh băng gấp 5 lần GDP nói lên sự mất cân bằng nghiêm trọng.
Nếu kinh tế thế giới ổn định, Iceland tự tin họ sẽ biết cách làm những khỏan vay sinh lãi cao hơn, và họ an toàn với phương pháp dùng tiền của thiên hạ để buôn bán, và mình thì lấy tiền lời mà không móc vốn trong túi ra.

Tuy nhiên mọi chuyện trở nên bi đát khi nền kinh tế toàn cầu khủng hoảng, nguồn thu giảm mạnh, nhưng tiền lời thì vẫn phải trả đều đặn. Khi đó tác hại của món nợ mới lộ rõ. Và điều tất yếu xảy ra, đất nước giàu có hàng đầu thế giới lâm vào phá sản do không có gì trả nổi khoản nợ khổng lồ.
Tiền mất giá hơn 1 nửa, nhà nước phải đóng cửa thị trường chứng khoán, đóng băng mọi khoản vay nợ, quốc hữu hóa các ngân hàng để ngăn tình cảnh bán tháo chạy khỏi thị trường.
Khi này mới lỗ rõ những nạn nhân, rất nhiều cty, nhà đầu tư cá nhân, cơ quan chính quyền ở Anh đã góp tiền vào Iceland do mức lãi xuất quá tuyệt vời, ngon ăn hơn là gửi tại Anh.

Câu chuyện bi đát này không phải tự nhiên đùng đùng xuất hiện, nó đã có điềm báo trước. Đó là đợt khủng hoảng sụt giá đồng Krona vào năm 2006. Khi đó người ta băn khoăn liệu Iceland có đang quá mạo hiểm khi vay nợ nhiều quá không?
Nhiều chuyên gia đã lên tiếng, không có gì phải lo ngại, vì Iceland có hạ tầng tín dụng tốt, hưu trí bảo đảm, nguồn thu ổn định...rất nhiều lý do để bào chữa, và lý do bào chửa tốt nhất là lợi nhuận mà Iceland đứng ra cam kết. Mọi người nhìn đồng tiền sinh sôi trước mắt mình, khó ai cầm lòng nổi. lại quẳng tiền vào thôi. Và kết cục là ngày hôm nay.

Người ta từng tin tưởng Iceland, 1 đất nước hàng đầu thế giới. Và người ta cũng đã, đang và sẽ tin tưởng Mỹ, ngọn cờ đầu của tư bản toàn cầu.
Mọi chuyện đều có thể diễn biến rất bất ngờ, mà điềm báo là cơn khủng hoảng hiện nay. Có thể 5 năm tới, kinh tế toàn cầu ổn định, Mỹ lại là chốn ăn chơi, tiêu sài thả cửa hàng đầu thế giới. Có thể họ không tiêu thụ 10 ngàn đô 1 năm mà là 15 ngàn hoặc nhiều hơn. Và dĩ nhiên, họ có cái máy in tiền chạy không biết mệt, các nước cứ đưa hàng vào Mỹ, và nhận lại là 1 tờ giấy nợ.
Người ta sẽ neo tiền Mỹ vào đồng nội tệ, coi như ngọn hải đăng trên thị trường. Nhưng Mỹ sẽ làm gì để trả nợ đây? Nếu số nợ cứ phình to mãi, người điên cũng sẽ thấy hoài nghi?

Hy vọng Mỹ sẽ có cách điều tiết hợp lý, vì nếu Mỹ sụp đổ, không biết bao nhiêu cty phá sản, người lao động ra đường, và nạn nhân chủ yếu vẫn là người lao động. Giới tài phiệt giàu có ư? Họ có vàng tại Thụy Sĩ, có kim cương và đá quý trong hầm. Họ không sợ đế chế Mỹ sụp đổ, vì họ có dự trữ.
 
Status
Không mở trả lời sau này.