Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng C
5/2/07
781
4
0
46
theo e thì các chu kì hồi phục khủng hoảng thường là phải 5 năm! 1930 Mỹ cần 1 thập kỹ mới thoát khỏi hồi phục! Nên theo e 5 năm nữa kinh tế Mỹ mới hồi phục!

Dù gì e nghĩ Fed cũng không phải là 1 con quỷ như bài viết bác già đưa ra! vì những nhận xét trên cũng chỉ là suy đoán thiếu nhiều số liệu dẫn chứng, nếu Fed thực sự như thế thì nó sẽ ko tồn tại lâu dài nếu ko đạt những lợi ích mong mỏi của người dân, sẽ nhanh chóng biến mất một khi người dân họ nhận ra, dân Mỹ ko ngu đến nỗi để Fed che mà ko thấy gì! Thực ra Fad đã làm nhiều điều tốt cho nước Mỹ, vì nếu ko làm tốt chính phủ Mỹ ko có khả năng trả nợ, mà nước Mỹ tiêu tùng thì Fed cũng đi theo nên chả được lợi lộc gì, sự phồn thịnh của Mỹ thì cũng là sự phồn thịnh của Fed, lợi ích của Mỹ là lợi ích của Fed, nên Fed ko thể tách rời lợi ích của mình với lợi ích của đất nước được. E nghĩ cũng chính nhờ hệ thống linh hoạt trên Mỹ đã vượt các nước Châu Âu già cỗi, và nổi tiếng bảo thủ, đó là bằng chứng ko thể chối cãi

Vì vậy trong tương lai thật ra Mỹ vẫn là 1 thị trường hấp dẫn của các nước khác! Lương cao,pháp lý ổn định, luật minh bạch bình đẵng, quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ, thu nhập bìn quân đầu người 48.000 USD/năm
http://www.vnexpress.ne...-doanh/2009/03/3BA0D278/
Nhất là dân Mỹ rất chịu chi, tao ra 1 thị trường tiêu thụ lớn, điều này thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển hững nước xuất khẩu hưởng lợi như Japanese, Korea, Viet Nam, Thai Land, singapore...Nếu ko có Mỹ thì TQ, Han Quốc, Nhật sẽ ko phát triển như ngày nay. Không có 1 quốc gia nào phát triển mà ko phụ thuộc vào thị trường Mỹ cả. Mỹ suy thoái tiêu thụ hàng hoá ít đi thì các quốc gia cũng lao đao theo.

Còn anh Trung Quốc mới nổi, ngoài chỉ có cái thị trường 1.3 tỳ dân là hấp dẫn kia, thì thu nhập bình quân dân TQ nông thôn cũng chỉ 1000 usd/năm theo báo cáo 6 tháng đầu năm của CP TQ, điều này 1 phần hạn chế chi tiêu của dân chúng
http://vietbao.vn/The-g...-1.000-USD/20041571/159/
chưa kê những số liệu thống kê này có thực sự phản ánh đúng thu nhập người TQ hay ko?
Ngoài ra TQ được điều hành bởi chính sách, ko phải phát triển trên 1 môi trường tự do, theo qui luật cung cầu. Sự can thiệp quá sâu của nhà nước vào kinh tế, như tạo ra những tập đoàn "con cưng" được bơm vốn bởi nhà nước, và hưởng những ưu đãi siêu đặt biệt, tạo 1 sân chơi canh tranh bất bình đẳng giữa các cty nhà nước và cty tư nhân, các cty tư nhân bi lấn thi trường bởi các ông lớn ko phải nhờ thực lực. Khi cty nhà nước có những "đặt quyền" tao thế độc quyền sẽ dẫn đến nhũng nhiễu, tham ô công trình, tham nhũng dẫn đến các dự án đầu tư của chính phủ kém hiệu quả. Phí phạm nhiều nguồn lực như các ngành Than, điện, khai thác khoáng sản, dùng công nghệ lạc hậu, khai thác qua mức tài sản thiên nhiên, quyền sỡ hữu trí tuệ kém ko kích thích sáng tao phát minh vì nạn sao chép hàng giả, luật pháp ko công bằng, bảo hiểm xã hội kém, tầng lớp nghèo bi gạt ra bên lề xh, hàng giả hàng gian trốn thuế, hàng thật bán ko được khiến chính phủ ko thu được thuế. Dẫn đến bội chi ngân sách, thì tác hại về mặt xã hội là khi chênh lệch giàu nghèo, BHXH kém, dẫn đến 1 tầng lớp bất mãn, thì nguy cơ bạo loạn sẽ xãy ra. Tân Cương là 1 điển hình khi moi của cải vật chất đều tập trung vào tay người Hán.

Cái giá phải trả cho sự phát triển ktê TQ ngày này quá đắt, nhiều đất đai làng mạc bi sa mạc hóa, môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng, là 1 quốc gia thải ra khí thải ô nhiễm nhiều hơn bất kì quốc gia nào khác, và hình thành nhiều làng ung thư, tao ra 1 thế hệ trẻ bệnh tật sẽ là 1 gánh nặng cho xã hội,.

Trong khi Châu Âu già nua chuyễn mình chậm cham trước khủng hoảng, hồi phục sau suy thoái khá chậm chạp, tình hình vẫn tồi tệ ở 1 số nước thành viên, thu nhập Châu Âu vấn kém thu nhập người Mỹ 30%, tình trạng dè sẻn trong chi tiêu sẽ khiến Châu Âu, lún sâu vào suy thoái kéo dài. Nhật Bản thì thị trường đã bảo hòa, tinh trạng tăng trưởng chậm đã kéo dài hàng thập kỷ, nên thị trường này sẽ hiếm có những bức phá.
Còn TQ vẫn tiền ẩn nhiều rủi ro, thị trường vẫn vận hành theo kiểm soát của nhà nuớc bằng các chính sách. Phân biệt đối xử cty trong nước và nước ngoài. Nên dòng vốn chỉ chảy vào các ngành bán lẻ, ô tô, hàng tiêu dùng ...còn các ngành Kỹ thuật cao, vi mạch, không gian, chế tạo máy bay, vũ trụ, tử động, được đầu tư hạn chế do lo sợ vi phạm bản quyền, có hay chăn chỉ là công nghệ lạc hậu phục vụ thi trường TQ. Trung Quốc cũng chỉ là nước gia công của thế giới mà thôi. 60% hàng SX Trung Quốc vào Mỹ nên Trung Quốc muốn phát triển phải dựa vào Mỹ. Ko có Mỹ hàng SX bán cho ai???
http://www.vinasa.org.v...ue/Default.aspx?SkinSrc=[G]Skins%2F_default%2FNo+Skin&ContainerSrc=[G]Containers%2F_default%2FNo+Container

Tóm lại cho đến thời điểm khủng hoảng này theo e mô hình phát triển của Mỹ vẫn là 1 sáng giá để đầu tư, một nước có nền tài chính phát triển và năng động trên thế giới, sở hữu những công nghệ cao các ngành chủ chốt như không gian, hàng không, vi mạch, bán dẫn, 1 đất nước mọi thứ đều được vận hành theo qui luật cung cầu, pháp lý rõ ràng, thì vẫn là 1 môi trường tốt để đầu tư. Bằng chứng nhiều công dân và các cty BĐS TQ, VN, và 1 số nước khác đổ tiền đàu tư vào BĐS Mỹ, và 1 số ngành khác
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/5/09
2.214
50
0
Bác nongdan nói đúng, lợi ích của FED cũng là của nước Mỹ. FED hơn cộng đồng châu Âu ở chỗ họ ban hành mọi quyết định rất độc lập mà không cần phải xin phép. Vì thế mọi sự lưu chuyển rất mau lẹ. Nếu cần thiết họ có thể hạ lãi xuất về 0% ngay lập tức chứ không phải đệ đơn chờ ngâm cứu. Vì lý do đó mà đồng Euro vẫn chưa cạnh tranh được với đồng đô Mỹ.

Ở bài viết của BS Viên, ông nêu 1 khái niệm cơ bản của nền tài chính Mỹ. Mà nguyên lý phát triển của nó là lấy tiền người sau trả nợ cho người trước. Ngân hàng có thể tạo ra lượng tiền lưu thông gấp nhiều lần nhờ reserve ratio, từ đó mà FED điều khiển kinh tế, muốn kích thích hay giảm nhiệt.
Ưu điểm thì nhiều nhưng nó có 2 cái nguy, đó là nếu người dân không tin tưởng hệ thống ngân hàng, ngâm tiền lại thì tạo tình trạng khan hiếm tiền. Hoặc con nợ trong dây chuyền tạo vốn này mà phá sản thì nhà băng cũng phá sản theo rất nhanh.
Từ lý do đó mà ông nêu cái gọi là tiền ma. cái này là thực tế hiện nay của Mỹ.

Những bài viết trên kia đã phân tích rõ vì sao Mỹ có thể giữ thế đồng tiền, và vì sao người ta luôn muốn dự trữ tiền Mỹ. Vị thế của Mỹ rất quan trọng, họ có 1 thị trường tiêu thụ quá lớn. Nhưng nếu chỉ suy nghĩ như vậy thì liệu khi số nợ trái phiếu của Mỹ tăng vọt, thâm hụt ngân sách không thể giảm thì điều gì xảy ra với tiền Mỹ?
Nền kinh tế Mỹ cũng chỉ là nền kinh tế 1 quốc gia, nếu họ điều tiết không tốt thì nguy cơ của nó vẫn rất lớn.
Có 2 việc cần giả quyết, 1 thập niên tới Mỹ sẽ bị thâm hụt ngân sách liên tục.
Thứ 2 là khoản nợ, dự báo vẫn tăng đều trên mức tăng GDP của Mỹ nhiều lần.
Như vậy có thể đặt 1 giả thiết Mỹ là 1 ngân hàng đang huy động vốn khổng lồ. Vì có uy tín nên người ta gửi tiền vô tư. Còn việc ngân hàng điều hành lời lỗ ra sao thì phải chờ vào tương lai, chỉ biết trước mắt ngân hàng cần người ta gửi tiền tiếp tục.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
50
0
Hôm nay em lược dịch bài viết của Robert J. Samuelson trên chuyên mục kinh tế của tờ Newsweek, một tác giả uy tín chuyên viết về đề tài kinh tế, phụ trách chuyên mục kinh tế cho tờ Newsweek và The washington Post, với kinh nghiệm lâu năm nghiên cứu về kinh tế Mỹ và từng tốt nghiệp Harvard, những suy tư của ông rất đáng suy nghĩ. Được trích dẫn từ cuốn The great inflation and its aftermath (siêu lạm phát và hậu quả của nó).

Lời tâm sự của tác giả về cuốn sách: Tôi viết quyển sách này vì không có 1 người nào quan tâm hay muốn viết về đề tài này. Đó có vẻ như là hiển nhiên với tôi, 1 nhà báo viết về kinh tế suốt nửa thế kỷ, những thăng trầm của các cơn lạm phát 2 chỉ số, những ảnh hưởng đến toàn bộ thời gian và các hậu quả không thể kiểm soát tới nền kinh tế.
Bởi vì người Mỹ đặt rất nhiều tài sản vào chứng khoán, và làm phát thì như chiếc xe đang lao trên đỉnh dốc xuống, nó ảnh hưởng sâu sắc tới tâm lý và chính trị của đất nước. Nó cũng thay đổi cách thức các nhà quản lý điều hành cty và người lao động. Vì tôi viết sách rất chậm, thật sự tôi không muốn bắt đầu dự án biết về đề tài này nhưng vì không ai hứng thú, tôi đặt bản thân vào vai trò người chuyển tải những hiểu biết mà tôi thu thập được.

(Một lần nửa tác giả đặt vấn đề về lạm phát của Mỹ, hiện nay nó chưa hình thành, nhưng sao ai cũng lo sợ? Thủ tướng Đức cũng có 1 mối quan tâm như vậy, quan ngại các bước đi từ phái Mỹ, và người ta chỉ trích bà nhát gan. Khi nào rảnh em sẽ tám về đề tài này).
 
Hạng D
3/5/09
2.214
50
0
Tương lai đen tối của nước Mỹ: vấn đề không chỉ là khủng hoảng tài chính, nó còn là chính sách thuế cao hơn, tăng giá năng lượng và chi phí y tế đe doạ sự phát triển.

Người Mỹ chúng ta mắc căn bệnh ghiền sự tiến bộ. Chúng ta luôn nghĩ ngày hôm nay phải tốt hơn hôm qua, và ngày mai phải phải tốt hơn hôm nay. So sánh với nhiều dân tộc khác trên thế giới, chúng ta ở vị thế lý tưởng với nhiều cơ hội và điều kiện để dẫn đầu. Nay thì chúng ta bước vào 1 kỷ nguyên mới mà những ai từng hăm hở kỳ vọng sẽ pahỉ bực tức và thất vọng.
Nó không chỉ là hiện tượng khủng hoảng tài chính hiện nay, hay những vụ rớt giá chứng khoán, các vụ giải cứu cty đầy kịch tính. Hàng loạt mối nguy mà chúng ta phải đối mặt, đó là sự già nua của xã hội, chi phí y tế tăng quá mức và hiện tượng nóng lên của địa cầu. Những nguyên do đó làm cho nên kinh tế không thể tăng trưởng như kỳ vọng.
Vị tổng thống kế tiếp của nước Mỹ sẽ đối mặt với nhiều khó khăn về kinh tế trong nhiều thập niên trở lại nay. KHó khăn đó to lớn hơn thời kỳ Reagan đối mặt với lạm phát 2 chỉ số, hay thời kỳ Roosevelt với khủng hoảng thất nghiệp chiếm 25%.

Phải thừa nhận răng nền kinh tế Mỹ đã có thời kỳ rất dài chống lại được xu thế bi quan, thất vọng. Nền văn hóa Mỹ, với nhiều tham vọng và sự sáng tạo phong phú đã giúp chúng ta phát triển trong nhiều năm liên tục. Đó là 1 động lực mạnh mẽ, tuy nhiên cũng có những giai đoạn chúngta bị khựng lại.
Thời kỳ đại khủng hoảng đã kéo dài cả chục năm, tình trạng thất nghiệp vào những năm 1930 là hơn 18%. Lam 5phát liên tục vào thập niên 70 đã kéo mức sống người dân xuống thấp, và thị trường chứng khoán ảm đạm.( thị trường CK năm 1982 còn thấp hơn thời kỳ 1965).
Vào năm 1973 mức lạm phát đã vọt lên 13%. Nhà văn Theodore chuêyn viết về chính trị thời đó đã viết: không vấn đề nào có thể xâm lấn vào trí óc của người Mỹ ngoại trừ lạm phát treo lơ lửng.
Người Mỹ chẳng phải là thần thánh hay có phép màu gì để bảo đảm nền kinh tế phát triển nhanh và vững mạnh được.

Phải chăng nền kinh tế Mỹ đang bước vào khúc quanh lịch sử, nơi mà những hành động trong quá khứ không thể dùng làm thước đo để dự đoán torng tương lai? Đó là 1 câu hỏi trọng tâm được đặt ra cho vị tổng thống sắp tới. Cách đây khỏang 2 năm, ít ai có thể hình dung cảnh chính phủ phải đi gánh nợ cho các công ty nợ ngập đầu. Chính phủ đã phải đứng ra tiếp quản 2 công ty Fannie Mae and Freddie Mac, (đó là những cty cho vay địa ốc lớn nhất Mỹ). Bộ tài chính còn phải bơm tiền đầu tư vào các nhà băng lớn của đất nước.
Cục dự trữ liên bang phải bơm hơn 1 ngàn tỷ đô vào thị trường để làm bình ổn, đồng thời mức độ thất nghiệp từ con số 4.4% tăng lên 6.1% và dự đoán sẽ vọt lên tới 8%, theo vài dự báo. (khi viết bài này là cuối năm 2008, hiện nay con số thất nghiệp vọt qua con số 8.6% vào quý 2 năm 2009).

Chủ đề sắp tới cho vị tổng thống kế nhiệm là phải làm sao bình ổn nền kinh tế, không để cho nó phập phồng lên xuống nửa. Một tin tức tốt lành là nạn thất nghiệp có lên tới 8% thì cũng không lâm vào tình trạng ngặt nghèo như thời đại khủng hoảng. FEd và Bộ tài chính đã đứng ra bảo trợ cho các ngân hàng, trái ngược với thời kỳ 1930, người ta bỏ mặc cho ngân hàng xụp đổ. Quốc hội cũng thông qua khỏan kích thích kinh tế trị giá 300 tỷ hoặc hơn nửa.
Tin tức xấu là dù có nhiều biện pháp kích thích kinh tế, chống lại tình trạng thất nghiệp tăng cao, hầu như không đạt kết quả như mong đợi. Nền kinh tế chúng ta bước vào 1 chu kỳ gọi mà "mất đi tính sung mãn". Đó là 1 khái niệm lạ. Điều đó không có nghĩ chúng ta sẽ nghèo đi. Không, nước Mỹ vẫn sẽ là 1 quốc gia giàu mạnh. Nhưng cụm từ "mất đi sự sung mãn" nói lên tâm tý của người dân Mỹ. Người dân cảm thấy mình trở nên nghèo hơn trước, làm ra đồng nào thì lại phải đóng thuế cao hơn, chi phí ý tế nhiều hơn và giá năng lượng mắc hơn.
Mặc dù tất cả những việc đóng thuế là vì lợi ích của chính họ, nhưng không ai cảm thấy thích thú khi đóng thuế cao. Đã vậy, sắp tới còn có nhiều mâu thuẫn giữa những khu vực tư và công, vì chính phủ muốn nắm giữ mọi thứ, từ chuyện tiền hưu trí cho tới xây dựng cầu cống, đường xá.

Những người bên ngoài nhìn vào, họ nói dân Mỹ sống nặng về vật chất quá dẫn đến sự lệ thuộc, người ta mua sắm bất kể đến tình hình tài chính, họ mua vĩ nướng gà hay cái tivi mỏng khi cái cũ chưa hư. Đó là 1 sự phí phạm quá mức. Những cái đó tác động vào tâm lý, làm cho người ta có thói quen phóng tay vô tư.
Làm cho sự xa xỉ biến thành sự cần thiết khi nào không hay. Người ta sẽ quên mất mình đang tiêu sài sang, vì nghĩ rằng sài sang là hiển nhiên của người Mỹ.
Giáo sư kinh tế học Benjamin Friedman tại Harvard phát biểu: cái tâm lý lúc nào cũng muốn dẫn đầu làm người ta lạc quan, dễ khoan dung cho tình trạng đa dạng trong xã hội, làm cho xã hội năng động hơn. KHi nền kinh tế phát triển tốt, người ta hài lòng về đất nước, nhưng khi kinh tế xuống thấp, người ta sẽ dễ trở nên cau có hơn.

(còn tiếp).
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
28/4/06
3.334
19
0
40
AG
Bác SVG có vẻ bi quan quá. Trong nhiều bài viết và sưu tầm của bác cũng có nhiều điểm chưa đúng, nhưng dài quá ko thể nào có thời gian viết hết lên đây. Bác nên hiểu rằng Mỹ có nhiều người tài giỏi, và họ sẽ vượt qua cơn khủng hoảng này thôi. Tuy em ko có lòng tin với Obama nhưng em nghĩ Mỹ không để mất vị trí độc tôn. Trên thực tế vẫn chưa có một hệ thống ngân hàng nào hoàn thiện hơn hệ thống ngân hàng của FED. Họ cũng phải trãi qua nhiều giai đoạn mới hoàn thiện được và những gì đang xảy ra ở thời điểm này có lẽ sẽ là bài học kinh nghiệm cho họ trong tương lai. Kinh tế suy thoái thì những công ty tập đoàn càng lớn sẽ chịu sự ảnh hưởng càng lớn. Nhưng đây là rủi ro risk chung. Cho nên Mỹ chịu ảnh hưởng nặng là điều dĩ nhiên thôi.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
50
0
Cảm ơn bác Chain quan tâm, thực ra không phải em bi quan. Chỉ là tìm hiểu sự việc dưới 1 góc nhìn khác. Lâu nay người ta quen với sự thịnh vượng của Mỹ, nhưng em muốn tìm hiểu phía sau đó ẩn chứa cái gì. Có phải sự thịnh vượng là bất biến không? Dĩ nhiên XH luôn biến đổi để thích nghi, không ai muốn mỹ sụt giảm kinh tế, vì các nước xuất khẩu vào Mỹ nhiều quá, nếu Mỹ sụt thì bắt buộc phải có 1 nước thế chỗ (hiện nay chưa có ai đủ kảh năng). Hoặc là phải quay về thế giới đa cực. Không có 1 lực hút mãnh liệt nào.
Như em đã nói trên kia, nước Mỹ trong ít nhất 2 thập niên tới vẫn là siêu cường số 1. Nền kinh tế Mỹ vận hành tốt vì nó cởi mỡ, cái luật phá sản của Mỹ là độc nhất vô nhị, rất hoàn thiện. Làm cho ai ai cũng hăng say phấn đấu kinh doanh.
Để xong chuỗi bài trên kia em sẽ chia sẽ vì sao có những việc như Merrill Lynch hay Lehman Brothers phá sản, còn trong lúc kinh tế ngặt nghèo thế này Goldman Sachs lại lãi to.
 
Hạng B2
2/12/08
419
5
18
Thú thực là khi mới đọc những bài đầu của bác SVG, e thấy rất sâu sắc và hấp dẫn, tuy nhiên, không hiểu bác lấy đâu ra nhiều tư liệu và logic đến vậy?
một số trang web mà bác trích dẫn thì em lại không vào được, firewall?
phỏng đoán nha, bác ở USA à?
 
Hạng D
3/5/09
2.214
50
0
(tiếp theo)

Tuy nhiên, nền kinh tế phát triển chậm hơn trước là điều tất nhiên phải tới. Tổng thống mới và mọi người phải nhận ra 1 điều, tình trạng khủng hoảng hiện nay đánh dấu chúng ta đã kết thúc chu kỳ hoàng kim của nền kinh tế. Trong 1 phần tư thế kỷ, nền kinh tế Mỹ được lợi rất nhiều nhờ không có lạm phát, lãi xuất xuống thấp, dẫn tới vay nợ nhiều và tài chính sung túc làm cho người ta bị bội thực.
Trong nỗ lực đi tìm thủ phạm của tình hình kinh tế hiện nay, phải thừa nhận rằng nguyên nhân lớn đó là những thói quen xấu trong thời đại thịnh vượng gây nên.

Nhiều người không nhận ra rằng, trong hơn nửa thế kỷ qua nên kinh tế chúng ta luôn bị lạm phát trên 10%, khi tăng khi giảm. Vào những năm 60, mức lạm phát 1% lạm cho nền kinh tế ổn định. Sau đó là 4 đợt khủng hoảng vào khoảng thời gian 1969 va 1981. Thất nghiệp tăng cao nhất là 10.8% vào năm 1982. Kỳ suy thoái đó đã khiến chủ tịch FED duới thời Reagan là ông Paul Volcker phải đối mặt với cơn lạm phát nghiêm trọng. sang năm 1984, lạm phát tụt giảm còn hơn 4% và qua năm 2001 chỉ còn 1%. điều này làm kinh tế bùng phát trở lại.

Hãy xem xét những gì đang xảy ra, thị trường Ck hồi phục ngoạn mục, lạm phát thấp hơn dẫn tới lãi xuất thấp hơn. Những nhà đầu tư từ bỏ trái phiếu để chuyển qua cổ phiếu. Chỉ số Dow Jones từ mức trên dưới 1000 vào năm 1982 đã tăng lên 2500 vào năm 1989 và tăng tiếp lên 10500 vào năm 1999.
Người ta đua nhau tiêu sài. Ai cũng nghĩ mình giàu có hơn, họ đi vay để tiêu sài thả cửa. Tỷ lệ tiết kiệm sụt đi mau chóng , từ mức 11% vào năm 1982 trở về con số 0 vào năm 2005.
Trong thời gian dài này, chỉ có 2 cơn suy thoái nhẹ vào năm 1991 và 2001. Những thói xấu như tiêu sài phung phí và không tiết kiệm đã gom nhau lại, tạo nên cuộc khủng hoảng ngày hôm nay. Nhiều người cứ đổ lỗi cho các vụ "subprime mortgages", mua nhà không cần thế chấp hay cầm cố nhà để tiêu sài...nhưng đó chỉ là bề nổi của sự việc. cái gốc nằm ở tâm lý lạc quan, tiêu sài thoải mái và niềm tin không có lạm phát trở lại.

Đến nay thì những sia lầm đã mang đến hậu quả rõ ràng. Khi giá trị chứng khaón và nhà đất tăng mãi, người Mỹ tin rằng giá chỉ có thể tăng nửa mà thôi, (nền kinh tế đang khỏe mạnh, chẳng việc gì phải lo). Một khi suy nghĩ đã thành nếp trong đầu, mọi tiêu chuẫn cho vay trở nên dễ dãi, không kiểm tra tiêu chuẫn như trường hợp các cty kỹ nghệ cao, hay trong trường hợp cho vay mua nhà.
Rồi hiện tượng bong bóng nổ ra. Người người đi mua cổ phiếu các cty kỹ nghệ, hay bơm tiền vào nhà đất mà giá trị bị thổi lên tận trên trời.
Nhưng chuyện đi vay không thể kéo dài bất tận được. Bởi vì nó bị giới hạn bới mức lợi tức thu nhập. Năm 2006, số nợ của 1 hộ gia đình Mỹ bằng 134% thu nhập. Không sớm thì muộn, họ phải dè sẻn chi tiêu. Và thật sự giờ đây, họ bán nhà, bán xe, còn các cửa hiệu thì chẳng ai có tiền để mua hàng hóa.

Kỳ khủng hoảng rồi sẽ kết thúc, nhưng để đảm bảo mức tăng trưởng như trước kia chắc là khó khăn lắm. Bởi cuối chân trời kia đã bày ra 1 viễn cảnh bi quan khác: 1 xã hội già nua.

(còn tiếp)
 
Hạng D
3/5/09
2.214
50
0
Chào bác trungnguyen, em hiện ở giáp ranh Mỹ thôi, bởi thế cũng hóng hớt 1 chút:D.
Nền kinh tế Mỹ đứng đầu, có rất nhiều cái hay cần học hỏi. Thế nhưng tại sao nhiều nước tây phương lại bị chê là bảo thủ, lạc hậu. Tính ra nước Mỹ được khai phá bởi thực dân châu Âu. Không lý nào họ khù khờ không biết học theo Mỹ để có thể giàu lên nhanh chóng? Phải chăng họ thụt lùi 1 bước, sóng yên biển lặng?
Người Mỹ đã quen là siêu cường, phải chăng người Anh, hay Đức chẳng dại nhảy vào chen để phải hứng bão. Cái đó em chỉ võ đóan thôi:D Nếu được như Bắc Âu thì sướng, ai làm gì kệ, mình xuất khẩu khắp mọi nơi, không nghiêng về anh nào là khỏe.
Có người nói TQ sẽ cạnh tranh vị thế của Mỹ, chắc trăm năm sau may ra được không. TQ vẫn còn "thô sơ" lắm. Cả kinh tế, chính trị, không có cái tự do kiểu Mỹ.
TQ có dân đông, Mỹ cũng nhờ đông đảo mà tiêu thụ rất nhiều, nhưng nay phải đối diện mặt trái của dân số, đó là con người sống dai quá. Phải chi như ngày xưa, không có cái gọi là hưu trí nhỉ. Vài chục năm tới, dân TQ mà già đi (đẻ nhiều thì hết đất) khi đó mới thấy cái gánh nặng của người già.

Nói về địa ốc Mỹ, TQ đổ vào cũng khẩm lắm. Giờ ngồi khóc thê thảm. Một số đổ vào nhà ở không nói, mấy năm trước khi kinh tế mỹ ngon lành, nhiều chú TQ đầu tư xây công sở, xây nhà dịch vụ...Những cái đó bây giờ khánh thành thì thị trường ảm đạm. Mọi dự tính đổ bể hết. Nhà đất thì cứ nằm lại Mỹ, giảm giá thì sau này dân Mỹ mua rẻ, thiệt đơn thiệt kép gì cũng là anh TQ. TRong khi những nước kề cận Mỹ, như Canada, họ không phải là chủ nợ lớn của Mỹ, hình như chưa vào hạng 10 nửa, mà mậu dịch của họ hơn phân nửa là làm ăn với Mỹ.
Họ bị thiệt hại khi Mỹ không còn sài sang, phải tìm thị trường khác trong tương lai. Nhưng sự lý thú ở chỗ vì sao họ không làm chủ nợ của Mỹ như anh TQ.
 
Hạng D
28/7/08
2.285
3.718
113
sinhviengià nói:
Cảm ơn bác Chain quan tâm, thực ra không phải em bi quan. Chỉ là tìm hiểu sự việc dưới 1 góc nhìn khác.

Lâu nay người ta quen với sự thịnh vượng của Mỹ, nhưng em muốn tìm hiểu phía sau đó ẩn chứa cái gì. Có phải sự thịnh vượng là bất biến không? Dĩ nhiên XH luôn biến đổi để thích nghi, không ai muốn mỹ sụt giảm kinh tế, vì các nước xuất khẩu vào Mỹ nhiều quá, nếu Mỹ sụt thì bắt buộc phải có 1 nước thế chỗ (hiện nay chưa có ai đủ kảh năng). Hoặc là phải quay về thế giới đa cực. Không có 1 lực hút mãnh liệt nào.

Như em đã nói trên kia, nước Mỹ trong ít nhất 2 thập niên tới vẫn là siêu cường số 1. Nền kinh tế Mỹ vận hành tốt vì nó cởi mỡ, cái luật phá sản của Mỹ là độc nhất vô nhị, rất hoàn thiện. Làm cho ai ai cũng hăng say phấn đấu kinh doanh.

Để xong chuỗi bài trên kia em sẽ chia sẽ vì sao có những việc như Merrill Lynch hay Lehman Brothers phá sản, còn trong lúc kinh tế ngặt nghèo thế này Goldman Sachs lại lãi to.


080402cool_prv.gif


Cám ơn bác SVG!

Các thông tin bác cung cấp rất bổ ích với em vì tính logic của nó.

--------------------------------------------------------------------------------------------------

Em chợt liên tưởng đến một mô hình kinh doanh tại VN hiện nay (mà trên thế giới chắc cũng có!).

Mặc dù so sánh có vẻ như khập khiễng, nhưng em biết ở VN hiện nay cũng có nhiều công ty lớn nhưng tài sản không đáng kể: họ tìm "mọi cách" để vay và đầu tư trở lại (mà "mọi cách" ở VN thì không phải quá khó để thực hiện!).

Việc trả nợ của họ chỉ trông chờ vào vận may - nếu không, vô phương trả nợ!
Việc kinh doanh chỉ đủ để trả cổ tức.
(Họ vẫn kinh doanh bình thường, không phải mô hình đa cấp - rắn cắn đuôi - đâu nhé!).

Nhưng, ... họ không sai luật!
Xxx VN có thể biết nhưng không can thiệp vì không có lý do để can thiệp! Còn các nhà đầu tư nhỏ lẻ thì cứ lao vào như con thiêu thân.

Đến một lúc nào đó, vị CT HĐQT và về hưu (mà cũng mau thôi: 5-10 năm nữa), ông ta hết trách nhiệm. Tới đó thì ..., may lắm thì người kế nhiệm cũng "nghiến răng" tiếp tục "sự nghiệp còn dang dở"!

Vấn đề ở chỗ là, ngay tại thời điểm này, các ông trong ban lãnh đạo cty đó có đời sống rất đế vương và tài sản cá nhân gia tăng đáng kể sau mỗi lần công ty "phát triển"!
 
Status
Không mở trả lời sau này.