Hỏi/Đáp Kỹ Thuật Fiat Siena 1.3 dính máy

Hạng B2
19/12/11
357
530
93
mercedesdanang.net
xin thưa các cụ là 1.6 có 2 loại HL và HLX - riêng HL thì em chưa làm, còn HLX là cam DOHC - cam kép đặt trên nắp máy - đều có dấu cân cam cả. cụ chịu khó lấy bàn chải lau sau dầu nhớt, bụi thì sẽ thây dấu, trên nắp quy lát cũng có 1 dấu, khi cân cam thi phải giữ cho 2 dấu đó trùng nhau, còn trên trục cơ( hay còn gọi là cốt máy) nó cũng có dấu cứ cho nó trùng là ok, lắp dây cam nó giống như lắp xích xe đạp, có điều khác là phải cho nó trùng dấu, để cho đúng kỳ, hút thì supap hút mở, nén thì supap đóng...
em đi 2 xe Fiat Siena rồi hiện đang đi con ELX 1.3, về vụ 5,8l là đường trường, muốn tiết kiệm xăng nó phải lắp thêm cái công tắc 3 vị trí: để đ/k quạt làm mát, ML+Q làm việc tự động, ML+Q làm việc riêng biệt, ML+ Q bán tự động.
chế độ 1 chạy thành phố có bật máy lạnh: quạt tự động quay khi nóng máy
chế độ 2 chạy đường trường bật máy lạnh, quạt đ/k bằng tay
chế độ 3 không chạy máy lạnh, quạt đ/k tay.
tức là tiết kiệm tối đa năng lượng, khi chạy đường trường thì gió vào nhiều, thoáng nên ko cân quạt, máy tự giải nhiệt.
vì mạnh quạt nó đi chung mạch máy lạnh...
đi t/p cũng khống chế khoảng 7,5 l thôi, nói chung tùy theo kỹ thuật lái, tận dụng tối đa hiệu suất nhiệt. em đang cố gắng kìm hãm khoảng 5l thôi.

Rất cảm ơn bác đã chia sẻ những kiến thức của mình cho công đồng anh em đang đi Fiat.
- Fiat Siena 1.6 HL,HLX và cả Albea 1.6 đều dùng chung một loại động cơ với mã động cơ 178_xxxx => đều là loại cam kép DOHC với 4 xylanh và 16Valve
Tuy nhiên, trọng tâm những điều mà có lẽ tất cả các Fiater đang quan tâm nhất.
Cũng xin nhắc lại là chỉ để chúng ta tham khảo thôi, không có ý tranh luận hay phản biện gì đâu nhé. Và cũng xin lỗi vì hơi dài dòng một tí cho đủ ý, các bác đừng trách nhé.
1. Trên hệ thống bánh răng, trục cam, trục khủy... có dấu như thế nào: bác có thể nói rõ hơn về các dấu này: hình dạng, vị trí chính xác của từng dấu trên động cơ để anh em tham khảo. Bản thân tôi dã từng xem xét, để ý tìm từng tí một trên xe mình là Siena 1.6 HL, nhưng không thấy được dấu nào, (hay là do xe mình nó vậy ???) nên thực sự rất muốn tìm hiểu thêm. Chỉ có một dấu nằm trên bánh đà trục khủy mà thôi. Còn lại cũng có một vài dấu hiệu, nhưng nhìn kỹ thì do thợ của ta tự đánh dấu trước đó (mà dấu không chính xác lắm).
2. Với xe Siena 1.3 thì chạy đường trường 5,8 -6,5 lit/100km là bình thường theo thiết kế, chưa phải là tiết kiệm.Trong thành phố thì không đề cập đến vì còn tùy thuộc rất nhiều vào các nguyên nhân khách quan khác, mà trong đó nguyên nhân do thói quen lái xe là một phần quan trọng.

Riêng với việc lắp công tắc cho quạt mát để tiết kiệm nhiên liệu, với một hệ thống điều khiển hoàn hảo, đầy đủ của xe theo nguyên mẫu, thì thiết nghĩ là không cần thiết và không nên. Lý do:
a. Không cần thiết:
- Quạt làm mát hầu như không ảnh hưởng đến nhiên liệu tiêu thụ : quạt chạy bằng điện DC do accu hoặc máy phát cung cấp. Mà với máy phát thì khi nổ máy đã quay để phát điện rồi. Và máy phát được thiết kế để dù chạy bất cứ tốc độ nào thì cũng sản sinh ra một công như nhau để tạo nên dòng điện. Thực tế dù nổ tại chỗ ở tốc độ garangti (800v/ph) hay chạy 80Km/h (>2000v/ph) thì điện thế sản sinh ra cũng chỉ dao động giới hạn từ 13-14,5 volt mà thôi => không tiêu hao nhiên liệu đáng kể gì.
b. Không nên :
Trên hệ thống lạnh hoàn chỉnh của xe, luôn luôn có một cảm biến áp suất ga để điều khiển việc đóng ngắt lốc nén đồng thời điều khiển hoạt động quay của quạt làm mát một cách an toàn và hợp lý nhất. Ngoài ra, vai trò quan trọng của nó cũng là công tắc bảo vệ an toàn cho hệ thống lạnh.
- Khi nhấn công tắc AC trong ca bin lái, cảm biến này sẽ điều khiển đóng ly hợp lốc nén => lốc quay và nén.
- Cảm biến này phát hiện nếu lượng ga trong hệ thống quá thấp hoặc quá cao, sẽ ngắt lốc nén không cho chạy nữa để bảo vệ hệ thống lạnh khỏi hư hỏng.
Khi mới mở công tắc AC, lốc nén sẽ hoạt động ngay, nhưng quạt vẫnchưa quay ngay. Khoảng 15-30 giây sau khi lốc nén hoạt động, chỉ đến khi áp suất ga trong hệ thống đạt đến một mức áp suất đã định=>nhiệt độ trong đường áp cao đạt đến nhiệt độ thiết kế thì cảm biến này mới đóng role cho quạt hoạt động để làm mát hạ nhiệt cho hệ thống (đồng nghĩa với hạ áp suất trong đường ống hệ thống lạnh) nhằm để là nguội dòng khí có nhiệt độ cao (sau khi hấp thụ nhiệt trong xe) chuẩn bị cho vòng tuần hoàn tiêp theo. Nếu khi nhiệt độ trong dàn làm mát hệ thống lạnh hạ xuống thì cảm biến sẽ ngắt quạt làm mát. Vì vậy, nếu bật máy lạnh mà chạy trên đường trường (lượng gió tự nhiên lùa vào đủ để làm mát dàn làm mát) thì quạt cũng sẽ không quay. (nguyên lý hoạt động tương tự với cảm biến nhiệt độ động cơ). Tuy nhiên, lượng gió tự nhiên lùa vào hầu như không bao giờ đủ kịp để làm mát dàn tỏa nhiệt cho hệ thống lạnh theo yêu cầu thông số kỹ thuật, bởi vậy, ta thường thấy quạt sẽ quay khi hệ thông lạnh hoạt động.
Vậy, cảm biến áp suất ga này chính là một công tắc tự động để điều khiển giúp cho hoạt động của hệ thống luôn ở tình trạng ổn định, hiệu quả nhất.
Vì vậy, nếu lắp công tắc đk bằng tay cho hệ thống lạnh để dùng cho các trường hợp :
chế độ 1 chạy thành phố có bật máy lạnh: quạt tự động quay khi nóng máy: chạy trong thành phố tốc độ thấp, lượng gió tự nhiên không đủ để hạ nhiệt độ cho hệ thống lạnh, nếu chờ đến khi máy nóng lên quạt chạy (khoảng 10-15ph), nếu không mở công tắc (lắp thêm) chạy quạt chắc rằng khi máy chưa kịp nóng đủ làm quạt chạy, hệ thông lạnh sẽ "tèo" ngay (không mát, áp suất quá cao làm hỏng lốc nén, vỡ ống ...)
chế độ 2 chạy đường trường bật máy lạnh, quạt đ/k bằng tay : Như đã nói trên, ở đường trường nếu chạy nhanh, lượng gió đủ để làm mát dàn toản nhiệt, cảm biến áp suất ga sẽ tắt quạt, quạt không quay, trường hợp ngược lại, sẽ điều khiển quạt quay. Không cần lắp công tắc.
chế độ 3 không chạy máy lạnh, quạt đ/k tay: cái này để làm gì ??? Lượng gió tự nhiên lùa vào nếu đủ để làm mát động cơ thì quạt đâu có chạy ??? Còn nếu máy nóng mà quên mở công tắc lắp thêm này thì nguy to, nhiều vấn đề có thể xảy ra.

Nói tóm lai, trên một hệ thống hoàn chỉnh, cảm biến áp suất ga trong hệ thống lạnh và cảm biến nhiệt độ động cơ đã thực hiện các yêu cầu của bác nêu ra một cách tự động và hoàn hảo. Khi lái xe thì phải tập trung vào nhiều thứ khác, vậy sao lại đi lắp thêm cái công tắc cho rắc rối, đã không chính xác mà còn nếu nhỡ quên "điều khiển" cái công tắc này thì e rằng sự cố chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi.
Vài dòng suy nghĩ của bản thân, trên tinh thần trao đổi và tham khảo thêm. Không nhằm mục đích tranh luận gì đâu các bác nhé.
 
Chỉnh sửa cuối:
3ms confirmed
Hạng D
16/4/11
1.942
432
83
HL1.6 không có dấu nên thợ dùng đồ hồ so để xác nhận điểm chết trên của pitong số 1, sau đó căn cam theo điểm chết trên pitong tông, các bác tham khảo
thợ già có thể chọt cây ti vô lỗ bugi, sau đó quay trục máy để xác nhận điểm chết trên, do đo bằng mắt và cảm nhận nên cần thợ già mới an toàn
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
31/8/13
171
144
43
Tôi không đồng ý với quan điểm của bác Danangfiatcu: Quạt làm mát ko ảnh hưởng đến tiêu hao nl, vì khi đ/c nổ quạt sẽ lấy NL từ máy phát, nó ghì máy phát buộc động cơ phải thêm xăng để kéo... bác cần đọc lại sách Điện động cơ.
Và khi bác chạy trong thàh phố HCm, tốc độ 20 - 30 - 40 km/h, nếu ko bật máy lạnh thử coi, máy sẽ rất nóng và kim nhiệt lên rất cao, nếu ko có công tắc riêng bật quạt thì động cơ sẽ chết máy hoặc sôi nước hoặc cháy xe . Cái vụ cháy xe FIAT ở Hà Nội là do lỗi này đây...
 
Hạng B2
31/8/13
171
144
43
cho nên bà con đừng để cháy xe và chết máy trên đường nội đô vì đông đúc xe cộ cực kỳ hiểm nguy...
 
Hạng B2
19/12/11
357
530
93
mercedesdanang.net
Tôi không đồng ý với quan điểm của bác Danangfiatcu: Quạt làm mát ko ảnh hưởng đến tiêu hao nl, vì khi đ/c nổ quạt sẽ lấy NL từ máy phát, nó ghì máy phát buộc động cơ phải thêm xăng để kéo... bác cần đọc lại sách Điện động cơ.
Và khi bác chạy trong thàh phố HCm, tốc độ 20 - 30 - 40 km/h, nếu ko bật máy lạnh thử coi, máy sẽ rất nóng và kim nhiệt lên rất cao, nếu ko có công tắc riêng bật quạt thì động cơ sẽ chết máy hoặc sôi nước hoặc cháy xe . Cái vụ cháy xe FIAT ở Hà Nội là do lỗi này đây...

Cảm ơn ý kiến của bác
Bác đọc không kỹ rồi, tôi không nói là quạt làm mát không tiêu hao nhiên liệu
"...dù nổ tại chỗ ở tốc độ garangti (800v/ph) hay chạy 80Km/h (>2000v/ph) thì điện thế sản sinh ra cũng chỉ dao động giới hạn từ 13-14,5 volt mà thôi => không tiêu hao nhiên liệu đáng kể gì..." (so với các chỉ số tiêu hao khác).
- Còn việc chạy trong thành phố, máy nóng lên đến nhiệt độ tối ưu của động cơ (khoảng từ 92-96 độ C) mà quạt mát vẫn chưa chạy thì như vậy hệ thống giải nhiệt động cơ có vấn đề rồi.
- Nếu một hệ thống làm việc tốt bình thường, nước mát đầy đủ thì dù trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào mưa cũng như nắng, nóng cũng như lạnh thì kim nhiệt cũng gần đến 9h thôi. Nếu kim lên khoảng 9 giờ là quạt mát tự động quay để thổi gió giảm nhiệt cho động cơ rồi. Thỉnh thoảng tải nặng, leo dốc cao thì lên bằng hoặc hơn 9h một chút.(với điều kiện cảm biến nhiệt độ nước vẫn còn zin tốt hoặc được thay mới đúng thông số kỹ thuật theo thiết kế)
- Nếu khi chạy mà động cơ bị nóng quá (do hệ thống làm mát có vấn đề) mà không thể dừng lại nghỉ được (kẹt xe, đang lên dốc...) thì việc đầu tiên là tắt AC (lốc nén máy lanh chiếm khoảng 15- 25% công suất động cơ) để giảm tải cho động cơ chứ không phải mở AC cho quạt hoạt động làm mát động cơ đâu. Sau đó chuyển sang chế độ sưởi nóng, mở quạt gió trong ca bin lái sang tốc độ cao nhất, hạ kính cửa để tạm thời giảm nhiệt độ động cơ, sau đó nếu có điều kiện dừng đỗ thì dừng lại kiểm tra, xử lý ngay. (giàn nóng sưởi ấm trong xe cũng là một giàn tỏa nhiệt hiệu quả)
- Nhiệt độ động cơ tăng cao quá không phải là nguyên nhân gây cháy xe đâu ạ. Cháy xe chỉ xảy ra do rò rỉ đường xăng, chập mạch dây điện. Ở các ô tô có điều khiển bằng ECU, nếu nhiệt độ động cơ lên cao quá mức thiết kế, ECU sẽ ra lệnh tắt máy ngay, lúc đó có muốn đề nổ cũng không được đâu.
Cảm ơn các bác đã quan tâm theo dõi
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
19/12/11
357
530
93
mercedesdanang.net
Đọc để mở mang thêm hiểu biết chứ đâu phải ai cũng đủ trình và đủ dũng khí hạ máy xuống tháo bung ra.

:) Động cơ Fiat cũng như bao loại động cơ khác thôi bác, không đến mức "thần thánh" như giang hồ đồn thổi đâu. Cái "chua" nhất của Fiat cam kép 16 valve (DOHC) chính là canh cam đó bác (nếu trước đó không đánh dấu khi đang còn chạy tốt). Không có dụng cụ chuyên dụng thì cực kỳ khó khăn. Và có thể trả giá đắt hơn nữa...
Bản thân tôi dã từng bị đứt dây cam giữa đường (Siena 1.6 HL) , mặc dù đã thay dây mới cho yên tâm, nhưng chắc bị trúng dây lỗi nên mới chạy khoảng 7000km thì lột răng giữa đường :( , đi nguyên dàn 8 cây xupap xả, kéo về tự mình tháo làm lại nguyên dàn đầu : thay luôn 16 cây xupap mới, thay bộ 16 "git" mới, làm lại các "xi e", thay luôn 16 con đội xupap (hydraulic tappet valve)... lắp lại, canh lại cam (tất nhiên nhờ mượn được bộ dụng cụ "zin" của Fiat) và chạy phe phé, ngọt lịm....tới bây giờ.
Lúc nào có dịp viết riêng một bài chia sẻ cho vụ này , hic hic...
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
8/2/12
1.024
2.011
113
Thực sự nội công của bác danangfiatcu là rất thâm hậu, em luôn đọc từng bài của bác từ khi chưa có Fiat cho đến giờ. Cảm ơn bác đã chia sẽ cho anh em đến giờ, thật sự bạn em đã từng thay đai cam ở garage dưới miền Tây và đang chạy chết máy không tài nào nỗ máy được. Đưa thợ Fiat thì chỉ lệch cam một tý thôi mà chỉ vài thao tác canh cam lại đơn giản mà xe chạy ngon lành.
 
Hạng B2
19/12/11
357
530
93
mercedesdanang.net
HL1.6 không có dấu nên thợ dùng đồ hồ so để xác nhận điểm chết trên của pitong số 1, sau đó căn cam theo điểm chết trên pitong tông, các bác tham khảo
thợ già có thể chọt cây ti vô lỗ bugi, sau đó quay trục máy để xác nhận điểm chết trên, do đo bằng mắt và cảm nhận nên cần thợ già mới an toàn

Nếu chỉ dùng đồng hồ áp suất đo áp suất nén để xác định điểm chết trên của piston máy 1 rồi canh cam thì cũng không được chính xác đâu bác. Lý do:
- Thời điểm đánh lửa bugi (iginiton time) không đúng vào lúc đó đâu, nó sẽ lệch vài độ.
- Cho dù canh theo kiểu này nổ được máy nhưng cũng không xác định được đúng với thứ tự nổ của máy ( 1-4 trước, 2-3 sau), có thể nổ theo thứ tự 2-3 trước, 1-4 sau, máy vẫn nổ vẫn chạy được nhưng chắc chắn không đạt hiệu suất vận hành cao, động cơ hay bị rung và dễ chết máy.
- Phải canh bánh răng trục khủy cho cảm biến đánh lửa, điều khiển thời điểm đánh lửa đúng thời điểm cần thiết.
 
  • Like
Reactions: Nguyen Nghiep
Hạng B2
31/8/13
171
144
43
Nếu đúng Piston máy 1 ở Điểm Chết Trên lắp dây cam vào đâu có chạy được - máy yếu xìu ( thử rồi) - hao xăng khủng khiếp...mà phải trước Điểm Chết Trên khoảng ? độ (bí kíp)- OK, vì góc đánh lửa sớm đã được ECU tính rồi ...bác này chắc chưa làm bao giờ.... Lý thuyết khác xa thực hành bác ơi - bác đọc sách trong phòng máy lạnh rồi phán ...bó tay. Không ai cân cam bằng cách đo áp suất nén cả...đồng hồ đo áp suất nén chỉ dùng khi hao xăng, máy yếu ...tức là kiểm tra độ kín khít của bạc với xilanh..., nếu < 9 bar ...Tèo bạc ...Thay
còn tìm điểm Chết trên thiếu gì cách nhỉ...chỉ 1 nốt nhạc thôi mà...còn thứ tự nổ thì trên sáo xăng nó có ghi 1-3-4-2 đó, 1-4 , 2-3 là hai cặp song hành, học sinh lớp 7 nó cũng biết.....Bó tay, ngồi phòng máy lạnh hỏi trời tối chưa...