Hạng F
11/1/10
6.129
64.587
113
METRO nói:
Sorry bác Su tôi vẫn ko get dc...
Tình yêu này hơi khó hiểu nhễ. Vì yêu nên cô ấy chấp nhận xa gia đình và quê hương để sống với 1 người đàn ông:
- Dốt: ở Mỹ mà kém tiếng Anh
- Nghèo: ko mua nỗi cái nhà trả góp, cái này còn thể hiện lý lịch ko tốt
- Bảo thủ: "tôi cần gì mobile", trong cái XH thông tin này, đến ng già chờ chết trên giường còn có cái alo bên cạnh.
- Dễ dãi với bản thân: dễ dàng nhận lấy đồng tiền nhà vợ để làm đám cưới, mua nhà...
- Ích kỷ với vợ con: Đúng ra chỉ nên đẻ 1 cặp rồi thôi, lại bắt vợ đẻ luôn 5 đứa để vợ ko còn time cho bất cứ việc gì ngoài con cái (sợ thằng khác hốt). Ngoài tình thương, những đứa con của họ chỉ đủ ăn và mặc, ngoài ra chúng thiếu rất nhiều thứ so với những đứa trẻ khác.
- Thiếu trách nhiệm với cộng đồng: ăn food stamps forever làm gánh nặng XH.
...... em zọt
 
Hạng B2
10/7/12
110
14
18
Đối với người bình thường như em giấc mơ Mỹ là :

Nơi mà khi các bác bị cảnh sát bắt lại thì các bác chỉ việc ngồi yên trong xe, đợi nó đến chào hỏi mình chứ mình không cần ra khỏi xe chạy đến chỗ nó. Giấc mơ My là khi xxx dừng xe mình lại là nó thông báo lí do với mình ngay mà mình k cần hỏi nó là anh dừng xe tôi lại với lí do gì; nếu mình k đồng tình với lí do của nó nêu ra thì mình có thể hẹn gặp nó tại toà, tại toà nếu mình chứng minh được rằng nó bắt mình là sai luật thì mình giàu to.

Giấc mơ Mỹ là nếu thích mình có thể ra dealer lái chiếc xe mới tinh về trong vòng 1 nốt nhạc mà không cần trả một đồng nào.

Giấc mơ Mỹ là mình có thể mua nhà chỉ với 5 % trả trước, phần còn lại góp 30 năm với lãi suất 4 %/năm; là sau khi mua nhà nếu mình phát hiện những gì không đúng như những gì nó nói thì mình được quyền trả lại nhà và được bồi thường.

Giấc mơ mỹ là cho dù mình có tiền hay không thì con cháu mình vẫn được đi học trường " Tây " vẫn được nằm bệnh viện Mỹ mỗi người một giường.

Là nơi mà sau khi hết giờ làm nếu mình muốn thì có thể về với vợ mà không phải đi tiếp khách ông nọ bà kia

American dream là nếu mình có quốc tịch mỹ thì đi hầu hết các nước trên thế giới không cần xin visa, nếu cần xin thì cũng chắc chắc là được.

Cuối cùng là khi về VN được người ta gọi là VIệt kiều ...... Nổ kha kha.


Với ngần ấy lí do các bác thấy nên ở Mỹ hay VN
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
25/4/08
676
33
28
SubaruLover nói:
Sáng này tôi đi làm sớm hơn thường lệ sau ngày lễ lao động riêng của bọn Mỹ chết giãy.

Đi đường thấy học sinh đủ loại áo quần đi học thay vì mặc đồng phục.

Đồng phục không bắc buộc nhưng có bán nhiều ngoài các cửa hiệu (không độc quyền).

Đồng phục của bọn Mỹ chết giãy khá đơn giản: áo xanh lạt và quần/váy xanh đậm. Áo thì có cổ chân phương, thun (cho co giãn dễ dàng). Quần/váy thì loại vải ka-ki cho bền và rẻ.

Nhìn đồng phục này bọn Mỹ thèm chảy nước miếng vì họ chẳng có đủ tiền để mua như người dân xứ thiêng đường mơ ước của họ:

2eb79780-88a1-40ec-9b73-8e21b3220e7b.jpg


Mặc dù trung bình thu nhập người Mỹ cao, nhưng sau khi trả tiền nhà (có nhà cũng phải trả thuế), xăng, ăn, điện,... và thuế thân thì chẳng còn dư bao nhiêu cho nên họ không cho nhà trường làm đồng phục riêng thật đẹp để bán cho học sinh.

Từ đầu năm đến giờ tôi chưa gặp xe siêu sang nào trên đường. Có lẽ họ nghèo quá bán đi hay phải đắp chiếu vì thiếu tiền đổ xăng.

Cách đây 2 tuần, tôi mua một số đồ dùng cho học sinh như tập, vỡ, hồ, bút màu, bút chì,.... đầy cả xe cốp sau xe mà chỉ có 600 ngàn VNĐ. Tôi mua để donate cho trường vì lúc đó gần nhập học thì mọi đồ dùng cho học sinh đều sale đậm (chứ không lên giá để phụ huynh học sinh có cơ hội mua hàng giá cực rẻ cho con em họ đi học).

Kinh tế xuống, nhiều trường công lập gởi thư đến dân cư quanh vùng xin đồ (không bao giờ xin tiền như bên VN). Họ đưa ra danh sách những đồ họ cần cho lớp học. Người ta chỉ cần mua theo danh sách đó để tránh phung phí và thiếu.

Họ chỉ xin đồ vì tranh thủ tận dụng đồ còn dư không cần đến của dân quanh vùng. Không xin tiền để tránh tham ô tham nhũng.

Quy định trong nhà trường là phụ huynh không được tặng thầy cô giáo thẻ hay viện vật quá 440 ngàn VNĐ trong năm. Nếu tặng quá mức đó thì phải trả lại hoặc báo cho nhà trường để xử lý.

Hàng năm, có khoảng 5000 vụ cha mẹ bị cảnh sát thẩm vấn chỉ vì vô tình tặng cho thầy cô thẻ tiền khoảng 1 triệu VNĐ. Kết quả thì chỉ bị cảnh cáo và tiền rút lại.

Nếu cố tình ép thầy cô nhận trên 2 triệu VNĐ thì bị tù vì mang tội hối lộ. Hàng năm có khoảng hơn 100 vụ đi tù chỉ vì phụ huynh có lòng tốt với thầy cô chỉ ít triệu VNĐ mà không biết là "phạm luật" (tội) chứ không phải chỉ là "vi phạm".


mac dong phuc phien them co gi dau, lam nhu quan doi 0 bang
bac chua gap sieu xe la tai khu bac o va 0 den dung cho


 
Tập Lái
19/9/13
7
0
1
Thấy có ông anh đi nước ngoài hái nho, 6 tháng về 1 lần... thấy cũng nhiều tiền nhưng cũng than không kém :D
 
Hạng D
16/1/13
4.804
87.371
113
Trong đời sống riêng tư, Rachel rất kín tiếng và chỉ muốn được biết tới qua phim mình tham gia. Cô không sử dụng chiếc ôtô nào mà chỉ đi xe đạp hoặc xe bus tới trường quay với mong muốn góp phần bảo vệ môi trường. Rachel cũng thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện cho trẻ em... Cô được ca ngợi là hình mẫu ngôi sao giản dị tại chốn phù hoa Hollywood.


http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/phim/sau-man-anh/rachel-mcadams-cong-chua-phim-tinh-cam-2884195.html
 
Hạng D
14/6/05
1.591
4.550
113
Đồng Nai
Bác Subaru cho e hỏi chút xíu.
Trường hợp cha mẹ + con đi theo dạng di dân. Mục đích là cho con cái ăn học.
Sau khi ổn định việc học hành của con cái, để lại cho người thân bên ấy chăm lo và quay về VN làm ăn.
Vì muốn qua lại thăm con nên vẩn giử thẻ xanh và quốc tịch VN. Trường hợp này thì có phải quay lại bên USA trình diện hay lưu trú theo định kì kg? Về VN làm ăn mà 6 tháng phải bay qua bay về thì căng lắm nhỉ.
Thực sự là vẩn muốn sống và làm ăn ở VN, di dân chỉ nhằm mục đích tương lai con cái thôi.
Mong bác Subaru và các bác hiều biết cho ý kiến ạh.
 
Hạng D
16/1/13
4.804
87.371
113
Tôi luôn có ước mơ (chỉ là mơ ước) là về VN mở 1 quán cà phê vườn có sân chơi cho trẻ em vui đùa dưới bóng mát. Ước mơ của tôi nhỏ nhỏ thôi trong tầm sức, chẳng có gì to tát vì hồi ở VN tôi chỉ phụ thợ hồ, qua đây chỉ làm công nhân.

Đa số VK đều có những ước mơ dù lớn dù nhỏ ở quê nhà. Có ông nghệ sĩ thì thích có một phòng tranh nhỏ. Có ông thích đàn ca tài tử mong có quán bình dân bên dòng sông để người ta vừa ăn vừa nghe các ông bà già đàn hát tài tử. Có người có tầm lớn hơn thì mở công ty, khách sạn lớn, giao dịch lớn,...

Riêng các bạn (lúc này đa số người ta qua Mỹ vì chuyện học cho con hơn là bản thân) tuổi đã trung niên thì mọi vấn đề khác hẳn.

Tôi cũng đã "thấy", "nghe nói" và "đọc" trên các forum từ nhiều gia đình đến Canada và Mỹ trong năm 2013 này. Đa số các gia đình này cha mẹ khoảng 40-50. Họ không có một háo hức hay hoài bão nào mà chỉ nhắm tới đàn con khoảng 8-17 tuổi. Đó là cái họ muốn gởi gấm cả phần đời con lai với bao hy vọng và mơ ước vào.

Những cha mẹ "có con nhỏ" đi Mỹ mà mong trở về VN thường xuyên cần lưu ý:

- Mỗi trường mỗi khác, trung bình 10-12 tuổi mới được đi bộ đến trường 1 mình. Nhỏ hơn thì đi theo bầy mà trong bầy đó có trẻ có thể đi 1 mình (trên 10 tuổi) hoặc có người lớn dẫn đi.
- Học sinh nào cũng có người đại diện (cha mẹ hoặc ai khác do cha mẹ ký giấy đại diện) để khi cần liên hệ và gởi phiếu điểm hoặc họp phụ mẫu học sinh.

- Trẻ con được ở nhà một mình trung bình khoảng 14 tuổi trở lên (tùy theo luật địa phương). Nếu bỏ trẻ con ở nhà một mình 2 lần trở lên thì có thể toà đưa con cho người khác nuôi (lúc đó đừng hòng biết con ở đâu, muốn thăm con thì sẽ được hẹn ở địa điểm nào đó mà thăm).

- Mặc dù đủ 18 tuổi tự chịu trách nhiệm nhưng có nhiều chuyện cần thì cha mẹ (ruột hay nuôi) phải ký giấy bảo lãnh cho đến hết 21 tuổi (ví dụ ký giấy mượn tiền học đại học với số tiền lớn).

- Cha hoặc mẹ phải chịu bảo hiểm sức khoẻ cho con cái cho đến khi trưởng thành (đủ 18 tuổi nhưng có thể bảo hiểm đến 27 tuổi nếu đi làm hãng). Nếu cha hoặc mẹ hoặc cả cha mẹ có thu nhập quá thấp và không thể mua bảo hiểm thì xin bảo hiểm sức khoẻ nhà nước cho con cái. Nếu xin nhà nước thì sẽ bị nhiều ràng buộc và chuyện đi xa con thời gian lâu sẽ gặp nhiều rắc rối. Nếu rắc rối không giải quyết thoả đáng thì họ sẽ đưa ra toà cân nhắc.

- Cảnh sát thường không có quyền hành gì đến tình trạng cư trú. Chỉ có cảnh sát chuyên nghành di trú mới có quyền hỏi và tra xét tình trạng cư trú. Khi có vấn đề liên quan đến cư trú thì cảnh sát thường sẽ giao cho cảnh sát cư trú hoặc đem ra toà để toà làm việc. Chỉ có toà, FBI, và cảnh sát cư trú mới có đủ thẩm quyền xem xét tình trạng cư trú.

(còn tiếp)