Hạng C
31/8/10
842
291
63
Vậy nếu không chung thì diện tích mặt đường không đủ cho lưu thông 2 loại phương tiện này, giống hồi ấy đoạn Hồng Bàng, Võ Thị Sáu, Điện Biên Phủ,.... đó không cho đi hỗn hợp làn giữa thì xxx họ có hướng dẫn dân hiểu đâu là rủi ro hay nguy hiểm khi đi sai làn thế đâu, mà cứ đè ra lập biên bản với lụm bánh mì không àh!
Cuối cùng lại cho đi hỗn hợp, cái điều khoản riêng sẽ gây khó cho người ra luật cũng như người thi hành pháp luật, nên họ cho gộp lại em thấy uki đó chứ! Lúc này ý thức lưu thông được đặt ra hàng đầu, nên trách nhiệm thuộc về bên ngành giáo dục không hướng dẫn cho dạy dỗ cho các thế hệ đàng hoàng dẫn đến những thói quen xấu.
Ý em là cần tách các điều luật điều chỉnh 2b riêng, 4b riêng (trừ những gì là quy định chung trong giao thông) chứ ko phải là tách làn. Ví dụ như quy định về dừng đỗ, quy định về vượt xe, quy định khi đi qua giao lộ, quy định về sử dụng làn đường chung... Nói chung những điều khoản nào đang quy định chung cho cả 2b và 4b mà chưa phù hợp dẫn đến xung đột dễ gây tai nạn giao thông thì cần tách nội dung điều chỉnh với từng loại phương tiện cho rõ ràng, thuận tiện, an toàn cho người và phuwong tiện đó.
 
Hạng C
8/1/07
650
4.750
93
Em thấy mấy bác góp ý lạc đề hết rồi. Ở đây bác G9 kêu góp ý chỉnh sửa Luật Giao thông, chứ không phải góp ý cắm biển báo giao thông rồi xxx các loại. Thân.
Em mạo muội góp ý cái đầu tiên:

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.
5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.

Luật phải chỉ rõ ra thế nào là "trái phép" ở mục 3
Luật phải chỉ rõ ra, thế nào là thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện, cụ thể là gì. Ví dụ, con ốc xe cũng là linh kiện, vậy thay đổi được không?
 
  • Like
Reactions: G9.
Hạng C
30/3/14
747
346
63
Vũng Tàu
Em thấy mấy bác góp ý lạc đề hết rồi. Ở đây bác G9 kêu góp ý chỉnh sửa Luật Giao thông, chứ không phải góp ý cắm biển báo giao thông rồi xxx các loại. Thân.
Em mạo muội góp ý cái đầu tiên:

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.
5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.

Luật phải chỉ rõ ra thế nào là "trái phép" ở mục 3
Luật phải chỉ rõ ra, thế nào là thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện, cụ thể là gì. Ví dụ, con ốc xe cũng là linh kiện, vậy thay đổi được không?
Bác có thấy dòng cuối cùng của bác G9 không ?
NHỮNG............
 
Tập Lái
18/9/08
12
8
3
www.google.com
Đề nghị bổ sung rõ định nghĩa vượt xe, thế nào là vượt phải xe.
Bổ sung các quy tắc tham gia giao thông trên đường cao tốc, đường có nhiều làn xe.
 
  • Like
Reactions: G9.
Hạng F
23/3/12
9.236
19.442
113
TP. HCM
e xin góp tí:

Bổ sung thêm định nghĩa về đường 1 chiều, đường 2 chiều trong luật.
Điều 10, khoản 5: 5. Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại. Bổ sung: phân làn loại xe (giống biển 412), tốc độ giới hạn, (sơn trên mặt đường luôn)
Điều 13, khoản 2: 2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái. Giải thích rõ đường 1 chiều nghĩa là đường cùng chiều hay khoản này chỉ áp dụng cho đường 1 chiều còn đường 2 chiều thì ko áp dụng? Chưa rõ lắm.
Điều 13, khoản 3
. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Như vậy, đối với đường có 2 làn, xe thô sơ phải đi trên làn bên phải và ko được phép chạy trên làn bên trái, chỉ được chạy khi có bảng 411, xe cơ giới (bao gồm cả xe 2b, xe đạp điện) đi làn bên trái nhưng ko bắt buộc, vì xe cơ giới phải cập lề phải khi dừng đỗ và từ trong lề phải chạy ra khi xuất phát.
Do đó ko thể cấm và phạt xe 4b khi nó lưu thông trên làn phải nếu nó chạy chậm hơn các xe chạy trên làn trái hoặc khi làn trái có xe vì lý do nào đó phải chạy chậm hoặc dừng.
Cũng ko thể cấm và phạt xe cơ giới 2b chạy trên làn trái với tốc độ nhanh hơn xe 4b đang chạy chậm trên làn phải.
Cần nghiên cứu lại điều 13 này, để phù hợp với GT tại VN hiện nay, CSGT phạt xe 2b gắn máy khi chạy bên trái và xe 4b chạy bên phải dù ko có BB 412.
Từ từ em góp nữa, mới các bác xơi cơm.
 
28/3/13
2.338
1.769
113
Điều chỉnh tốc độ cho hợp lý ...........( Đở tốn tài nguyên của đất nước và thời gian )
Biển Báo phải rỏ ràng................( Thường xuyên phát quan những khu đặt BB hay vẽ thẳng xuống mặt đường )
Xem lại luật Đăng Kiểm............................( Vừa mất thời gian tới lui nhưng độ an toàn của xe chã tăng lên được tý nào. Có nhiều cái sẽ là miếng mồi thơm của XXX)
 
Hạng C
24/6/07
878
6.252
93
40
Em đề nghị: Bỏ biển gộp 412, chỉ áp dụng 1 biển phân làn duy nhất theo hướng đi là biển gộp 411.

Có thêm điều khoản sử dụng Rờ mọc cho xe 4B

Quy định rõ ràng về việc ba ga mui, nếu cho lắp thì kích thước hàng hoá là bao nhiêu?

Xe Bán Tải gia đình kiểu: Ford Ranger, Mit Triton, Navara, Hilux... không có giới hạn niên hạn sử dụng vì đây được coi là xe gia đình chứ ko phải là xe tải chở hàng.

Người dân phát hiện xe biển xanh/đỏ, xe công an, xe công vụ... vi phạm Luật GT thì sẽ được hưởng 50% số tiền phạt của xe đó.
 
Hạng D
30/7/11
1.302
240
83
61
Rất hoan nghênh chủ trương hoàn thiện luật GTDB:
Theo mình, để giảm thiểu tai nạn GT thì hoàn thiện luật là giải pháp ít tốn kém nhất mà hiệu quả nhất và là giải pháp "then chốt".
Hướng làm nhanh và hiệu quả là dịch một bộ luật GTDB của một quốc gia(giao thông bên phải) ở EU, là thành viên (nhiều tuổi) công ước Viên. Sau đó chỉnh sửa những giải pháp thực sự cần và có liên quan đến xe 2 bánh.

Xin đơn cử một ví dụ cần bổ sung: Luật GTVN chưa có định nghĩa "nhường đường"
Em đăng lại ý kiến đã góp ý với trang báo điện tử bộ GTVT:
Kính gửi TCĐB VN
Tai nạn giao thông là vấn nạn cả nước đều quan tâm và tìm cách giải quyết. Qua trao đổi trên các diễn đàn và báo chí, tôi thấy có một sai lầm cơ bản trong giáo trình đàotạo lái xe không phù hợp với luật giao thông Việt Nam và là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.
Trên trang tin của Tổng cục đường bộ, có hướng dẫn các học viên thi lấy bằng lái xe như sau:
„Để trả lời các câu hỏi về sa hình, bạn nhớ các nguyên tắc về ưu tiên sau:
- Xe nào đã vào ngã tư thì xe đó có quyền ưu tiên đi trước cao nhất....“
Đây là quan niệm sai lầm, trong luật GTĐB, phần quy tắc ứng xữ không hề có. Quan niệm này là sự vô hiệu hóa quy tắc „nhường đường trong giao lộ“- Điều 24.Nhường đường tại nơi đường giao nhau, chương II, Luật giao thông đường bộ. Chấp nhận quan niệm trên có nghĩa là xe đến giao lộ trước sẽ chiếm đoạt quyền ưu tiên và loại trừ quyền ưu tiên của các xe khác theo luật. Như vậy , về logic, quyền ưu tiên thuộc về xe đi nhanh hơn và không cón thứ tự ưu tiên theo luật nữa. Nó là cơ sở để lái xe tranh vào giao lộ trước để đi trước và đây là nguyên nhân dẫn đến tai nạn. Đáng tiếc là quan niệm trên đã phổ biến trong bộ phận không nhỏ những người đã có bằng lái xe cơ giới, đã và vẫn đang được phổ biến trong các tài liệu đào tạo lái xe hiện nay. Và cũng khó tránh khỏi tình trạng một số người có trách nhiệm phân xử „đúng sai“ trong xử lý tai nạn giao thông cũng quan niệm như vậy.
Trong giới lái xe cơ giớ và một số tài liệu phổ biến câu „nhất chớm nhì ưu.....“ thể hiện quan niệm trên đã phổ biến như thế nào trong xã hội.
Để giảm thiểu tai nạn giao thông, tôi đề nghị BGTVT xem xét lại tính đúng đắn và hợp pháp của quan niệm trên. Nếu nó sai, cần chỉnh sửa lại các văn bản giáo trình và làm rõ trong cộng đồng lái xe cơ giới về cách ứng xử đúng và an toàn.
Việc cần thiết nữa để loại bỏ quan niệm trên là cần bổ sung vào luật GTĐBVN: định nghĩa „thế nào là nhường đường“ theo luật GTĐB quốc tế- Công ước Viên, chương 1, mục (aa):
(aa) The requirement that a driver shall "give way" to other vehicles means
that he must not continue or resume his advance or manoeuvre if by so doing he
might compel the drivers of other vehicles to change the direction or speed of
their vehicle abruptly.
Nhường đường nghĩa là không được phép bắt đầu hoặc có hành động đi tiếp nếu vì vậy, xe trên hướng ưu tiên phải bất ngờ giảm tốc độ hoặc chuyển hướng (tránh).

Luật GTĐB của việt nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế, quy tắc ứng xử nhường đường đã phù hợp với quốc tế nhưng để cho quy tắc trên được thực hiện triệt để và bảo đảm an toàn giao thông, việc bổ sung định nghĩa trên là cần thiết.
Cám ơn sự lưu tâm và ý kiến phản hồi của quý cấp.
 
Hạng D
30/7/11
1.302
240
83
61
Bắt buộc phải quay đầu ở giao lộ
Đây là điều bất hợp lý
, nó dồn những xe có nhu cầu quay đầu vào giao lộ và làm gia tăng ùn tắc GT. Trong khi luật quốc tế thì hạn chế. Luật họ cấm xe không được phép quay đầu tại những giao lộ có điều khiển bằng đèn tín hiệu. Bởi vì khi “đèn xanh” xe rẽ trái sẽ xung đột với luồng xe (đi thẳng) ngược lại và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn GT.
You must not make a U-turn at an intersection with traffic lights unless there is a U-turn Permitted sign. For information on U-turns.
Một ví dụ về sự bất hợp lý: Nếu tại giao lộ phía trước, chiều lưu thông ngược lại đang „đèn đỏ“, xe có nhu cầu quay đầu có thể quay vì mật độ GT giảm. Nhưng luật lại bắt xe chạy đến giao lộ mới được quay, gia tăng lượng xe và xung đột trong giao lộ.