em không nghĩ là yếu tố chính là do con người vì em thấy khi người VN ra ở nước ngoài lâu thì tuân thủ không khác gì người bản xứ. em nghĩ xã hội họ tốt hơnNGUYEN T nói:Nguyên nhân của những gì bác thấy,không chỉ ở Ma lai mà ở nhiều nước khác ngoài VN,thì yếu tố chính là con người bác ạ.Ngoài ra,còn do cách thức quản lý xã hội và hệ thống chính trị nữa.Hê hê hê,tất cả hòa quyện với nhau,để cho ra một bộ mặt của họ khác bộ mặt của mình.G9. nói:XaGan nói:Phải nói là ý thức kém thật. Một số bác tài không có thói quen xếp hàng, nhẫn nại, chờ đợi khi có một sự cố gì đó xảy ra trên đường mà lại tìm cách thoát ra bất chấp an toàn.
Bác nói thiếu rồi, em đi mấy sân bay quốc tế rất dễ dàng tìm được người Việt nhà mình, cứ nhìn hàng dài rồng rắn check in (out) mà thấy ông bà nào chen ngang là hỏi ra đúng là đồng hương
Có bác nào đi kuala lumpur sẽ thấy văn hóa xếp hàng của họ như thế nào, dừng đèn đỏ 4 phút mà họ vẫn kiên nhẫn (không có lấy 1 tiếng kèn xe) mặc dù không thấy xxx nào. Cho dù em cảm thấy Malay chẳng hơn VN mình tí nào
Đoạn cho phép xe 2 bánh chạy ngược chiều trên QL1A đoạn ngã 4 với Tô Ngọc Vân Q12 nên cắm biển báo trên dãy phân cách cứng, nhắc lại ở mỗi đầu đoạn dãi phân cách cứng mở. Rất nhiều xung đột xãy ra tại đây do xe 2 bánh đi bên phải thấy dãi phân cách cứng liền rẻ vô trong đi.
minhkhue nói:Củ Chi đang mong chờ ngày được lên 70km/h kìa bác G9.
Hối thúc khu sơn lẹ lẹ lên đi bác.
hehe 20 tháng này mà bác, nóng quá
Hiện nay, tại TPHCM đối với đường 03 làn xe mà cho 4B đi 02 làn và 01 làn còn lại dành cho 2B & 3B thì bị mấy bác 02 bánh chửi còn nếu ngược lại thì mấy bác 4B phang chết [:O] Vì vậy, TPHCM dự tính sẽ triển khai cho phép xe 02 bánh đi chung với 04 bánh ở làn giữa (đối với đường 03 làn xe và không phải lộ trình dành cho xe tải nặng) nhằm hợp lòng dân hơn
Phương án 1:
Phương án 2:
Các bác góp ý xem mình làm theo phương án nào hay hơn, phù hợp với Luật nữa nhé !
Phương án 1:
Phương án 2:
Các bác góp ý xem mình làm theo phương án nào hay hơn, phù hợp với Luật nữa nhé !
Đối với đường có 3 làn xe như trên thì theo mình thì hai phương án trên cũng có những ưu điểm riêng. Tuy nhiên nhược điểm sẽ xuất hiện khi các xe có nhu cầu chuyển hướng, rẽ trái, rẽ phải. Vì vậy lại phải bố trí thêm biển báo qui định làn xe cho mục đích này. Vừa lãng phí vừa tốn công sức tìm địa điểm/vị trí để trồng cột biển báo (mà điều này cũng không phải lúc nào cũng thuận lợi)
Vì vậy, phương án có thể tiếp cận khác là : với các tuyến đường có từ 2-3 làn xe (không phải là tuyến lưu thông của xe tải nặng >3,5T) thì chỉ cần gắn biển trộn làn cho tất cả các phương tiện.
Ưu điểm :
- Mọi phương tiện đều chủ động với hướng đi của mình trước khi có nhu cầu chuyển hướng.
- Nếu 4B có nhu cầu tạm dừng/đậu xe ở lòng đường thì 2B cũng sẽ còn làn đường phía ngoài để lưu thông mà không vi phạm làn xe qui định như với các biển phân làn xe theo phương tiện hiện nay.
- Tốc độ di chuyển trong nội thị không cao, 4B=50km/h, 2B=40km/h. Tuy nhiên 2B là phương tiện cơ động hơn 4B và thực tế lại thường đi nhanh tương đương hay lớn hơn 4B (trừ những người có thói quen đi chậm thường đi ở làn trong cùng), nên có thể không ảnh hưởng lắm đến tốc độ lưu thông chung. Chỉ ngại và lo nhất là các tuyến đường cho xe 3B thô sơ và tự chế, chở nặng và cồng kềnh lưu thông chậm gây cản trở thôi.
Hình ảnh các loại phương tiện trộn dòng hòa lẫn trên đường ta có thể thấy nhiều ở nước ngoài, đặc biệt là Ấn độ.
Vì vậy, phương án có thể tiếp cận khác là : với các tuyến đường có từ 2-3 làn xe (không phải là tuyến lưu thông của xe tải nặng >3,5T) thì chỉ cần gắn biển trộn làn cho tất cả các phương tiện.
Ưu điểm :
- Mọi phương tiện đều chủ động với hướng đi của mình trước khi có nhu cầu chuyển hướng.
- Nếu 4B có nhu cầu tạm dừng/đậu xe ở lòng đường thì 2B cũng sẽ còn làn đường phía ngoài để lưu thông mà không vi phạm làn xe qui định như với các biển phân làn xe theo phương tiện hiện nay.
- Tốc độ di chuyển trong nội thị không cao, 4B=50km/h, 2B=40km/h. Tuy nhiên 2B là phương tiện cơ động hơn 4B và thực tế lại thường đi nhanh tương đương hay lớn hơn 4B (trừ những người có thói quen đi chậm thường đi ở làn trong cùng), nên có thể không ảnh hưởng lắm đến tốc độ lưu thông chung. Chỉ ngại và lo nhất là các tuyến đường cho xe 3B thô sơ và tự chế, chở nặng và cồng kềnh lưu thông chậm gây cản trở thôi.
Hình ảnh các loại phương tiện trộn dòng hòa lẫn trên đường ta có thể thấy nhiều ở nước ngoài, đặc biệt là Ấn độ.
Theo quan sát chủ quan của mình các tuyến đường trong nội thành thì khoảng cách giữa các giao lộ là khá gần, nếu không muốn nói là rất gần. 200-300m là có một giao lộ. Như vậy có thể tính ra số lượng biển báo phải cắm là rất lớn. Vì vậy mới cần rà soát các tuyến đường đủ điều kiện rồi sau đó mới chọn phương án cắm biển nào là phù hợp nhất. Phương án 1, 2 của bác dự kiến, hay phương án thứ 3 do mình/hoặc người thứ 3 nào đó đề xuất cho thích hợp/linh hoạt.G9. nói:Biển trộn dòng theo em thấy chỉ phù hợp khi gắn cách giao lộ khoảng 100m để các xe đi theo hướng, chứ gắn cho toàn tuyến thì chắc chắn sẽ hỗn loạn, cái này nếu bác nào đi Hà Nội sẽ thấy ngay !
Luôn luôn ủng hộ các sáng kiến cải tiến của bác nhằm làm giao thông ngày một tốt hơn.