phantan nói:
Các bác mà cãi thắng việc "vượt phải" với đường 2 làn xe là mệt mõi vì ức gà. Trong khi con rùa nó cứ bò...và luât thì ghi: không cản trở lưu thông của phương tiên khác...thế mà nó chả bao giờ bị dzịn. Xe có tôc đô cao chuyển lane trong thì thôi xong thằng lượm.
Theo mình thì vẫn rất khả thi, vì để thực hiện được điều này thì cần thỏa mãn mấy nguyên tắc :
- Qui định tốc độ tối đa hợp lý cho tuyến đường, cho phép xe con trộn làn.
- Xe chạy chậm hơn phải đi vào làn trong (luật đã qui định và phải thực hiện được điều này nhờ vào ý thức của tài xế). Xe vận tải nặng (do đặc điểm to xác, cồng kềnh, tính cơ động kém) cũng sẽ chỉ được chạy làn trong mà không cho phép trộn ra làn ngoài.
- Các xe chạy nhanh hơn (nhưng chưa vượt quá giới hạn tốc độ tối đa) khi vượt xe khác, thì phải chuyển vào làn phía trong nhường đường cho những xe khác phía sau có tốc độ cao hơn mình (nếu có) - Thực ra luật cũng qui định nhưng việc chấp hành còn phụ thuộc vào người cầm lái có ý thức hay không
- Các xe chạy với tốc độ giới hạn tối đa chạy làn ngoài, thì cứ thế mà chạy, khi nào anh chạy với tốc độ thấp hơn tốc độ giới hạn thì phải tự giác chuyển vào làn trong. Ngược lại các xe ở làn trong có nhu cầu chạy nhanh hơn thì lại vượt ở làn ngoài, ...theo nguyên tắc nêu trên.
- Việc kiểm tra thường xuyên của xxx sẽ dần tạo thói quen cho tất cả tài xế. Tác dụng lan truyền sẽ giống như hiệu ứng "domino". Sau một thời gian tin rằng sẽ thấy tình hình giao thông khả quan thấy rõ.
Hiện tại, hiện tượng "vượt phải" chỉ xuất hiện khi xe chạy làn ngoài dưới tốc độ giới hạn cho phép nhưng không chịu chạy vào làn trong, hoặc nhường đường xe khác tốc độ cao hơn mà chẳng thấy bị xử lý nên đã tạo ra những tiền lệ xấu, buộc phải vượt phải và chấp nhận mọi rủi ro. Điều này ai cũng biết nhưng rất khó giải quyết vì "ý thức cộng đồng không cao" cũng như việc thực thi nhiệm vụ của xxx còn nhiều bất cập.