14/10/09
18
0
0
gentledog nói:
Nguyễn Đình Thi
Tí dê nói:
Có thể nhìn thấy trong ông hình ảnh của một người Hà Nội tài hoa, sớm bước vào quan trường nhưng không thể lên cao.


NĐT là 1 con ng tài hoa, đa tài, đúng vậy. Nhưng phải nói số phận quá ưu ái ông nếu đem so với bao nhiêu con người tài hoa khác trên và cùng thế hệ với ông ! Và nói ông ko thể lên cao trong quan trường thì cũng ko hẳn chính xác: Sau CMT8, Nguyễn Đình Thi làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc. Từ năm 1958 đến năm 1989 làm Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Từ năm 1995, ông là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật. Như vây, trong suốt cuộc đời mình ông là quan chức cao nhất của giới văn nghệ sĩ VN ! Trong bối cảnh thăng trầm của bao nhiêu vns tài hoa khác, cuộc đời ông quả thật là trải đầy hoa hồng. Trong khi nhiều vns cùng thời luôn bị bắt ne bắt nét đủ thứ thì NĐT dường như đc "miễn nhiễm" ! Có mấy ng đc như ông ?

Ông này miễn nhiễm vì ông ấy làm "quan" văn nghệ. Ông này chấp bút nhiệt tình tham gia "oánh" mấy bác " Nhân Văn Giai Phẩm" tơi bời vì thế mấy bác bị oánh này cạch mặt luôn. Cuối đời bác Thi ân hận lắm nên có viết hồi ký nhưng dặn con trai ( là nhà văn Nguyễn Định Nghi gì đó???) là chỉ công bố sao 2010 thôi. Hãy chờ thêm một năm nữa xem sao vậy!
 
Hạng C
8/8/08
665
62
43
@ bác Co non: Nguyễn Đình Thi là người rất đào hoa, và MR là một trong những mối tình của ông. Tuy chuyện tình có kết thúc buồn nhưng theo nhiều người có lẽ như vậy tốt hơn cho cả đôi bên.

@ bác Genltedog: Nguyễn Đình Thi là đại biểu hiếm hoi của giới văn nghệ tham gia Quốc dân đại hội tại Tân Trào. Tuy vậy quan lộ của ông chỉ loanh quanh với các hội đoàn trong suốt mấy chục năm với chức vụ tương đương với cấp ...cục trưởng. Vì vậy rất khó nói ông là quan chức cao nhất của giới nghệ sĩ.


Nhà văn, nhà báo Vũ Bằng
30168.jpg


Ông là người Hải Dương, nhưng gắn bó với Hà Nội từ nhỏ. Với quan niệm hơi trào lộng, khi viết hồi ký về quãng đời làm báo ông đặt tên là Bốn mươi năm nói láo.

Lớp hậu sinh thường biết đến ông qua nhân vật Hoàng trong truyện ngắn Đôi Mắt của Nam Cao. Với cái nhìn hơi phiếm diện, Nam Cao đã xây dựng nhân vật "tiên sư anh Tào Tháo" với thái độ tiêu cực "vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm, người ta chỉ càng thêm chua chát và chán nản."

Sau này trong Bốn mươi năm nói láo, Vũ Bằng có nhắc đến chuyến thăm của Nam Cao bằng thái độ rất trân trọng. Có vẻ như đối với ông những chi tiết không hay trong Đôi Mắt chỉ là chuyện nhẹ như lông hồng. Và dường như ông cũng coi chuyện mình đi xa Hà Nội, vào Nam năm 54 cũng nhẹ nhàng không kém. Chỉ đến khi xa cách thủ đô hàng ngàn cây số, người ta mới thấy ông yêu Hà Nội biết bao nhiêu.

Ở Miền Nam, Vũ Bằng đã viết Món ngon Hà Nội và Thương nhớ mười hai với tình cảm thiết tha đến đau đớn về đất Bắc. Nơi ông đã ra đi để lại người vợ Nguyễn Thị Quỳ và những đứa con. Thương nhớ mười hai là tác phẩm xuất sắc mà ông tặng riêng cho bà, bắt đầu viết năm 1960 và hoàn tất năm 1972. Với những hồi ức của ông, những ngày xưa của Hà Nội không chỉ tươi đẹp qua những món ăn thanh lịch mà còn thấm đẫm tình người. Cả tác phẩm như một tiếng thở dài nuối tiếc ký ức đã trôi đi mà không bao giờ gặp lại, vì khi ông viết xong bà đã qua đời.

Vũ Bằng mất năm 1984, khá lặng lẽ. Nhiều tác phẩm của ông không được lưu hành vì quá khứ "dinh tê", "di cư". Rất nhiều năm sau người ta mới biết ông từng là thành viên của một lưới tình báo của bộ Quốc phòng. Và ông rời kháng chiến về thành rồi di cư đều vì nhiệm vụ. Thông tin về nhiệm vụ của ông rất mờ nhạt, chỉ có điều những bất công mà Vũ Bằng và vợ con ông đã phải gánh chịu dường như đã quá muộn để nhận một lời xin lỗi sau mấy mươi năm.
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
14/9/09
15
0
0
64
Em van nài các Mod giữ thread này lại để mọi người có cơ hội mở mang tầm nhìn, trân trọng quá khứ thì tương lai mới sáng sủa được ạ.
 
Hạng C
24/7/09
995
107
63
Hà nội
@bác Tí Dê: Lần này bác ko hiểu ý em rồi. Em nói "quan chức cao cấp nhất của giới văn nghệ sĩ", chứ ko phải "quan chức cao cấp nhất trong giới văn nghệ sỹ". Có khác nhau bác à ! Trong giới văn nghệ sỹ, trở thành quan chức cao cấp nhất thì chắc phải là bác TH ! Tài năng của của bác NĐT thì em ko có ý kiến gì khác với bác, chỉ bổ xung 1 khía cạnh mà nói đến NĐT ko nên bỏ qua. Có lẽ các tài khác của bác ấy cũng chẳng kém gì tài văn chương !
Bài của bác về Vũ Bằng hay lắm, xin phép bác bổ xung thêm mấy vần thơ mà 1 ng bạn thơ viết tặng khiến VB rất tâm đắc như sau:
bằng nói láo bốn mươi năm,
ấy sao mà giọng vẫn căm
Hay tại đa ngôn đa báo hại,
Giường tiên trời phạt chẳng cho nằm!
Thanks bác Tí Dê ! Tiếp đi bác !
033102flo_1_prv.gif
 
Hạng C
8/8/08
665
62
43
@ bác Gentledog và bác Thích chọc ngoắy: thật ra đây cũng chỉ là những ấn tượng chủ quan của cá nhân em về những nghệ sĩ này. Nhiều tác phẩm của họ em cũng chưa đọc kỹ, mong các bác bổ sung thêm.

Con trai Nguyễn Đình Thi là nhà văn Nguyễn Đình Chính. Em không thích và không tin vị này nên cũng khó có ý kiến về một hồi ký của NĐT sẽ ra mắt trong thời gian tới như lời NĐC tuyên bố.

Em xin tiếp tục về nhà văn Nguyễn Tuân

nguyentuannv.jpg


Nguyễn Tuân là người Hà Nội gốc.

Từ trước năm 45 ông đã nổi tiếng với Vang bóng một thời, tác phẩm mô tả những tập tục của người xưa. Có những thú vui tao nhã nhưng cũng có những trò rùng rợn đến lạnh lùng. Đối với Nguyễn Tuân, viết văn là một nghệ thuật sáng tạo trên từng con chữ. Văn của ông rất cá tính, cầu kỳ, chỉnh chu nhưng cũng khá ngẫu hứng và kén người thưởng thức. Sau CMT8, Nguyễn Tuân đã cố gắng rất nhiều trong việc tiết chế tính kiêu bạc trong sáng tác để đến gần hơn với thời cuộc. Ông có nhiều tác phẩm đáng chú ý như Tùy bút Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi... nhưng rất tiếc dường như Vang bóng một thời vẫn là đỉnh cao nhất trong những sáng tác của Nguyễn Tuân.

Nhiều năm sau Vang bóng một thời, ông có tùy bút Phở, như một dấu lặng khá độc đáo về món ngon của đất Hà thành. Qua tùy bút này, người ta bỗng khám phá rằng món ăn không chỉ đơn thuần thỏa mãn nhu cầu vật chất mà xứng đáng trở thành một nghệ thuật cầu kỳ phản ánh giá trị tinh thần tinh tế, lịch lãm của người Hà Nội.

Là một trong những cây đại thụ của văn học VN hiện đại, Nguyễn Tuân là mẫu mực của nhiều thế hệ viết văn. Một trong những người bạn tâm giao của ông là Tô Hoài gần đây đã xuất bản hồi ký Cát bụi chân ai với nhiều thông tin quý giá về tác giả Vang bóng một thời. Tô Hoài kể rằng Nguyễn Tuân tìm mua được một chiếc máy chữ xách tay hiệu Baby, mặc dù ông không biết đánh máy. Dường như một thời nhà văn cảm thấy mơ ước trở thành nhà văn quốc tế, được đi chu du khắp thế giới bằng tiền viết văn, có thư ký đánh máy sáng tác của mình đang đến rất gần. Chiếc máy chữ bọc da được Nguyễn Tuân cất giữ rất lâu, nhưng càng ngày nó lại càng làm ông day dứt nhận ra những mong đợi của mình có lẽ quá xa vời. Và đến một hôm Nguyễn Tuân gọi bạn đến, nhờ mang cái máy chữ của ước mơ kia đi "vứt đâu cho khuất mắt". Đấy là lúc ông nhận ra rằng "cái vé máy bay, cái tiền ăn và tiền tiêu vặt hàng ngày là của người ta cho, chẳng phải đồng nào của nước mình, của mình. Có ra gì mà vênh?"
 
Hạng F
10/11/07
5.229
405
83
Chưa thấy bác Tý nhắc đến Nguỹên Khải nhờ!
Thế còn Đặng Thái Sơn có được tính là người HN không bác?
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
Em khoái cố nhạc sỉ Quốc Bảo.. Hỗng nghe ổng sưu tầm được bao nhiêu bằng đại học mà nghe ổng trả lời bằng Tiếng Tây khi phỏng vấn thấy lưu loát còn hơn đám sanh viên ngoại ngữ bậy h..Tiếc là ổng ra đi khi chưa hoàn thành sớm project âm nhạc của mình. Bác Tide có biết gì về Cố NS tài hoa này ko
 
Hạng C
8/8/08
665
62
43
@ bác Cowardsp: thú thật em phân vân không biết có phải ý bác muốn nhắc đến nam tài tử Ngọc Bảo, người nổi tiếng khi biểu diễn những ca khúc tiền chiến và nhạc Pháp?

@ bác Mợ Tài: em cũng không rõ bác nhắc đến Thái Sơn nào? Đặng Thái Sơn hay Cao Thái Sơn? :D Theo em trong các ông tên Sơn có liên quan đến Hà Nội thì nhà văn Băng Sơn đáng được lưu ý nhất.

Còn về Nguyễn Khải thì quả thật đề bài của bác hơi khó với em :D Nguyễn Khải sáng tác chủ yếu sau năm 1954. Đa số tác phẩm của ông không liên quan nhiều đến Hà Nội, trừ một số truyện ngắn sau này như Một người Hà Nội, Nếp nhà...

Thú thật giọng văn của Nguyễn Khải tuy khá lịch lãm nhưng nhiều khi cứ nhàn nhạt, ít thể hiện cá tính. Trong giới viết văn nhiều người cho rằng Nguyễn Khải viết quá khôn, "thích làm cách mạng nhưng lại nhát" (Xuân Sách). Với lối viết không đi thẳng vào vấn đề, Nguyễn Khải không bị làm khó dễ nhưng chính điều đó sau này lại hại ông khi nhiều người cho rằng ngay từ đầu ông đã biết rõ mặt trái của mọi chuyện nhưng cố tình bỏ qua. Đến khi Nguyễn Khải dũng cảm hơn thì những điều ông viết lại không còn mới. Đọc Một người Hà Nội, Nếp nhà... người ta như thấy lại những nhân vật của Cách mạng, Gặp gỡ cuối năm viết từ những năm sau 75, nhưng với góc nhìn khác. Về cuối đời, Nguyễn Khải có Thượng đế thì cười, tùy bút Đi tìm cái tôi đã mất nhưng dường như đã quá muộn. Tuy tác giả cho rằng đây là "tùy bút chính trị" nhưng có vẻ đây là những lời phân trần của chính ông về nghiệp viết của mình, khi ông không thể hiện được cái tôi riêng nổi bật, như một vở kịch không có cao trào.

NguyenKhai.jpg


"Tôi là nhà văn của một thời, thời hết thì văn phải chết..."
 
Hạng F
10/11/07
5.229
405
83
Quả nhiên là cảm nhận chung không phải chỉ riêng ai!. Tuy vậy, Nguyễn Khải cũng là một hình ảnh rất HN của Người HN.
Dân thị thành kẻ chợ, đôi khi cái khôn cái khéo nó gói chặt cái dũng khí bên trong...
nhiều người vốn vẫn tiêng tiếc, khi HN địa linh nhân kiệt là thế, lại hút vè đó bao tinh hoa tri thức của cả nước, nhưng mà cái yếu đuối của khá đông kẻ sỹ sống bằng sự nuôi dưỡng của bao cấp, quá gần những danh lợi, và cả uy quyền nữa, nó làm hèn đi... nói như Nguyễn Tuân ấy mà đúng "cái vé máy bay, cái tiền ăn và tiền tiêu vặt hàng ngày là của người ta cho, chẳng phải đồng nào của nước mình, của mình. Có ra gì mà vênh?"...
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
5/1/08
1.569
28.291
113
Saigon
Đặng Thái Sơn ngệ sĩ piano đầu tiên của Châu Á đoạt giải mà thế giới biết đến sinh ra ở HN và là con của mợ này nè :

Thái Thị Liên[/b] (4 tháng 8 năm 1918 tại Chợ Lớn, Sài Gòn) là một nghệ sĩ dương cầm. Bà là một trong những nữ danh cầm đầu tiên của Việt Nam[1][/sup] và là người thầy của nhiều nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng.
Bà sinh ra trong một gia đình có 7 anh chị em, cha bà là một kỹ sư. Ngay từ năm 4 tuổi, bà đã học piano. Anh trai bà là luật sư Thái Văn Lung đã bị quân Pháp giết vào năm 1946. Sau đó, năm 1946, bà sang Pháp để du học và thi đỗ vào Conservatoire de Paris.
Ở Pháp, bà đã xin gia nhập vào Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ thế giới và từ đó được gặp và kết hôn với ông Trần Ngọc Danh lúc đó là Trưởng phái đoàn đại diện của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và là em ruột ông Trần Phú. Năm 1948, bà và chồng chuyển đến sống tại Praha (Tiệp Khắc). Bà theo học và trở thành một trong những người Việt Nam đầu tiên có bằng đại học tại Nhạc viện Praha.
Sau khi mới sinh cô con gái đầu lòng là Trần Thu Hà, năm 1951, bà cùng chồng về sống tại chiến khu Việt Bắc. Bà dạy ký xướng âm cho các đoàn văn nghệ, đôi khi chỉ huy dàn hợp xướng. Ông Trần Ngọc Danh hy sinh trên chiến trường trong lúc bà mang thai người con thứ hai là Trần Thanh Bình.
Sau ngày thống nhất, bà cùng Đội Hợp xướng Hòa Bình do nhạc sĩ Lưu Hữu Phước dẫn đầu đã sang Thượng HảiTrung Quốc thu thanh những đĩa nhạc đầu tiên của Việt Nam. Năm 1955, bà cùng với Tạ Phước, Lê Yên, Tô Vũ, Vũ Tuấn Đức, Doãn Mẫn, Lều Thọ Hợp là 7 người có công lập nên Trường Âm nhạc Việt Nam (sau này là Nhạc viện Hà Nội). Bà trở thành chủ nhiệm khoa piano đầu tiên của Nhạc viện và giữ cương vị này cho đến năm 1980. Bà cũng là một trong những nghệ sĩ đầu tiên về công tác tại Đoàn Ca múa Nhân dân Trung ương (tiền thân của Nhà hát ca múa nhạc Viêt Nam).
Bà kết hôn lần thứ hai với nhạc sĩ - thi sĩ Đặng Đình Hưng. Năm 1958, chồng bà do liên quan đến vụ án Nhân văn - Giai phẩm trong lúc bà mang thai người con thứ ba - Đặng Thái Sơn - nên sau đó gia đình bà đã rơi vào hoàn cảnh rất cực khổ. Bà đã phải vất vả một mình nuôi dạy 3 người con và người con riêng của chồng - Đặng Hồng Quang. Sau này cả Trần Thu Hà, Đặng Thái Sơn và Đặng Hồng Quang đều trở thành nghệ sĩ piano; Trần Thu Hà là giáo sư, nhà giáo nhân dân, nghệ sĩ nhân dân, nguyên giám đốc Nhạc viện Hà Nội; Đặng Thái Sơn đã đạt giải nhất cuộc thi piano quốc tế Chopin và trở thành nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng ở cả trong lẫn ngoài nước. Người con thứ hai của bà - Trần Thanh Bình - là một kiến trúc sư và hiện là Viện trưởng Viện Nghiên cứu thiết kế trường học của Bộ Giáo dục Đào tạo việt Nam.
Thái Thị Liên là người đã dạy dỗ nhiều nghệ sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng. Bà đã được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu túNhà giáo nhân dân.
Bà nhập quốc tịch Canada từ năm 1995 và hiện sống với con trai Đặng Thái Sơn.

@Bác Tí : nhà thơ Đặng Đình Hưng trong NV-GP có dính dáng chút nào ' công trạng ' tố chồng của mợ này không bác ?