Tàu ngầm trong thời Đệ nhị Thế chiến:
Phát-xít Đức:
Có thể nói Phát-xít Đức là nước có nhiều hạm đội tàu ngầm nhất trong thời Đệ nhị Thế chiến. Do bị Hiệp ước Versailles (chấm dứt Đệ nhất Thế chiến) hạn chế việc phát triển hải quân tàu mặt nước, lực lượng trên mặt nước của Đức chỉ thật sự được tái xây dựng nghiêm chỉnh khoảng một năm trước khi Đệ nhị Thế chiến nổ ra. Với gỉa thuyết cho rằng để có thể đánh bại Hải quân Hoàng gia Anh qua chiến tranh dưới mặt nước, Quyền chỉ huy Tối cao của quân đội Đức đeo đuổi chiến lược đột kích các tàu thương mại và dừng hẳn mọi công tác xây dựng các tàu mặt nước chủ lực, ngoại trừ các tàu chiến hạng nặng (thiết giáp hạm) lớp Bismarck và hai chiếc tuần dương hạm đang đóng gần xong, để tập trung tất cả nguồn lực vào việc phát triển khẩn cấp tàu ngầm. Mặc dù phải mất gần hết thập niên 1940 để mở rộng các cơ sở chế tạo và khởi động sản xuất hàng loạt, hơn 1000 chiếc tàu ngầm đã được xây dựng khi chiến tranh chấm dứt. Trong suốt Đệ nhị Thế chiến, Đức đã sử dụng tàu ngầm với hiệu quả khốc liệt trong trận Hải chiến Thứ nhì ở Đại Tây Dương (Second Battle of the Atlantic), mưu tính cắt đứt các đường tiếp tế cho Vương quốc Anh (chủ yếu là từ Mỹ) bằng cách “đánh chìm nhiều tàu buôn hơn khả năng nước Anh có thể thay thế”. (Đường tiếp tế biển cực kỳ quan trọng đối với người dân Anh thời bấy giờ vì qua đó họ mới có được thực phẩm, nguyên liệu cho công nghệ, nhiên liệu và vũ khí cho quân đội.) Mặc dù các tàu U-boat đã tiêu diệt một số lượng lớn tàu, nhưng cuối cùng chiến lược này đã thất bại. Bởi vì người Anh sau này đã bất ngờ “lượm” được máy đánh mật mã Enigma, thiết bị siêu mật thời đó gúp cho các tàu U-boat liên lạc, tập kết đánh theo chiến thuật “bầy sói” (wolfpack).
Sau khi ra khơi, các tàu U-boat thường hoạt động riêng lẻ, cố tìm các hải đoàn trong những khu vực trách nhiệm đã được cấp cao giao phó. Khi phát giác ra một hải đoàn đang di chuyển tàu ngầm không tấn công ngay (vì các hải đoàn thường có tàu hộ tống nhỏ đi theo), mà chỉ lẳng lặng theo dõi và hướng dẫn các tàu ngầm khác đến cùng khu vực. Sau khi tập kết đông đủ, “bầy sói” mới tấn công hàng loạt, thường là vào ban đêm khi tàu nổi lên, vì vận tốc tàu ngầm chạy nổi trên mặt nước thường nhanh hơn các tàu hộ tống nhỏ của Đồng Minh.
Từ tháng 09/1939 đến đầu năm 1943, lực lượng U-boat đạt được thắng lợi chưa từng thấy với các chiến thuật trên, nhưng vì có số lượng quá ít để có những thành công dứt khoát. Đến mùa xuân năm 1943, việc xây dựng tàu U-boat của Đức đã có công suất cao nhất nhưng hầu như trở thành vô hiệu bởi việc tăng cường số lượng tàu hộ tống, máy bay bảo vệ, cũng như những đột phá công nghệ như radar và sonar. Bằng việc sử dụng máy dò hướng cao tần, phe Đồng Minh đã có thể phát hiện ra các cuộc truyền thông vô tuyến của tàu ngầm và dẫn các hải đoàn vây quanh các “bầy sói”. Kết quả khá tồi tệ: Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1943, hơn 130 U-boat bị tiêu diệt. Cũng theo đó, thiệt hại của Đồng Minh cũng giảm đáng kể, từ 750000 tấn (bị đánh chìm) trong tháng 3, xuống còn 188000 tấn trong tháng 7. Mặc dù cuộc Hải chiến Thứ nhì ở Đại Tây Dương vẫn tiếp tục cho đến ngày cuối của Thế chiến, lực lượng tàu U-boat đã không chặn đứng nổi làn sóng tiếp tế nhân sự và trang thiết bị, mở đường cho các Chiến dịch Torch, Chiến dịch Husky, và cuối cùng là D-Day - đổ bộ lên bãi biển Normandy.
Khi chiến tranh chấm dứt, đã có gần 3000 tàu Đồng Minh (175 tàu chiến, 2825 tàu buôn) -tương đương 14,4 triệu tấn- bị đánh chìm bởi U-boat. Đức mất tổng cộng 821 U-boats với 433 chiếc trong số đó bị máy bay Đồng Minh đánh chìm; 252 chiếc bị tàu mặt nước đánh chìm; và 25 chiếc là nạn nhân của tàu ngầm khác, số còn lại bị tai nạn hoặc bị trúng thủy lôi. Trong số 40000 thủy thủ phục vụ trên các tàu U-boat thì 28000 (70%) đã hy sinh.
“Sát thủ” của các tàu buôn Đồng Minh đang nổi lên…
Đế quốc Nhật:
Trong thời Đệ nhị Thế chiến, Hải quân Đế quốc Nhật đã biên chế nhiều chủng loại tàu ngầm nhất thế giới, gồm có thủy lôi có người lái Kaiten, tàu ngầm nhỏ Ko-hyoteki và Kairyu, các tàu ngầm tầm trung, tàu ngầm tiếp tế đặc biệt và tàu ngầm hạm đội tầm xa. Ngoài ra, còn có tàu ngầm với vận tốc chạy ngầm cao nhất thời đó, và tàu ngầm có mang nhiều máy bay. Tàu ngầm Nhật còn mang được trang bị những ngư lôi tiên tiến nhất cuộc chiến, loại có động cơ đẩy bằng ôxy có tên Type-95.
Tàu ngầm Nhật đã có nhiều thắng lợi tiêu biểu trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, nhất là ở vùng Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, tình huống thay đổi khi Đồng Minh (Mỹ) đổ bộ lên Guadalcanal vào tháng 8/1942 thì các tàu ngầm Nhật bị tách rời nhiệm vụ chiến đấu và phân công chuyên chở các vật dụng cần thiết cho các người lính bị bao vây hoặc chở họ ra khỏi các vùng chiến dịch bị thất bại. Qua đó người Nhật đã chế tạo một số tàu ngầm đổ bộ; kể cả 28 chiếc tàu ngầm vận tải.
Dù sao đi nữa, mặc kệ những tiến bộ kỹ thuật, Nhật Bản đã chọn sử dụng tàu ngầm cho chiến tranh hạm đội và do đó tương đối không thành công, bởi vì tàu chiến thường nhanh, dễ điều dẫn và tự vệ hơn là các tàu buôn. Năm 1942, 1 tàu ngầm Nhật đã đánh chìm hàng không mẫu hạm USS Wasp (CV-7), làm thiệt hại 1 tàu chiến lớn, và thiệt hại đến chìm 1 tàu khu trục, chỉ trong 1 loạt bắn ngư lôi. Trong trận Hải chiến Midway, tàu ngầm Nhật lại giao “cú ân huệ” đánh thiệt hại dứt điểm 1 chiếc HKMH khác, và đánh chím tàu khu trục USS Hammann (DD-412) bằng những cú bắn ngư lôi hàng loạt. Sau đó thì, với lý do thiếu nhiên liệu và mất ưu thế trên không, tàu ngầm Nhật không thể tiếp tục duy trì các thành quả đó. So ra, số lượng tàu Mỹ bị tàu ngầm Nhật đánh chìm chỉ bằng 1/5 số lượng tàu Nhật bị tàu ngầm Mỹ đánh chìm. Trong những ngày còn lại của cuộc chiến Thái Bình Dương, Nhật chỉ còn có 33 chiếc tàu ngầm, 7 trong số đó làm nhiệm vụ huấn luyện.
Tàu ngầm lớp I-400 của Hải quân Đế quốc Nhật là loại tàu ngầm lớn nhất của Đệ nhị Thế chiến.
Với nhiều tuyệt vọng hơn là hy vọng, Đế quốc Nhật đã tiến hành một chương trình đồ sộ chế tạo tàu ngầm nhỏ và tàu ngầm tự sát. Tháng 10/1945, 84 chiếc tàu ngầm nhỏ thuộc 4 mẫu thiết kế khác nhau, vẫn còn nằm trên bãi cạn.
Phát-xít Đức:
Có thể nói Phát-xít Đức là nước có nhiều hạm đội tàu ngầm nhất trong thời Đệ nhị Thế chiến. Do bị Hiệp ước Versailles (chấm dứt Đệ nhất Thế chiến) hạn chế việc phát triển hải quân tàu mặt nước, lực lượng trên mặt nước của Đức chỉ thật sự được tái xây dựng nghiêm chỉnh khoảng một năm trước khi Đệ nhị Thế chiến nổ ra. Với gỉa thuyết cho rằng để có thể đánh bại Hải quân Hoàng gia Anh qua chiến tranh dưới mặt nước, Quyền chỉ huy Tối cao của quân đội Đức đeo đuổi chiến lược đột kích các tàu thương mại và dừng hẳn mọi công tác xây dựng các tàu mặt nước chủ lực, ngoại trừ các tàu chiến hạng nặng (thiết giáp hạm) lớp Bismarck và hai chiếc tuần dương hạm đang đóng gần xong, để tập trung tất cả nguồn lực vào việc phát triển khẩn cấp tàu ngầm. Mặc dù phải mất gần hết thập niên 1940 để mở rộng các cơ sở chế tạo và khởi động sản xuất hàng loạt, hơn 1000 chiếc tàu ngầm đã được xây dựng khi chiến tranh chấm dứt. Trong suốt Đệ nhị Thế chiến, Đức đã sử dụng tàu ngầm với hiệu quả khốc liệt trong trận Hải chiến Thứ nhì ở Đại Tây Dương (Second Battle of the Atlantic), mưu tính cắt đứt các đường tiếp tế cho Vương quốc Anh (chủ yếu là từ Mỹ) bằng cách “đánh chìm nhiều tàu buôn hơn khả năng nước Anh có thể thay thế”. (Đường tiếp tế biển cực kỳ quan trọng đối với người dân Anh thời bấy giờ vì qua đó họ mới có được thực phẩm, nguyên liệu cho công nghệ, nhiên liệu và vũ khí cho quân đội.) Mặc dù các tàu U-boat đã tiêu diệt một số lượng lớn tàu, nhưng cuối cùng chiến lược này đã thất bại. Bởi vì người Anh sau này đã bất ngờ “lượm” được máy đánh mật mã Enigma, thiết bị siêu mật thời đó gúp cho các tàu U-boat liên lạc, tập kết đánh theo chiến thuật “bầy sói” (wolfpack).
Sau khi ra khơi, các tàu U-boat thường hoạt động riêng lẻ, cố tìm các hải đoàn trong những khu vực trách nhiệm đã được cấp cao giao phó. Khi phát giác ra một hải đoàn đang di chuyển tàu ngầm không tấn công ngay (vì các hải đoàn thường có tàu hộ tống nhỏ đi theo), mà chỉ lẳng lặng theo dõi và hướng dẫn các tàu ngầm khác đến cùng khu vực. Sau khi tập kết đông đủ, “bầy sói” mới tấn công hàng loạt, thường là vào ban đêm khi tàu nổi lên, vì vận tốc tàu ngầm chạy nổi trên mặt nước thường nhanh hơn các tàu hộ tống nhỏ của Đồng Minh.
Từ tháng 09/1939 đến đầu năm 1943, lực lượng U-boat đạt được thắng lợi chưa từng thấy với các chiến thuật trên, nhưng vì có số lượng quá ít để có những thành công dứt khoát. Đến mùa xuân năm 1943, việc xây dựng tàu U-boat của Đức đã có công suất cao nhất nhưng hầu như trở thành vô hiệu bởi việc tăng cường số lượng tàu hộ tống, máy bay bảo vệ, cũng như những đột phá công nghệ như radar và sonar. Bằng việc sử dụng máy dò hướng cao tần, phe Đồng Minh đã có thể phát hiện ra các cuộc truyền thông vô tuyến của tàu ngầm và dẫn các hải đoàn vây quanh các “bầy sói”. Kết quả khá tồi tệ: Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1943, hơn 130 U-boat bị tiêu diệt. Cũng theo đó, thiệt hại của Đồng Minh cũng giảm đáng kể, từ 750000 tấn (bị đánh chìm) trong tháng 3, xuống còn 188000 tấn trong tháng 7. Mặc dù cuộc Hải chiến Thứ nhì ở Đại Tây Dương vẫn tiếp tục cho đến ngày cuối của Thế chiến, lực lượng tàu U-boat đã không chặn đứng nổi làn sóng tiếp tế nhân sự và trang thiết bị, mở đường cho các Chiến dịch Torch, Chiến dịch Husky, và cuối cùng là D-Day - đổ bộ lên bãi biển Normandy.
Khi chiến tranh chấm dứt, đã có gần 3000 tàu Đồng Minh (175 tàu chiến, 2825 tàu buôn) -tương đương 14,4 triệu tấn- bị đánh chìm bởi U-boat. Đức mất tổng cộng 821 U-boats với 433 chiếc trong số đó bị máy bay Đồng Minh đánh chìm; 252 chiếc bị tàu mặt nước đánh chìm; và 25 chiếc là nạn nhân của tàu ngầm khác, số còn lại bị tai nạn hoặc bị trúng thủy lôi. Trong số 40000 thủy thủ phục vụ trên các tàu U-boat thì 28000 (70%) đã hy sinh.
“Sát thủ” của các tàu buôn Đồng Minh đang nổi lên…
Đế quốc Nhật:
Trong thời Đệ nhị Thế chiến, Hải quân Đế quốc Nhật đã biên chế nhiều chủng loại tàu ngầm nhất thế giới, gồm có thủy lôi có người lái Kaiten, tàu ngầm nhỏ Ko-hyoteki và Kairyu, các tàu ngầm tầm trung, tàu ngầm tiếp tế đặc biệt và tàu ngầm hạm đội tầm xa. Ngoài ra, còn có tàu ngầm với vận tốc chạy ngầm cao nhất thời đó, và tàu ngầm có mang nhiều máy bay. Tàu ngầm Nhật còn mang được trang bị những ngư lôi tiên tiến nhất cuộc chiến, loại có động cơ đẩy bằng ôxy có tên Type-95.
Tàu ngầm Nhật đã có nhiều thắng lợi tiêu biểu trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, nhất là ở vùng Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, tình huống thay đổi khi Đồng Minh (Mỹ) đổ bộ lên Guadalcanal vào tháng 8/1942 thì các tàu ngầm Nhật bị tách rời nhiệm vụ chiến đấu và phân công chuyên chở các vật dụng cần thiết cho các người lính bị bao vây hoặc chở họ ra khỏi các vùng chiến dịch bị thất bại. Qua đó người Nhật đã chế tạo một số tàu ngầm đổ bộ; kể cả 28 chiếc tàu ngầm vận tải.
Dù sao đi nữa, mặc kệ những tiến bộ kỹ thuật, Nhật Bản đã chọn sử dụng tàu ngầm cho chiến tranh hạm đội và do đó tương đối không thành công, bởi vì tàu chiến thường nhanh, dễ điều dẫn và tự vệ hơn là các tàu buôn. Năm 1942, 1 tàu ngầm Nhật đã đánh chìm hàng không mẫu hạm USS Wasp (CV-7), làm thiệt hại 1 tàu chiến lớn, và thiệt hại đến chìm 1 tàu khu trục, chỉ trong 1 loạt bắn ngư lôi. Trong trận Hải chiến Midway, tàu ngầm Nhật lại giao “cú ân huệ” đánh thiệt hại dứt điểm 1 chiếc HKMH khác, và đánh chím tàu khu trục USS Hammann (DD-412) bằng những cú bắn ngư lôi hàng loạt. Sau đó thì, với lý do thiếu nhiên liệu và mất ưu thế trên không, tàu ngầm Nhật không thể tiếp tục duy trì các thành quả đó. So ra, số lượng tàu Mỹ bị tàu ngầm Nhật đánh chìm chỉ bằng 1/5 số lượng tàu Nhật bị tàu ngầm Mỹ đánh chìm. Trong những ngày còn lại của cuộc chiến Thái Bình Dương, Nhật chỉ còn có 33 chiếc tàu ngầm, 7 trong số đó làm nhiệm vụ huấn luyện.
Tàu ngầm lớp I-400 của Hải quân Đế quốc Nhật là loại tàu ngầm lớn nhất của Đệ nhị Thế chiến.
Với nhiều tuyệt vọng hơn là hy vọng, Đế quốc Nhật đã tiến hành một chương trình đồ sộ chế tạo tàu ngầm nhỏ và tàu ngầm tự sát. Tháng 10/1945, 84 chiếc tàu ngầm nhỏ thuộc 4 mẫu thiết kế khác nhau, vẫn còn nằm trên bãi cạn.
Last edited by a moderator: