Hạng B2
4/7/11
427
2
0
Sơ lược lịch sử tàu ngầm:

Chiếc tàu ngầm -nói đúng hơn là thiết bị lặn- đầu tiên với các thông tin về kết cấu đáng tin cậy được chế tạo năm 1620 bởi nhà vật lý học người Hà Lan, Cornelius J. Drebbel (người phát minh ra nhiệt kế). Phục vụ như là một nhà sáng chế của triều đình Vua James Đệ nhất của Vương quốc Anh, thật ra ông Drebbel đã chế tạo thiết bị này dựa trên ý tưởng các tiêu chuẩn thiết kế đã được phác thảo năm 1580 bởi nhà toán học người Anh, William Bourne. Điều thú vị là động cơ chủ yếu bằng… mái chèo.

Chiếc tàu ngầm quân sự đầu tiên trên thế giới có tên là Turtle (con rùa). Được chế tạo năm 1775 bởi người Mỹ, David Bushnell, tàu này chỉ chở duy nhất 1 người, năng lượng bằng tay quay và có hình thù giống như quả đầu. Đây là chiếc tàu đầu tiên được xác minh có khả năng lặn, di chuyển và hoạt động độc lập dưới mặt nước, và cũng là chiếc tàu đầu tiên sử dụng chân vịt để đẩy đi. Trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ, ngày 07/09/1776 chiếc Turtle được điều khiển bởi Trung sĩ Ezra Lee của Lục quân Lục địa (Mỹ) đánh vào tàu HMS Eagle, soái hạm lực lượng phong tỏa bến cảng New York của Hải quân Vương quốc Anh. Cuộc tấn công bất thành vì ngoài lý do khó điều khiển, thiếu hụt oxy và quá mỏi mệt (quay bằng tay), còn kể cả việc đáy tàu HMS Eagle có thêm lớp bọc kim loại khiến cho mọi cố gắng khoan (dĩ nhiên bằng tay) để gắn chất nổ không thể thực hiện được.

Turtle_model_at_the_Royal_navy_submarine_museum.jpg

Mô hình tái chế tàu ngầm Turtle

Sau sự kiện này thì vài nước khác như Pháp, Đức, Anh… cũng đã bắt đầu hoặc tiếp tục chế tạo thử nghiệm tàu ngầm. Tuy nhiên, cả thế kỷ sau đó thì cũng chỉ loanh quanh việc khắc phục làm sao cho kín/ráo nước, duy trì dưỡng khí, thoát khí và chủ yếu là vẫn… quay tay xoay chân vịt làm động cơ đẩy.

Ngày 17/02/1864, chiếc tàu H.L. Hunley của quân đội Liên hiệp Miền Nam (Confederates) Mỹ nghiễm nghiên đi vào lịch sử khi trở thành tàu ngầm đầu tiên đánh chìm một tàu chiến nổi. Chỉ hai lần ra khơi thì cả hai lần đều bị chìm, tàu có thiết kế đơn giản và thiếu thiết bị tạo thêm dưỡng khí. Để tấn công, phía trước mũi tàu được lắp 1 sào dài có cài chất nổ gọi là “spar torpedo” (cột ngư lôi). Khi tiếp cận tàu địch thì với tới, gắn chất nổ, tách chạy đi và kích nổ. Lần đầu ra khơi hành trình thử nghiệm phân nửa thủy thủ chết ngạt. Lần thứ hai, sau khi được trục vớt, sửa chữa và đổi tên thành CSS Hunley, nó đã đánh chìm chiếc USS Housatonic của Liên hiệp Miền Bắc (Union) Mỹ, ngoài khơi cảng Charleston. Nhưng ngay sau đó tàu bị chìm không rõ lý do và toàn bộ 8 thủy thủ đoàn chết ngạt theo tàu, kể cả ông Horace Lawson Hunley, người đã tài trợ cho con tàu.

CSSHLHunleyrecovery.jpg

Trục vớt tàu CSS Hunley năm 2000.
 
Hạng D
9/7/09
1.749
959
113
Bác Rồng có bài về tàu ngầm của Mỹ rất tuyệt. Nhờ bác Rồng Bay cho luôn thông tin về các lớp tàu ngầm của Nga nhé. Cảm ơn bác.
 
Hạng C
28/11/06
865
23.402
93
54
Ngày 17/02/1864, chiếc tàu H.L. Hunley của quân đội Liên hiệp Miền Nam (Confederates) Mỹ nghiễm nghiên đi vào lịch sử khi trở thành tàu ngầm đầu tiên đánh chìm một tàu chiến nổi. Chỉ hai lần ra khơi thì cả hai lần đều bị chìm, tàu có thiết kế đơn giản và thiếu thiết bị tạo thêm dưỡng khí. Để tấn công, phía trước mũi tàu được lắp 1 sào dài có cài chất nổ gọi là “spar torpedo” (cột ngư lôi). Khi tiếp cận tàu địch thì với tới, gắn chất nổ, tách chạy đi và kích nổ. Lần đầu ra khơi hành trình thử nghiệm phân nửa thủy thủ chết ngạt. Lần thứ hai, sau khi được trục vớt, sửa chữa và đổi tên thành CSS Hunley, nó đã đánh chìm chiếc USS Housatonic của Liên hiệp Miền Bắc (Union) Mỹ, ngoài khơi cảng Charleston. Nhưng ngay sau đó tàu bị chìm không rõ lý do và toàn bộ 8 thủy thủ đoàn chết ngạt theo tàu, kể cả ông Horace Lawson Hunley, người đã tài trợ cho con tàu.
Co mot bo phim ve chiec tau nay ne.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
Sơ lược lịch sử tàu ngầm (tiếp theo):

Thế kỷ 19 đánh dấu những phát triển chậm chạp của tàu ngầm. Năm 1863, chiếc tàu ngầm đầu tiên không sử dụng sức người làm lực đẩy được một người Pháp chế tạo. Có tên là Le Plongeur (Người Thợ Lặn), tàu này này sử dụng khí nén có sức nén 180 psi (1241 kPa) trong các thùng chứa bên trong khoang tàu để đẩy đi. Dài 42,6 m, ngang 6 m, nặng 400 tấn, con tàu này thiếu sự ổn định thăng bằng, chỉ cần thủy thủ di chuyển bên trong là chao đảo khó điều chỉnh được.

Plongeur.jpg

Tàu ngầm Le Plongeur, Pháp.

Năm 1867, một người Tây Ban Nha có tên là Narcís Monturiol, đã chế tạo ra chiếc tàu ngầm đầu tiên sử dụng máy nổ. Dài 14 m, tàu Ictineo II được thiết kế với 2 thủy thủ đoàn, có thể lặn sâu tới 30 m trong 2 giờ. Trên mặt nước, tàu chạy bằng động cơ hơi nước, nhưng khi lặn dưới nước thì động cơ đó tiêu thụ nhanh chóng chất ôxy bên trong tàu. Do đó, ông Monturiol đã phát minh ra một hệ thống đẩy không phụ thuộc vào không khí. Ngoài việc lái chân vịt, sự phản ứng hóa chất của hệ thống này còn có thể thả ôxy ngược lại trong khoang tàu cho thủy thủ và động cơ hơi nước phụ. Chức năng hoàn toàn của vỏ kép trên thân tàu cũng giúp giải quyết các khó khăn điều khiển áp xuất và sức nổi, những điều mà các mẫu thiết kế trước đây vẫn bị điêu đứng.

Ictineo_II.jpg

Mô hình tái chế của chiếc Ictineo II.

Năm 1869, Hải quân Mỹ bắt đầu sản xuất có giấy phép ngư lôi Whitehead (Đầu trắng) để sử dụng bởi các tàu mặt nước và đặc biệt là tàu lớp mới: torpedo boat (tàu phóng ngư lôi hoặc "ngư lôi hạm"). Việc này nảy sinh sự phát triển của một lớp tàu mới khác: torpedo boat destroyer (tàu tiêu diệt tàu phóng ngư lôi hoặc "chiến hạm diệt ngư lôi hạm"). Điều thú vị là hải quân của các nước khác lại ve vãn việc chế tạo một lớp mới khác nữa: destroyer of torpedo boat destroyers (tàu tiêu diệt các tàu tiêu diệt tàu phóng ngư lôi - "chiến hạm diệt chiến hạm diệt ngư lôi hạm"). Sau Đệ nhị Thế chiến với các phát triển lớn về vũ khí đối hạm/tàu ngầm, các lớp dài dòng bên trên được rút gọn thành “destroyer” (khu trục hạm) tức là “tàu khu trục”. Dù gì đi nữa thì thủy lôi phóng từ tàu mặt nước đã có hiệu quả quân sự giới hạn và chúng thật sự “an cư” khi ở dưới nước.

WTBR_PreWWII_Whitehead_pic.jpg

Ngư lôi Whitehead (trước Đệ nhị Thế chiến).

Ngẫu hứng bởi các nỗ lực vừa qua của Narcís Monturiol và của cả hải quân Pháp về phát triển tàu ngầm, năm 1870 văn hào Jules Verne cho xuất bản quyển tiểu thuyết khoa học gỉa tưởng “20000 Dặm Dưới Đáy Biển”. Câu chuyện liên quan tới cuộc phiêu lưu của nhà sáng chế độc lập của chiếc tàu ngầm hiện đại hơn bất cứ tàu ngầm khác của thời đại, tàu Nautilus. Tác phẩm kinh điển này nhanh chóng gặt hái thành công trên trường quốc tế và khuyến khích các nhà sáng chế trên toàn thế giới cố gắng làm việc để biến vật truyền đó thành sự thật.

NautilusByWikiFred.jpg

Tàu ngầm Nautilus của Jules Verne được mô phỏng trong phim năm 1954.

nautilus.jpg

Cũng năm 1954, USS Nautilus (SSN-571) là chiếc tàu ngầm năng lượng nguyên tử đầu tiên trên thế giới được bàn giao cho Hải quân Mỹ.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
15/7/11
238
3
16
Gò Vấp TP/HCM
mình đoan chắc bác Rongbay là một QN/ cũng là một chuyên gia nghiên cứu về l/l Hải Quân, nên bác rất rành hiểu biết nhiều phương tiện vũ khí, khí tài l/l Hoa kỳ.
Cám ơn bác đã cho mình mở mang kiến thức QS
033102flo_1_prv.gif
làm mình nhớ lại thời tuổi trẻ cách nay gần 40 năm [/:)]
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
Cuối thế kỷ 19 và Chiến tranh Nga-Nhật:

Mãi cho tới khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 thì công nghệ phát triển tàu ngầm mới thật sự có những bước đột phá lớn. Năm 1896, sau nhiều năm nghiên cứu thất bại, nhà sáng chế người Mỹ gốc Ái Nhĩ Lan, John Philip Holland, cuối cùng chế tạo thành công tàu ngầm có thể sử dụng động cơ nổ buồng kín (chạy bằng xăng) để hoạt động trên mặt nước và có khả năng nạp điện cho các bộ ắc quy để chạy dưới nước. Năm sau, chiếc tàu đó được đặt tên là Holland VI và hạ thủy tại xưỏng đóng tàu Crescent, thành phố Elizabeth, bang New Jersey. Ngày 11/04/1900, Hải quân Mỹ mua lại chiếc tàu đó và đổi tên thành USS Holland (SS-1). Đây là tàu ngầm đầu tiên được ủy nhiệm chính thức của Hải quân Mỹ.

lossy-page1-770px-Holland_%28SSl%29._Starboard_bow%2C_on_ways%2C_1900_-_NARA_-_512954.tif.jpg

USS Holland (SS-1) lúc đang xây dựng.

Ngoài lề chút xíu:
Công ty chế tạo tàu Holland VI có tên là Holland Torpedo Boat Company, sau đó thay chủ và đổi tên thành Electric Boat Company. Năm 1904-1905, Công ty Electric Boat tranh thủ bán tàu ngầm cho hải quân của Đế quốc Nhật lẫn Đế quốc Nga, mặc cho hai phe đang có chiến tranh với nhau. Là một trong những nhà sản xuất tàu ngầm hàng đầu thế giới trong suốt nửa đầu thế kỷ 20, Công ty Electric Boat sau Đệ nhị Thế chiến bắt đầu tham gia chế tạo máy bay rồi đổi tên thành General Dynamics. Ai có quan tâm đến các loại máy bay chiến đấu nổi tiếng của Mỹ như F-16, F-14 và F-111 thì sẽ biết General Dynamics là “thủ phạm” chế tạo ra những máy bay này.

Trở lại lịch sử tàu ngầm thì những chiếc tàu ngầm thực thụ đầu tiên của Holland bắt đầu được sự chú ý của nhiều hải quân trên thế giới. Ngoài Mỹ và Vương quốc Anh, cả Đế quốc Nhật và Đế quốc Nga đều quan tâm và mua về sử dụng hoặc nghiên cứu. Hải quân Đế quốc Nhật thành lập đội tàu ngầm đầu tiên của họ năm 1904 với 5 chiếc tàu Holland VII. Tàu được tháo và gửi đi từng khúc vào tháng 6/1904. Đến tháng 8/1905 thì tất cả được lắp ráp lại hoàn tất, nhưng thời điểm đó Chiến tranh Nga-Nhật sắp kết thúc nên đã không có chiếc nào tham gia chiến sự.

Cũng khoảng thời gian này, Công ty Holland chuyển giao lại cho Đế quốc Nga nguyên mẫu của tàu ngầm lớp “A” (lớp Plunger) đã được phát triển nhưng Hải quân Mỹ không mua. Tuy nhiên, sau đó thì Nga lại tỏ ra ưu ái hơn với tàu ngầm của người Đức phát triển và năm 1903 họ đã mua chiếc tàu ngầm thực thụ đầu tiên “The Forelle” từ xưởng đóng tàu Germaniawerft ở Kiel. Trước đó hai năm thì có 2 sĩ quan Nga, Kolbasieff và Kuteinoff, đã cố gắng chế tạo tàu ngầm năng lượng điện chạy bằng… xe đạp có tên là Piotr Koschka. Khi chiến tranh nổ ra ở Cảng Arthur năm 1904, Hải quân Nga lắp động cơ xe ôtô vào tàu này rồi chuyển đến Cảng nhưng các nổ lực triển khai không thành công.

Thời điểm này Cảng Arthur bị Nhật Bản phong tỏa, cho nên tất cả tàu ngầm còn lại được Nga chuyển đến Cảng Vladivostok, nơi mà cho đến ngày 01/01/1905 đã tập hợp đúng 7 tàu, vừa đủ để thành lập “hạm đội tàu ngầm tác chiến” đầu tiên trên thế giới. Cuối tháng 04 năm đó, hạm đội tàu ngầm này đã đụng độ đầu tiên với tàu chiến của Nhật Bản. Tàu ngầm Som của Nga bị bắn ngư lôi nhưng không trúng và sau đó thoái lui.

Tàu ngầm trong thời Đệ nhất Thế chiến:

Tàu ngầm quân sự đã có những tác động lớn cơ bản thời Đệ nhất Thế chiến. Các lực lượng U-boat của Đức đã hoành hành trong trận Hải chiến Đầu tiên ở Đại Tây Dương, chịu trách nhiệm bắn chìm tàu hành khách Lusitania, khiến cho Mỹ phải nhảy vào vòng chiến.

Khả năng hoạt động của các tàu U-boat như các bộ máy chiến tranh thiết thực còn nhờ cậy vào các chiến thuật mới, số lượng tàu, và các kỹ thuật tàu ngầm như là sự kết hợp hai hệ thống năng lượng dầu cặn (diesel) và điện đã phát triển từ những năm trước. Có vẽ là thiết bị lặn hơn là tàu ngầm, các tàu U-boat chủ yếu hoạt động trên mặt nước bằng động cơ thường và thỉnh thoảng dùng năng lượng bình ắc quy lặn dưới nước để tấn công. Chúng thường có mặt cắt gần giống như hình tam giác, với một cái sống đáy tàu khác biệt chống lật úp khi đang nổi trên mặt nước và một mũi tàu đặc biệt. Trong Đệ nhất Thế chiến, hơn 5000 tàu đủ loại của Đồng Minh bị tàu U-boat đánh chìm.

U-14_%28WW1%29.jpg

Tàu ngầm U-boat (U-14) của Đức
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
9/4/10
269
321
63
34
Trong phim CTTG II nói về tầm ngầm Đức gần như thống trị Châu Âu lúc đó. Người Đức hình như cũng phát minh bắn thủy lôi trong khi lặn trong khi đó các tàu khác phải nổi lên ... e chỉ nghe kể Bác nào rành chỉ giáo ạ.

U955 trong bảo tàng
sieuthiNHANH2011072820830ndzlyze1nm333535.jpeg

sieuthiNHANH2011072820830mjcxmznmog104254.jpeg

sieuthiNHANH2011072820830yjk1owy4nz127897.jpeg

sieuthiNHANH2011072820830nmjloweynz782581.jpeg

sieuthiNHANH2011072820830ndeynjm5yt69270.jpeg

sieuthiNHANH2011072820830nde0ownhmt107645.jpeg
 
Hạng D
17/2/08
1.623
2
38
Da Nang City
hình như công nghệ tàu ngầm của Đức cũng xịn lắm phải ko mấy bác, nghe nói là độ ồn của tàu ngầm Đức là ko đáng kể